Đau thần kinh tọa là gì, có nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh xương khớp
October 21, 2020

Đau thần kinh tọa là tình trạng dây thần kinh tọa chạy từ hông xuống chân của bạn bị kích thích. Tình trạng đau dây thần kinh tọa thường giảm dần và hết trong khoảng 4 – 6 tuần nhưng tình trạng đau cũng có thể kéo dài.

Đau thần kinh tọa là gì, có nguy hiểm không?

Đau thần kinh tọa (sciatica pain) hay còn gọi là đau thần kinh hông. Đây là tình trạng đau xảy ra dọc theo dây thần kinh tọa, chạy từ thắt lưng của bạn lan sang hông và xuống mông, chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Hầu như, đau dây thần kinh tọa chỉ gây ảnh hưởng ở một bên của cơ thể.

Đau thần kinh tọa thường xảy ra khi bạn bị thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, hẹp đốt sống chèn ép lên một phần của dây thần kinh tọa. Điều này dẫn đến viêm, đau và thường gây tê ở chân.

Những cơn đau thần kinh tọa thường giảm dần và biến mất bằng cách chữa không cần phẫu thuật trong vòng 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, đau dây thần kinh tọa có thể kéo dài và nguy hiểm hơn. Người bệnh có thể phải phẫu thuật nếu đau liên quan đến yếu chân, mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.

Bệnh thần kinh tọa có thể không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng khiến suy yếu chi, thậm chí có thể gây bại liệt suốt đời. Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Những cơn đau dây thần kinh tọa thường bắt đầu từ cột sống thắt lưng (lưng dưới) lan tỏa tới hông và xuống mông, phía sau chân. Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu ở tất cả mọi vị trí mà dây thần kinh tọa chạy qua, nhưng đau thường tập chung theo một đường từ thắt lưng xuống đến mông và mặt sau đùi và bắp chân của bạn.

Triệu chứng đau có thể khác nhau, đau có thể từ nhẹ đến đau nhức hoặc đau dữ dội đột ngột có cảm giác như điện giật. Đau có thể nghiêm trọng hơn khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, ngồi lâu cũng có thể khiến các triệu chứng trầm trọng hơn. Hầu như người bệnh chỉ bị ảnh hưởng ở một bên cơ thể.

Một số trường hợp, người bệnh bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân. Có thể chỉ bị đau ở một phần của chân và tê ở phần khác.

Xem thêm : Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7 và 6 điều không bao giờ được bỏ qua

Khi nào cần đi gặp bác sĩ

Thông thường đau thần kinh tọa nhẹ sẽ biến mất trong một khoảng thời gian. Người bệnh cần đi gặp bác sĩ ngay nếu những cách chữa tại nhà không làm giảm triệu chứng đau hoặc cơn đau kéo dài nghiêm trọng hoặc trở nên tồi tệ dần dần.

Người bệnh cần được điều trị y tế ngay lập tức nếu:

  • Đau dây thần kinh tọa xuất hiện đột ngột, yếu cơ ở chân, đau dữ dội ở thắt lưng hoặc chân.
  • Đau dữ dội xảy ra khi bị chấn thương hoặc tai nạn giao thông.
  • Bị mất kiểm soát chức năng của ruột hoặc bàng quang.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa xảy ra là dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc cọ xát. Những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm: Khi đĩa đệm thoát vị hoặc nhân nhầy đĩa đệm chảy ra ngoài dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh tọa gây đau – nguyên nhân phổ biến nhất.
  • Hẹp ống sống: Khi cột sống bị hẹp một phần có thể chèn ép lên các dây thần kinh đi qua.
  • Thoái hóa cột sống: một trong các đốt xương cột sống bị viêm hoặc lệch khỏi vị trí sẽ chèn ép lên dây thần kinh tọa.
  • Chấn thương cột sống thắt lưng

Những yếu tố nguy cơ

Đau thần kinh tọa có thể xảy ra do những yếu tố nguy cơ sau đây:

  • Tuổi tác: Theo thời gian cột sống có thể bị thay đổi như thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương ở cột sống, là nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa.
  • Béo phì: Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường sẽ tăng áp lực cho cột sống của bạn, điều này dẫn đến những thay đổi cột sống gây đau dây thần kinh tọa.
  • Nghề nghiệp: Những công việc nặng nhọc, mang vác vật nặng hoặc ngồi nhiều, xoay lưng có thể tăng nguy cơ đau dây thần kinh tọa.
  • Ngồi nhiều: Những người ít vận động hoặc ngồi trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh thần kinh tọa cao hơn so với người thường xuyên vận động.
  • Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu quá cao làm tăng khả năng tổn thương dây thần kinh gây đau.

Xem thêm : Bệnh gai cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Những biện pháp chẩn đoán

Kiểm tra thể chất

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe và phản xạ cơ bắp của bạn như:

  • Yêu cầu bạn đi bằng gót chân hoặc ngón chân, nhấc hai chân lên cùng lúc.
  • Vươn người lên trong khi nằm ngửa và khi ngồi xổm.

Xét nghiệm hình ảnh

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm hình ảnh khi cơn đau dây thần kinh tọa nghiêm trọng hoặc không giảm trong vòng vài tuần.

Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang có thể có thể cho biết tình trạng gai xương đang chèn ép lên dây thần kinh tọa.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này sử dụng sóng vô tuyến mạnh và nam châm để tạo ra hình ảnh cắt ngang lưng. Dựa vào hình ảnh này bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng xương cột sống và các mô mềm có bị tổn thương không.

Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Bạn có thể được tiêm một chất vào ống sống trước khi chụp X-quang để khi quét thì xung quanh tủy sống và dây thần kinh cột sống có màu trắng.

Điện cơ (EMG): Phương pháp này đo những xung điện được tạo ra ở dây thần kinh và phản ứng của cơ bắp của bạn. Dựa vào đó, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân chèn ép dây thần kinh là do hẹp ống sống hay thoát vị đĩa đệm.

Cách điều trị đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa uống thuốc gì?

Những loại thuốc thường được kê toa để điều trị đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc giãn cơ
  • Ma túy
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Thuốc chống động kinh

Chữa đau thần kinh tọa bằng đông y

An Cốt Nam chữa đau thần kinh tọa

Phác đồ điều trị đau dây thần kinh tọa bằng An Cốt Nam bao gồm: Thuốc uống gồm những vị thuốc như: Nhũ Hương, Thiên Niên Kiện, Sâm Ngọc Linh. Thuốc xịt gồm: Hồi, quế chi, đại hoàng…

Vật lý trị liệu

Khi những cơn đau thần kinh tọa cấp tính được cải thiện, bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể chỉ định bạn áp dụng liệu trình phục hồi chức năng để giúp ngăn ngừa chấn thương. Những liệu trình phục hồi bao gồm: các bài tập để điều chỉnh tư thế của bạn, cải thiện tính linh hoạt và tăng cường cơ bắp hỗ trợ lưng.

Chữa bằng châm cứu

Áp dụng phương pháp châm tả đối với những huyệt như: ủng trung, đại trường du, thận du, thừa sơn. Chỉ được châm cứu ở bên chân bị đau.

Áp dụng phương pháp châm bồ đối với những huyệt như: túc tam lý, mệnh môn. Châm cứu trong 20 phút rồi rút kim nhanh ra.

Người bệnh áp dụng liệu trình châm cứu mỗi ngày 1 lần, kéo dài trong 15 ngày. Sau 1 liệu trình thì nghỉ ngơi 5 ngày rồi áp dụng kèm những liệu pháp khác.

Chữa bằng diện chẩn

Chuyên gia sẽ thực hiện day ấn vào các huyệt đạo để giảm các triệu chứng của bệnh. Tác dụng của diện chẩn là giúp giảm đau, thần kinh thư giãn hơn, không bị co giật, thư gân hoạt lạc.

Bấm huyệt

Bấm vào các huyệt vùng thắt lưng như: Thừa sơn, Ủy trung, Thận du và Đại trường du, thượng liêu, côn lôn, ủng trung.

Cách thực hiện:

  • Xoa lên vùng thắt lưngsau đó xuống mông, kết thúc tại đùi tối thiểu là 5-8 lần
  • Tiếp theo lấy tayxoa bóp nhẹ nhàng tại các bắp thịt với gân ở vùng đùi, lưng và các vùng bị đau khác 5 lần

Chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc nam

Chữa bằng sữa tỏi

Nguyên liệu: 300ml sữa tươi, 50ml mật ong, 5 nhánh tỏi.

Cách thực hiện: Bạn băm nhỏ tỏi rồi cho vào sữa, đun hỗn hợp với lửa nhỏ khoảng 15 phút. Sau đó đợi sữa nguội dần rồi uống, chia làm 3 bữa/ngày để uống.

Chữa bằng ngải cứu

Nguyên liệu: 300g ngải cứu, 2 muỗng mật ong.

Cách thực hiện: Rửa sạch ngải cứu, giã nát hoặc xay nhuyễn để chắt lấy nước. Sau đó đem pha với 2 muỗng mật ong để uống. Ngày uống 2 lần trưa và tối, uống liên tục từ 1-2 tuần.

Tiêm steroid

Một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng tiêm thuốc corticosteroid vào khu vực rễ thần kinh liên quan. Corticosteroid có tác dụng ức chế viêm quanh dây thần kinh bị kích thích giúp giảm đau. Tuy nhiên, số lượng tiêm steroid sẽ được hạn chế vì tránh nguy cơ xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm tăng lên khi việc tiêm thuốc.

Phẫu thuật

Khi những cơn đau dây thần kinh tọa trợ nên dai dẳng gây yếu cơ, mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang hoặc những cách điều trị trên không có hiệu quả. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn phẫu thuật ngay lập tức để loại bỏ những tác nhân chèn ép dây thần kinh.

Những biện pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa và hạn chế những cơn đau dây thần kinh tọa xuất hiện thì bạn cần:

  • Duy trì hoạt động – tập thể dục thường xuyên
  • Sử dụng đúng tư thế khi nâng vật nặng
  • Đảm bảo tư thế ngồi làm việc hoặc đứng
  • Cân đối thể hình, giảm cân nếu bạn thừa cân
  • Không hút thuốc, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn

Trên đây là những kiến thức về bệnh đau thần kinh tọa có nguy hiểm không và những nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh. Hy vọng những thông tin hữu ích ở bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về bệnh và phòng ngừa cho bản thân, người thân trong gia đình hiệu quả.

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap