Bệnh gai cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
Gai cột sống là một căn bệnh xương khớp phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Người bệnh cần tìm hiểu sớm các nguyên nhân và triệu chứng để tránh những biến chứng nguy hiểm, từ đó áp dụng các cách điều trị phù hợp và tốt nhất.
Gai cột sống là gì?
Gai cột sống (tên khoa học: Spondylosis) là căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó có sự hình thành các gai xương mọc ra phía ngoài và ở cả hai bên của cột sống. Đây là sự phát triển thêm ra của xương trên đốt sống, dây chằng quanh khớp, đĩa sụn do cột sống bị viêm mạn tính hoặc chấn thương, lắng đọng canxi ở dây chằng và gân tiếp xúc đốt sống.
Gai xương chính là các phần xương nhô ra tại các khớp. Gai được hình thành chủ yếu là do sự tổn thương bề mặt khớp. Chúng cản trở những hoạt động của xương và gây ra những cơn đau nhức ở các cấp độ khác nhau.
Gai cột sống thường xảy ra nhiều ở nam giới và nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng dần theo độ tuổi. Bất kì phần nào trên cột sống đều có thể bị gai cột sống, nhưng gai cột sống thường xảy ra nhiều ở khu vực cột sống cổ và thắt lưng. Các thuật ngữ:
- Gai đốt sống cổ(Cervical Spondylosis)
- Gai đốt sống ngực(Thoratic Spondylosis)
- Gai đốt sống thắt lưng(Lumbar Spondylosis)
Vị trí gai xương mọc là ở mặt trước và hai bên của cột sống, gai rất hiếm khi mọc ở phía sau nên ít khi chèn ép và rễ thần kinh và tủy sống. Tuy nhiên, gai cột sống vẫn gây ra những cảm giác đau nhức vùng thắt lưng, vai hoặc cổ do gai cọ xát với dây thần kinh.
Xem thêm : Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và những điều không thể bỏ qua
Dấu hiệu gai cột sống
Gai cột sống thường sẽ không có những dấu hiệu hay triệu chứng nhận biết rõ ràng. Khi các gai xương cọ xát với phần xương khác hoặc dây chằng, dây thần kinh thì mới xuất hiện những triệu chứng đau nhức như đau thắt lưng, bả vai, tê chân tay.
Những triệu chứng này cũng gần tương đồng với những triệu chứng của bệnh lý xương khớp khác, nên người bệnh rất khó phát hiện. Do đó, khi có những biểu hiện đau nhức thông thường của gai cột sống dưới đây thì bạn nên đi khám ngay:
- Xuất hiện những cơn đau nhức ở cổ, thắt lưng và các vị trí tương ứng liên quan với cột sống
- Có cảm giác bất thường hoặc mất cảm giác ở phần cột sống và các vị trí xung quanh
- Nếu tình trạng bệnh nặng có thể gây đau ở thắt lưng lan dọc xuống hai chân, đau tê ở cổ lan xuống hai cánh tay
- Đặc biệt, người bệnh sẽ thấy triệu chứng đau tăng lên khi đi lại hay vận động mạnh, cơn đau sẽ giảm khi người bệnh nghỉ ngơi
- Cơ bắp ở chân hoặc tay yếu đi (tùy thuộc vào vị trí gai cột sống)
- Mất cân bằng
- Mất kiểm soát đường tiểu tiện, đại tiện(tình huống nguy cấp)
- Rối loạn thần kinh thực vật (rối loạn phản xạ tự động, tăng tiết mồ hôi, hạ hô hấp, biến chứng huyết áp)
Bệnh gai cột sống nguyên nhân do đâu
Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống bắt nguồn từ các bao xơ đĩa đệm gặp vấn đề. Các vị trí cột sống cổ và thắt lưng sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất trọng lượng cơ thể và các hoạt động đi đứng, bê nặng, cúi lên xuống. Cột sống cũng có xu hướng bị thoái hóa dần theo tuổi tác. Khi đó, các bao xơ sẽ bị mất nước hoặc rạn nứt và xẹp đi. Tình trạng này khiến các đốt sống liền kề cọ xát với nhau và mài mòn dần, kết quả là các đốt cột sống sẽ hình thành gai xương gây đau và cản trở quá trình vận động.
Đốt xương sống tiếp giáp với nhau bằng khớp xương nhỏ (facet joint, vertebral joint) ở hai bên phía sau cột sống. Những khớp xương bị thoái hóa (degeneration) dẫn đến các đĩa đệm và sụn bọc các đầu xương bị hư hại, cột sống không còn được vững chắc. Do đó, cột sống phải hình thành các gai xương (bone spurs, osteophytes) bao quanh những khớp xương sống để tự ổn định.
Ngoài ra, gai cột sống hình thành cũng có thể là do tuổi tác cao hoặc do tai nạn, chấn thương, béo phì, di truyền.
Theo các chuyên gia xương khớp thì có 3 nguyên nhân chính gây gai cột sống, cụ thể như sau:
Viêm khớp cột sống mãn tính
Tình trạng viêm gân và viêm xương khớp ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống. Kết quả là lâu ngày phần sụn này sẽ mài mòn dần khiến bề mặt của nó trở nên thô ráp và cuối cùng hai bề mặt xương cọ xát với nhau.
Lúc này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để khắc phục lại tình trạng trên. Kết quả của quá trình điều chỉnh lại là mọc ra các gai xương.
Sự lắng đọng canxi ở gân và dây chằng tiếp xúc đốt sống
Nguyên nhân này thường gặp nhiều trong thoái hóa cột sống ở người cao tuổi, đó là sự lắng đọng canxi ở dạng calcipyrophosphat. Khi các phần đĩa sụn, xương đốt sống, dây chằng tiếp xúc đốt sống bị thoái hóa dẫn đến làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.
Xem thêm : Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh
Chấn thương
Cũng giống như viêm gân và khớp, những chấn thương sẽ làm hư hại đến xương hoặc sụn khớp. Lúc này, cơ thể sẽ tự có phản ứng chỉnh sửa nơi bị tổn thương, quá trình chỉnh sửa sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống.
Chẩn đoán
Để quá trình chẩn đoán bệnh gai cột sống tốt nhất, bác sĩ sẽ hỏi bạn những triệu chứng của bệnh và tiến hành thực hiện các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm điện cơ (EMG) và xét nghiệm dẫn truyền thần kinh (EMG/NCV)
- Chụp X – quang
- Xét nghiệm máu
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
Gai cột sống có nguy hiểm không?
Gai cột sống nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Khi đó, bệnh sẽ phát triển nặng hơn, đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Biến chứng của bệnh gai cột sống
- Ảnh hưởng đến thần kinh cột sống
- Mất chức năng cơ bắp khi bệnh lan ra các vùng khác
- Rối loạn đại tiểu tiện
- Liệt hai chân, rối loạn cảm giác
- Chức năng cánh tay bị thay đổi yếu hơn so với trước
- Viêm màng não, nhiễm trùng ở màng não
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
- Gây nguy hiểm đến tính mạng
Điều trị gai cột sống
Gai cột sống nên uống thuốc gì?
Nhóm thuốc giảm đau:
- Thuốc không chứa opioid là acid acetysalicylic
- Thuốc paracetamol
Nhóm thuốc chống viêm không Steroid:
- Ibuprofen
- Piroxicam
- Diclofenac
- Naprox-en
Nhóm thuốc vitamin:
- Vitamin B1
- Vitamin B6
- Vitamin B12
Nhóm thuốc Methylprednisolon:
- Tiêm Methylprednisolon dạng muối axeta 40-120 mg/tuần
Chữa gai cột sống bằng thuốc nam
Cây lá cẩm
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá cẩm: Một nắm nhỏ ~ 200 -300gr
- Trứng gà: 3 quả
Cách thực hiện:
- Lá cẩm đã chuẩn bị mang rửa sạch, chia nhỏ thành 3 phần đều nhau, sử dụng thành ba lần trong ngày
- Lá cẩm ráo nước, có thể để vào hộp để giữ vệ sinh trước khi sử dụng
- Luộc chín trứng gà
- Ăn trứng gà kèm với lá cẩm đã rửa sạch ở trên
Cây xương rồng
Bài thuốc 1
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 đoạn non xương rồng chia ba
- 1 con cá lóc nhỏ từ 200-300gr
- 2 thìa muối to
Cách thực hiện:
- Cá lóc phải được sơ chế, làm sạch vảy, loại bỏ ruột, mang, dùng muối để rửa sạch cả thân cá
- Xương rồng loại bỏ sạch gai trên thân, rửa sạch, loại bỏ nhựa xương rồng bằng cách bóp với muối
- Thái lát mỏng thân xương rồng, sau đó bóp thêm với muối loại bỏ nhựa tới khi sạch, lưu ý xả sạch với nước, tránh bị mặn
- Cho cá lóc, xương rồng vào nồi, thêm khoảng 200ml nước, đun nhỏ lửa trong vòng 15–20 phút, đến khi thấy cá chín đều, thì tắt bếp, đậy vung để giữ nóng
- Sử dụng món ăn này liên tiếp từ 5-7 ngày
Bài thuốc 2
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 vài nhánh xương rồng bẹ
- 300gr muối
- Miếng khăn mỏng, sạch
Cách thực hiện:
- Xương rồng bẹ loại bỏ sạch gai, rửa sạch với muối để loại bỏ nhựa, để ráo nước, nướng lên
- Khi đủ nóng, cuốn vào miếng khăn đã chuẩn bị và đắp lên vị trí bị đau trên cột sống do gai
- Lặp lại quy trình trên từ 3 -5 lần
Bài thuốc 3
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 200 gr xương rồng non
- Đường hoặc muối
Cách thực hiện:
- Xương rồng loại bỏ gai, rửa sạch, sắt nhỏ, bóp sạch nhựa với muối, để ráo nước
- Cho vào nồi, thêm khoảng 300ml – 500ml nước cho ngập xương rồng, đun lửa nhỏ liu riu đến khi chín, vớt xương rồng ra, để nguội
- Sử dụng xương rồng vừa luộc, chấm với muối hoặc đường
Vỏ bưởi
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Vỏ bưởi đã phơi khô: 2 quả
- Chanh bỏ hạt, phơi khô: 1 kg
- Ngải cứu khô, sao vàng: 200g
- Rượu trắng: 2 lít
- Đường phèn: 200 gam
Cách thực hiện:
- Sơ chế, rửa sạch các nguyên liệu trước khi sử dụng
- Cho lần lượt các nguyên liệu vào bình sạch, ngâm cùng 2 lít rượu trắng
- Sau thời gian ngâm là một tuần, người bệnh có thể lấy để sử dụng
- Mỗi ngày uống từ 1- 2 lần, thực hiện trong 1 tháng
Cây phèn đen
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cây phèn đen
- Lá bưởi
- Lá lốt
- Cỏ xước và rễ gấc
Cách thực hiện:
- Đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu
- Sao vàng lá bưởi bung, lá lốt, cỏ xước và rễ gấc
- Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi sắc thuốc, đổ ngập nước, khoảng 1,5-2 lít nước
- Thực hiện đun nhỏ lửa trong khoảng 2h đồng hồ để các vị thuốc tiết hết ra nước
- Khi sử dụng, chia số thuốc thành 3 phần bằng nhau, uống vào sau bữa ăn khoảng 30 phút để dễ hấp thụ và tránh bị say
Hạt đười ươi
Chuẩn bị: 20-30 hạt đười ươi
Cách thực hiện:
- Đun một lượng nước sôi vừa đủ rồi để hơi ấm thì bỏ hạt đười ươi vào ngâm trong nước khoảng từ 2 – 3 tiếng
- Khi hạt đười ươi mềm hơn thì tiến hành bỏ hạt, loại bỏ những phần gân sơ, chỉ lấy duy nhất những phần cơm đười ươi có hình dạng giống như cùi nhãn
- Bỏ phần cơm đười ươi vào một chiếc cốc pha thêm một chút đường, chia đều uống làm 3 lần trong một ngày
Cây chìa vôi
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Dây chìa vôi 25 – 30g
- Lá lốt 15g
Cách thực hiện:
- Sắc uống ngày một thang, thực hiện liên tục trong vòng 2 tuần
Phẫu thuật gai cột sống
Để trả lời câu hỏi có nên mổ khi bị gai cột sống không thì sẽ rất khó. Vì tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau.
Nếu tình trạng bệnh nhẹ thì người bệnh không nên phẫu thuật mà chỉ áp dụng những phương pháp điều trị nội khoa, kết hợp sử dụng thuốc (có thể là thuốc Tây y hoặc Đông y) cùng phương pháp vật lý trị liệu.
Nếu tình trạng bệnh nặng và đã sử dụng những biện pháp điều trị bảo tồn nhưng không đem lại hiệu quả thì mới áp dụng mổ.
Mổ gai cột sống có nguy hiểm không?
Theo thống kê, tỷ lệ phẫu thuật gai cột sống thành công là 85% và người bệnh sẽ không còn cảm thấy đau nhức nữa. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật vẫn có thể xảy ra rủi ro và những biến chứng theo kèm như:
- Gây đau đớn, vết thương mổ lâu lành
- Viêm hoặc nhiễm trùng vùng mổ
- Gai xương có thể sẽ mọc lại ngay sau mổ
- Da xuất hiện phản ứng sau khi bác sĩ sử dụng dung dịch chống khuẩn trước và sau khi phẫu thuật, khiến người bệnh có cảm giác ngứa râm ran như kiến bò quanh vết mổ rất khó chịu
- Sau khi phẫu thuật, vùng cổ và lưng nhạy cảm hơn, dễ bị mẩn ngứa và kích thích
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi mổ gai cột sống người bệnh cần lập tức báo lại với bác sĩ điều trị để tìm hướng khắc phục kịp thời.
Lưu ý
Trước khi phẫu thuật và sau khi phẫu thuật bệnh gai cột sống, bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Đến các bệnh viện lớn để chẩn đoán chính xác liệu tình trạng bệnh gai cột sống của bạn có phải thực hiện phẫu thuật hay không
- Cần bố trí người chăm sóc mình trong thời gian nằm viện sau phẫu thuật, xin nghỉ ngơi và chuẩn bị vài chục triệu trong người kể cả có bảo hiểm
- Sau khi phẫu cần thực hiện chế độ nghỉ dưỡng, ăn uống hợp lý để nhanh chóng hồi phục
- Điều chỉnh lại thói quen làm việc và sinh hoạt, không bê vác vật nặng hoặc ngồi khom lưng
- Không nên sử dụng quá nhiều thuốc Tây y tránh ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể
- Chăm chỉ uống thuốc Đông y giúp tăng cường sức khỏe cho xương khớp và dần bào mòn gai hiệu quả
- Kết hợp sử dụng các liệu pháp châm cứu, kéo giãn cột sống, bấm huyệt giúp giảm đau để giúp máu và chất dinh dưỡng được lưu thông đi nuôi dưỡng cột sống
- Chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, áp dụng các món ăn người bị gai cột sống nên ăn
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp, lưu ý tập bài tập riêng biệt dành cho người bị bệnh gai cột sống
- Thường xuyên đi thăm khám trước khi bệnh trở nên quá nặng, phải can thiệp biện pháp phẫu thuật
Thuốc đông y trị gai cột sống
Những bài thuốc nam phía trên đều có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh gai cột sống tuy nhiên, việc sử dụng các bài thuốc nam riêng lẻ này mới chỉ giải quyết được cơn đau tạm thời của người bệnh. Hơn nữa, bản chất của gai cột sống là tình trạng thoái hóa, thoái hóa còn thì gai xương còn mọc. Để giải quyết vấn đề này, PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược HCM) và các bác sĩ, lương y tại nhà thuốc Tâm Minh Đường, An Dược đã dày công nghiên cứu và cho ra đời bài thuốc An Cốt Nam.
An Cốt Nam còn là tổng hòa của 3 yếu tố: thuốc uống, cao dán và vật lý trị liệu. Trong đó, bài thuốc uống đóng vai trò then chốt với tác dụng bào mòn gai, cung cấp dưỡng chất phục hồi và nuôi dưỡng cột sống. Cao dán thảo dược giúp giảm đau nhanh chóng và an toàn. Vật lý trị liệu giúp kích thích tác dụng của thuốc, tăng cường phục hổi xương khớp, rút ngắn thời gian điều trị.
Bài thuốc uống của An Cốt Nam được chiết xuất từ 100% thảo dược quý hiếm bao gồm Trư Lũng Thảo, Bí Kỳ Nam, Hương Nhu Tía, Sâm Ngọc Linh, Thiên Niên Kiện…An Cốt Nam an toàn cho mọi người, không tác dụng phụ ngoài ý muốn
Ngoài việc áp dụng những phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc, phẫu thuật hay vật lý trị liệu thì chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học là điều rất cần thiết. Vậy người bị bệnh gai cột sống nên ăn gì? Hãy tìm hiểu tiếp ở phần tiếp theo nhé.