Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và những điều không thể bỏ qua

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh xương khớp
October 21, 2020

Thoái hóa cột sống là một bệnh lý xương khớp mãn tính thể hiện tình trạng lão hóa tự nhiên của xương khớp. Bạn cần hiểu rõ về thoái hóa cột sống là gì và những nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống (có tên tiếng anh là: Degenerative Spine) là thuật ngữ y khoa được sử dụng để mô tả các chứng viêm xương khớp của cột sống bao gồm gai cột sốngthoát vị đĩa đệm.

Bệnh thoái hóa cột sống thường xảy ra với những người trong độ tuổi khoảng 35 trở lên.

Thoái hóa cột sống thường gây đau nhức, viêm xương khớp, hình thành gai xương ở những đốt sống, giảm khả năng vận động.

Bệnh thường xảy ra ở những vị trí bao gồm: vùng lưng (lưng trên và giữa lưng), vùng cổ và vùng thắt lưng. Thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ là phổ biến nhất.

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Triệu chứng đặc trưng của thoái hóa cột sống là những cơn đau nhức âm ỉ và thường xuyên ở vùng cổ và thắt lưng. Những triệu chứng này kéo dài từ ngày này qua ngày khác, thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày rồi giảm dần khi người bệnh nằm nghỉ.

Ngoài ra, thoái hóa cột sống còn có một số dấu hiệu và triệu chứng kèm theo khác như:

  • Có cảm giác khó chịu kèm theo đó là ăn không ngon, ngủ không yên, sút cân, giảm hiệu quả trong công việc.
  • Có thể xuất hiện những cơn đau cấp tính ập đến làm đau nhức và lan cả sang vùng khác như vai, đầu, cánh tay, thần kinh tọa, hông, đùi ảnh hưởng đến khả năng đi lại.
  • Người bệnh có thể bị hạn chế cử động hoặc cứng gáy do cột sống cổ bị hẹp đĩa liên đốt, biến dạng hoặc mất đường cong sinh lý.
  • Thoái hóa cột sống vùng cổ sẽ có những triệu chứng như nấc, ngáp, đau đầu và chóng mặt.
  • Nếu bị thoái hóa cột sống lưng thì người bệnh sẽ bị đau đốt sống lưng phía dưới kéo dài từ 6-8 tuần.
  • Người bệnh thoái hóa cột sống sẽ gặp nhiều khó khăn khi vận động, vặn mình hoặc cúi người.
  • Cơn đau có thể xuất hiện ngay sau khi hoạt động chân tay nâng đồ vật nặng hoặc khi chạy, đi bộ.
  • Thoái hóa cột sống thường gây ra những triệu chứng đau không liên tục, nó thường kéo dài thành nhiều đợt.
  • Nếu để lâu, các triệu chứng thoái hóa cột sống sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, người bệnh còn có thể bị tê liệt chân.

Xem thêm : Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh

Nguyên nhân thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân gây thoái hóa cụ thể như sau:

  • Lão hóa tự nhiên. Khi bạn càng già đi thì cột sống cũng sẽ bị thoái hóa dần, đây là một quy luật của tự nhiên. Tình trạng loãng xương, bào mòn sụn khớp xảy ra nhiều, thường xuất hiện khi bắt đầu bước qua độ tuổi 30.
  • Thói quen sinh hoạt. Ngồi lâu một chỗ, nằm ngủ hoặc quan hệ tình dục sai tư thế là những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.
  • Tính chất công việc. Khi thường xuyên bê vác đồ nặng hoặc cúi gập người, xoay cổ, ngửa cổ nhiều cũng là nguyên nhân thoái hóa cột sống.
  • Chế độ dinh dưỡng. Khi cơ thể bị thiếu những chất như canxi, magie, vitamin, … dẫn đến cột sống bị mài mòn, hạn chế khả năng tái tạo xương.
  • Yếu tố di truyền. Người châu Á thường có tỉ lệ bị thoái hóa cột sống thấp hơn so với người châu Âu. Ngoài ra, nguyên nhân thoái hóa cột sống còn do những bệnh lý bẩm sinh di truyền như hẹp đốt sống, gai đôi cột sống, gù hay bị vẹo cột sống, …
  • Chấn thương do tai nạn. Những chấn thương cột sống trong quá trình sinh hoạt và lao động là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.
  • Do biến chứng bệnh lý. Thoái hóa cột sống cũng có thể xảy ra do bị mắc bệnh tiểu đường, mãn kinh sớm hay những bệnh nhân yếu sinh lý, thận hư, suy giảm chức năng thận…

Biến chứng thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường không đe dọa lớn đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu bạn không điều trị sớm có thể gây tê liệt vùng bị thoái hóa.

Dưới đây là những biến chứng thoái hóa cột sống phổ biến làm tăng mức độ nguy hiểm của bệnh với người mắc bệnh:

  • Hạn chế khả năng vận động. Thoái hóa cột sống gây đau nhức và hình thành gai xương dẫn đến gây đau đớn và hạn chế khả năng vận động. Biến chứng này khiến người bệnh khó cử động, không ngoái được cổ hay cúi gập người, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Gây bại liệt. Thoái hóa cột sống lâu ngày sẽ dẫn đến hình thành các gai xương trên đốt sống. Những gai xương này chèn ép vào dây thần kinh khiến người bệnh bị đau nhức lan sang các bộ phận khác, thậm chí là bại liệt.
  • Rối loạn tiền đình. Thoái hóa cột sống sẽ làm tổn thương lỗ tiến hợp, chèn ép mạch máu khiến người bệnh bị rối loạn tiền đình. Những biến chứng nguy hiểm khi bị rối loạn tiền đình như cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng, ăn ngủ kém, đặc biệt là hay bị chóng mặt, dễ dẫn đến ngã, tai nạn.
  • Đau thần kinh tọa. Cũng giống như chèn ép dây thần kinh, các gai xương mọc dài có thể chèn vào dây thần kinh tọa khiến người bệnh bị đau nhức và lan sang các bộ phận xung quanh mà dây thần kinh tọa đi qua.
  • Thoát vị đĩa đệm. Khi cột sống bị thoái hóa, các đĩa đệm rất dễ bị thoát vị ra ngoài chỉ với một tác nhân đủ mạnh như mang vác nặng, động tác thể thao đột ngột hoặc quá sức,…
  • Gây bệnh lý khác. Ngoài ra, bị thoái hóa cột sống lâu ngày có thể gây thêm một số bệnh lý về cột sống khác như gai cột sống, gù vẹo hoặc cột sống biến dạng.

Cách chữa thoái hóa cột sống

Để điều trị thoái hóa cột sống đạt hiệu quả, việc trang bị những kiến thức cơ bản về nguyên nhân và triệu chứng là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn phong pháp điều trị cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc có chữa khỏi bệnh được hay không. Dưới đây là tổng hợp những cách chữa thoái hóa cột sống phổ biến nhất hiện nay.

Thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì?

Những loại thuốc được sử dụng để chữa thoái hóa cột sống như:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin,…
  • Thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac, Brexin 20mg/ngày,…
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, myonal,…
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng (corticosteroid): Hydrocortison acetat,…

Chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y

Những phương pháp điều trị thoái hóa cột sống theo đông y bao gồm:

  • Châm cứu
  • Nhiệt điều trị: Hồng ngoại, chườm nóng, ngâm bùn suối khoáng,…
  • Mát-xa, xoa bóp
  • Kéo giãn cột sống, phong bế khớp gian mỏm
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên các khớp bị ảnh hưởng (tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn tốt nhất)
  • Kích thích điện thông qua da (TENS)

Xem thêm : Đau thần kinh tọa là gì, có nguy hiểm không?

Trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam

Bạn có thể sử dụng những bài thuốc nam để chữa thoái hóa cột sống như xương rồng, lá lốt, ngải cứu,… Tất cả những bài thuốc nam này đều được chế biến dưới dạng đắp hoặc sắc uống.

Bài thuốc từ cây tía tô

Cũng giống như lá lốt, bạn có thể sử dụng lá tía tô để chữa thoái hóa cột sống.

Cách chữa:

  • Lá tía tô nấu cùng các món ăn hoặc uống nước sắc lá tía tô
  • Sử dụng trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn 2 lần/ ngày

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng những bài thuốc nam chữa thoái hóa cột sống khác như: Xoa bóp bằng rượu hạt gấc, mù tạt + mật ong + giấy bọc thức ăn, đậu đen hấp trong trái dừa, lá mật gấu cộng với bia, thuốc An Cốt Nam.

Phẫu thuật thoái hóa cột sống

Chữa thoái hóa cột sống bằng phương pháp phẫu thuật được bác sĩ chỉ định khi hệ thống thần kinh bị hư hỏng hoặc việc đi bộ trở nên rất khó khăn. Tùy thuốc vào tình trạng bệnh và vị trí thoái hóa sẽ áp dụng những phương pháp mổ khác nhau như mổ hở, mổ nội soi, mổ bằng tia laser, phẫu thuật bắt vít qua da, phẫu thuật cố định cột sống,…

Chi phí mổ thoái hóa cột sống sẽ phụ thuộc vào phương pháp mổ và thời gian phục hồi của người bệnh. Thông thường, chi phí một ca phẫu thuật sẽ dao động từ 10-20 triệu VNĐ. Lưu ý, chi phí mổ có thể vượt quá so với giá mà bài viết đưa ra nên mọi người cần tham khảo kỹ trước khi phẫu thuật nhé.

Phương pháp mổ hở

Mổ hở cột sống là một phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống phổ biến, được nhiều người lựa chọn từ trước đến nay.

Ưu điểm:

  • Mục đích của phương pháp là giải phóng sự chèn ép lên các rễ thần kinh
  • Giải quyết tình trạng cong, vẹo cột sống
  • Chi phí thấp

Nhược điểm:

  • Có thể gây ra những biến chứng nhất định như dễ có thể bị nhiễm trùng do vết thương hở, chảy máu, không đông máu,…
  • Thời gian nằm điều trị và hồi phục lâu

Phương pháp mổ nội soi

Mổ nội soi cột sống là một phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống với những công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại.

Ưu điểm:

  • Giảm bớt sự nguy hiểm khi sử dụng phương pháp mổ hở
  • Phương pháp này chỉ cần sử dụng một vết rạch rất nhỏ tại vị trí thoái hóa, sau đó sử dụng nội soi , sử dụng kính hiển vi để tiến hành mổ
  • Phương pháp này cũng giúp giải quyết vấn đề gốc rễ của thoái hóa cột sống, có độ an toàn cao hơn so với mổ hở

Nhược điểm:

  • Chỉ áp dụng cho những trường hợp bị thoái hóa ở phạm vi nhỏ
  • Chi phí cao

Phương pháp mổ cố định cột sống

Mổ cố định cột sống là một phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống cũng được sử dụng khá nhiều. Phương pháp này sẽ được bác sĩ sử dụng ốc vít và dây kim loại để cố định cột sống.

Ưu điểm:

  • Giúp loại bỏ hoàn toàn việc đĩa đệm bị lệch ra ngoài
  • Phương pháp này cũng mang lại hiệu quả cao
  • Giúp người bệnh đẩy lùi cơn đau cột sống

Nhược điểm:

  • Chi phí cao vì phải sử dụng nhiều dụng cụ ốc vít
  • Thời gian thực hiện lâu, hồi phục mất nhiều thời gian

Phương pháp mổ thay thế đĩa đệm nhân tạo

Mổ thay thế đĩa đệm nhân tạo là một phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống trong trường hợp đĩa đệm bị mài mòn hoặc thoát vị hết ra ngoài. Các bác sĩ sẽ sử dụng cấy ghép thiết bị giúp cho sự vận động của đĩa đệm cột sống tốt hơn.

Ưu điểm:

  • Trị dứt điểm bệnh
  • Cơn đau được xử lý dứt điểm, nhanh chóng

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Sử dụng phương pháp này, thời gian phục hồi của người bệnh lên đến 6 tháng

Phòng ngừa

Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ người trên 50 tuổi bị mắc bệnh về xương khớp là khoảng 80%. Trong đó, bệnh thoái hóa cột sống chiếm tỉ lệ cao nhất. Do đó, chúng ta cần phải áp dụng những phương pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống.

Những biện pháp ngăn ngừa và hạn chế thoái hóa như sau:

Xây dựng chế độ ăn khoa học

Chế độ dinh dưỡng đúng sẽ giúp bạn phòng ngừa thoái hóa cột sống và những bệnh xương khớp khác hiệu quả. Bạn nên thường xuyên bổ sung những thực phẩm sau đây:

  • Bổ sung Vitamin D và Canxi. Những thực phẩm giàu canxi như sữa, phomat, cá hồi, súp lơ, cam. Thực phẩm giàu vitamin D như gan, thịt, cá, ngũ cốc, trứng, nấm.
  • Bổ sung vitamin E, axit béo Omega và các chất chống oxy hóa. Những thực phẩm nên ăn như cá, các loại hạt hay các loại rau xanh.
  • Uống nhiều nước. Bạn nên uống đầy đủ nước từ 1,5-2 lít mỗi ngày để duy trì sự sống cơ thể, bao gồm cả đĩa đệm. Lưu ý, cần hạn chế uống nước có chất kích thích như rượu, bia, café.
  • Hạn chế bổ sung chất béo không tốt, không nên ăn những thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt.

Thay đổi thói quen sinh hoạt và tập luyện

Bạn cần hạn chế cúi lưng nhấc vật nặng hoặc mang vác quá sức trên vai. Cần thực hiện đúng tư thế khi sinh hoạt để tránh các tổn thương cột sống.

Đối với những người làm việc văn phòng, cách tốt nhất để phòng ngừa là thường xuyên đứng dậy đi lại, thay đổi tư thế ngồi, thực hiện vài động tác vươn vai.

Nên tập thể dục thường xuyên để làm tăng lưu lượng máu và oxy đến các vùng trên xương sống. Khi tập luyện cơ thể sẽ sản sinh endorphins có thể làm giảm căng thẳng và cơn đau. Những môn thể thao bạn nên tập như đi bộ, bơi lội, tập gym, aerobic và yoga.

Cần phải thay đổi tư thế ngủ thường xuyên, không được nằm 1 tư thế quá lâu hoặc nằm sấp khiến cổ bị gập xuống. Nên gối đầu ở độ cao vừa phải, tuyệt đối không gối đầu quá cao.

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap