Đau nhức xương khớp toàn thân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa
Đau nhức xương khớp có thể là các cơn đau thông thường do nguyên nhân cơ học. Tuy nhiên, những cơn đau xương khớp toàn thân cũng có thể là triệu chứng của một số căn bệnh xương khớp nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh từ đó sẽ có cách chữa phù hợp nhất.
Đau nhức xương khớp toàn thân là bệnh gì?
Xương và khớp là những bộ phận của cơ thể cho phép bạn di chuyển. Một số khớp xương chính bao gồm: Vai, hông, khuỷu tay, đầu gối,…
Đau nhức xương khớp là sự đau nhức khó chịu ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể. Đau xương khớp là tình trạng rất phổ biến và thường không cần phải đi bệnh viện. Tuy nhiên, đây có thể là kết quả của một chấn thương hoặc bệnh lý nào đó. Viêm khớp cũng chính là một nguyên nhân hàng đầu của đau xương khớp.
Nếu tình trạng trạng này kéo dài người bệnh có thể bị đau nhức xương khớp toàn thân như: đau nhức xương khớp gối, khớp vai, khớp tay, khớp ngón tay, khớp lưng, khớp chân,…
Bạn cần chú ý đến những cơn đau nhức xương khớp kéo dài, vì đây có thể là triệu chứng của những bệnh lý như:
- Thoát vị đĩa đệm: Nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ dẫn đến chèn ép rễ thần kinh, có thể gây đau xương khớp ở cột sống từ cổ xuống thắt lưng và hông.
- Thoái hóa cột sống: Theo thời gian các xương khớp bắt đầu thoái hóa dần, ăn mòn sụn khớp ở mọi vị trí trên cơ thể, nhất là ở cột sống lưng và cổ dẫn đến đau xương khớp.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Nó không chỉ gây đau xương khớp ở nhiều vị trí mà còn phá hủy sụn khớp, tăng khả năng bại liệt.
- Bệnh Gout: Khi các tinh thể urat lắng đọng ở khớp xương gây sưng, đau nhức, viêm nhiễm.
- Loãng xương: Những người bị loãng xương thường xảy ra những cơn đau nhức xương khớp. Những cơn đau sẽ giảm dần và biến mất nếu người bệnh điều trị kịp thời và có chế độ ăn uống khoa học.
Nguyên nhân đau nhức xương khớp
Do viêm khớp
Viêm khớp chính là một nguyên nhân phổ biến nhất gây đau xương khớp. Hai dạng viêm khớp chính là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp (RA).
Theo các chuyên gia, viêm khớp khớp thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi. Nó có xu hướng phát triển chậm ảnh hưởng đến những khớp trên cơ thể con người bao gồm: cổ tay, tay, hông, đầu gối,…
Đau nhức xương khớp do viêm khớp là kết quả của tình trạng phá vỡ sụn khớp.
Nguyên nhân khác
Đau xương khớp có thể xảy ra bởi:
- Do lười vận động: Ngủ nhiều, ngồi làm việc máy tính nhiều, không tập thể dục.
- Thay đổi thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, có gió mùa về, nhiệt độ tăng bất thường.
- Bê vác nặng: Những người lao động vất vả hoặc bê vật nặng quá sức.
- Ngồi làm việc sai tư thế: Người làm việc máy tính, nhân viên văn phòng thường bị đau xương khớp do ngồi nhiều, ngồi sai tư thế.
- Chấn thương, tai nạn: Những va đập hoặc chấn thương khi lao động, tham gia giao thông,…
- Thừa cân, béo phì: Khiến cột sống và hệ thống xương khớp phải chịu nhiều sức ép hơn.
- Viêm đệm lót xung quanh khớp
- Bệnh lupus
- Bệnh truyền nhiễm như cúm, viêm gan, quai bị
- Viêm gân
- Nhiễm trùng xương hoặc khớp
- Vận động khớp quá nhiều
- Ung thư
- Đau xơ cơ
Xem thêm : [ Đau vai gáy ] : Nguyên nhân , dấu hiệu , mẹo chữa tại nhà !
Triệu chứng đau nhức xương khớp
Một số trường hợp, những cơn đau xương khớp xuất hiện và sẽ yêu cầu bạn phải đi khám bác sĩ ngay. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu không xác định được nguyên nhân đau nhức xương khớp và đang gặp những triệu chứng không giải thích được.
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng sau đây:
- Bị sưng đỏ, nóng hoặc mềm khi chạm vào khu vực xung quanh khớp.
- Những cơn đau xương khớp kéo dài từ 3 ngày trở lên.
- Bị sốt nhưng không có dấu hiệu nào của bệnh cúm.
Cần đi bệnh viện ngay nếu xảy ra ở bất kỳ trường hợp nào sau đây:
- Bạn bị chấn thương nghiêm trọng.
- Các khớp có dấu hiệu biến dạng.
- Sưng khớp xảy ra đột ngột.
- Các khớp không hoạt động được.
- Bị đau xương khớp nghiêm trọng.
Dấu hiệu đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp vào ban đêm
Nếu bạn bị đau xương khớp vào ban đêm thì rất có thể bạn đang bị mắc một bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp, gout,…Những triệu chứng đau nhức xương khớp vào ban đêm thường xảy ra nhiều vào mùa đông và hay xảy ra ở các vị trí khớp gối và khuỷu tay.
Những cơn đau có thể xuất hiện lúc ban đêm khi ngủ, thậm chí có thể kéo dài cả ngày nếu cơ thể đang bị suy nhược, các khớp xương nhức mỏi, cảm giác ê ẩm toàn thân.
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay
Những cơn đau xương khớp tê bì chân tay có thể xảy ra bạn do ngồi làm việc sai cách, đứng hoặc ngồi hoặc nằm ngủ sai tư thế. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một trong những bệnh lý như thoái hóa xương khớp, rối loạn chuyển hóa,…
Mỗi người có thể sẽ bị đau ở những vị trí khớp khác nhau, có thể bị đau nhức toàn thân đi kèm với biểu hiện tê bì chân tay, rối loạn cảm giác. Người bệnh có cảm giác như bị kim châm hoặc kiến bò ở ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, ngón tay, bàn tay, cổ tay, cẳng tay, cánh tay,…
Nếu đau xương khớp tê bì chân tay do những nguyên nhân thông thường thì sẽ biến mất nhanh chóng sau một thời gian ngắn. Nhưng nếu đau do nguyên nhân bệnh lý sẽ kéo dài liên tục và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn.
Ban đầu, những triệu chứng đau của bạn chỉ có dấu hiệu tê bì nhức mỏi một vài nơi, thi thoảng bị chuột rút. Theo thời gian thì tình trạng đau nhức tê bì sẽ tăng mạnh, người bệnh hay bị tê buốt mất cảm giác, mất khả năng vận động của tay và chân.
Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết
Tình trạng đau xương khớp khi thời tiết thay đổi là dấu hiệu phổ biến của những bệnh nhân bị mắc bệnh xương khớp. Theo thống kê cho thấy, có 2/3 số bệnh nhân mắc bệnh xương khớp phải đối mặt với những cơn đau nhức xương khớp khó chịu mỗi khi thời tiết thay đổi như: đêm mưa rào, ngày nắng gắt, càng về sáng trời càng lạnh,…
Đau nhức xương khớp càng trở nên nghiêm trọng hơn khi thay đổi thời tiết lúc chuyển mùa là vì áp suất khí quyển thấp. Khi thời tiết thay đổi khiến các mô nở ra tạo áp lực lên xương khớp, làm gia tăng tình trạng viêm, biểu hiện sưng đau khớp.
Không những thế, khi thay đổi thời tiết còn làm sức đề kháng của cơ thể giảm, điều này khiến người bệnh càng khó chịu đựng cơn đau hơn. Nó khiến người bệnh đi lại khó khăn và làm xuất hiện cơn đau nhức dai dẳng tại các khớp.
Xem thêm : [ Thoái hóa khớp gối là bệnh gì ] : Triệu chứng , cách chữa tận gốc
Đau nhức xương khớp sau khi uống rượu
Ngoài những dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt thì bạn cũng có thể bị đau xương khớp ở các đầu ngón chân, ngón tay khi uống rượu. Thông thường, những cơn đau nhức sẽ không kéo dài mà chỉ xuất hiện ngay khi dùng rượu bia, cơn đau thường biến mất hẳn sau 1-2 ngày. Người bệnh thường có những dấu hiệu đau nhức khó chịu và cảm giác như bị kiến cắn.
Hầu như những người uống rượu bia bị đau nhức xương khớp thường có chung nỗi lo sợ sẽ mắc bệnh gout. Tuy nhiên, theo tìm hiểu và nghiên cứu của các chuyên gia Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, những người mắc bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn cũng có dấu hiệu đau nhức xương khớp tê bì chân tay mỗi khi uống rượu bia.
Đau xương khớp khám ở đâu?
Khám đau xương khớp ở đâu tốt Hà Nội
Phòng khám Tâm Minh Đường
Địa chỉ phòng khám đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ đến mọi người ở khu vực phía Bắc đó chính là nhà thuốc Tâm Minh Đường. Đây là nhà thuốc Đông y đầu tiên được Sở Y Tế công nhận có khả năng điều trị thành công những bệnh lý xương khớp như đau xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…
Với kinh nghiệm gần 10 năm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh xương khớp, dạ dày, phế quản bằng đông y. Vì vậy, nhà thuốc Tâm Minh Đường có bề dày kinh nghiệm trong việc khám và điều trị hiệu quả bệnh đau xương khớp.
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội.
Khoa Cơ xương khớp của bệnh viện Bạch Mai
Bệnh nhân đau xương khớp có thể lựa chọn khám bệnh ở khoa Cơ xương khớp của bệnh viện Bạch Mai. Đây là một địa chỉ khám và chữa bệnh về cơ, xương, khớp đầu ngành tại nước ta.
Với đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia y tế có nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Người bệnh đau xương khớp sẽ được xét nghiệm, chẩn đoán sau đó sẽ được tư vấn những cách điều trị phù hợp nhất.
Địa chỉ: Tầng 2 nhà P – Bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội.
Trung tâm Cơ xương khớp của bệnh viện E
Với trang thiết bị vô cùng hiện đại cùng hệ thống máy móc tiên tiến, đây là một trong những địa chỉ khám đau xương khớp uy tín ở Hà Nội. Người bệnh khi đến khám ở trung tâm Cơ xương khớp của bệnh viện E sẽ được chẩn đoán chính xác và có cách chữa phù hợp nhất.
Người bệnh khi được điều trị ở bệnh viện E sẽ được áp dụng cách điều trị kết hợp giữa thuốc và các phương pháp vật lý trị liệu để có hiệu quả tốt hơn.
Địa chỉ: Khối nhà 1 – 4 tầng, số 89 Trần Cung – Cầu Giấy – Hà Nội.
Khoa Cơ xương khớp của bệnh viện Hữu Nghị
Với thời gian thành lập hơn 35 năm, khoa Cơ xương khớp của bệnh viện Hữu Nghị có nhiều kinh nghiệm trong việc khám và điều trị bệnh xương khớp, đặc biệt là đau xương khớp. Với trang thiết bị hiện đại như: máy siêu âm, máy đo mật độ xương, máy chụp Xquang, máy nội soi khớp, đo điện cơ,…
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên đi khám đau xương khớp ở đâu thì khoa Cơ xương khớp của bệnh viện Hữu Nghị là một lựa chọn phù hợp.
Địa chỉ: Số 1 – Trần Khánh Dư – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng của bệnh viện 108
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một trong những địa chỉ khám và điều trị bệnh đau xương khớp tốt ở khu vực phía Bắc nước ta. Tại đây, người bệnh sẽ được áp dụng nhiều kỹ thuật điều trị bệnh như:
- Kỹ thuật điều trị bằng điện: giúp chống viêm và nhiễm trùng, giảm đau một cách nhanh chóng cho người bệnh.
- Kỹ thuật điều trị bằng tập luyện và vận động bằng những bài tập phục hồi chức năng.
- Kỹ thuật điều trị bằng nước: tắm điện một chiều tứ chi, xông hơi khắp cả người, tắm tia nước với áp lực, tắm bằng những tia nước xoáy.
Địa chỉ: Số 1 – Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Đau xương khớp khám ở đâu tốt tphcm
Phòng khám An Dược
Đối với những người bệnh đau xương khớp ở khu vực phía Nam thì có thể khám bệnh ở nhà thuốc An Dược. Đây là phòng khám và chữa bệnh xương khớp nói chung và đau xương khớp nói riêng nổi tiếng ở khu vực miền nam.
Với kinh nghiệm đã chữa thành công cho hơn 5000 bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, trong đó nổi bật là đau xương khớp, thoát vị đĩa đệm, đau lưng. Nhà thuốc An Dược là địa chỉ khám bệnh được rất nhiều người tin tưởng đến khám và chữa bệnh.
Địa chỉ: 325/19 Đường Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.
Bệnh viện Chợ Rẫy
Đã có rất nhiều người bệnh được khám và điều trị, hồi phục các loại bệnh về xương khớp. Vì thế, nếu bạn đang băn khoăn khong biết khám đau xương khớp ở đâu khu vực tphcm thì bệnh viện Chợ Rẫy là một địa chỉ có thể chọn.
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh – Phường 12 – Quận 5 – Tp Hồ Chí Minh.
Bệnh viện 175
Bệnh viện 175 đã có nhiều năm phát triển, vì vậy đây là một địa chỉ khám và chữa bệnh đau xương khớp được nhiều người bệnh tin tưởng. Người bệnh có thể đến trực tiếp khoa Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện 175 để chẩn đoán và có phác đồ điều trị tốt nhất.
Địa chỉ: 786 Nguyễn Kiệm – Phường 3 – Quận Gò Vấp – Tp Hồ Chí Minh.
Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Tp Hồ Chí Minh
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên khám bệnh đau xương khớp ở đâu thì đây chính là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Nghe đến cái tên chắc hẳn mọi người đã biết, đây là một bệnh viện top đầu trong lĩnh vực điều trị các loại bệnh về xương khớp.
Với thiệt bị y tế hiện đại và những phương pháp điều tiên tiến, bệnh viện đã giúp cho rất nhiều người bệnh chữa khỏi bệnh dứt điểm. Đặc biệt là một số bệnh xương khớp chính như: đau xương khớp, thoát bị đĩa đệm, gãy cột sống cổ,…
Địa chỉ: số 929 Trần Hưng Đạo – Phường 1 – Quận 5 – Tp Hồ Chí Minh.
Bệnh viện Nhân Dân 115
Những người bệnh đau xương khớp ở khu vực phía nam có thể lựa chọn bệnh viện Nhân Dân 115 để khám và chữa đau xương khớp. Bệnh viện có chế độ khám ngoài giờ, đội ngũ y bác sĩ tận tình, chuyên môn cao, trạng bị y tế hiện đại.
Địa chỉ: số 527 Sư Vạn Hạnh – Phường 12 – Quân 10 – Tp Hồ Chí Minh.
Chẩn đoán đau nhức xương khớp
Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu bạn thực hiện một bài kiểm tra thể chất. Bác sĩ cũng có thể hỏi một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng đau xương khớp của bạn. Cách này sẽ giúp thu hẹp được phạm vi các nguyên nhân gây bệnh.
Chụp X-quang cũng có thể được chỉ định sử dụng để xác định những tổn thương liên quan đến xương khớp.
Nếu bác sĩ nghi ngờ có một nguyên nhân khác thì có thể yếu cầu xét nghiệm máu để sàng lọc các rối loạn tự miễn. Hoặc có thể chỉ định thực hiện những xét nghiệm tốc độ lắng để đo công thức máu toàn bộ hoặc mức độ viêm trong cơ thể.
Cách chữa đau nhức xương khớp
Chữa đau xương khớp tại nhà
Hiện nay vẫn chưa có cách chữa nào có thể điều trị dứt điểm cơn đau nhức xương khớp hoặc ngăn nó không tái phát trở lại. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để kiểm soát tình trạng đau bao gồm:
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau tại chỗ để giảm đau, sưng và viêm.
- Thường xuyên vận động cơ thể và tham gia các chương trình tập thể dục tại trung tâm.
- Khởi động cơ thể, kéo giãn các cơ trước khi tập luyện thể dục để duy trì khả năng hoạt động của khớp.
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức cân đối sẽ giúp giảm áp lực lên các khớp xương.
- Nếu cơn đau không phải do viêm khớp thì bạn có thể massage, nghỉ ngơi, tắm nước ấm, sử dụng thuốc không kê toa.
Điều trị y tế
Lựa chọn cách chữa đau nhức xương khớp của bạn sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện rút chất lỏng ở trong khớp để kiểm tra nhiễm trùng hoặc gout. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện phẫu thuật để thay thế khớp.
Những cách điều trị không phẫu thuật có thể bao gồm thay đổi lối sống hoặc sử dụng thuốc giảm đau bao gồm:
- acetaminophen (Tylenol, Tylenol Đau khớp, Tylenol Ext, Little Fevers Trẻ em bị sốt / đau)
- aspirin (axit acetylsalicylic, Bayer, Ecotrin, và các loại khác)
- ibuprofen (Advil, Advil / Motrin, Medipren, Motrin, Nuprin, PediaCare Fever, và những người khác)
- Ketorolac so với diclofenac
- Ketorolac so với ibuprofen (Advil)
- Ketorolac so với naproxen (Aleve)
- naproxen (Aleve, Anaprox, Naprelan, Naprosyn)
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Thuốc giảm đau OTC và giảm sốt
Chữa đau nhức xương khớp theo dân gian
- Ngâm rượu chữa đau xương khớp
Những bài thuốc ngâm rượu chữa đau nhức xương khớp hiệu quả bao gồm:
- Rượu tỏi
- Ngâm rượu hạt mè
- Hạt bo bo ngâm rượu
- Hành tây ngâm rượu
- Rượu thuốc ngô công
- Chữa đau xương khớp bằng muối
Bạn thái mỏng gừng ra, sau đó rang với muối hạt trên chảo nóng. Cho hỗn hợp vừa trên vào miếng vải mỏng và chườm trực tiếp lên vùng khớp bị đau nhức. Cách này có thể giúp bạn loại bỏ cơn đau xương khớp nhanh chóng.