[Viêm dạ dày là gì?] Triệu chứng và cách chữa hiệu quả nhất

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Dạ dày
September 28, 2020

Viêm dạ dày là căn bệnh phổ biến và đang có chiều hướng tăng nhanh tại nước ta trong những năm gần đây. Căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân như: đau rát thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua… Hãy cùng tìm hiểu về viêm dạ dày và những thông tin liên quan đến căn bệnh này ngay trong bài viết dưới đây.

Viêm dạ dày tá tràng - Căn bệnh nguy hiểm với nhiều dạng biến thể

Viêm dạ dày là khái niệm để mô tả căn bệnh làm xuất hiện các vết sưng viêm ở lớp niêm mạc dạ dày. Những vết viêm này hình thành do cơ thể bị lây nhiễm một loại vi khuẩn có khả năng gây ra các vết loét ở vùng dạ dày. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài hoặc uống quá nhiều bia rượu cũng là một trong những lý do gây nên tình trạng này.

Viêm loét dạ dày đang là căn bệnh diễn ra phổ biến ở nước ta thời gian gần đây

Viêm dạ dày tiếng anh là gì? Nó còn được gọi là gastritis - một tình trạng viêm xuất hiện tại niêm mạc dạ dày (stomach lining or gastric mucosa). 

Viêm dạ dày – tá tràng là một căn bệnh gây tổn thương viêm trên niêm mạc dạ dày – tá tràng (chính là phần tiếp nối với dạ dày, phần đầu của ruột non). 

Căn bệnh này có thể xảy ra với những triệu chứng bệnh đột ngột (viêm dạ dày cấp tính) hoặc có những triệu chứng âm thầm, từ từ xuất hiện theo thời gian (viêm dạ dày mãn tính). Đây cũng chính là hai dạng tiêu biểu nhất của bệnh viêm dạ dày. Tùy từng trường hợp, bệnh có thể xuất hiện vết viêm từ đó gây loét và làm tăng khả năng gây ung thư dạ dày. 

Ngoài ra, có thể nhắc tới viêm dạ dày dạng nốt. Đó là một trong những thể dị biệt của bệnh lý xảy ra tại dạ dày.

Giải đáp thắc mắc viêm dạ dày dạng nốt là gì? Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên trưởng khoa khám bệnh bệnh viện YHCT Trung ương) cho biết: “Viêm dạ dày vốn là tình trạng bệnh lý xảy ra trong trường hợp dạ dày bị tổn thương bởi quá trình tiêu hóa thức ăn. Trong quá trình này, lượng dịch vị axit gia tăng và làm bào mòn lớp niêm mạc bảo vệ bên ngoài. Đó là lý do gây nên các vết viêm. 

Khi ổ viêm này tích tụ lâu ngày mà không được điều trị triệt để sẽ tạo nên các dạng biến thể khác đó là những nốt sần trên bề mặt”.

Viêm dạ dày dạng nốt thường phân tán đều trên niêm mạc của dạ dày

Viêm dạ dày dạng nốt còn có tên gọi khác là viêm dạ dày thủy đậu. Nếu làm nội soi sẽ phát hiện vết viêm loét đó giống như hạt thủy đậu tại niêm mạc dạ dày. Những vết loét này thường rất nhỏ và phân tán đều chứ không tập trung tại niêm mạc.

Theo nghiên cứu, có đến ⅓ số người bị viêm dạ dày dạng nốt trong tổng số những người mắc bệnh. 

Bên cạnh viêm dạ dày còn có một số dạng biến thể khác như:

  • Viêm hang vị dạ dày (viêm trợt, viêm xung huyết): là tình trạng xước, viêm, loét ở niêm mạc hang vị dạ dày
  • Viêm dạ dày u hạt: Tình trạng viêm dạ dày này là do một số ký sinh trùng, lao và bệnh giang mai gây ra.
  • Viêm dạ dày thể giả lympho: Tình trạng này xảy ra do phản ứng bất thường của vết loét dạ dày, khiến vùng niêm mạc phình to bất thường.
  • Viêm dạ dày niêm mạc khổng lồ: Nó làm cho lớp biểu mô dạ dày bị phình đại, làm mất lượng protein cần thiết chuyển vào dạ dày.
  • Viêm dạ dày ái toan: Xảy ra do thâm nhiễm bạch cầu ái toan vào phần thành dạ dày và ruột non. Dạng biến thể này gây tăng bạch cầu trong máu. 

Xem thêm : [ Đau dạ dày là gì? ] Dấu hiệu, chế độ ăn và thuốc chữa tốt nhất

Cảnh giác: Viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Tùy theo thời điểm khởi phát bệnh và phác đồ điều trị mà các bác sĩ sẽ nhận định mức độ nguy hiểm khác nhau bệnh này. Trường hợp người bệnh được điều trị sớm và đúng cách, các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần. Khi đó, nó không gây ra những mối nguy hại cho sức khỏe. Ngược lại, nếu bệnh lâu ngày không được chữa trị sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hại. 

Biến chứng của bệnh viêm dạ dày gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh

Một số những biến chứng nguy hiểm mà bệnh viêm xung huyết gây ra như:

  • Hẹp môn vị dạ dày: Tình trạng này sẽ gây khó khăn cho tiêu hóa và hoạt động co bóp dạ dày
  • Làm thủng dạ dày: Biến chứng này được cho là có mức độ nguy hiểm bậc nhất của viêm loét. Nó sẽ làm cho người bệnh hạ huyết áp, đau đớn khi thở,… Khi đó, nếu không được phẫu thuật điều trị sẽ dẫn đến ung thư, thậm chí nguy hại tính mạng.
  • Xuất huyết dạ dày: Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể nôn hoặc đi ngoài ra máu. Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh sẽ thấy có máu tươi hoặc màu đen khi đi vệ sinh. Biến chứng này sẽ làm cho bệnh nhân bị suy nhược, nhợt nhạt, da mặt tái hơn rất nhiều.
  • Ung thư dạ dày: Đây là dạng biến chứng khó điều trị và cần chi phí rất lớn. Đa số trường hợp người bệnh phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối.

ĐỪNG BỎ QUA CƠ HỘI “ĐÁNH GỤC” BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY

Viêm dạ dày - Nguyên nhân mắc bệnh từ những lý do ít ai ngờ tới

Dịch tiêu hóa sẽ tràn lên và tấn công dạ dày, đặc biệt là khi lớp chất nhầy đóng vai trò là hàng rào bảo vệ bị tổn thương. Từ đó, nó gây ra các vấn đề về bệnh lý khác trong đó có viêm niêm mạc dạ dày.

Một số những nguyên nhân làm gia tăng khả năng lây nhiễm viêm dạ dày có thể kể đến như:

  • Lạm dụng các loại thuốc giảm đau: Những loại thuốc có tác dụng giảm đau, nhất là thuốc thuộc nhóm NSAIDs có thể gia tăng khả năng bị viêm dạ dày. Chúng là nguyên nhân chính suy giảm khả năng bảo vệ niêm mạc thậm chí ăn mòn niêm mạc dạ dày.
  • Mệt mỏi, căng thẳng kéo dài: Trạng thái tâm lý cũng có ảnh hưởng lớn đến dạ dày, nhất là trạng thái mất cân bằng. Khi đó, cơ thể sẽ tăng tiết dịch vị, lượng axit tăng lên đột ngột làm mất cân bằng tại dạ dày, lâu dần sẽ gây bệnh trào ngược, sưng, viêm trợt tại dạ dày.
  • Ăn uống và sinh hoạt: Thói quen ăn không đúng bữa, ăn uống bừa bãi, ăn quá no hoặc quá đói... sẽ làm cho hoạt động co bóp của dạ dày bị tác động lớn. Lượng dịch vị dạ dày tăng lên làm lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương từ đó hình thành các vết viêm loét.
  • Vi khuẩn HP tấn công: Loại vi khuẩn này khi tấn công vào dạ dày sẽ sinh sống và phát triển tại lớp nhầy ở niêm mạc. Lúc này, chúng bắt đầu tiết ra độc tố làm mất đi khả năng chống lại axit của niêm mạc. Vì thế dạ dày sẽ dễ bị sưng viêm hơn bao giờ hết.
  • Viêm dạ dày tự miễn: Đây là một trường hợp của chứng rối loạn tự miễn, lúc đó cơ thể tự tạo ra kháng thể để tấn công lại những tế bào có lợi ở dạ dày. Những phản ứng tự miễn này có khả năng gây suy yếu hàng rào vững chắc tại dạ dày. 
  • Những nguyên nhân khác: Một vài vấn đề sức khỏe khác như HIV/AIDS, bệnh crohn, ký sinh trùng tấn công... cũng tăng khả năng gây viêm dạ dày.
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh

Đừng coi thường những dấu hiệu cảnh báo bệnh

Khi dạ dày xuất hiện vết viêm loét, cơ thể người bệnh sẽ có những dấu hiệu như:

Chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu

Hoạt động co bóp và tiêu hóa của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng rất lớn khi dạ dày bị tổn thương. Lúc này, dạ dày không còn hoạt động tốt, không thể tiêu hóa hết thức ăn, khó tiêu. Vì thế, người bệnh sẽ cảm thấy chướng bụng, đầy hơi mỗi khi ăn thậm chí rất lâu sau khi ăn.

Một vài trường hợp bệnh nhân có thể có cảm giác nôn nao hoặc nôn ra thức ăn.

Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị

Thức ăn tồn đọng trong dạ dày quá lâu sẽ gây nên tình trạng ợ hơi và ợ chua ở người bệnh. Bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng rát tại vùng trên rốn và vô cùng khó chịu.

Triệu chứng này rất phổ biến ở người bị viêm dạ dày. Ợ chua còn có thể kèm theo trào ngược dạ dày thực quản gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Xem thêm : [Viêm hang vị dạ dày] Dấu hiệu và cách chữa mới nhất

Thượng vị thường xuyên bị đau (vùng trên rốn)

Đau vùng thượng vị là một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Những cơ đau này cũng thường xuất hiện khi bạn có bệnh lý về dạ dày. Khi đó, bệnh nhân sẽ thấy bị nóng rát, thậm chí là đau quặn vùng bụng vào các thời điểm khác nhau. 

Bệnh gây ra những cơn đau quặn khó chịu

Mức độ đau cũng tăng dần từ âm ỉ đến đau tức và nặng nhất là đau quặn từng cơn theo vị trí viêm loét. Thông thường, những cơn đau này sẽ xuất hiện nhiều khi ăn hoặc sau khi ăn, đặc biệt là khi người bệnh ăn các đồ chua, cay, nóng...

Riêng với người bị viêm dạ dày cấp, các cơn đau thường đến bất chợt kéo theo những cơn đau nhức, quặn thắt.

Rối loạn tiêu hóa cảnh báo viêm trợt

Tình trạng tiêu chảy, táo bón sẽ diễn ra thường xuyên khi hệ tiêu hóa bị tác động. Khi dạ dày của bạn gặp vấn đề thì hệ tiêu hóa cũng bị suy giảm khả năng hoạt động và dẫn đến những triệu chứng rối loạn tiêu hóa kể trên.

Nếu gặp những triệu chứng kể trên, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời. Đặc biệt là với những bệnh nhân bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, càng cần có hướng điều trị phù hợp.

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn cũng gặp phải những triệu chứng bệnh này

Phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày chính xác nhất

Sau khi thăm khám về tình trạng và tiền sử bệnh, để đưa ra kết luận chính xác nhất, các bác sĩ sẽ lựa chọn một trong những phương pháp chẩn đoán phù hợp với người bệnh.

Một vài phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày thường được dùng phổ biến nhất đó là:

Xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh một cách nhanh chóng
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này được thực hiện nhằm kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn HP và sức đề kháng của người bệnh với loại vi khuẩn này. Ngoài ra, phương pháp này được tiến này cũng cho biết người bệnh có thiếu máu hay không. Viêm xung huyết sẽ được tìm ra nhanh nhất qua máu của bệnh nhân.
  • Kiểm tra hơi thở: Đây là xét nghiệm đơn giản và nhanh gọn nhất để tìm ra vi khuẩn H. pylori gây bệnh viêm loét.
  • Xét nghiệm phân: Thông qua kiểm tra mẫu phân, các bác sĩ cũng sẽ tìm ra sự có mặt của những vi khuẩn gây hại dạ dày. Nếu phân có chứa máu cũng là biểu hiện của xuất huyết dạ dày đi kèm với bệnh viêm loét.
  • Nội soi dạ dày: Tiến hành nội soi giúp bác sĩ có thể quan sát và chẩn đoán tình trạng bệnh lý của bạn một cách rõ ràng. Những hình ảnh nội soi cho biết dấu hiệu bất thường tại dạ dày mà hình ảnh X - quang không thể nhìn rõ. Nội soi thường kéo dài trên dưới 20 phút và cho kết quả ngay sau đó.
  • Chụp X - quang: Sử dụng tia X để quan sát các hình ảnh của cơ quan trong đường tiêu hóa. Trong đó bao gồm thực quản, dạ dày và ruột non. Nếu bệnh nhân xuất hiện các vết viêm loét thì tia X sẽ cho về kết quả dị biệt và sẽ được các bác sĩ chẩn đoán. Trước khi tiến hành phương pháp này bạn sẽ cần uống thuốc cản quang (có chứa barium) theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Sau khi sử dụng các phương pháp chẩn đoán kể trên, các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh. Người bệnh sẽ được xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Cách điều trị viêm dạ dày tá tràng tốt nhất từ chuyên gia

Muốn điều trị viêm dạ dày một cách triệt để cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh lý.

Dưới đây là những cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả nhất:

Thuốc Tây điều trị triệu chứng viêm dạ dày

Khi lượng axit trong dạ dày tăng cao sẽ kích thích mô trong dạ dày. Đây là nguyên nhân chính gây sưng, viêm. Chính vì thế, với hầu hết các loại viêm dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu viêm và làm trung hòa axit dạ dày như:

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc Tây để điều trị viêm loét
  • Thuốc giảm tiết axit dạ dày: Một số loại giảm tiết axit phổ biến như: ranitidine, cimetidin, famotidin,…. được dùng để giảm cơn đau nhanh chóng và trung hòa lượng axit tại dạ dày.
  • Thuốc ức chế histamin H2: Trường hợp dùng thuốc kháng acid không có tác dụng, bác sĩ có thể dùng thêm các loại thuốc ức chế như: cimetidine (Tagamet), ranitidine (Zantac), ranitidine (Acid)... 
  • Thuốc dạ dày chữ Y: Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn axit trào ngược, loại bỏ những triệu chứng như đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua,….
  • Thuốc dạ dày chữ P: Đây là loại thuốc có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm dạ dày như: buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi…
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Tác dụng của nhóm thuốc này là làm giảm tiết axit tại dạ dày bằng cách ức chế hoạt động của tế bào có nhiệm vụ sản xuất axit. Một số loại thuốc tiêu biểu trong nhóm thuốc này như: lansoprazole, esomeprazole, omeprazole, dexlansoprazole, rabeprazole, pantoprazole. 
  • Thuốc kháng sinh loại bỏ vi khuẩn HP: Trường hợp phát hiện có vi khuẩn HP trong hệ tiêu hóa, bác sĩ sẽ phối hợp sử dụng các loại thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP như: clarithromycin với amoxicillin hay metronidazol. 
  • Thuốc tạo bảo vệ niêm mạc: Đây là những loại thuốc có tác dụng làm lành các vết sưng, loét tại niêm mạc, bảo vệ niêm mạc khỏi những tác động xấu. Một vài loại thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày như: Silicate al, Subcitrate, Silicate mg,…

Ưu điểm: Thuốc Tây có tác dụng đẩy lùi những cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng, giảm nhanh triệu chứng của bệnh viêm dạ dày. Thời gian sử dụng thuốc tây thường không kéo dài (chỉ từ 7 - 14 ngày).

Nhược điểm: Sử dụng thuốc Tây lâu dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, làm suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ thoái hóa và gãy xương hông, xương cổ tay... Thuốc Tây không thể khôi phục hoàn toàn vết thương tại niêm mạc dạ dày. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà - cẩn trọng những biến chứng

Dưới đây là 1 số mẹo dân gian được nhiều người truyền tai là có công dụng chữa viêm dạ dày hiệu quả:

  • Hỗn hợp nghệ và mật ong: Nghệ và mật ong được tận dụng như một vị thuốc quý. Bạn có thể trộn đều rồi vo tròn hỗn hợp này thành những viên nhỏ. Bạn có thể ăn trực tiếp viên nghệ mật ong 2 lần mỗi tuần.
  • Dùng lá bạc hà: Khi bị viêm dạ dày, bạn có thể ăn trực tiếp lá bạc hà. Lá bạc hà có thể làm dịu bớt cơn đau và kích thích tiêu hóa rất tốt.
  • Ngó sen và củ cải: Bạn có thể tự làm bài thuốc chữa viêm loét tại nhà với ngó sen và củ cải. Cách làm vô cùng đơn giản: Rửa sạch nguyên liệu và đêm giã nhỏ ngó sen, củ cải. Bạn có thể chắt lọc lấy nước và uống mỗi ngày 2 lần.
  • Trà hoa cúc: Tính hàn, vị ngọt có thể kích thích tiêu hóa, giúp thanh lọc cơ thể và an thần hiệu quả. Bệnh nhân viêm dạ dày uống trà hoa cúc mỗi ngày có thể làm lành vết viêm loét và làm dịu những cơn đau.
Trà hoa cúc có nhiều tác dụng với sức khỏe người bệnh

Ưu điểm: Chữa viêm loét tại nhà tiết kiệm chi phí, những loại thảo dược được dùng có thể xoa dịu những cơn đau và hỗ trợ giảm vết sưng viêm. Mẹo dân gian chữa bệnh viêm dạ dày được nhiều người áp dụng vì nó rất tiện lợi với, có thể tự thực hiện tại nhà.

Nhược điểm: Chữa viêm loét dạ dày bằng mẹo chỉ có thể áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ và ở giai đoạn đầu. Khi sử dụng các loại dược liệu không đúng liều lượng sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: dị ứng, mẩn ngứa hoặc có thể bị ngộ độc nếu không biết lựa chọn dược liệu. Hơn nữa, cách điều trị này chỉ có tác dụng tạm thời và không thể điều trị bệnh tận gốc.

Thuốc Đông y - Giải pháp chữa viêm dạ dày hiệu quả số 1

Lựa chọn chữa bệnh bằng Đông y là sự lựa chọn an toàn cho người bệnh. Phương pháp chữa bệnh này có khả năng điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh - điều mà các phương pháp khác chưa thể giải quyết được. Bài thuốc Đông y cũng hạn chế được tình trạng bệnh tái phát sau khi điều trị hay nỗi lo về tác dụng phụ của thuốc ở người bệnh.

Tuy nhiên, chữa bệnh bằng Đông y còn tồn tại những nhược điểm như: Thời gian chữa bệnh khá dài đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, nỗi lo về những loại dược liệu trôi nổi, không đạt chất lượng...

Một bài thuốc Đông y chữa viêm dạ dày được dùng phổ biến và được đánh giá là mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay đó là Sơ can Bình vị tán. Được bào chế bởi các y bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bài thuốc ra đời đã khắc phục hoàn toàn những nhược điểm thường gặp ở những bài thuốc Đông y khác.

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán với cơ chế khắc phục viêm đau dạ dày hiệu quả vượt trội

Sơ can Bình vị tán có sử dụng kết hợp các dược liệu quý như: bố chính sâm, bạch thực, ô tặc cốt, cam thảo, chè dây, tam thất, sài hồ, đương quy. Đây đều là những loại dược liệu có tác dụng ổn định và điều trị vết sưng viêm tại niêm mạc dạ dày. Những loại dược liệu này cũng giúp tăng cường sức khỏe tự nhiên và hạn chế tối đa tác dụng phụ với cơ thể người bệnh.

Ba loại chế phẩm của Sơ can Bình vị tán gồm có: 

  • Sơ can bình viêm loét HP: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp, hồi phục niêm mạc bị tổn thương đồng thời chống viêm và giúp khí huyết lưu thông.
  • Sơ can bình – Trào ngược: Loại bỏ các triệu chứng của bệnh viêm loét như: trào ngược, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, …
  • Cao bình vị: Có tác dụng giải độc và thanh lọc cơ thể hiệu quả, chữa lành vùng da bị tổn thương, giảm đau, ợ hơi, ợ chua... Ngoài ra, cao bình vị còn giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng sau khi điều trị bệnh.

Uy tín cũng như chất lượng của bài thuốc đã được rất nhiều bệnh nhân công nhận. Bài thuốc được giới thiệu trên nhiều trang báo uy tín và được nhiều nghệ sĩ tin dùng. NSND Trần Nhượng là một trong số rất nhiều bệnh nhân tìm đến với Thuốc dân tộc và đã thoát khỏi căn bệnh viêm dạ dày nhờ bài thuốc Sơ can Bình vị tán.

Xem video NSND Trần Nhượng chia sẻ về hành trình điều trị bệnh viêm dạ dày tại Thuốc Dân tộc

Bài thuốc Đông y Sơ can Bình vị tán có khả năng điều trị bệnh từ tận căn nguyên, hạn chế tái phát bệnh. Sơ can Bình vị tán là sự lựa chọn an toàn cho người bệnh vì những dược liệu được gia giảm theo tỷ lệ nhất định và không gây tác dụng phụ. Tất cả những dược liệu được sử dụng đều là dược liệu sạch và được kiểm định rõ ràng.

Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần chú ý dùng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý, kiên trì điều trị theo lộ trình của bác sĩ.

Loại bỏ mọi triệu chứng của viêm dạ dày hãy liên hệ ngay

Người bị viêm dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Chuyên gia khuyến cáo người bị bệnh viêm dạ dày trong quá trình điều trị bệnh cần chú ý kết hợp với chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp để nâng cao sức khỏe. Đặc biệt người bị viêm dạ dày cần phải biết: Viêm dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Hãy lưu ý khi lựa chọn thực phẩm, nhất là những thực phẩm có lợi và tránh ăn những thực phẩm gây hại dạ dày.

Những thực phẩm người viêm dạ dày nên ăn

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Ăn thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng làm sạch và giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Nhờ đó, những vết viêm loét được phục hồi nhanh chóng hơn. Có một số loại thực phẩm giàu chất cơ mà bạn có thể lựa chọn như: đậu Hà Lan, yến mạch, củ cải đường, hạt chia, táo…
  • Thực phẩm dễ tiêu hóa: Những thực phẩm mềm và có tinh bột như: khoai lang, gạo trắng, bánh mì, trứng gà.. là lựa chọn tốt nhất cho người bị viêm dạ dày. Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ làm giảm bớt áp lực lên dạ dày, giúp cho dạ dày phục hồi nhanh hơn.
  • Thực phẩm giàu probiotic: Probiotic là những lợi khuẩn giúp ích cho hệ tiêu hóa. Những lợi khuẩn này sẽ giúp bạn thiết lập lại hệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, và giúp dạ dày hoạt động hiệu quả, đẩy lùi vi khuẩn có hại. Một số thực phẩm giàu probiotic có thể kể đến như: sữa chua, phô mai, men vi sinh...
Bánh mỳ giúp thấm hút bớt lượng axit dư thừa ảnh hưởng đến vết sưng viêm tại dạ dày

Ngoài ra, người bị viêm dạ dày cần tránh những thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm cay nóng: Người bệnh ăn những thực phẩm cay nóng sẽ làm cho niêm mạc dạ dày bị kích thích. Lúc này, dịch vị axit cũng sẽ tăng tiết làm cho vết sưng viêm lan rộng và chuyển biến nặng hơn.
  • Đồ nướng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ: Những loại thực phẩm này sẽ khiến dạ dày phải co bóp mạnh, gây ra nhiều áp lực với hệ tiêu hóa. Ngoài ra, những thực phẩm đông lạnh cũng khiến cho dạ dày chịu tác động lớn hơn và làm cho hệ tiêu hóa bị tổn thương nặng nề.
  • Đồ uống có gas, rượu bia: Đồ uống có cồn  và các chất kích thích gây nên cảm giác chướng bụng, khó tiêu. Những loại đồ uống này sẽ làm cho các vết viêm loét nghiêm trọng hơn rất nhiều.
  • Thực phẩm nhiều axit: Những loại quả hoặc thực phẩm chua, lên men như: Chanh, xoài, khế, cóc, dưa muối, cà muối... cũng làm cho các vết loét lan rộng hơn và rất khó để khắc phục tình trạng bệnh.

Biện pháp phòng tránh viêm dạ dày tá tràng

Muốn hạn phòng tránh những nguy cơ gây viêm dạ dày - tá tràng, bạn cần chú ý thực hiện những biện pháp phòng tránh dưới đây:

  • Ăn uống khoa học: Để phòng tránh bệnh, ngay từ bây giờ hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và ăn uống khoa học. Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và ăn đúng giờ là cách tốt nhất giúp bạn loại bỏ nguy cơ mắc viêm dạ dày.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, nước ngọt: Những loại đồ uống này có thể gây kích ứng và bào mòn dần lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày. Không chỉ vậy, những loại đồ uống này còn gây ra hàng loạt bệnh lý khác như: béo phì, tiểu đường, gan…
Tránh xa rượu bia là cách tốt nhất để bảo vệ dạ dày của bạn
  • Không hút thuốc: Khói thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Nó làm cản trở quá trình hô hấp và tiêu hóa, tăng thêm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. 
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại thuốc giảm đau. 
  • Tránh căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài.
  • Thường xuyên tập luyện để nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch tự nhiên.

Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về bệnh viêm dạ dày. Khi mắc bệnh bạn cần nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Trung tâm Thuốc dân tộc với bài thuốc Sơ can Bình vị tán chính là lựa chọn hàng đầu cho bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi để sớm tìm được liệu trình thích hợp và nhanh khỏi bệnh.

ĐẶT LỊCH NGAY ĐỂ ĐƯỢC THĂM KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ VỚI NHỮNG BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH:

  • Hà Nội: Biệt thự B31 Ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – SĐT/Zalo: 096 244 8569
  • Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, Phường 2, Q.Phú Nhuận – SĐT/Zalo: 0961 825 886
  • Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT/Zalo: 0972 606 773
  • Website: https://www.thuocdantoc.org/
  • Fanpage: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc

Xem thêm: Sơ can Bình vị tán có tốt không? Giá bao nhiêu?

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap