Đi ngoài ra chất nhầy trắng- Cảnh báo ung thư hậu môn trực tràng!

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Trịnh Tùng
Chuyên mục
Bệnh hậu môn
July 22, 2019

Đi ngoài ra chất nhầy trắng là dấu hiệu của bệnh gì? Có phải màu sắc của phân phản ánh lên tình trạng sức khỏe của người đó? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc về hiện tượng này với những thông tin được chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội.


Nguyên nhân đi ngoài ra chất nhầy trắng

Đi ngoài ra chất nhầy có thể do thức ăn bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây ra viêm niêm mạc đường ruột hoặc do bản thân bệnh lý có sẵn trong đường ruột gây ra (ung thư, Crohn..). Tình trạng đi ngoài có chất nhầy thỉnh thoảng mới xuất hiện và không kéo dài ít nguy hiểm hơn và có thể do các nguyên nhân sau:

  •  Cơ thể rơi vào tình trạng mất nước: Lúc này cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều chất nhầy hơn để chống lại sự thiếu hụt nước cho các bộ phận. Chất nhầy trong ruột non sẽ được sản xuất nhiều nhất, do đó khi lượng chất nhầy này được sản xuất ồ ạt sẽ nhanh chóng theo phân ra ngoài vì không đủ chỗ chứa trong ruột.  Đây là tình trạng cơ thể mất nước trầm trọng, khiến cơ thể suy kiệt, da xanh xao, thậm chí là sút cân. Những người rơi vào tình trạng này rất dễ đi đại tiện có chất nhầy.
  • Dị ứng thực phẩm: Một số trường hợp do ăn các loại thực phẩm như lactose, các loại hạt... có thể gây ra hiện tượng đi ngoài ra chất nhầy ở các bệnh nhân có bệnh lý không hấp thu được lactose.
  • Bệnh Trĩ: Bệnh trĩ là một loại bệnh khá phổ biến và có 3 dạng chính là: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Những đám rối tĩnh mạch bị giãn nở quá mức hình thành nên búi trĩ. Nếu người bệnh không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng: Thiếu máu, viêm nhiễm hậu môn, tắc búi trĩ, ung thư trực tràng…
  • Nứt hậu môn:Là một vết rách trong lớp lót của trực tràng. Nguyên nhân có thể là do tiêu chảy liên tục, táo bón hoặc các tình huống ruột khó khăn khác. Nứt hậu môn có thể gây đi ngoài đau và đi ngoài sẽ kéo theo chất nhầy ở trực tràng ra ngoài.
  • Áp Xe Hậu Môn: Là một loại viêm nhiễm tại vùng hậu môn, khiến các mô mềm vùng quanh hậu môn trực tràng bị sưng tấy và tụ mủ. Nếu không được điều trị sớm việc đi ngoài ra máu có chất nhầy có thể dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử, viêm nang lông, rò hậu môn. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
  • Rò Hậu Môn: Là loại bệnh xuất hiện do biến chứng từ bệnh áp xe hậu môn gây ra làm cho hậu môn có chất nhầy hoặc đi ngoài ra chất nhầy mầu vàng. Rò hậu môn làm xuất hiện mụn mủ nổi lên, nặn ra sẽ chảy mủ, ngứa ngáy, xì hơi, phân rỉ qua các lỗ rò và đi ngoài ra chất nhầy trắng. Người bệnh nếu không điều trị có thể gây hoại tử, nặng hơn là ung thư trực tràng.
  • Tắc ruột: Các triệu chứng như đau, táo bón, và chướng bụng, đầy hơi có thể là dấu hiệu của tắc ruột. Các nguyên nhân có thể có thể là tràn dịch, khối u, hoặc do có gì đó lạ trong ruột. Táo bón làm đi ngoài ra chất nhầy.
  • Táo bón kéo dài: Khi bị táo bón mạn tính có thể gây ra tổn thương niêm mạc đường ruột và sinh ra chất nhầy đi kèm phân táo. Khi bị táo bón, phân cứng nên thường cọ xát vào thành ruột gây đau rát. Khi được thải ra ngoài, phân có thể có lẫn chất nhầy màu trắng hoặc có tia đỏ. Chất nhầy màu đỏ là do phân vón cục và quá cứng va chạm làm tổn thương thành ruột gây chảy máu. Táo bón có thể do ăn các loại thức ăn khó tiêu, chứa nhiều tanin. nhưng nếu táo bón lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe nói chung.
  • Ung thư hậu môn trực tràng: Nếu đi ngoài ra chất nhầy là do nguyên nhân bị ung thư vùng hậu môn trực tràng thì đây là tình trạng khá nguy hiểm. Phân ở người bệnh ung thư vùng hậu môn trực tràng thường dẹt và lẫn chất nhầy màu trắng đục. Tuy nhiên biểu hiện này chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và sau đó nó tự mất đi, đồng thời lúc này các cơ quan vẫn hoạt động bình thường. Nếu thấy hiện tượng này, bạn nên đi khám để sàng lọc ung thư đại trực tràng, bởi rất có thể đó là dấu hiệu ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm.
  • Viêm loét đại tràng: Đại tràng bị viêm loét nghĩa là khi đó các tế bào niêm mạc đại tràng bị tổn thương, lượng chất nhầy được tiết ra bất thường, tùy vào từng tình trạng bệnh mà lượng chất nhầy tiết ra là nhiều hay ít.
  • Viêm ruột non: Niêm mạc ruột bị tổn thương, tuyến tiết trên niêm mạc sẽ tăng tiết chất nhầy. Chất nhầy di chuyển theo thực phẩm từ ruột non đến đại tràng, sau đó ra ngoài theo đường phân.
  • Viêm ruột cấp tính: Khi các tế bào niêm mạc ruột bị viêm, chất nhầy sẽ được tiết ra nhiều hơn do tình trạng ruột bị viêm do các vi khuẩn, virus, độc tố, một số bệnh tự miễn...
  • Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích là tình trạng các hoạt động của ruột bị kích thích, do đó chất nhầy cũng sản xuất ra nhiều hơn bình thường.

>>Xem thêm: Đi ngoài ra cục máu đông và cách chữa trị tốt nhất

Ung thư hậu môn trực tràng

Đi ngoài phân có nhầy do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu thấy tình trạng này không có dấu hiệu cải thiện trong vài tuần, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng, mức độ từ đó có phương án can thiệp kịp thời, hiệu quả.

Thông thường việc chữa trị tình trạng đi ngoài ra chất nhầy trắng cần phải được chẩn đoán nguyên nhân, từ đó mới đưa ra phác đồ thích hợp.

Trong trường hợp có liên quan đến bệnh viêm loét đại tràng, viêm loét trực tràng, viêm ruột non… bác sĩ kê đơn thuốc uống.

Nếu nghiêm trọng hơn có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Phân của người bình thường thế nào?

Thực ra không có một hình mẫu nào của phân để được coi là “Bình thường” mà khác nhau ở mỗi cơ thể. Số lần đại tiện, hình dáng, mùi phân của mỗi người mới nói lên tình trạng sức khỏe của người đó. Ngoài ra, trẻ em đi ngoài ra chất nhầy thì bố mẹ cần đặc biệt chú ý.

Người ta thường hay nghĩ đi đại tiện hàng ngày là tốt nhưng thực ra là chưa chính xác. Có thể việc đại tiện 3 lần 1 ngày là bình thường với người này, nhưng người khác chỉ 3 – 4 lần 1 tuần là đủ.

Chế độ ăn đóng vai trò không nhỏ tới tần suất đi đại tiện, cấu trúc và mùi phân. Tình trạng của phân có thể bị ảnh hưởng bởi ăn uống, vận động, tình trạng giấc ngủ, uống nước, hormone, thời kỳ mãn kinh và thuốc. Đôi khi có thể xuất hiện tình trạng người lớn đi ngoài ra chất nhầy màu vàng.

Để dễ dàng hơn trong việc đánh giá, các chuyên gia đã chia phân ra thành 7 dạng cơ bản như sau:

Phân loại phân

Trong đó:

  • Loại 1: Phân cứng, dạng cục và rời rạc, giống như các hạt đậu.
  • Loại 2: Dạng cục, hình dạng giống xúc xích.
  • Loại 3: Phân giống xúc xích và có nhiều vết nứt trên bề mặt.
  • Loại 4: Phân mềm và trơn, giống xúc xích hoặc dạng con rắn.
  • Loại 5: Phân dạng viên tròn mềm với các góc cạnh rõ.
  • Loại 6: Dạng phân nhuyễn mịn, mềm, xốp và đường rìa rách nhiều chỗ.
  • Loại 7: Phân dạng lỏng.

Trong đó, loại 1 và 2 cho biết đó là hiện tượng táo bón, loại 3 và 4 thì được coi là lý tưởng, dễ đào thải và loại 5, 6,7 là phân lỏng và có thể đi ngoài ra máu và dịch nhầy.

Điều trị đi ngoài ra chất nhầy trắng hiệu quả

Thông thường việc điều trị tình trạng hậu môn ra chất nhờn trắng đục cần phải được chuẩn đoán để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó có thể sẽ xuất hiện tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ, đi ngoài ra chất nhầy màu hồng…Khi quan sát thấy mình đi ngoài ra chất nhầy một vài lần hoặc kéo dài, nhất là có kèm theo máu trong phân khi đi thì cần phải đến ngay các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân.Tùy thuộc vào triệu chứng, các bác sĩ sẽ hướng dẫn kiểm tra xác định nguyên nhân và chỉ định điều trị phù hợp theo các nguyên nhân đó cho bạn. Tùy từng nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày hoặc có các chỉ định phù hợp khác như nội soi tiêu hóa, can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật). Bạn có thể áp dụng các phương pháp để hạn chế việc hậu môn có chất nhầy, nâng cao sức khỏe và hiệu quả điều trị:

Uống nhiều nước
  • Uống nhiều nước: Khi đi ngoài ra chất nhầy trắng báo hiệu cơ thể đang thiếu nước. Hàng ngày mỗi người nên uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước bổ sung các loại nước giải khát, nước dừa, sinh tố, trái cây mọng nước,…
  • Ăn bổ sung chất xơ: Chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa, nếu khẩu phần ăn thiếu chất xơ sẽ gây táo bón. Chế độ ăn giàu chất xơ là rất cần thiết ở những người đi đại tiện ra chất nhầy ở người táo bón kéo dài (mạn tính). Một số nguồn thực phẩm giàu chất xơ là ngô, các loại đậu, bơ,táo, yến mạch,...
  • Thực phẩm có chứa lợi khuẩn: Các loại thực phẩm lên men như kim chi, dưa muối, sữa chua…sẽ cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Những lợi khuẩn này giúp tái tạo lại những chất nhầy bị tổn thương và từ đó chấm dứt được tình trạng hậu môn có chất nhầy.
  • Ăn các loại thực phẩm có tác dụng chống viêm: Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hàng đầu cho biết các loại thực phẩm có khả năng chống viêm rất có ích cho việc điều trị tình trạng đi ngoài có chất nhầy. Vì vậy các loại thực phẩm có khả năng chống viêm tốt như rau có màu xanh đậm như súp lơ, rau cải,; các loại quả mâm xôi, việt quất, dâu tây, củ nghệ, gừng, tỏi..
  • Thuốc chữa rối loạn tiêu hóa: Đi ngoài ra máu có chất nhầy cũng có thể do việc rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh cần phải tới gặp bác sĩ thăm khám để chữa và điều trị.

>>Xem thêm: Tham khảo địa chỉ điều trị đi ngoài ra máu ở Bắc Giang- Bắc Ninh

Bài viết trên là thông tin hữu ích về nguyên nhân đi ngoài ra chất nhầy trắng và phương pháp để điều trị hiệu quả. Hãy để ý quan sát màu sắc và tình trạng phân của bạn để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ CỘNG ĐỒNG

Địa chỉ: 193C1 Bà Triệu- Lê Đại Hành- Hai Bà Trưng- Hà Nội

Giờ mở cửa: 8h - 20h

ĐT tư vấn miễn phí 24/24h: 0243.874.6999


Từ khóa liên quan:

đi ngoài ra chất nhầy màu nâu

đi ngoài có mùi tanh

đi ngoài ra máu và chất nhầy

đi ngoài ra dịch nhầy màu đỏ

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/di-ngoai-co-chat-nhay-dau-hieu-cua-benh-gi/

Trịnh Tùng

Tác giả : Trịnh Tùng

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng tham giam khám, điều trị, phẫu thuật các bệnh lý hậu môn - trực tràng tại một số bệnh viện đa khoa khu vực Hà Nội. Cố vấn chuyên môn (Phẫu thuật) của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Phụ trách khoa ngoại của Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội.

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng là bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm khám, điều trị và phẫu thuật  các bệnh lý hậu môn - trực tràng như: Trĩ, rò hậu môn, polyb hậu môn,... . Với kinh nghiệm,, trình độ chuyên môn, kĩ thuật và phương pháp điều trị tốt, bác sĩ luôn được người bệnh tin tưởng và tín nhiệm.

Đầy đủ thông tin tại : Trịnh Tùng - CEO 2bacsi

Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap