[ Giải đáp ] Đau dạ dày có nên ăn khoai lang không , hướng dẫn !
Đau dạ dày ăn khoai lang được không , Đau dạ dày có nên ăn khoai lang không , ăn bao nhiêu là đủ , người bị đau bao tử ăn khoai lang có tốt không ? . Bài viết dưới đây 2bacsi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên . Cùng tìm hiểu nhé !
Tác dụng của khoai lang đối với người bị đau dạ dày
Khoai lang là loại thực phẩm phổ biến, dễ dàng mua được mà ai ai cũng biết. Theo Đông y, khoai lang có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, cường thận, sáng mắt,…
Trong thành phần của khoai lang chưa tới 70% tinh bột và nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, β-caroten, potassium, canxi, protein, các loại vitamin như vitamin A, B6, C,…
- Tinh bột giúp tạo màng bảo vệ quanh niêm mạc dạ dày.
- Chất xơ trong khoai lang có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và duy trì nồng độ acid dịch vị bằng cách trung hòa acid HCl.
- β-caroten trong khoai lang khá hiệu quả trong việc chống lại quá trình oxy hóa và các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa viêm loét dạ dày, giảm bớt triệu chứng.
- Vitamin A, C trong khoai có khả năng ngăn ngừa tổn thương ở mức tế bào, giảm nguy cơ viêm loét, ung thư, tiểu đường, phục hồi chức năng dạ dày.
- Vitamin B6 hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.
Nhờ vậy, ăn khoai lang có thể kiểm soát quá trình tăng tiết acid của dạ dày, hạn chế nguy cơ viêm loét, giảm những cơn đau dạ dày. Lượng chất xơ dồi dào trong khoai lang còn rất tốt cho những người bị táo bón, nhuận tràng, cải thiện tình trạng tiêu hóa của người bệnh.
Đau dạ dày có nên ăn khoai lang không
Bệnh về dạ dày là bệnh lý phổ nhất nhất trong các vấn đề về tiêu hóa. Các dấu hiệu điển hình của bệnh bao gồm đau vùng thượng vị (có cảm giác nóng rát), đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, đầy hơi…
Một chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ người bệnh đẩy lùi các triệu chứng phiền toái này. Vậy người đau dạ dày ăn khoai lang được không?
Khoai lang được biết đến với hàm lượng tinh bột cao, tốt cho hệ tim mạch, ngăn ngừa ung thư, nhuận tràng, ổn định huyết áp. Không những vậy, hợp chất choline có trong khoai lang còn có tác dụng giảm viêm tấy, giúp giảm đau cơ, làm dịu các chứng bệnh liên quan đến thần kinh.
Khoai lang là nhóm thực phẩm giàu vitamin A, B6, C, các chất xơ, potassium, beta carotene và canxi,…. Đây là những thành phần có lợi trong việc kiểm soát, gây ức chế nồng độ acid trong dạ dày. Nhiều người cho biết, họ cảm thấy cơn đau bao tử giảm đi rõ rệt sau khi ăn khoai lang.
Ngoài ra, tinh bột trong khoai lang còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong loại củ này giúp bão hòa thành phần acid HCL và cân bằng dịch vị dạ dày. Vitamin C, A, B6 giúp kháng viêm, chống lại quá trình oxy hóa và tái tạo phục hồi các chức năng của dạ dày.
Vì vậy, với thông tin phân tích như trên đã có thể khẳng định và trả lời cho câu hỏi bị bệnh đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn khoai lang thường xuyên với hàm lượng phù hợp còn giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị táo bón, rối loạn tiêu hóa do tổn thương dạ dày gây nên.
Lưu ý: Một vài trường hợp sử dụng không đúng cách khiến cho nhiều người nhầm tưởng rằng ăn khoai lang đau dạ dày và từ đó đưa ra nhiều sự lựa chọn không đúng khoa học.
Vì vậy, để tận dụng được giá trị của loại củ này, bạn có thể hấp, luộc, nấu canh, nấu chè khoai lang. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được ăn khoai lang sống hoặc khoai đã mọc mầm, sẽ rất có hại cho dạ dày.
Xem thêm : [ Đau dạ dày là bệnh gì ] : Nguyên nhân , triệu chứng , cách chữa
Cách chế biến khoai lang cho người bệnh đau dạ dày
Công dụng của khoai lang trong việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày được nhiều người truyền nhau và họ cảm thấy bất ngờ trước hiệu quả tuyệt vời của phương pháp rẻ tiền này.
Bạn có thể tham khảo một số cách chế biến khoai lang dưới đây:
Khoai lang luộc
Đây là cách chế biến khoai phổ biến nhất bởi nó đơn giản và dễ làm. Bạn có thể luộc khoai như cách thông thường hoặc gọt vỏ, thái lát rồi mang đi hấp để khoai nhanh chín hơn. Cách chế biến này lành tính, không có lẫn nhiều nguyên liệu khác, kích thích vị giác, thơm ngon, giữ được hương vị thuần túy nên rất tốt cho người bị đau dạ dày.
Không chỉ người đau dạ dày, người bình thường cũng có thể ăn tùy ý thích, đặc biệt là những người thường xuyên bị táo bón hoặc người đang giảm cân.
Chè khoai
Chè khoai là món ăn vặt mà nhiều người yêu thích.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm chè khoai là khoai lang, nước cốt dừa, đường, bột năng.
Cách làm: Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ cắt miếng nhỏ hoặc cắt lát rồi đem ngâm với nước muối khoảng 5 phút. Vớt khoai ra, rửa lại với nước, để ráo nước rồi lang hấp chín. Đem phần khoai đã hấp chín nghiền nhuyễn trộn với bột năng, đường, một chút nước cốt dừa nặn miếng vừa ăn. Thả khoai đã nặn và nồi nước đun sôi, đến khi miếng khoai nổi thì vớt ra. Nấu phần nước dùng có sữa tươi, nước cốt dừa và đường đun sủi đều rồi vớt ra.
Món chè khoai ngọt nhẹ, thơm mát vừa ngon miệng vừa cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả.
Ngoài cách làm chè khoai nói trên, bạn cũng có thể kết hợp thêm các loại nguyên liệu khác nữa như đỗ xanh, gạo nếp, long nhãn, hạt sen… và điều chỉ để phù hợp với khẩu vị của từng người. Nhiều người khi ăn chè khoai thích cho thêm đá để tăng khẩu vị, tuynel việc này không tốt đối với những người đau dạ dày. Một lưu ý nhỏ là trong lúc nấu không nên cho nhiều nước cốt dừa vì có thể gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
Canh khoai sườn
Để chống chán, chúng ta có thể đổi vị bằng cách nấu canh khoai lang với sườn.
Chuẩn bị nguyên liệu: 100g khoai lang, 500g sườn non, rau thơm, gia vị.
Tiến hành: Làm sạch khoai, xắt miếng vừa ăn. Sườn non rửa sạch, chặt miếng, ướp gia vị trước khoảng 15 phút. Phi hành tỏi thơm, cho sườn non vào đảo cùng rồi đổ nước xăm sắp, đun cho sừn chín nhừ. Vớt bọt nổi trên bề mặt để cho món ăn trông hấp dẫn hơn. Cuối cùng cho khoai vào, nấu đến khi khoai chín thì nêm nếm lại gia vị và thêm rau thơm.
Một số loại khoai tốt cho người đau dạ dày
Ngoài khoai lang và khoai tây thì người bệnh cũng có rất nhiều sự lựa chọn tương tự khác. Sau đây là một số loại khoai tốt cho người bệnh dạ dày mà mọi người có thể tham khảo sử dụng:
- Đau dạ dày ăn khoai môn
Một số nơi gọi khoai sọ là khoai môn, tuy nhiên xét về hình dạng và hàm lượng dinh dưỡng thì đây lại là tên của một loại khoai riêng biệt. Củ khoai môn to gấp nhiều lần khoai tây, bên ngoài là lớp vỏ sần sùi giống khoai sọ, ruột bên trong màu tím trắng.
Khoai môn chứa rất nhiều chất xơ, giúp tăng nhu động ruột, giảm tải áp lực cho bao từ, hạn chế tình trạng táo bón. Hơn thế nữa, khoai môn còn hỗ trợ hạn chế sự sản sinh acid dịch vị trong dạ dày quá mức.
- Khoai mì
Nghe có vẻ lạ nhưng khoai mì chính là củ sắn, một thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam. Khoai mì chứa nhiều chất xơ cùng chất chống oxy hóa, nhờ đó giúp khắc phục tiêu chảy, hấp thụ chất độc tại đường tiêu hóa và giảm bớt sự xâm nhập của giun sán vào dạ dày rất tốt.
Bạn có thể hấp, luộc lấy nước uống hoặc nướng khoai mì đều rất tốt. Tuy nhiên lưu ý không nên ăn khoai mì lúc đói và ăn quá nhiều một lúc để tránh làm cho tình trạng đau dạ dày thêm trầm trọng.
- Khoai sọ chữa bệnh dạ dày
Theo Đông y khoai sọ có tính bình, vị ngọt cay. Khoai sọ thuộc cây họ thảo, mềm và mọng nước. Khoai sọ được nhiều người ví như thần dược chữa bệnh dạ dày.
Khoai sọ có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất nên có tác dụng nhuận tràng, giảm tăng acid trong dạ dày, chống viêm, hỗ trợ phục hồi các vết loét. Tuy nhiên khi chế biến khoai sọ cần được cạo sạch vỏ, nấu chín, nếu không ăn vào sẽ bị ngứa.
Lưu ý: Dù chọn bất cứ loại khoai nào thì chúng ta tuyệt đối không được sử dụng những củ đã mọc mầm. Khoai mọc mầm chứa rất nhiều độc tố, có thể gây ngộ độc cho người sử dụng.
Xem thêm : [ Bị đau dạ dày nên làm gì ? ] 9 Cách giảm đau hiệu quả tại nhà
Đau dạ dày ăn khoai tây được không
Ngoài khoai lang, khoai tây cũng có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân mắc bệnh đau bao tử. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chỉ ra rằng, ăn khoai tây 2-3 bữa một tuần có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về huyết áp, đột quỵ.
Vậy bị đau dạ dày có nên ăn khoai tây không?
Trong khoai tây có chứa nhiều thành phần giúp giảm acid dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hàm lượng tinh bột trong khoai tây cao, các khoáng chất photpho, kẽm, kali, lysine,… cùng các vitamin C, B6, B2, B1,… có tác dụng giảm đau, chống viêm loét, gia tăng các vi khuẩn có lợi trong dạ dày.
Vì vậy, có thể khẳng định khoai tây là thực phẩm thích hợp cho người đau bao tử.
Không chỉ có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh dạ dày, thực phẩm này còn có tác dụng làm đẹp, bổ khí huyết, tăng khả năng nạp glucose tự nhiên vào cơ thể. Ăn khoai tây còn được nhiều người áp dụng thành công trong việc hỗ trợ điều trị giảm cân, giảm tích tụ chất béo trong cơ thể.
Theo các chuyên gia, sau khi tìm hiểu về vấn đề bị đau dạ dày có nên ăn khoai tây không thì việc ăn như thế nào cho hiệu quả cũng cần chú ý đặc biệt.
Chế độ ăn hợp lý như sau:
- Ăn khoai tây đều đặn mỗi tuần với hàm lượng hợp lý (4-5 củ/một tuần), kết hợp với các nguyên liệu khác là biện pháp khắc phục bệnh dạ dày hiệu quả.
- Mọi người có thể sử dụng khoai tây nấu ăn trực tiếp, pha bột khoai tây khô với nước ấm sẽ giúp giảm các cơn đau do bệnh dạ dày gây ra.
Lưu ý khi sử dụng khoai lang cho người đau dạ dày
Khoai lang lành tính, tốt cho sức khỏe nhưng bệnh nhân đau dạ dày cần chú ý một số điểm sau:
- Có thể đan xen ăn cơm và khoai lang nhưng không được dùng khoai lang thay cơm. Vì ăn khoai lang quá nhiều khiến bạn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, nghẹn, nóng trong người… Chỉ nên ăn khoảng 100-200g khoai lang mỗi ngày, chia làm nhiều bữa và chế biến với các món khác nhau giúp ngon miệng hơn.
- Không ăn khoai đã xuất hiện đốm đen vì gây ảnh hưởng không tốt đến gan của bạn.
- Không nên ăn khoai lang khi đang đói vì dễ gây tổn thương vùng niêm mạc, nên ăn sau bữa ăn khoảng 1 tiếng.
- Không nên ăn khoai lang luộc quá kỹ cũng không nên ăn khoai lang sống.
- Thời gian ăn khoai thang tốt nhất là sau bữa ăn trưa. Không nên ăn khoai lang vào buổi tối hoặc các thức ăn giàu tinh bột khác sau 8 giờ tối vì người đau dạ dày dễ rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, dễ trào ngược dạ dày, mất ngủ…
- Khoai lang chứa nhiều canxi, đường nên không tốt cho người mắc các bệnh về thận, tiểu đường.
Với những thông tin trên đây, độc giả chắc chắn đã trả lời được câu hỏi đau dạ dày ăn khoai lang được không, có nên ăn khoai tây không. Hy vọng kiến thức này sẽ giúp người bệnh xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý, đồng thời hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh dạ dày đạt hiệu quả tốt nhất.