Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh xương khớp
October 21, 2020

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của người bệnh. Để tránh những biến chứng nguy hiểm người bệnh cần nắm rõ những nguyên nhân và triệu chứng phổ biến để áp dụng phương pháp điều trị tốt nhất.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách do chịu tác động xấu hoặc bị thoái hóa dẫn đến khối nhân nhầy thoát ra bên ngoài theo vết nứt rách của vòng sợi, chèn ép ống sống và rễ thần kinh gây đau nhức.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm sẽ diễn ra lần lượt theo 4 giai đoạn:

  • Phình đĩa đệm
  • Lồi đĩa đệm
  • Thoát vị thực sự
  • Thoát vị có mảnh rời

Bệnh thoát vị đĩa đệm không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì gây đau nhức, tê bì, khó cử động, hạn chế khả năng vận động. Nặng thì gây teo cơ, thậm chí là tàn phế vĩnh viễn.

Thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống cổ (C1-C7), cột sống lưng (D1-D12), cột sống thắt lưng (L1-L5).

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường gây ra những cơn đau thắt lưng với các triệu chứng tê nhức lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân. Bệnh cũng có thể gây ra những cơn đau vùng cổ với các triệu chứng đau đơn lan xuống gáy và sang hai vai, cánh tay.

Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cũng gây ra những triệu chứng khác như đau rễ thần kinh, đau cột sống. Những triệu chứng đau này thường xuất hiện nhiều lần và mỗi lần kéo dài từ 1-2 tuần sau đó lại giảm. Những cơn đau có khi là âm ỉ những có khi lại đau dữ dội, đau tặng mạnh khi hắt hơi hoặc cúi người.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cũng có thể gây ra những triệu chứng khác như cảm giác có kiến bò, kim châm hoặc tê cóng. Nếu không được điều trị, những triệu chứng này sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn và đau cũng tăng mạnh hơn.Tùy thuộc vào mỗi vị trí thoát vị đĩa đệm sẽ có những triệu chứng đặc trưng khác nhau.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ:

  • Đau vùng gáy, vai
  • Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở cả tay, cổ tay, bàn tay
  • Giảm cơ lực tay
  • Các hiện tượng đau, nhức, tê tăng lên hay giảm xuống theo cử động cổ tay
  • Bị giảm khả năng vận động vùng cổ như: Cổ khó xoay ngang, cúi xuống hoặc ngửa lên
  • Xuất hiện những cơn đau lan lên đầu gây đau đầu, choáng váng

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng:

  • Đau vùng thắt lưng và đau thần kinh liên sườn: cảm giác đau tăng khi nằm nghiêng, ho và đại tiện
  • Đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn
  • Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân, trường hợp nặng có thể bị liệt
  • Hạn chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được xuống thấp
  • Đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì

Xem thêm : Đau thần kinh tọa là gì, có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm nằm ở giữa 2 đốt sống, có một lớp vỏ sợi bao bọc nhân nhầy ở trung tâm. Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm xóc và bảo vệ cột sống nhờ tính đàn hồi tốt. Nếu đĩa đệm bị rách do tác động mạnh sẽ khiến nhân nhầy thoát ra ngoài chui vào ống sống và chèn ép lên dây thần kinh gây đau.

Những nguyên nhân tác động mạnh khiến đĩa đệm thoát vị ra ngoài, cụ thể như sau:

Tư thế lao động, vận động và sinh hoạt sai

Nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm là do những vận động sinh hoạt hàng ngày bị sai tư thế. Cơn đau thường xuất hiện khi bạn thực hiện bê một vật nặng không đúng tư thế.

Ví dụ: Nhiều người thường có thói quen cúi ngay người xuống nhấc vật nặng lên mà thay vì phải ngồi xuống nâng vật nặng lên từ từ đứng lên. Chính thói quen xấu này sẽ dẫn dẫn đến cột sống bị chấn thương.

Ngoài ra, những tư thế ngồi không đúng hoặc tập thể dục không đúng cách cũng gây ảnh hưởng xấu đến cột sống gây thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm.

Thoái hóa tự nhiên

Nguyên nhân phổ biến tiếp theo gây thoát vị đĩa đệm là do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể khi về già. Tuổi tác và những bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống cũng chính là yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm thường tập chung chủ yếu ở những người có độ tuổi từ 30 đến 50. Vì ở độ tuổi này, phần nước và độ đàn hồi bên trong nhân nhầy bị thoái hóa dần theo thời gian. Các vòng sụn bị xơ hóa, nhân nhầy bị khô, đĩa đệm không còn được đàn hồi tốt. Do đó khi có một lực tác động vừa đủ mạnh sẽ khiến nhân nhầy đĩa đệm thoát vị ra ngoài.

Di truyền

Di truyền cũng là một nguyên nhân khá phổ biến của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu bố mẹ hoặc ông bà có cấu trúc cột sống bất thường thì con cái cũng sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về cột sống.

Béo phì hoặc bệnh lý bẩm sinh

Những người thừa can béo phì cũng có tỉ lệ bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao hơn so với người bình thường. Vì cột sống phải chịu một áp lực rất lớn từ trọng lượng cơ thể.

Ngoài ra, những bệnh lý cột sống bẩm sinh như hẹp ống sống, thoát vị nhân tủy, gai đôi cột sống, gù vẹo cột sống cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là thắc mắc mà rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Đây là một căn bệnh phổ biến, có thể khiến người khỏe mạnh bị bại liệt suốt đời nếu không điều trị kịp thời.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Đau rễ thần kinh. Sau tình trạng đau thắt lưng cục bộ, người bệnh sẽ bị đau rễ thần kinh do tổn thương kích thích rễ thần kinh. Các triệu chứng đau rễ thần kinh kéo dài và lan xuống chân.
  • Rối loạn cảm giác. Đây là một biến chứng khá phổ biến ở những khoảng da tương ứng với rễ thần kinh tổn thương. Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo cảm giác nóng, lạnh và xúc giác.
  • Rối loạn vận động. Người bệnh có thể bị hạn chế vận động, thậm chí là có thể bị bại liệt ở 2 chân do rễ thần kinh chi phối.
  • Rối loạn cơ thắt. Người bệnh sẽ bị bí tiểu và mất kiểm soát khi đi tiểu. Cơ thắt kiểu ngoại vi bị rối loạn dẫn đến không giữ được nước tiểu, nước tiểu chảy rỉ không tự chủ.

Xem thêm : Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7 và 6 điều không bao giờ được bỏ qua

Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm được coi là chữa khỏi khi cơ thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới để thay thế cho đĩa đệm bị thoát vị. Những cách điều trị bằng thuốc tây y hay phẫu thuật đĩa đệm nhân tạo chỉ là điều trị tạm thời. Chính vì thế, bệnh thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên, bệnh thoát vị đĩa đệm nếu được điều trị tốt vẫn có thể giảm đến 80 – 90% tình trạng bệnh. Người bệnh sẽ áp dụng những phương pháp điều trị bảo tồn – không sử dụng dao kéo, mà chỉ áp dụng các bài thuốc dân gian, tập vật lý trị liệu…

Bên cạnh đó, việc điều trị thoát vị đĩa đệm khỏi được nhiều hay ít thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Trong đó phải nói đến đó là tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, phương pháp điều trị có đúng không.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Thực hiện bài kiểm tra vận động

Bác sĩ của bạn cũng có thể thực hiện một kỳ thi thần kinh, để kiểm tra:

  • Phản xạ
  • Sức mạnh cơ bắp
  • Khả năng đi bộ
  • Khả năng cảm nhận chạm nhẹ, ghim hoặc rung

Chẩn đoán bằng hình ảnh

Sau khi thực hiện xong bài kiểm tra vận động, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X quang, CT, Mri để có chẩn đoán chính xác hơn:

  • X-quang
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Myelogram

Chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì

Những loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm để giảm những cơn đau cấp tính được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Nhóm thuốc giảm đau. Người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Acetaminophen,… để ức chế đường dẫn truyền cơn đau đến não, giúp giảm nhanh cơn đau.
  • Thuốc kháng viêm không Steroid. Những loại thuốc kháng viêm không Steroid được sử dụng để điều trị cơn đau do thoát vị đĩa đệm như Aspirin, Diclofenac,… Lưu ysm không được sử dụng những loại thuốc này nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh về thận, tim, gan.
  • Nhóm thuốc giãn cơ. Người bệnh có thể sử dụng thuốc Myonal, Mydocalm để giải phóng sự chèn ép, giúp các cơ giãn ra, người bệnh sẽ vận động linh hoạt hơn.
  • Thuốc tiêm Corticoid
  • Nhóm vitamin nhóm B.Phổ biến như vitamin B1, B6, B12,…

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y

Bài thuốc nam

  1. Bài thuốc từ cây xương rồng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 2-3 nhánh xương rồng
  • 1 nắm muối hạt

Cách thực hiện:

  • Người bệnh thoát vị đĩa đệm đem xương rồng đem rửa sạch
  • Dùng dao loại bỏ hết phần cạnh chứa gai đi, đem đập dập rồi trộn đều với muối hạt
  • Đem hỗn hợp trên sao trên chảo nóng hoặc nếu bạn có lò vi sóng thì để hỗn hợp vào trong vòng 1 phút
  1. Bài thuốc từ lá lốt

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 30g lá lốt
  • 30g cỏ xước
  • 30g ngải cứu

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô hỗn hợp nguyên liệu trên
  • Cho các vị dược liệu này vào nước đun thành nước uống thay nước lọc hàng ngày
  1. Bài thuốc từ cây cỏ xước

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 20g mỗi loại cỏ xước, ý dĩ, thiên niên kiện, tô mộc, ngải cứu, lá lốt, cẩu tích, củ ráy
  • 16g đỗ trọng

Cách thực hiện:

  • Hỗn hợp này phơi khô và sắc với 6 bát nước
  • Đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng 2 bát thì dừng lại
  • Chia làm 2 lần uống trong ngày sau các bữa ăn

An Cốt Nam chữa thoát vị đĩa đệm – Bí quyết từ ống tre

Sau khi nghiên cứu các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm, bác sĩ Nghĩa cùng đồng nghiệp tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và An Dược đã xây dựng một lộ trình điều trị bài bản, tổng hợp toàn bộ ưu điểm, loại bỏ nhược điểm của các phương pháp cũ. Đây là lý do cho sự ra đời thành công của bài thuốc An Cốt Nam.

Bệnh nhân dùng 10 ngày thuốc uống, 10 ngày dán cao và thực hiện vật lý trị liệu giúp đả thông kinh lạc, khu phong trừ thấp, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, bào mòn và đưa dưỡng chất phục hồi sụn khớp.

Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt

Để đánh giá một địa chỉ khám và chữa thoát vị đĩa đệm tốt thì chúng ta cần có những tiêu chí đánh giá cụ thể. Những tiêu chí đánh giá cơ sở chữa thoát vị đĩa đệm tốt bao gồm:

  • Tỉ lệ chữa khỏi thoát vị đĩa đệm thành công
  • Thời gian trung bình khám và chữa với một bệnh nhân
  • Trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ
  • Cơ sở vật chất rộng rãi, sạch sẽ
  • Máy móc thiết bị y tế hiện đại
  • Thái độ phục vụ của y tá, nhân viên bệnh viện
  • Giá thành khám và chữa bệnh
  • Thời gian chờ và các thủ tục khác
  • Mức độ hài lòng của bệnh nhân

Bệnh viện chữa thoát vị đĩa đệm tốt

  1. Bệnh viện Bạch Mai

Bạch Mai là một bệnh viện lớn của Việt Nam, cụ thể hơn là ở khu vực miền Bắc.

Địa chỉ: 78 Giải phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: +84-04-3869 3731

Website: bachmai.gov.vn

  1. Bệnh viện 103

Bệnh viện 103 chính là bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc Phòng

Địa chỉ của bệnh viện: Số 160 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội

Website: benhvien103.vn

  1. Bệnh viện chợ Rẫy

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: choray.vn

Điện thoại: (+84)(028) 38554137 – 38554138 – 38563534

  1. Bệnh viện Nhân dân 115

Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Website: benhvien115.com.vn

Điện thoại: (028) 38.683.496 – 0906.336.115

Phòng khám chữa thoát vị đĩa đệm tốt

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên Đại học Y dược TP.HCM), dựa trên quy luật “sự bền bỉ đĩa đệm tăng khi áp lực nội đĩa đệm giảm” thì nguyên tắc khi điều trị là bắt buộc phải kết hợp các biện pháp nội – ngoại nhân. Nghĩa là không nên chỉ sử dụng một phương pháp đơn lẻ mà bạn cần tổng hòa những biện pháp khác để có thể tiêu diệt được tận gốc nguyên căn của bệnh.

Đây cũng chính là lý do giải thích cho sự thành công của bài thuốc An Cốt Nam – Thành quả sau nhiều năm nghiên cứu của bác sĩ Nghĩa với các đồng nghiệp của mình tại Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Đặc biệt đây cũng là địa chỉ hàng đầu trong việc thăm khám và chữa thoát vị đĩa đệm hoàn hảo nhất hiện nay.

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap