[ Bệnh đau lưng ] : Nguyên nhân , triệu chứng và cách chữa !

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh xương khớp
July 9, 2020

Bài viết dưới đây 2bacsi sẽ tổng hợp kiến thức về bệnh đau lưng bao gồm : Nguyên nhân , triệu chứng , cách chữa , thuốc điều trị , chế độ sinh hoạt , kiêng cữ của người bị đau lưng . Cùng tìm hiểu nhé !

Đau lưng là hiện tượng nhiều người gặp phải nhất trong các bệnh mà con người hay gặp phải. Đau lưng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phần lớn là có liên quan đến xương khớp. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu những kiến thức cơ bản về tình trạng đau lưng, nguyên nhân mọi người thường mắc phải cũng như các triệu chứng và cách chữa trị phù hợp.

Cách trị đau lưng và thuốc chữa rất đa dạng nhưng để lựa chọn được loại thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh đau lưng phù hợp là điều không phải ai cũng biết. Đau lưng có thể là một triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là những bệnh về cột sống. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tìm hiểu rõ những nguyên nhân và triệu chứng để có những cách chữa và thuốc điều trị tốt nhất.

Đau lưng là gì?

Đau lưng là cảm giác đau đớn ở mặt trên phía sau của cơ thể, tức là vùng lưng. Tùy thuộc vào từng vị trí đau lưng mà phân chia thành các khu vực khác nhau đó là đau giữ lưng (lưng trên), đau lưng dưới (thắt lưng) và đau vùng xương cụt. Đặc biệt, đau lưng dưới hay đau thắt lưng là phổ biến nhất vì vị trí này là nơi nâng đỡ hầu như toàn bộ phần trên của cơ thể.

Đau lưng được chia thành 4 khu vực chính:

  • Đau lưng vùng cổ (đau lưng trên)
  • Đau giữa lưng
  • Đau lưng dưới (đau thắt lưng)
  • Đau lưng vùng xương cụt

Trong 4 khu vực trên thì tình trạng đau thắt lưng là hay gặp phải nhất, lý do được đưa ra là bởi vì đây chính là vị trí phải gồng gánh hầu như toàn bộ phần trên cơ thể.

Đau lưng thực sự gần như ai cũng đã từng gặp phải. Theo thống kê thì có 9/10 người ở độ tuổi trưởng thành đã từng bị đau lưng ít nhất một lần trong đời. Khoảng một nửa trong số đó thường xuyên bị đau lưng trong nhiều năm.

Đau lưng được phân loại thành 3 dạng:

  • Đau lưng cấp tính nếu tình trạng diễn ra dưới 6 tuần
  • Đau lưng bán cấp nếu cơn đau xảy ra từ 6-12 tuần
  • Đau lưng mãn tính nếu như cơn đau xảy ra kéo dài trên 12 tuần

Ngoài ra đau lưng còn được chia thành rất nhiều các thể loại khác nhau theo nguyên nhân, triệu chứng để tiện cho việc điều trị.

Bị đau lưng

Những cơn đau lưng có thể dữ dội, cấp tính hoặc mãn tính tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Triệu chứng đặc trưng có thể là đau âm ỉ, nhức nhối, đau thấu xương hoặc cảm giác nóng rát. Đau có thể lan ra cả cánh tay, bàn tay cũng như cẳng chân và tới cả bàn chân. Nhiều trường hợp, đau lưng còn có thể dẫn đến tê bì chân tay hoặc yếu cơ.

Đau lưng có thể bắt nguồn từ dây thần kinh, các cơ, xương khớp hoặc những mô mềm cấu thành nên cột sống. Những ảnh hưởng khác bên trong cơ thể như tuyến tụy, thận, túi mật, động mạch chủ cũng có thể là nguyên nhân gây đau lưng.

Tình trạng đau lưng rất phổ biến, theo thống kê là có đến 5/10 người bị đau lưng diễn ra hàng năm. Theo ước tính số người Mỹ gặp tình trạng đau lưng ở một số thời điểm lên đến 95%. Vì vậy đây là nguyên nhân chính dẫn đến đau mãn tính và gây mất khả năng lao động, thậm chí là tàn phế.

Xem thêm : Đau lưng bên phải phía trên , gần eo , mông là bệnh gì ?

Nguyên nhân bị đau lưng

Những cơn đau lưng có thể xuất phát từ những vấn để ở cơ, xương, khớp, dây thần kinh hoặc những bộ phận khác xung quanh cột sống.

Thậm chí đau lưng còn có thể liên quan đến thận, động mạch chủ, tuyến tụy, túi mật hoặc một số cấu trúc bên trong cơ thể khác.

Theo thống kê, trong 100 người bị đau lưng thì có 85 người không thể xác định được nguyên nhân sinh lý chính xác.

Sau đây là những nguyên nhân gây ra đau lưng phổ biến:

  • Tác nhân cơ học
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng
  • Nội tạng tổn thương
  • Mạch máu gặp sự cố
  • Các vấn đề liên quan đến cột sống, rễ thần kinh, tủy sống
  • Chấn thương ở dây chằng trước của đĩa đệm
  • Loãng xương
  • Cấu trúc xương thay đổi
  • Gãy xương hoặc nứt xương
  • Viêm khớp cột sống
  • Sự cố của các khớp nối ở xương ống (nguyên nhân chính ở 1/3 số người bệnh đau lưng mãn tính)
  • Vấn đề ở những cơ quan xung quanh cột sống khác
  • Ung thư di căn
  • Viêm tủy xương sống
  • Áp xe ngoài màng cứng
Bị đau lưng

Nhiều nhà khoa học thường chia các nguyên nhân đau lưng thành 2 dạng:

  • Do bệnh lý thần kinh: khi xảy ra các tác động viêm nhiễm, chèn ép rễ dây thần kinh như thoát vị đĩa đệm, hẹp động mạch chủ. Biểu hiện của người bệnh đau lưng do nguyên nhân này là cơn đau kèm theo ngứa ran và tê cứng.
  • Nguyên nhân không liên quan tới rễ thần kinh: ví dụ như thoái hóa cột sống, chấn thương dây chằng, cơ xương sống. Thoái hóa các đốt sống thường xảy ra nếu đĩa đệm bị thoái hóa, lúc này đĩa đệm sẽ không thể bảo vệ được các đầu xương của các đốt sống nữa. Một số tình trạng khác cũng thuộc loại nguyên nhân này là đau bụng niệu quản, phình động mạch chủ.

Ngoài ra một số yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ đau lưng như:

  • Thừa cân, béo phì
  • Lười vận động, ít tập thể dục
  • Hút thuốc lá
  • Đi đứng, ngồi, nằm sai tư thế
  • Phụ nữ mang thai
  • Áp lực công việc, căng thẳng thần kinh

Cơ thể mệt mỏi sẽ làm cho tình trạng đau lưng trở lên trầm trọng hơn.

Đau lưng là tình trạng rất phổ biến và xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Lối sống ít vận động đang là yếu tố chính làm tình trạng này có xu hướng trẻ hóa. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, người bệnh cần tìm hiểu đúng nguyên nhân mới chữa dứt tình trạng này.

Nguyên nhân gây đau lưng

Nguyên nhân gây đau lưng

Theo thống kê dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng và điều trị thực tế cho thấy 10 nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng, cụ thể như sau:

Thương tích hoặc bong gân

Khi bị chấn thương cột sống hoặc bong gân người bệnh có thể sẽ chưa cảm thấy đau ngay. Nhưng cơn đau sẽ xuất hiện ngay lập tức sau khi mang vác nặng hoặc vận động quá sức. Tuy nhiên, bị chấn thương dẫn đến bong gân hoặc vết thương cũ được xem là nguyên nhân phổ biến của tình trạng đau lưng trên lâm sàng.

Xem thêm : [ Đau lưng bên trái ] : Là bệnh gì , nguy hiểm không , cách chữa

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị thoát vị ra khỏi vị trí giữa 2 đốt sống. Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra sau một chấn thương hoặc đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách dẫn đến chèn ép tủy sống và dây thần kinh gây đau lưng.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kì phần nào của cột sống, nhưng phổ biến nhất là ở phần lưng dưới. Nhiều trường hợp đĩa đệm chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau lan xuống chân.

Trái ngược với đau do bong gân ở cột sống, người bệnh có thể cảm thấy những cơn đau lưng ngay lập tức do thoát vị đĩa đệm. Đau lưng do thoát vị đĩa đệm thường được chẩn đoán bằng những phương pháp chụp X-quang hoặc MRI.

Gãy xương

Gãy xương cột sống là một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng đau lưng. Nhưng những cơn đau lưng do gãy xương khác hẳn với những cơn đau lưng mạn tính, triệu chứng đau thường là cảm giác đau buốt.

Nếu xương chưa bị gãy mà mới chị bị rạn sẽ đau âm ỉ kéo dài, đặc biệt nguyên nhân này thường được các bạn trẻ bỏ qua vì nghĩ đây là hậu quả do tai nạn chẳng hạn. Nhưng với những người cao tuổi, việc tái tạo lại xương rất khó và mất thời gian nên cần được bó cố định hoặc bó bột.

Tình trạng đau lưng do gãy xương thường trở thành bệnh đau lưng mạn tính kể cả khi phẫu thuật hoặc điều trị.

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp là hiện tượng thường gặp ở những người tuổi trung niên, tỉ lệ ở nữ giới cao hơn nam giới. Tình trạng viêm này có hàng chục loại khác nhau, nhưng thường là viêm do thoái hóa và do viêm nhiễm.

Tình trạng viêm xương khớp thường xảy ra do thoái hóa khớp hoặc dịch khớp đông lại, nhất là vào mùa lạnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm có thể thể được bác sĩ chỉ định điều trị như dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phải phẫu thuật.

Mang thai hoặc kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ khi mang thai hoặc đến ngày đèn đỏ thường có hiện tượng đau thắt lưng. Đây là tình trạng rất phổ biến do áp lực quá mức lên cột sống, đặc biệt là cuối thai kỳ.

Hội chứng đau xơ cơ hóa (Fibromyalgia)

Đau xơ cơ hóa là nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng, nặng hơn có thể gây đau khắp cơ thể. Hội chứng này là một tình trạng đau mạn tính ở cơ, gân, dây chằng và các mô mềm. Đau xơ cơ hóa thường có những triệu chứng đi kèm như cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, hoặc trầm cảm.

Cơn đau thường tăng lên khi làm việc nặng kéo dài, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Để điều trị hội chứng này, ngoài việc sử dụng thuốc thì người bệnh có thể được cho đi tập vật lý trị liệu.

Do căng thẳng, stress

Cuộc sống hiện nay làm con người ngày càng có nhiều sự lo lắng và căng thẳng. Hơn nữa, với lối sống và chế độ ăn uống không tốt gây nhiều rối loạn về sức khỏe, đặc biệt là gây đau lưng.

Khi căng thẳng quá mức hay sử dụng thuốc giảm đau mà không có hiệu quả khiến người bệnh lo lắng dẫn đến các dây thần kinh bên trong cột sống không được cung cấp đủ lượng oxy, đã đau lại càng đau thêm.

Ngủ sai tư thế

Nhiều trường hợp nằm ngủ sai tư thế có thể là nguyên nhân gây đau lưng. Nếu bạn nằm sấp hay đầu không thẳng với cổ sẽ làm cho cột sống phải chịu thêm áp lực.

Những cơn đau do ngủ sai tư thế chỉ xảy ra tạm thời, tuy nhiên nó có thể trở thành mãn tính nếu người bệnh không thay đổi tư thế ngủ. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm ngửa, giữ thẳng lưng.

Ngồi quá nhiều

Những người làm việc văn phòng hoặc làm việc trong môi trường ít đi lại sẽ gây hại cho sức khỏe và chức năng hoạt động cột sống. Bạn nên đứng dậy vận động đi lại sau mỗi giờ làm để tránh bị đau lưng.

Vấn đề về thận

Những vấn đề về thận cũng là nguyên nhân phổ biến gây những cơn đau lưng như sỏi thận, nhiễm trùng thận, thận hư, thận yếu…

Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây đau lưng

  • Phụ nữ mang thai.
  • Đặc thù nghề nghiệp như dân văn phòng, thợ xây dựng, lái xe.
  • Ít hoặc lười vận động.
  • Thể lực kém.
  • Tuổi tác: Dễ gặp ở người lớn tuổi.
  • Hút thuốc.
  • Làm việc nặng quá sức, không đúng cách.
  • Di truyền.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ cao hơn so với nam giới, có thể là do nội tiết tố.
  • Căng thẳng, stress, rối loạn tâm trạng cũng có thể gây đau lưng.
  • Bị các bệnh lý xương khớp như viêm khớp, thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng đau lưng

Tình trạng đau lưng không chỉ là do sự căng cơ hay đau nhức thông thường. Vậy làm thế nào để biết? Dưới đây là những biểu hiện cho thấy bạn cần đi khám bác sĩ ngay:

Những dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám ngay

Những dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám ngay

Đau lưng kèm vết thương

Nếu cơn đau lưng xuất hiện khi bị chấn thương hoặc tai nạn giao thông thì bạn cần đi khám bác sĩ. Không nên xem thường, từ những vết rách nhỏ đến gãy xương cột sống đều có thể gây tổn thương cột sống, đau có thể xảy ra ngay cả khi đứng dậy hoặc đi lại.

Khi cột sống bị chấn thương mà không được chẩn đoán và điều trị sớm, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm sau này. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ và nhận sự tư vấn của chuyên gia ngay khi bị chấn thương.

Tên bì, cảm giác kiến bò ở chân tay

Nhiều người thấy cảm giác như bị “châm chích”, có người lại thấy như mất hoàn toàn cảm giác. Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang có vấn đề về dây thần kinh ở vùng lưng hoặc cổ.

Những tình trạng có thể gây tê bì chân tay như đau thần kinh tọa, hẹp cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh có thể bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí trong một số trường hợp là tàn tật suốt đời.

Sốt kéo dài

Sốt ở đây không phải là sốt thông thường do vi-rút như cúm. Mà sốt ở đây là những cơn sốt kéo dài và đi kèm theo đó là triệu chứng đau lưng đơn thuần hoặc nổi trội. Tình trạng sốt này xảy ra khi phản ứng của cơ thể với một số loại nhiễm trùng, do đó bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

Đại tiện, tiểu tiện mất kiểm soát

Đau lưng cũng có thể dẫn đến mất chức năng bàng quang hoặc ruột. Hiện tượng chèn ép các dây thần kinh ở tủy sống đi xuống dưới có thể khiến tình trạng đại tiểu tiện không tự chủ và ảnh hưởng cơ quan kiểm soát chức năng bàng quang và ruột.

Triệu chứng mất kiểm soát chức năng bàng quang thường không xảy ra đột ngột mà nó thường diễn ra từ từ. Đôi khi có thể kèm theo các triệu chứng tê hoặc yếu ở chân. Do đó, nếu cảm thấy suy giảm chức năng bàng quang hoặc ruột kèm đau lưng thì cần đi khám bác sĩ ngay.

Đau lưng kéo dài liên tục không dừng

Nếu cơn đau lưng diễn ra liên tục và kéo dài từ 2-6 tuần thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Bạn không được âm thầm chịu đựng hay cố gắng tìm các cách điều trị khác, nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Chẩn đoán bệnh đau lưng

Thông thường những cơn đau lưng nhẹ sẽ rất khó khăn trong việc chẩn đoán chính xác. Vì những cơn đau nhẹ sẽ tự biến mất tự nhiên sau một khoảng thời gian. Mọi người thường đi khám và chẩn đoán khi cơn đau lưng tăng lên và thời gian đau kéo dài hơn.

Nếu như người bệnh chỉ bị đau lưng nhẹ thì rất khó để chẩn đoán chính xác. Chỉ khi người bệnh bị đau lưng trong thời gian dài không khỏi thì mới cần đi khám. Bởi vì tình trạng đau lưng thông thường sẽ tự nhiên biến mất sau một vài tuần.

Bị đau lưng

Một số triệu chứng đau lưng nghiêm trọng cần được đặc biệt chú ý và cần được khám và chẩn đoán để điều trị là:

  • Đau lưng gây tê, mất cảm giác
  • Rối loạn đại tiểu tiện
  • Xương bị lão hóa, loãng xương
  • Có  tiền sử bị chấn thương nặng
  • Đau lưng kéo dài không đỡ sau khi đã thực hiện một số phương pháp cải thiện
  • Có sử dụng thuốc chứa corticosteroid trong thời gian dài
  • Đau lưng sau khi tiêm tĩnh mạch
  • Nhiễm trùng tiết niệu
  • Ức chế miễn dịch
  • Sụt cân nghiêm trọng
  • Người bệnh có tiền sử ung thư
Chẩn đoán đau lưng

Để chẩn đoán đau lưng, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh, những triệu chứng hoặc tính chất công việc. Nếu có nghi ngờ đau lưng là do các bệnh lý cột sống hoặc do biến dạng cột sống, bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang, CT hoặc MRI.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm khác như đo điện cơ ký và dẫn truyền thần kinh hoặc xạ hình xương.

Cách trị đau lưng

Mục đích khi điều trị đau lưng là:

  • Giúp giảm nhanh cơn đau một cách nhanh nhất
  • Giảm thiểu sự ảnh hưởng của bệnh tới công việc và sinh hoạt thường ngày
  • Giúp người bệnh chống lại những cơn đau
  • Có thể kiểm soát được các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị
  • Tạo điều kiện tốt để người bệnh có thời gian nghỉ ngơi, thoải mái về tâm lý
  • Tạo điều kiện để giữ cho những cơn đau lưng ở mức có thể kiểm soát được
  • Giảm đau lâu dài để phục hồi chức năng
  • Hạn chế sử dụng các phương pháp phẫu thuật

Trên thực tế không có phương pháp điều trị nào có thể áp dụng đối với mọi trường hợp người bị đau lưng. Người bệnh sẽ cần thử nhiều cách điều trị khác nhau để tìm được biện pháp phù hợp nhất có hiệu quả đối với họ.

Dựa vào tình trạng đau lưng trong thực tế của người bệnh là loại cấp tính hay mãn tính mà sẽ lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau.

Bị đau lưng

Đôi khi một số người bắt buộc phải phẫu thuật đau lưng vì các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả. Tuy nhiên số người cần thực hiện phẫu thuật thông thường chiếm một tỉ lệ nhỏ (1-10%).

Bệnh nhân có thể tìm hiểu và áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn từ các bài thuốc nam như: bài thuốc chữa đau lưng từ cây xương rồng, lá lốt, cỏ xước, tỏi, đu đủ,… chúng rất lành tính và khá an toàn, không lo tác dụng phụ.

Cách trị đau lưng tại nhà

Điều trị đau lưng tại nhà hiệu quả

Điều trị đau lưng tại nhà hiệu quả

Khi xuất hiện những cơn đau nhức lưng, bạn có thể áp dụng những phương pháp điều trị giảm đau dưới đây:

  • Massage: Những động tác xoa bóp massage như day, bóp, ấn sẽ giúp lưu thông khí huyết và hạn chế những chèn ép tại cột sống. Đây là một cách điều trị đau lưng ngay tại nhà đơn giản, không mất nhiều thời gian và chi phí điều trị.
  • Chườm nóng hoặc lạnh: Nếu xuất hiện cơn đau lưng, bạn chỉ cần sử dụng một chai nước lạnh hoặc nóng chườm nhẹ lên vùng đau để giảm đau hiệu quả. Cách này sẽ giúp làm giãn mạch máu của các cơ xung quanh cột sống, tạo điều kiện tăng lưu lượng oxy và chất dinh dưỡng cho cơ bắp. Lưu ý nước nóng quá có thể làm bạn bị phỏng da, hãy chú ý khi áp dụng cách điều trị này nhé.
  • Tập thể dục: Việc thực hiện những bài tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm đau lưng và hạn chế những triệu chứng đau lưng tái phát.
  • Giảm cân: Thừa cân, béo phì là một yếu tố gây đau lưng do sức ép từ cơ thể lên cột sống quá lớn. Do đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để giảm mỡ, đưa cân nặng cơ thể trở về bình thường.
  • Bổ sung Vitamin D: Đau lưng cũng có thể báo hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu hụt Vitamin D: Bạn cần bổ sung hàm lượng vitamin D cần thiết trong các loại thực phẩm, món ăn hàng ngày vào cơ thể.
  • Nghỉ ngơi: Khi xuất hiện những cơn đau lưng do tư thế làm việc, sinh hoạt không đúng thì bạn cần nghỉ ngơi ngay. Nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể sẽ giúp xương khớp và các cơ được thư giãn, điều này giúp giảm đau hiệu quả.
  • Sử dụng tỏi chữa đau lưng: Khi xuất hiện cơn đau lưng, bạn có thể ăn 2 nhánh tỏi sẽ giúp tình trạng đau cải thiện tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên xoa bóp dầu tỏi lên vùng lưng mỗi ngày để hạn chế đau.
  • Sử dụng củ nghệ: Bạn pha bột nghệ với nước uống hàng ngày, thực hiện 20-30 ngày để có thể giảm đau và hạn chế đau lưng tái phát.

Điều trị đau lưng không dùng thuốc

  • Châm cứu: đây là phương pháp được nhiều người cho rằng có thể trị đau lưng hiệu quả. Tuy nhiên chưa có nhiều bằng chứng rõ rệt để chứng minh.
  • Liệu pháp Massage: không giúp cải thiện chức năng nhưng có thể giúp giảm đau lưng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp thường không kéo dài quá 6 tháng kể từ lúc điều trị. Đây là một biện pháp được đánh giá là rất an toàn vì không có bất cứ tác dụng phụ nào nghiêm trọng có thể xảy ra.
  • Các bài tập chống đau lưng: biện pháp này nếu được áp dụng đều đặn sẽ rất có hiệu quả đối với những người bị đau lưng kinh niên. Tuy nhiên khi thực hiện các bài tập cần có sự giám sát hoặc được các bác sĩ cho phép.
  • Tăng cường vận động và tập thể dục có hiệu quả tốt với các trường hợp đau lưng không biến chứng
  • Vật lý trị liệu để giúp săn chắc cơ bắp quanh cột sống được khuyến khích thực hiện
  • Chườm nóng hoặc sử dụng một số liệu pháp nhiệt để giảm co thắt cơ lưng với một số tình trạng khác sẽ thuyên giảm khi bị đau lưng cấp tính.

Vật lý trị liệu chữa đau lưng

Vật lý trị liệu là cách điều trị đau lưng khá đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất tốt. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn áp dụng 5 bước vật lý trị liệu hoặc được vật lý trị liệu miễn phí khi điều trị bệnh tại nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Tiêm Cortisone ngoài màng cứng trị đau lưng

Cách điều trị này sẽ đưa trước tiếp thuốc corticosteroid, steroid vào bên trong màng cứng. Khi đó thuốc sẽ có tác dụng nhanh hơn, giúp giảm đau lưng và kháng viêm vô cùng hiệu quả.

Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm ở mức độ 3. Hoặc sử dụng cho những người bệnh có sức khỏe yếu, không đủ sức khỏe để phẫu thuật.

Tiêm Botox giảm đau lưng

Cách điều trị này có tác dụng làm tê các cơ bị bong gân trong co thắt, giúp giảm những cơn đau thắt lưng do co thắt hiệu quả khoảng 3-4 tháng.

Kéo giãn cột sống

Hướng dẫn cách kéo giãn cột sống bằng máy:

  • Điểm tỳ của lực kép phía trên là cố định bằng đai vào hai bên sườn hoặc có thể cố định vào nách
  • Điểm tỳ lực phía dưới là đai kéo cố định vào hai bên mào chậu
  • Các tư thế kéo giãn cột sống thắt lưng chữa đau lưng là kép giãn tư thế nằm ngửa và kéo giãn tư thế nằm sấp

Liệu pháp bổ sung để chữa đau lưng

Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, việc áp dụng điều trị đau lưng bằng liệu pháp bổ sung và thay thế có hiệu quả rất tốt. Người bệnh thường xuyên tập luyện theo các bài tập yoga sẽ ít bị đau lưng và đau cũng giảm khá đáng kể.

Bơi lội và đi bộ cũng là những phương pháp điều trị khá tốt, giúp phần lưng không bị đau mỏi và duy trì cân nặng hợp lý.

Kích thích dây thần kinh xuyên da (TENS)

Cách điều trị đau lưng này là rất phổ biến đối với người bị đau mãn tính. Phương pháp kích thích điện dây thần kinh qua da (TENS) sử dụng dòng điện với tần số thấp qua các điện cực đặt trên da. Dòng điện này sẽ ngăn chặn tín hiệu thần kinh gây đau.

Phương pháp phẫu thuật chữa trị đau lưng

Phẫu thuật là cách điều trị đau lưng cuối cùng nếu những phương pháp điều trị trên không có tác dụng.

Những trường hợp đau lưng được chỉ định phẫu thuật:

  • Điều trị nội khoa từ 5-8 tuần không khỏi
  • Chèn ép dây thần kinh và tủy sống
  • Đau lưng do thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ

Những phương pháp phẫu thuật:

  • Phẫu thuật mổ mở hoặc qua ống banh (quadrant)
  • Phẫu thuật nội soi cột sống

Điều trị đau thắt lưng bằng kỹ thuật đốt thuốc trong ống tre

Kỹ thuật đốt thuốc trong ống tre để điều trị đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm là phương pháp có hiệu quả rất tốt, có tác dụng nhanh ngay sau khi áp dụng khoảng 10 phút.

Kỹ thuật đốt thuốc bằng ống tre điều trị đau thắt lưng

Kỹ thuật đốt thuốc bằng ống tre điều trị đau thắt lưng

Các chuyên gia của phòng khám Tâm Minh Đường và An Dược đã nghiên cứu hơn 10 năm để hoàn thiện và đưa kỹ thuật đốt thuốc Nhật Bản vào điều trị.

Theo các chuyên gia, kỹ thuật chữa bệnh bằng phương pháp đốt thuốc rất khó thực hiện và bắt chước. Những công đoạn thực hiện yêu cầu sự tỉ mỉ rất cao, đòi hỏi người thực hiện phải âm hiểu và có chuyên môn cao. Chính vì vậy, các chuyên gia của phòng khám Tâm Minh Đường và An Dược đã phải mất hơn 10 năm nghiên cứu. Có rất nhiều người bị đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm đã đến áp dụng phương pháp này và có hiệu quả rất tốt.

Chuẩn bị nguyên liệu 10 ngày

Các chuyên gia sẽ sử dụng 21 loại cây cỏ nổi tiếng trong điều trị bệnh xương khớp (trúc nhự, bí kỳ nam, ngải cứu, tía tô, thiên niên kiện, hương nhu tía…) được chiết cùng rượu gạo. Những nguyên liệu này được kết hợp với một tỉ lệ phù hợp để tạo ra nền thảo trung gian.

Bên cạnh đó, việc đốt thuốc (ngải nhung) cũng là một yếu tố rất quan trọng của phương pháp này. Khi đốt, ngải nhung sẽ được đặt bên trên lớp nền thảo tại vị trí huyệt đạo chuẩn, bên trong ống tre và đốt trực tiếp. Lửa cháy trong ống tre sẽ tỏa nhiệt ra xung quanh và truyền xuống lớp nền thảo dược ở dưới. Lúc này các tinh chất sẽ được giải phóng thẩm thấu vào huyệt đạo, có tác dụng giảm đau thắt lưng tức thời và giúp giải tỏa chèn ép và phục hồi những đĩa đệm bị thoát vị.

Tinh hoa của kỹ thuật trên nằm ở 3 yếu tố:

  • Hỗn hợp thuốc đốt
  • Thảo dược ngâm ống tre
  • Vị trí huyệt đạo được kích thích nhiệt

Nếu một trong ba yếu tố này không được áp dụng đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của bài thuốc này.

Một tuần làm ống tre ngâm thảo dược

Ống tre là một nguyên liệu cũng rất quan trọng trong kỹ thuật đốt thuốc. Ống trê được làm từ những cây tre ở các vùng núi thuộc các tỉnh Tây Bắc nước ta, nơi khí hậu mát mẻ, ít ô nhiễm. Ống trẻ được chọn phải không quá non hoặc quá già, mỗi cây tre nên lấy từ 5-7 ống bánh tẻ.

Các ống tre sau khi đã chuẩn bị xong sẽ được ngâm với nước của 31 loại thảo dược mạnh gân cốt (hương nhu tía, thiên niên kiện, bí kỳ nam…). Ống tre được ngâm trong vòng 48-72 giờ thì vớt ra và phơi dưới bóng râm trong 48 giờ nữa. Sau đó, ống tre có thể được đưa vào để đốt ngay để đảm bảo giữ được những tinh chất.

Ống tre sau khi đã được ngâm với nước thảo dược sẽ được sử dụng kết hợp với lớp nền thảo. Ống tre và lớp nền thảo được đặt lên vị trí huyệt đạo giúp hồi phục huyệt vị, đả thông kinh mạch. Ngoài ra, phương pháp này cũng có tác dụng hoạt huyết, khử ứ, khu phong – trừ thấp – tán hàn từ đó giảm ngay cơn đau chỉ sau 10 phút thực hiện.

Thuốc trị đau lưng

Các loại thuốc đau lưng có tác dụng giảm đau cột sống lưng luôn là sự lựa chọn đầu tiên mà người bệnh nghĩ tới khi cơn đau xuất hiện. Nhưng trên thị trường hiện nay, thuốc giảm đau điều trị đau cột sống thắt lưng được bán với nhiều loại khác nhau.

Nếu bị đau lưng nhẹ hoặc đau lưng do hoạt động quá sức thì bạn có thể sử dụng những loại thuốc tây y để điều trị.

Những loại thuốc có tác dụng giảm đau và chống viêm như: indomethacin, aspirin, panadol, diclofenac… Ngoài ra, bạn cũng có thể sử Indomethacin để giảm đau do viêm khớp, bệnh gout, viêm bao hoạt dịch, viêm gân.

Với trường hợp đau lưng nặng hơn thì nên sử dụng thuốc Steroid, nhưng cần phải tham khảo theo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Bạn cũng có thể sử dụng kèm miếng dán đau lưng như:

  • Miếng dán Salonpas
  • Miếng dán ThermaCare
  • Miếng dán đau lưng Harikkusu
  • Miếng dán ở huyệt đạo Roihi Tsuboko
Điều trị đau lưng bằng thuốc

Điều trị đau lưng bằng thuốc

Dưới đây là những loại thuốc giảm đau lưng hiệu quả, bao gồm:

Thuốc Acetaminophen

Acetaminophen là một loại thuốc giảm đau lưng, cơ chế hoạt động bằng cách làm giảm cảm giác đau của não. Thuốc Acetaminophen khác với những loại thuốc chống viêm không steroid, nó không điều trị chứng viêm hay triệu chứng đi kèm.

Thuốc Acetaminophen

Thuốc Acetaminophen giúp giảm đau thắt lưng

Bên cạnh việc có tác dụng giảm đau cột sống thắt lưng hiệu quả. Thuốc Acetaminophen cũng được khuyến cáo sử dụng vì rất hiếm khi xảy ra tác dụng phụ.

Thuốc chống viêm không Steroid NSAIDS

Steroid NSAIDS là một loại thuốc giảm viêm, giảm đau thắt lưng do những bệnh lý xương khớp. Những loại thuốc NSAIDs được sử dụng phổ biến nhất để điều trị đau ở thắt lưng bao gồm:

  • Ibuprofen (ví dụ tên thương hiệu như Advil, Motrin, Nuprin)
  • Naproxen (ví dụ tên thương hiệu như Aleve, Naprosyn)
  • Chất ức chế COX-2 (ví dụ như các thương hiệu như Celebrex)
Thuốc chống viêm không Steroid NSAIDS

Thuốc chống viêm không Steroid NSAIDS

Việc sử dụng thuốc NSAIDs thường xuyên ở liều thích hợp sẽ giúp cơ thể tích tụ thuốc. Khi có triệu chứng đau, thuốc sẽ hoạt động để chống viêm, giảm đau nhanh nhất. Nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng cả NSAID và acetaminophen để giảm đau hiệu quả.

Thuốc Steroid

Steroid là một loại thuốc chống viêm mạnh mẽ và điều trị đau thắt lưng do thoái hóa đĩa đệm hiệu quả. Người bệnh sẽ sử dụng Gói Thuốc Medrol để giảm triệu chứng đau ở thắt lưng do thoái hóa đĩa đệm.

Ban đầu người bệnh sẽ được chỉ định liều lượng cao để thuốc có tác dụng nhanh nhất, sau đó sẽ giảm dần theo thời gian. Thuốc Steroid lâu ngày có thể gây một số tác dụng phụ nguy hiểm nên việc sử dụng chỉ được sử dụng cho các cơn đau nặng và giới hạn trong thời gian ngắn (từ 1 đến 2 tuần).

Thuốc làm giãn cơ

Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc giãn cơ bằng cách có tác dụng an thần trên cơ thể. Do đó, thuốc giãn cơ có thể được chỉ định sử dụng khi bị đau thắt lưng, đau do co thắt cơ.

Những loại thuốc giãn cơ thường dùng như Soma, Flexeril, và Valium…

Thuốc Tramadol

Tramadol là một loại thuốc giảm đau cột sống thắt lưng không gây ngứa nhưng không mạnh bằng thuốc giảm đau gây mê. Tramadol hoạt động trung tâm và không bất kỳ tác dụng chống viêm. Tuy nhiên, thuốc này vẫn được sử dụng vì nó an toàn với thuốc chống viêm hoặc Tylenol.

Thuốc chống động kinh

Những loại thuốc như Gabapentin (tên thương hiệu Neurontin) thường được sử dụng để phòng chống động kinh. Tuy nhiên, thuốc chống động kinh ngày càng được nhiều người sử dụng để giảm chứng đau thắt lưng mãn tính, đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống. Thuốc này được dung nạp tốt nên người bệnh có thể sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Thuốc giãn cơ Tolperisone (Mydocalm)

Mydocalm là một loại thuốc giãn cơ được sử dụng để điều trị chứng đau thắt lưng do thoái hóa cột sống. Thuốc Mydocalm được chia làm 2 hàm lượng là 50mg và 150mg. Cơ chế hoạt động của thuốc là gây mê cục bộ, tác động đến hệ thần kinh trung ương từ đó giảm đau nhức nhanh chóng.

Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol  là một loại thuốc điều trị chứng đau ở thắt lưng do những bệnh lý xương khớp gây ra. Thành phần chính của thuốc Paracetamol là hoạt chất kháng viêm, giảm đau, chống nhiễm trùng. Thuốc có tác dụng giảm đau chỉ trong từ 2 – 4 tiếng sau khi dùng thuốc.

Liều dùng: Các bạn sử dụng 1 – 2 viên Paracetamol sau khi ăn no

Ưu điểm:

  • Là 1 trong những cách chữa trị thoái hóa đốt sống cổ ít độc hại với dạ dày, gan, thận hơn nhóm thuốc chống viêm không Steroid
  • Tác dụng bền vững từ 8 – 12 tiếng

Nhược điểm:

  • Nếu sử dụng thuốc giảm đau cột sống lưng này trong thời gian dài
  • Bạn sẽ không còn tác dụng đến vùng tổn thương xương khớp như ban đầu do cơ thể bệnh nhân đã nhờn thuốc
  • Ngoài ra, Paracetamol chỉ có công dụng giảm đau nhất thời, không tiêu diệt được tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh

Cách phòng tránh đau lưng

Để hạn chế cơn đau tái phát và phòng ngừa đau lưng bạn cần thực hiện đúng những tư thế trong vận động, sinh hoạt hàng ngày.

Tư thế đứng đúng

Tư thế đứng đúng

Tư thế đứng đúng

  • Bạn cần đứng thẳng, giữ cân đối hai bên
  • Luôn giữ trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân không ưỡn bụng và thắt lưng
  • Cần giữ độ cong bình thường của cột sống
  • Không nên đứng ở những tư thế cố làm cho thân mình dài ra đặc biệt là dùng giày hoặc guốc cao gót

Tư thế ngồi đúng tránh đau lưng

Tư thế ngồi đúng

Tư thế ngồi đúng

  • Khi ngồi nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp
  • Để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà
  • Khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, lưng thẳng, tựa đều vào thành ghế phía sau
  • Trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân
  • Có thể kê một gối mỏng vùng thắt lưng để giữ đường cong bình thường của đoạn này

Tư thế nâng vật nặng đúng cách để tránh đau lưng

Tư thế nâng đồ vật nặng đúng cách

Tư thế nâng đồ vật nặng đúng cách

Khi nâng một vật nặng từ dưới đất lên bạn cần thực hiện đúng động tác, cụ thể như sau:

  • Hai bàn chân cách nhau một khoảng rộng để tạo chân đế vững chắc
  • Ngồi xổm xuống (gấp khớp gối và khớp háng, không cúi gấp cột sống)
  • Bê đồ vật vào sát bụng, căng cơ bụng ra
  • Nâng đồ vật lên bằng cách đứng dậy (không dùng cơ thắt lưng để nâng)
  • Giữ cho cột sống thẳng, không xoắn vặn
  • Độ ưỡn của đoạn thắt lưng vẫn được duy trì ở mức bình thường

Tư thế bê di chuyển đồ vật nặng đúng cách

Tư thế bê đồ vật đi

Tư thế bê đồ vật đi

Khi muốn mang một vật nặng đi sang vị trí khác thì bạn cần thực hiện đúng động tác, cụ thể như sau:

  • Bê vật đó lên như đã hướng dẫn ở trên
  • Ôm chắc vật cần mang đi bằng hai tay
  • Giữ đồ vật đó sát vào bụng, ở mức ngang Ngực – Thắt lưng
  • Giữ cột sống thẳng, giữ đoạn thắt lưng ở độ ưỡn bình thường
  • Bước đi bình thường, thoải mái, không bước xiêu vẹo, xoắn vặn

Cách lấy đồ vật ở trên cao

Khi muốn lấy đồ vật ở độ cao trên vai trở lên thì cần lưu ý:

  • Nếu đồ vật để cao quá nên dùng bục, ghế hoặc thang để đứng lên
  • Không cố để với lấy đồ vật bằng cách kiễng chân lên
  • Thu xếp đồ dùng xung quanh cho có diện tích đủ rộng để không phải với lấy đồ vật qua bàn, qua tủ, ở tư thế không thoải mái

Tư thế kéo hoặc đẩy đồ vật tránh ảnh hưởng đến lưng

  • Hai chân đứng cách nhau một khoảng rộng để tạo chân đế vững chắc
  • Hai gối hơi gấp
  • Kéo hoặc đẩy trọng lượng của cơ thể trên hai chân để tạo nên lực kéo hoặc đẩy đồ vật đó đi
  • Không đẩy hoặc kéo đồ vật đó bằng cơ lưng
  • Giữ độ ưỡn của đoạn thắt lưng ở mức bình thường

Nguồn tham khảo:

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap