[Cảnh báo] Đi ngoài ra máu- Hiện tượng nguy hiểm chớ bỏ qua!

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Trịnh Tùng
Chuyên mục
Bệnh hậu môn
July 22, 2019

Đi ngoài ra máu là một hiện tượng phổ biến ở nhiều người, bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào kể cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đi ngoài ra máu là bệnh gì, dấu hiệu mắc bệnh. Để có thông tin cụ thể về hiện tượng trên, bạn đọc hãy chú ý bài viết dưới đây!

Đi ngoài ra máu là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý tại vùng hậu môn trực tràng. Biểu hiện của triệu chứng cũng như mức độ chảy máu khi đại tiện sẽ có thể là rất ít và kín đáo, chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc nặng hơn là máu sẽ chảy thành tia hay thành giọt đồng thời kèm theo các triệu chứng khác như đau quanh vùng hậu môn, mót rặn, sờ thấy búi trĩ ở rìa hậu môn ... tùy theo từng bệnh lý.

Đi ngoài ra máu


Nguyên nhân đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu chủ yếu là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt trong thời gian dài và do các bệnh lý về hậu môn trực tràng, đường tiêu hóa như:

  • Bệnh trĩ: Các búi trĩ hình thành gây ra hiện tượng di ngoai ra mau, thường là máu có màu đỏ tươi lẫn trong phân. Lượng máu có thể nhiều hoặc ít tùy theo mức độ của bệnh.
  • Polyp hậu môn: Khi đại tiện ảnh hưởng trực tiếp lên khối polyp trực tràng, khiến chúng bị tổn thương, viêm nhiễm gây ra hiện tượng chảy máu.
  • Nứt kẽ hậu môn: Đây cũng là căn bệnh gây ra chứng đi ngoài ra máu tươi, lượng máu thường ít, có màu đỏ tươi. Khi đại tiện thường bị đau rát hậu môn, cơn đau có thể kéo dài đến vài giờ.
  • Viêm loét đại tràng: Bệnh thường gặp ở giới trẻ nhiều hơn. Khi mắc viêm loét đại tràng, người bệnh có các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, tiêu chảy xen kẽ táo bón, chảy máu tươi kèm theo dịch nhầy khi đại tiện. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng toàn thân như: mất ngủ, sốt, mệt mỏi, sút cân, thiếu máu, suy nhược cơ thể,…
  • Táo bón lâu ngày: Khi bị táo bón phân thường to và cứng. Do đó, khi đại tiện người bệnh phải rặn để đẩy phân ra ngoài, điều này khiến hậu môn căng giãn quá mức gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu tươi.
  • Kiết lị: Những người mắc bệnh kiết lị thường có triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi ngoài ra máu tươi nhiều kèm theo dịch nhầy.

Biểu hiện của đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu tươi là một trong những triệu chứng sớm nhất của chứng bệnh trĩ, polyp hậu môn và một số bệnh lý nguy hiểm khác.  Khi mới bắt đầu máu chỉ chảy kín đáo và chỉ xuất hiện trên phân hoặc có thể là trên giấy vệ sinh. Càng về sau máu sẽ chảy nhỏ thành từng giọt và còn có thể bắn thành tia, nặng hơn nữa là khi bệnh nhân đứng hay là ngồi xổm hoặc cũng có thể chỉ là đi lại cũng sẽ khiến máu chảy ra, kèm theo đó là sự đau rát hậu môn. Điều này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của những người mắc phải căn bệnh này.

Người bệnh nên sớm tới bệnh viện uy tín để gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và khám bệnh một cách nhanh nhất, để có được phương pháp trị liệu tốt nhất cho bản thân.

Cách khắc phục đi ngoài ra máu

Những người đi ngoài ra máu có thể phòng tránh được các yếu tố sẽ phát sinh và có khả năng làm hiện tượng chảy máu ngày càng được cải thiện theo những cách sau đây:

Chế độ ăn uống

Đi ngoài ra máu nên ăn gì? Bệnh nhân cần phải tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, hãy luôn uống đủ nước (ít nhất 2 lít mỗi ngày), tránh để xảy ra tình trạng táo bón.

Tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi

Dừng ngay những thói quen ăn uống có ảnh hưởng xấu tới bệnh như : dùng nhiều các chất cay nóng như riềng, ớt, tiêu hay sả, cũng bỏ luôn những thức uống có cồn gây hại đến bệnh trĩ nói riêng và sức khỏe của chúng ta nói chung như là rượu, bia ....

>>Xem thêm: [Giải đáp] Đi ngoài ra máu khám ở đâu tốt nhất

Thói quen sinh hoạt

  • Thể dục, thể thao: Tham gia vào một số hoạt động thể chất phù hợp để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu. Luôn luôn thúc giục bản thân phải tăng cường vận động cơ thể khỏe mạnh với các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như là bơi lội hay đi bộ hoặc một số động tác có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ...
  • Bệnh nhân không nên đứng quá nhiều hay ngồi quá lâu hoặc bê vác những vật quá nặng, điều này làm ảnh hưởng xấu tới việc điều trị trĩ và gây đau đớn.
  • Đi đại tiện hàng ngày: Tập thói quen đi cầu hàng ngày, giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, khi đi đại tiện không ngồi xổm lâu hoặc rặn mạnh. Giảm bớt các tác động lên vùng hậu môn, trực tràng, dùng giấy vệ sinh mềm, sạch sẽ. Tuyệt đối không nên nhịn đi cầu khi chúng ta đã mót, điều này sẽ làm cho phân cứng hơn và hiện tượng bị táo bón nặng hơn.
  • Phải giữ gìn vệ sinh nơi hậu môn: Sau khi chúng ta đi vệ sinh, chúng ta cần rửa bằng nước ấm thay vì việc chúng ta dùng giấy để lau. Vì dùng giấy lau sẽ có thể khiến búi trĩ của bệnh nhân bị tổn thương và còn có thể gây nhiễm trùng.
  • Làm việc khoa học: Tránh khuân vác quá nặng, tránh đứng/ngồi liên tục trong thời gian dài. Với người phải ngồi làm việc liên tục, sau khoảng 1h nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng vài phút.
  • Hãy thường xuyên sử dụng các sản phẩm đã được bào chế từ nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như là rau diếp cá, rutin (chiết xuất từ hoa hòe) hay là tinh chất bột nghệ dưới các dạng meriva và magie. Việc sử dụng các sản phẩm này sẽ giúp chúng ta có thể ngăn ngừa được chứng táo bón và còn chống lại việc thiếu máu do đi ngoài ra máu. Thêm vào nữa là, việc sử dụng các sản phẩm này sẽ làm cho thành mạch bền hơn, và còn có thể chống viêm và tuyệt vời hơn nữa là nó có khả năng làm lành nhanh những vết thương do trĩ gây ra.

Trị dứt điểm hiện tượng đi ngoài ra máu

Để tình trạng đi ngoài ra máu của chúng ta đã được khắc phục hoàn toàn cùng với đó các chứng bệnh liên quan đến nó như đau hậu môn thiếu máu, ... cũng theo đó mà biến mất, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để các bác sỹ thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng này, rồi đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh đi ngoài ra máu hiệu quả theo một số nguyên nhân cụ thể mà các bác sỹ chia sẻ:

Chữa bệnh đi ngoài ra máu do táo bón, đại tiện khó

Trường hợp này, người bệnh nên sử dụng thuốc chữa bệnh đi ngoài ra máu theo chỉ dẫn của các bác sỹ kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Các loại thuốc thường dùng là thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa, chống táo bón,…giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phân mềm, dễ dàng ra ngoài mà không chèn ép lên ống hậu môn. Bên cạnh đó, người bệnh nên có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi và uống nhiều nước.

Chữa bệnh đi ngoài ra máu do bệnh lý vùng hậu môn trực tràng

Trường hợp đi ngoài ra máu do bệnh lý vùng hậu môn trực tràng, các bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng loại bệnh, mức độ và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Nếu bệnh đang ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chữa trị bằng thuốc chữa bệnh đi ngoài ra máu. Một số loại thuốc thường dùng là: Thuốc uống, thuốc bôi ngoài da, thuốc đặt,… có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, giảm các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy và chảy máu.

Nếu bệnh đang ở giai đoạn nặng, có dấu hiệu viêm nhiễm, người bệnh nên làm tiểu phẫu loại bỏ viêm nhiễm, làm lành viết thương, chữa trị bệnh dứt điểm. Hiện nay, phương pháp HCPT được Bộ y tế đánh giá cao về hiệu quả chữa bệnh đi ngoài ra máu. HCPT là kĩ thuật công nghệ cao, nhập khẩu từ Mỹ, sử dụng sóng cao tần để sản sinh ra nhiệt độ từ 80 đến 900 độ C. Nhiệt độ sinh ra do hiện tượng trao đổi các ion mang điện ngay trong tế bào để loại bỏ viêm nhiễm và các tác nhân gây bệnh, đồng thời kích thích quá trình lưu thông máu, tái tạo nhanh chóng các tế bào mô mới, giúp vết thương nhanh chóng được bịt kín. Vì vậy, khi chữa bệnh đi ngoài ra máu bằng phương pháp HCPT vô cùng hiệu quả, không gây đau đớn, chảy máu và tổn thương các vùng xung quanh.

Đi ngoài ra máu khám ở đâu Hà Nội?

Khi bị đi ngoài ra máu, bệnh nhân cần đến các phòng khám, bệnh viện có khoa tiêu hóa hoặc chuyên khoa hậu môn trực tràng để bác sĩ xác định rõ nguyên nhân, từ đó có cách điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Ngày nay, nhiều phòng khám tư nhân hoạt động không có giấy phép mọc lên tràn lan. Để tránh tiền mất, tật mang, người bệnh cần hết sức thận trọng. Dưới đây là một số cơ sở uy tín, an toàn, được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn, bạn đọc có thể tham khảo:

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng:

Địa chỉ: 193C1 Bà Triệu- Lê Đại Hành- Hai Bà Trưng- Hà Nội

Thời gian làm việc: 8h-20h tất cả các ngày  trong tuần, cả ngày lễ, tết

Số điện thoại tư vấn 24/24h miễn phí: 0243.874.6999

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng điều trị đi ngoài ra máu an toàn, hiệu quả


❖ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:

Địa chỉ: Số 1, đường Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Thời gian làm việc: Thứ  2 – thứ 6: 13:30 – 16:30, 06:30 – 12:00; Thứ 7: 06:30 – 12:00; Chủ Nhật: 07:30 – 12:00.

❖ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108:

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 07:00 – 17:30.

❖ Bệnh viện Bạch Mai:

Địa chỉ: Tầng 5 nhà P – Bệnh viện Bạch Mai – Số 78, đường Giải phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Thời gian làm việc: Sáng : 6:30-12:00; Chiều : 13:30-18:00.

❖ Bệnh viện Đa khoa Tràng An:

Địa chỉ: 59 Thông Phong, Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 07:30 – 16:00; Chủ nhật: 07:30 – 12:00.

Lưu ý khi chữa bệnh đi ngoài ra máu

Để đạt được hiệu quả cao nhất khi chữa bệnh đi ngoài ra máu, người bệnh cần lưu ý:

  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, không nên quá lo lắng và kích động quá mức. Ăn uống và sinh hoạt khoa học.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường lưu thông máu, nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Hạn chế mang vác nặng, đứng ngồi quá lâu.
  • Loại bỏ các thói quen xấu khi đại tiện như: Đại tiện quá lâu, sử dụng điện thoại, đọc sách báo khi đại tiện…

>>> Lời khuyên: Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm ở vùng hậu môn – trực tràng. Do đó, khi bạn có hiện tượng đi ngoài ra máu hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh trường hợp để lâu bệnh trở nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Đi ngoài ra máu lúc đầu tuy không gây ảnh hưởng lớn tới bản thân người bệnh. Tuy nhiên càng để lâu bệnh sẽ có xu hướng phát triển càng trầm trọng và càng khó có thể chữa trị. Vì vậy hãy kịp thời điều trị ngay khi phát bệnh. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ số điện thoại 0243.874.6999, các bác sỹ của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp cho bạn.


Từ khóa liên quan:

đi ngoài ra máu

đi ngoài ra máu đen

đi ngoài ra máu và chất nhầy

đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt

đi ngoài ra máu đông

đi ngoài ra máu uống thuốc gì

đi ngoài ra máu cục

đi ngoài ra máu tươi cuối bãi

đau dạ dày đi ngoài ra máu

đi ngoài ra máu đỏ thẫm

đi ngoài ra máu cách chữa trị

đi ngoài ra máu kèm theo đau bụng

đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia

đi ngoài ra máu khám ở đâu

đi ngoài ra máu đau bụng

đi ngoài ra máu nhầy

đi ngoài ra máu tươi cách chữa trị

đi ngoài ra máu và cách chữa trị

đi ngoài ra máu tươi nên khám ở đâu

uống rượu bia đi ngoài ra máu

trĩ đi ngoài ra máu uống thuốc gì

đẻ xong đi ngoài ra máu

sốt xuất huyết đi ngoài ra máu

đi ngoài ra máu khám ở khoa nào

đi ngoài ra máu nên khám ở đâu

đi ngoài ra máu 1 lần

đi ngoài ra máu và nhầy

đi ngoài ra máu tươi và đau bụng

đi ngoài ra máu đau bụng dưới

đi ngoài ra máu khi mang bầu

đi ngoài ra máu cuối bãi

đi ngoài ra máu có chất nhầy

bầu đi ngoài ra máu có sao không

đi ngoài ra máu vón cục

xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu

đi ngoài ra máu ăn gì

đi ngoài ra máu hồng

đi ngoài ra máu sau khi sinh

bị đi ngoài ra máu nên ăn gì

ung thư gan đi ngoài ra máu

uống rượu và đi ngoài ra máu tươi

uống rượu nhiều bị đi ngoài ra máu

ung thư đại tràng đi ngoài ra máu

đi ngoài ra máu sẫm

đi ngoài ra máu tươi khi mang thai

đi ngoài ra máu tươi sau khi sinh

đi ngoài ra máu thành tia

đi ngoài ra máu tươi thành tia

đi ngoài ra máu tươi kèm đau bụng

đau quặn bụng đi ngoài ra máu

cắt trĩ xong đi ngoài ra máu

bị sốt xuất huyết đi ngoài ra máu


Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/bai-viet/canh-bao-truoc-dau-hieu-benh-tri-di-ngoai-ra-mau-tuoi/

Trịnh Tùng

Tác giả : Trịnh Tùng

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng tham giam khám, điều trị, phẫu thuật các bệnh lý hậu môn - trực tràng tại một số bệnh viện đa khoa khu vực Hà Nội. Cố vấn chuyên môn (Phẫu thuật) của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Phụ trách khoa ngoại của Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội.

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng là bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm khám, điều trị và phẫu thuật  các bệnh lý hậu môn - trực tràng như: Trĩ, rò hậu môn, polyb hậu môn,... . Với kinh nghiệm,, trình độ chuyên môn, kĩ thuật và phương pháp điều trị tốt, bác sĩ luôn được người bệnh tin tưởng và tín nhiệm.

Đầy đủ thông tin tại : Trịnh Tùng - CEO 2bacsi

Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap