[ Đau dạ dày là gì? ] Dấu hiệu, chế độ ăn và thuốc chữa tốt nhất

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Dạ dày
September 28, 2020

Đau dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến gây cơn đau quặn hoặc âm ỉ kéo dài, người bệnh ợ hơi, ợ chua, ảnh hưởng đến sức khỏe cuộc sống của người bệnh. Tình trạng bệnh kéo dài dẫn đến biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày thậm chí ung thư. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị ra sao? 

Đau dạ dày là gì? Nhận biết vị trí đau tránh nhầm lẫn bệnh lý khác

Dạ dày là cơ quan quan trọng và có kích thước lớn nhất hệ tiêu hóa nằm ở giữa tá tràng và thực quản. Theo thống kê của Hội khoa học tiêu hóa, trên thế giới có khoảng 5 - 10% dân số toàn thế mắc phải căn bệnh này. 

Ở Việt Nam tỷ lệ này là 7% dân số. Hơn nữa có khoảng 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày và biến chứng dẫn đến ung thư ngày càng tăng và trẻ hóa. Vậy đau dạ dày là gì? 

Bệnh đau dạ dày (hay còn gọi đau bao tử, tên tiếng là Stomachache) đây là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa, khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây cơn đau, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị,...

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do vi khuẩn (Helicobacter Pylori), thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không khoa học, lạm dụng thuốc, sử dụng chất kích thích hay do căng thẳng stress kéo dài.

Đau là dày là căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến

So với cơn đau bụng khác, người bệnh nhận biết đau dạ dày ở những vị trí: 

  • Đau vùng thượng vị: Vùng thượng nằm ở phía trên rốn dưới xương ức có thể lan nhanh sang khu vực xung quanh như vùng lưng và ngực. 
  • Đau giữa bụng - giữa rốn
  • Đau dạ dày ở vị trí bên trái: thường xuất hiện khi bụng đói. 

Phụ thuộc vào thời gian, mức độ nghiêm trọng, thời gian mắc bệnh, trong y khoa chia đau dạ dày thành 2 dạng chính: 

  • Đau dạ dày cấp tính: Ở giai đoạn này niêm mạc dạ dày chưa bị tổn thương nghiêm trọng, cơn đau thường xuất hiện đột ngột, không kéo dài. Theo chuyên gia khuyến cáo, người bệnh chữa từ giai đoạn này, bệnh dễ điều trị và không bị biến chứng nguy hiểm.
  • Đau dạ dày mãn tính: Đây là một trong những biến chứng của đau dạ dày cấp tính, ở giai đoạn này thường khó điều trị và thời gian điều trị lâu dài. Các triệu chứng kéo dài và xuất hiện thường xuyên, người bệnh cần nhận biết và điều trị sớm phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra. 
Đau dạ dày được chia thành đau dạ dày cấp tính và mãn tính

Xem thêm : [Viêm hang vị dạ dày] Dấu hiệu và cách chữa mới nhất

Dấu hiệu đau dạ dày điển hình 9/10 người mắc phải

Một số biểu hiện đau dạ dày người bệnh dễ dàng nhận biết như: 

  • Đau bụng: Xuất hiện cơn đau tại các vị trí nói trên, có thể đau quặn thành từng cơn, cơn đau xuất hiện thường xuyên khi bụng đói. 
  • Ợ hơi, ợ chua: Đây là dấu hiệu bệnh đau dạ dày phổ biến, khi dịch vị dạ dày trào ngược, kèm theo ợ hơi, ợ chua, miệng đắng, đau vùng xương ức
  • Nôn và buồn nôn: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng lan rộng dẫn đến buồn nôn. Tình trạng diễn ra thường xuyên dẫn đến thiếu nước điện giải, cơ thể suy nhược, kèm theo những triệu chứng khác. Ở một số trường hợp người bệnh nghiêm trọng dẫn đến nôn ra máu
  • Đầy bụng khó tiêu: Bệnh đau dạ dày khiến chức năng hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, và thường xuất hiện khi người bệnh ăn quá no hoặc dung nạp thực phẩm khó tiêu
  • Chán ăn cơ thể mệt mỏi: Tình trạng cơn đau, kèm theo triệu chứng ợ hơi, ợ chua người bệnh ăn không ngon, chán ăn, cơ thể suy nhược sụt cân không lý do. 

Dấu hiệu bệnh đau dạ dày người bệnh có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác, khi gặp dấu hiệu trên cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. 

Người bệnh nhận biết những triệu chứng đau dạ dày thường gặp

Triệu chứng đau dạ dày ở đối tượng đặc biệt: 

  • Trẻ em: Trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh dạ dày khi hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Trẻ bị ợ hơi ợ chua, khó tiêu, quấy khóc, chán ăn,.. Cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu và điều trị sớm. 
  • Phụ nữ mang thai: Sự phát triển của thai nhi gây áp lực nên ổ bụng trong dạ dày và xuất hiện cơn đau. Mẹ bầu bị đau vùng thượng vị, đầy bụng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, một số người bệnh có thể bị xuất huyết dạ dày. 

Triệu chứng buồn nôn ợ hơi, ợ chua nhiều mẹ bầu nhầm lẫn với dấu hiệu thai nghén. Do đó cần đi thăm khám và điều trị sớm đảm bảo sức khỏe mẹ và bé. 

BẠN ĐANG CÓ NHỮNG DẤU HIỆU TRÊN? LIÊN HỆ NGAY VỚI CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CÁCH ĐIỀU TRỊ

Nguyên nhân khiến tỷ lệ đau dạ dày ngày một gia tăng

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan cho biết, nguyên nhân đau bao tử chủ yếu là do vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori). Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, xuất hiện vết loét, cơn đau cùng triệu chứng đi kèm. Theo một số thống kê có đến 80% người bệnh bị đau dạ dày do vi khuẩn này. 

Chúng có thể lây nhiễm qua đường miệng, đường phân, vật dụng trung gian như thiết bị y, thực phẩm. Do đó người bệnh có thể dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn nếu tiếp xúc với người bệnh, thực phẩm bên hay môi trường vệ sinh không sạch sẽ. 

Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây đau dạ dày như:  

  • Lạm dụng thuốc Tây
  • Sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, có gas 
  • Chế độ ăn không khoa học lành mạnh: Ăn quá no, ăn quá nhanh, không nhai kỹ...
  • Do bệnh lý: Một số bệnh như ung thư tuyến tụy, hội chứng ruột kích thích, bệnh lý tại tuyến giáp,... là nguyên nhân gây đau dạ dày
  • Ngoài ra do căng thẳng kéo dài, áp lực công việc, thức khuya ngủ không đủ giấc là nguyên nhân dẫn đến niêm mạc dạ dày bị tổn thương 
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày

Xem thêm : [Vi khuẩn HP là gì?] Có lây không? Cách chữa viêm dạ dày HP tận gốc

Bệnh đau bao tử có nguy hiểm không?

Triệu chứng của bệnh thường dễ nhầm lẫn với bệnh lý đường tiêu hóa khác, nên người bệnh thường chủ quan và không nhận biết bệnh lý sớm ở những giai đoạn đầu. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ khó điều trị và dẫn đến biến chứng nghiêm trọng:

  • Hẹp môn vị: Khiến thức ăn tiêu hóa chậm, người bệnh chướng bụng đầy hơi, ợ chua. Ở một số trường hợp người bệnh bị nôn ói đặc biệt sau khi ăn. 
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Bệnh dạ dày kéo dài, niêm mạc dạ dày bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tạo ra vết loét. 
  • Trào ngược dạ dày: Đây cũng là một trong những biến chứng phổ biến dịch vị dạ dày bị trào ngược gây ợ hơi, ợ chua,... Ngoài ra còn có thể biến chứng đến một số bệnh liên quan khác như hẹp thực quản, viêm đường hô hấp,... 
  • Xuất huyết tiêu hóa: Hay còn gọi là chảy máu ở dạ dày, khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy máu dạ dày. Khi bị xuất huyết dạ dày người bệnh thường xuất hiện triệu chứng nôn hoặc đi ngoài ra máu. Khi đó người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để điều trị và cấp cứu tránh để mất máu quá nhiều nguy hiểm đến tính mạng. 
  • Thủng dạ dày: Khi vết loét và lớp niêm mạc tổn thương nghiêm trọng, người bệnh không điều trị kịp thời dẫn đến thủng dạ dày. Người bệnh thường xuất hiện cơn đau dữ dội, nôn ói, bụng cứng lại,... Khi đó người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu và điều trị kịp thời. 
  • Ung thư dạ dày: Theo thống kê, người bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp tỷ lệ biến chứng sang ung thư dạ dày cao hơn so với nguyên nhân khác và có khoảng 800.000 người tử vong mỗi năm do nguyên nhân này. 

Ngoài ra hiệu quả bài thuốc phụ thuộc nhiều vào chế độ sinh hoạt, cơ địa, phương pháp điều trị và sự tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Do đó bác sĩ Tuyết Lan khuyên người bệnh nên thăm khám và điều trị bệnh sớm từ những giai đoạn đầu, phòng tránh bệnh biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng. 

Tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Đau dạ dày nên ăn gì kiêng gì? 

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, theo chuyên gia khuyến cáo, người bệnh cần chế độ ăn khoa học giúp hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức đề kháng: 

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Người bệnh nên bổ sung thực phẩm ra xanh, đậu hà lan, tốt cho hệ tiêu hóa
  • Thực phẩm trung hòa axit: Người bệnh sử dụng thực phẩm như trứng, sữa, bánh mỳ, bánh quy, thức ăn chứa hàm lượng tinh bột cao như cơm, khoang lang, khoai tây,... 
  • Thực phẩm giàu chất Flavonoid: Những thực phẩm được khuyên dùng như cần tây, táo, súp lơ, trà xanh
  • Thực phẩm giàu probiotic: Sữa chua, Buttermilk (sản phẩm lên men từ sữa chua), Kefir (thực phẩm lên men lactic),

Bên cạnh đó người bệnh nên hạn chế một số thực phẩm như: 

  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu và chứa nhiều đường 
  • Thực phẩm có tính axit cao như chanh, xoài chua, cam quýt chua, đồ ăn lên men và đồ chua
  • Không sử dụng rượu bia, đồ uống chứa caffein (cafe), không hút thuốc lá
Những thực phẩm người bệnh cần kiêng khi bị đau bao tử

Ngoài ra người bệnh cần lưu ý: 

  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói, chia nhiều bữa ăn trong ngày tránh tạo áp lực nên dạ dày và gây đau 
  • Không nằm ngay, hay vận động quá mạnh sau khi ăn
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress khiến bệnh nghiêm trọng hơn 
  • Nhận biết dấu hiệu bệnh thăm khám và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm, khó điều trị
  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch 

Chẩn đoán bệnh như thế nào để điều trị bệnh sớm

Nhận biết dấu hiệu, người bệnh cần đi thăm khám và điều trị sớm phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Tại cơ sở y tế, người bệnh được bác sĩ kiểm tra triệu chứng lâm sàng như: triệu chứng của bệnh, thói quen sinh hoạt, tiền sử bệnh lý và sử dụng thuốc từ đó xác định nguyên nhân và tiến hành xét nghiệm từ đó đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất. 

Một số xét nghiệm được tiến hành như: 

  • Nội soi dạ dày: Phương pháp này sử dụng ống nội soi có gắn camera và đưa vào bên trọng hệ tiêu hóa từ đó xác định mức độ tổn thương dạ dày. Ngoài ra người bệnh được lấy mẫu mô sinh thiết để xác định vi khuẩn Hp hay không
  • Xét nghiệm phân: Xét nghiệm giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh có do vi khuẩn hay không, hơn nữa phương pháp này còn giúp phát hiện cách bệnh lý về đường ruột khác
  • Xét nghiệm máu: Đây là một trong những xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn Hp, khi được tiến hành lấy một lượng máu để xác định
  • Chụp x-quang: Với trường hợp bệnh nhân không hợp khi sử dụng phương pháp nội soi, được bác sĩ tiến hành chụp x-quang. Người bệnh được cho uống một lượng bari vừa đủ, sau đó bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng và tổn thương bệnh thông qua hình ảnh chụp x-quang. 
  • Test hơi thở (Thổi bong bóng HP): Người bệnh được uống viên thuốc sau đó thổi hơi vào dụng cụ xét nghiệm, giúp bác sĩ xác định vi khuẩn HP có tồn tại trong nước bọt, từ đó xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh 

Sau khi được chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và đúng cách 

Phương pháp nội soi dạ dày xác định vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh

Đau dạ dày uống thuốc gì? Phương pháp điều trị được chuyên gia khuyến cáo 

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyên trưởng khoa Nội bệnh viện YHCT Trung Ương, bệnh đau dạ dày có nhiều phương pháp điều trị như sử dụng Thuốc Tây, Đông y, hay dân gian giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và cơ địa người bệnh có thể sử dụng các phương pháp phù hợp. 

Thuốc Tây - “Con dao 2 lưỡi” khiến dạ dày gặp nguy

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến, được nhiều người bệnh sử dụng giúp cải thiện nhanh các triệu chứng đau dạ dày. Một số loại thuốc thường được sử dụng: 

  • Thuốc kháng histamin H2: Thuốc với công dụng làm dịch vị trong dạ dày sản sinh quá mức cải thiện triệu chứng ợ hơi ợ chua hiệu quả
  • Thuốc trung hòa axit: Với công dụng trung hòa axit trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc và ngăn ngừa niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng 
  • Thuốc kháng sinh: Với trường hợp người bệnh bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp được tiến hành thuốc kháng sinh. Một số thuốc được bác sĩ kê đơn như: Furazolidone, Rifabutin, Fluoroquinolones,… Tuy nhiên vi khuẩn này dễ kháng thuốc, do đó người bệnh cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Thuốc ức chế bơm proton: Một số thuốc được sử dụng phổ biến như: Nexipraz, Nexium, Omeprazole,... 
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa hình thành vết loét, bạn có thể sử dụng một số thuốc như: Oryzanol tablets, Sucralfate, Prostaglandin…
  • Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số thuốc chữa đau dạ dày như: Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel), thuốc chữ Y (Yumangel), các loại thuốc chữa đau dạ dày của Mỹ, của Nhật... 
Điều trị bằng thuốc Tây giúp cải thiện nhanh triệu chứng của bệnh

Thuốc Tây với ưu điểm giảm nhanh triệu chứng của bệnh, tuy nhiên, bệnh dễ tái phát, hơn nữa thuốc chứa nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Khi uống thuốc tây trong thời gian dài, niêm mạc dạ dày sẽ bị bào mòn, trở nên yếu hơn, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, các cơn đau theo đó sẽ quay trở lại và trở thành các vết viêm, loét.

Bên cạnh đó bệnh nhân cần tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định, không tự mua thuốc, ngưng sử dụng thuốc hay tự ý sử dụng thuốc trong thời dài. 

Mẹo dân gian - Hỗ trợ chữa đau dạ dày tại nhà không dùng thuốc

Theo bác sĩ Tuyết Lan, bài thuốc dân chữa đau dạ dày sử dụng nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo an toàn và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp được người bệnh sử dụng phổ biến như: 

Chữa đau dạ dày bằng mật ong

  • Cách 1: Pha mật ong với nước ấm và sử dụng trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm 
  • Cách 2: Kết hợp mật ong và bột nghệ để ăn trực tiếp hoặc nặn thành từng viên sử dụng hằng ngày, bệnh được cải thiện sau một thời gian 
Bài thuốc từ mật ong và nghệ được nhiều người bệnh sử dụng cải thiện cơn đau dạ dày hiệu quả

Chữa dạ dày bằng nghệ tươi

Bạn có thể sử dụng bài thuốc nghệ tươi giã nát chắt lấy nước cốt kết hợp sử dụng với mật ong. Hoặc kết hợp nghệ và dừa cải thiện cơn đau và triệu chứng hiệu quả. 

Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô

  • Cách 1: Uống nước lá tía tô thay trà, lá tía tô rửa sạch, đun với khoảng 500ml nước. Chắt lấy nước uống sử dụng trong ngày, nên sử dụng khi còn ấm giúp cải thiện triệu chứng và cơn đau 
  • Cách 2: Kết hợp tía tô và gừng tươi, đun khoảng 500ml nước sô, cho một nắm tía đã được rửa sạch, gừng thái lát nhỏ cho vào nồi đun sôi. Chắt lấy nước sử dụng 3 lần/ ngày, bệnh được cải thiện sau một thời gian. 
Bài thuốc từ lá tía tô cải thiện cơn đau dạ dày

Mẹo điều trị dạ dày tại nhà bằng cây thuốc dân gian được lưu truyền trong dân gian theo hình thức truyền miệng và chưa được kiểm chứng khoa học. Do đó  người bệnh cần tham khảo các ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, không nên lạm dụng, hoặc tự ý sử dụng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sử dụng sai cách có thể gây dị ứng, mẩn ngứa, biến chứng khó lường cho sức khỏe.

Thuốc đông y điều trị đau dạ dày an toàn, hiệu quả

Trong Đông y bệnh đau dạ dày hay còn được gọi là vị quản thống, nguyên nhân gây bệnh là ngoại cảm hàn tà xâm nhập và vị, chế độ uống không khoa học, hoặc do lo nghĩ uất ức làm tổn thương can,.. tổn thương dạ dày. 

Do nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, bệnh dạ dày được chia thành 4 thể đó là: Khí uất, Hỏa uất, Huyết ứ, Thể tỳ vị hư hàn. Mỗi thể có bài thuốc điều trị khác nhau, nhưng đều dựa trên nguyên lý chung là điều trị căn nguyên của bệnh cải thiện triệu chứng.

Bài thuốc Đông y trị đau dạ dày điều trị căn nguyên gốc rễ của bệnh

Bài thuốc đông y được đánh giá an toàn lành tính, không tác dụng phụ hay biến chứng, tuy nhiên bài thuốc hiệu quả chậm cần sử dụng trong thời gian dài. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và cơ địa của người bệnh có thể mang đến những hiệu quả khác nhau. Bài thuốc đông y được sử dụng phổ biến như: 

Bài thuốc Ôn trung kiện tỳ, bổ tỳ vị

Sử dụng các thảo dược: Ngọa lăng tử, Cam thảo, Qua lâu nhân, Phục linh, Đẳng sâm, Xuyên phác, Chỉ xác, Nhục quế, Đại hoàng, Tô tử,... Người bệnh sử dụng thuốc theo kê đơn của lương y sắc và sử dụng 2 lần/ ngày giúp cải thiện ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, giảm cơn đau hiệu quả. 

Bài thuốc Sơn can tán nhiệt, thanh hòa vị 

Kết hợp thảo dược Hải đế bá, Bạch thược, Quy bản, Cam thảo, Sa sâm, Mạch môn, và một số thảo dược khác. Kết hợp thảo dược theo chỉ định lương y và sắc lên, sử dụng 2 lần/ ngày triệu chứng và cơn đau giảm sau một thời gian. 

Sơ can Bình vị tán -  Bài thuốc sự kết hợp YHCT và YHHĐ chữa khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân đau dạ dày

Sơ can Bình vị tán được nghiên cứu và bào chế bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là một trong những bài thuốc đông y chữa đau dạ dày tốt nhất hiện nay. Với sự kết hợp của hơn 30 thảo dược quý từ nguyên liệu sạch đạt chuẩn GACP - kết hợp với nhau theo tỷ lệ vàng được chuyên gia hàng đầu kết hợp với nhau theo tỷ lệ vàng phát hút tối đa công dụng điều trị bệnh và triệu chứng hiệu quả. 

Thành phần trong bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Nói về Sơ can Bình vị tán bác sĩ Tuyết Lan cho hay: "Bài thuốc gồm 3 chế phẩm: Sơ can Bình vị - viêm loét HP, Sơ can Bình vị trào ngược, Cao bình vị kết hợp với nhau theo nguyên lý điều trị điều trị căn nguyên của bệnh, ngăn ngừa triệu chứng và phục hồi niêm mạc bị tổn thương, điều trị bệnh từ trong ra ngoài ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Ngoài ra phụ thuộc vào cơ địa và mức độ nghiêm trọng của bệnh được bác sĩ tiến hành gia giảm và kê đơn để mang đến hiệu quả nhất'' 

Sơ can Bình vị tán với 3 chế phẩm kết hợp với nhau điều trị bệnh từ trong ra ngoài

Hay Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh -  Nguyên trưởng Nội bệnh viện YHCT Trung Ương bày tỏ quan điểm của mình về bài thuốc:

''Không chỉ tôi và nhiều đồng nghiệp đánh giá cao bài thuốc Sơ can Bình vị tán, bài thuốc khắc phục nhược điểm của Tây y điều trị bệnh từ căn nguyên không gây tác phụ, an toàn, ngăn ngừa bệnh tái phát. Lộ trình điều trị rõ ràng từ 1-3 tháng. Ngoài ra Sơ can Bình vị tán được điều chế dưới dạng viên hoàn, dễ dàng sử dụng, không phải đun sắc như bài thuốc đông y khác''

Vậy Sơ can Bình vị tán có tốt không? 

Không chỉ được chuyên gia đánh giá cao, bài thuốc ứng dụng vào thực tiễn đã điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân. Theo thống kê Trung tâm Thuốc dân tộc, có đến 87,8% người bệnh điều trị khỏi sau 1-3 tháng điều trị và 100% người bệnh khẳng định bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ

Chú Nguyễn Bá Thành (Cầu Giấy - Hà Nội) với căn bệnh dạ dày gần 20 năm chia sẻ sau khi sử dụng thuốc Sơ can Bình vị tán:

“Tôi bị căn bệnh dạ dày khoảng 20 năm, điều trị nhiều nơi, nhiều bệnh viện nhưng không khỏi, dùng thuốc Tây được một thời gian lại tái phát. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống, công việc, cơ thể mệt mỏi. Nhưng sử dụng Sơ can Bình vị tán, triệu chứng giảm đến 80% sau liệu trình đầu tiêu. Sau khi sử dụng thuốc bác sĩ Lan kê cơ thể hồi phục, ăn ngon miệng, bây giờ có thể lao động bình thường và đến nay thì bệnh không tái phát.’’

Hành trình chú thành điều trị đau dạ dày được giới thiệu trên “Vì sức khỏe người Việt”” trên VTV2

Hay NSND Trần Nhượng, với nhiều vai diễn để đời, nhưng luôn bị căn bệnh đau dạ dày hành hạ nhiều năm: 

"Tôi bị căn bệnh dạ dày 5-6 năm rồi, bệnh khiên cơn đau thường xuyên, ợ hơi, ợ chua, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Điều trị bằng nhiều phương pháp từ tây y đến thuốc nam nhưng không hiệu quả. Thế mà dùng Sơ can Bình vị tán do bác sĩ Tuyết Lan kê bệnh chuyển biến, cơn đau triệu chứng giảm hẳn. Chưa đến 3 tháng bệnh đã khỏi, đến nay không tái phát. 

NSND Trần Nhượng điều trị khỏi căn bệnh đau dạ dày nhờ Sơ can Bình vị tán

Tiếng lành đồn xa, trên hội nhóm Facebook với hàng nghìn đến chục nghìn người tham gia, tại đây mọi người chia sẻ với nhau về căn bệnh đau dạ dày, cũng nhận được đánh giá tốt về bài thuốc, giới thiệu cho nhau khi được hỏi về bài thuốc Sơ can Bình vị tán có tốt không? Hiệu quả không? 

Sơ can Bình vị tán được đánh giá cao trên hội nhóm của Facebook

Bên cạnh đó Sơ can Bình vị tán được trang báo lớn như Người đưa tin, VTCnews, Báo 24h.com.vn nhắc đến như sự khẳng định về hiệu quả của bài thuốc và uy tín của Trung tâm Thuốc dân tộc. 

Bài thuốc được trang báo uy tín nhắc đến giới thiệu bạn đọc

Bạn đang gặp vấn đề về BỆNH DẠ DÀY - LIÊN HỆ NGAY để được chuyên gia tư vấn

Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa, người bệnh cần nhận biết triệu chứng điều trị sớm, phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó bạn chế độ ăn, thói quen sinh hoạt khoa học giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Có thể bạn quan tâm: Chữa đau dạ dày tại Thuốc dân tộc: Bệnh nhân chia sẻ hành trình thoát khỏi bệnh đau dạ dày

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap