[Có thể bạn chưa biết] Những cách chữa đi ngoài buồn nôn hiệu quả này!

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Trịnh Tùng
Chuyên mục
Bệnh hậu môn
July 22, 2019

Nhiều người vẫn thường nhầm tưởng rằng: Đau bụng đi ngoài buồn nôn là một triệu chứng có thể do rối loạn tiêu hóa gây ra. Tuy nhiên, thống kê cho thấy: 8/10 trường hợp bệnh nhân nhập viện có biểu hiện này là do biến chứng của bệnh lý nội khoa và ngoại khoa  về tiêu hóa khác nhau. Dựa vào vị trí đau, tính chất của từng cơn đau, mức độ nặng hay nhẹ… ta có thể chuẩn đoán chính xác bệnh mà mình đang mắc phải.

Đau bụng đi ngoài buồn nôn là bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho việc xuất hiện các triệu chứng đau bụng đi ngoài buồn nôn. Tuy nhiên xét trên góc độ số đông thì những căn bệnh và yếu tố sau đây là “thủ phạm” điển hình nhất:

Đi ngoài buồn nôn


  •  Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa có thể dẫn tới tình trạng đau bụng đi ngoài buồn nôn khiến người bệnh rất mệt mỏi. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa:

  1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
  2. Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài
  3. Stress, căng thẳng quá mức,…

Các biểu hiện thường gặp: Đau bụng đi ngoài ra nước kèm buồn nôn hoặc táo bón là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh. Người bệnh có thể bị đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng bên trái hoặc đau ở nhiều vị trí khác nhau, chướng hơi, ợ chua và đắng miệng.

  • Tiêu chảy

Người bị tiêu chảy do nhiễm phải chủng vi khuẩn E.Coli. Khi bị tiêu chảy người bệnh gặp phải một số triệu chứng như: Đau bụng đi ngoài buồn nôn, cơn đau bụng thường xảy ra trong thời gian ngắn, có lúc đau âm ỉ có lúc quặn từng cơn khiến người bệnh rất khó chịu.

Người bệnh bị đi ngoài liên tục, phân lỏng có thể kèm máu, kèm theo đó là hiện tượng buồn nôn, nôn, cảm giác đắng miệng, ăn không ngon và chán ăn.

Người bệnh bị mất chất điện giải, mệt mỏi, cơ thể mất cân bằng vi chất dẫn tới sốt. Các biểu hiện này kéo dài từ 1 tuần – 4 tuần. Khi tình trạng này kéo dài người bệnh cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để điều trị sớm tránh tình trạng chuyển sang dạng mãn tính.

Tất cả những trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc tiêu chảy cấp có triệu chứng đau bụng buồn nôn đi ngoài đặc biệt ở người bị tiêu chảy việc đi ngoài diễn ra thường xuyên, các cơn buồn nôn đau bụng có thể xuất hiện đồng thời ở cả 3 thời điểm trước, trong và sau khi đi ngoài.

  • Đau bụng đi ngoài buồn nôn do ngộ độc thức ăn

Người bệnh bị ngộ độc thực phẩm nguyên nhân do ăn phải các thực phẩm bị nhiễm ký sinh trùng, thức ăn đã ôi thiu, các thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia hoặc ăn phải các thực phẩm sẵn có chất độc (ví dụ như cá nóc, mật cá trắm, nấm độc,…)

Ngộ độc thức ăn


Ngộ độc thực phẩm chính là tình trạng bị nhiễm độc từ các loại thực phẩm, nguyên nhân khiến người bệnh bị đau bụng buồn nôn đi ngoài. Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thức ăn bẩn, ôi thiu hoặc thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng gây độc. Khi có biểu hiện ngộ độc thức ăn bệnh nhân thường cảm thấy đau đầu chóng mặt. Tuy nhiên ngay sau đó là những cơn đau bụng buồn nôn xuất hiện.

Người bệnh bị ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện các triệu chứng như đau bụng dữ dội, cơn đau bụng ập đến đột ngột và gây đau nhức dữ dội kèm theo đó là hiện tượng tiêu chảy kéo dài 2 – 3 ngày và nôn. Bệnh nhân sẽ nôn tất cả thức ăn có trong bụng sau vài giờ bị ngộ độc, một số người có thể bị sốt như cúm sau ngộ độc hoặc không, tay chân không thể cử động được vì mất sức. Người bệnh có thể sốt hoặc không sốt, trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể nôn ra máu.

  • Viêm loét dạ dày

Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý này do vi khuẩn HP, bên cạnh đó bệnh còn xảy ra ở người thường xuyên uống rượu bia, ăn uông không đủ bữa, có thói quen ăn mặn, stress kéo dài hoặc do sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không steroid.

Các dấu hiệu nhận biết:

  1. Đau âm ỉ ở vùng thượng vị khi đói hoặc sau ăn
  2. Người bệnh thường xuyên bị đầy hơi, ợ chua, ợ hơi
  3. Chán ăn, giảm cân
  4. Đau bụng đi ngoài kèm buồn nôn,…

Khác với những bệnh dạ dày khác thường chỉ có triệu chứng là đau bụng và buồn nôn thì viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài buồn nôn trong suốt thời gian bị bệnh nếu không được điều trị.

Chính tình trạng bị loét dẫn đến chảy máu dạ dày, một phần máu chảy ra được tiêu hóa trực tiếp dẫn đến tình trạng đi ngoài kèm theo triệu chứng đau bụng và buồn nôn đặc trưng.

  •  Đau bụng kinh

Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới vùng hạ vị. Do đó, nhiều chị em phụ nữ khi tới kì kinh nguyệt đều gặp phải triệu chứng đau bụng buồn nôn đi ngoài. Đây là triệu chứng rất đỗi bình thường trong những ngày đầu hành kinh.

Bình thường, tới ngày “đèn đỏ”, lớp niêm mạc tử cung của người phụ nữ sẽ tăng cường sản sinh progestagen và oestrogen. Lúc này, hormone nội tiết tố bị thay đổi đột ngột dẫn đến đau âm ỉ hoặc đau nhói ở bụng dưới và cơn đau có thể lan rộng xuống xương chậu, đùi.

Bên cạnh đó, người bệnh có cảm giác căng tức ở ngực và thường cảm thấy mệt mỏi kèm theo biểu hiện nôn, đi ngoài, nhờn và mụn nổi nhiều trên da, tâm trạng thay đổi và rất hay cáu giận.

Chị em có thể bị đau bụng đi ngoài và buồn nôn trước hay trong ngày đầu bị hành kinh. Một số dấu hiệu khác như: Bị chuột rút, thèm ăn, tăng tiết bã nhờn trên da, da bị nổi mụn, căng tức ngực trước ngày đèn đỏ.

  • Đau bụng buồn nôn đi ngoài do bệnh đại tràng

Những bệnh về đại tràng như viêm trực tràng, viêm đại tràng, viêm manh tràng… hoàn toàn có thể gây ra các triệu chứng đau bụng đi ngoài buồn nôn xuất hiện đồng thời hoặc riêng lẻ.

Bệnh đại tràng


Toàn bộ đại tràng đóng một vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, chính vì vậy khi đại tràng bị viêm thường sẽ giống như dạ dày gây ra các cơn đau bụng và buồn nôn phổ biến.

Bệnh khởi phát khi đại tràng bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc do xạ trị ở người bệnh ung thư ở các cơ quan lân cận đại tràng. Bên cạnh đó tình trạng thiếu máu cục bộ trong đại tràng do hiện tượng các mạch máu bị tắc nghẽn lâu cũng có thể gây ra viêm đại tràng.

Các dấu hiệu thường gặp của viêm đại tràng:

  1. Đau bụng ở vùng hố chậu trái hoặc phải
  2. Người bệnh còn bị tiêu chảy, đi ngoài ra nước
  3. Phân nhày và có khi có lẫn cả máu
  4. Chướng bụng đầy hơi, đầy bụng ăn không tiêu
  5. Buồn nôn, nôn
  6. Sụt cân,…
  • Đau bụng nôn nhiều có thể bị ung thư trực tràng

Dấu hiệu đi ngoài kèm buồn nôn có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm như ung thư trực tràng. Người bệnh cảm thấy đau quặn từng cơn, ói mửa, đi ngoài ra máu hoặc tiểu tiện nhiều lần trong ngày.

Đau bụng đi ngoài buồn nôn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, có nhiều dấu hiệu tương đồng với những triệu chứng mà bạn đã mô tả nên rất khó xác định chính xác bạn đang mắc bệnh gì. Do đó, bạn nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị đúng đắn.

Rất nhiều trường hợp bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu có biểu hiện là đau bụng và buồn nôn kéo dài. Tình trạng đau bụng buồn nôn này xảy ra nhiều lần với cường độ càng ngày càng nặng và tần suất dày hơn.

Khi tình trạng ung thư ngày càng phát triển những triệu chứng buồn nôn sẽ giảm dần mà thay vào đó là các cơn đau bụng sẽ dữ dội hơn, đau quặn thắt.

Chế độ ăn cho người bị đau bụng đi ngoài buồn nôn

Để cải thiện triệu chứng đau bụng đi ngoài, chế độ ăn có vai trò quan trọng. Cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho người bị đau bụng đi ngoài dưới đây:

Nguyên tắc khi ăn uống cho người đau bụng đi ngoài

Khi bị đau bụng đi ngoài người bệnh cần nhớ bổ sung các loại đồ ăn thức uống giúp bù lại những dinh dưỡng đã mất và giảm những thức ăn gây ra sự kích thích về đường ruột về cơ học lẫn hóa học.

Đường ruột đang bị tổn thương nên các chức năng không được ổn định đo đó chọn thực phẩm trong bữa ăn rất quan trọng. Người bệnh chỉ nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, thức ăn nhẹ, dưỡng ẩm, lợi khí.

Bổ sung nước với người bệnh khá quan trọng, chú ý nên uống thật nhiều nước và bù chất điện giải

Thực phẩm nên ăn

Thực phẩm có chứa nhiệt lượng cao: Khoai lang, khoai tây, cháo, bột ngũ cốc,…là nhóm thực phẩm giàu tinh bột giúp người bệnh hỗ trợ quá trình tiêu hóa của đường ruột, hạn chế tình trạng đi ngoài. Thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, thịt gà,…Cần lưu ý, món ăn cần được chế biến chín mềm, ăn loãng dễ ăn.

Thực phẩm giàu chất xơ:  Người bệnh nên ăn nhiều rau, trái cây chứa nhiều vitamin nhưng ít bã giúp dễ tiêu hóa và không gây kích ứng đường ruột. Nên chế biến dạng thái, băm nhỏ hấp hay luộc thật mềm

Chọn những món ăn thanh đạm như canh thịt lọc, đậu phụ, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều lipid và các món nhiều dầu mỡ… Nên chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn và giúp hệ tiêu hóa có thời gian hoạt động ổn định nhất.

Đau bụng đi ngoài nên uống gì?

Bổ sung đủ nước mỗi ngày vì đi ngoài nhiều gây mất nước và chất điện giải của cơ thể. Người bệnh nên bổ sung nước điện giải theo liều lượng phù hợp với lứa tuổi, nên uống sau khi đi ngoài, sau khi bị nôn mửa…

uống nước cam


Người bệnh có thể uống nước cam, nước canh rau luộc, nước muối, nước gạo pha muối, nước ya – ua pha muối… Những loại nước này cũng hỗ trợ rất tốt, chống mất nước cho người bệnh đau bụng đi ngoài nhiều. Nhưng nên hạn chế các loại nước ngọt đóng chai, nước có ga…

Cách chữa đau bụng đi ngoài buồn nôn

Một vài biện pháp đơn giản tại nhà sẽ làm dịu chứng đau bụng đi ngoài buồn nôn do rối loạn tiêu hóa hay các bệnh lý thông thường khác:

  • Dùng khăn ấm đắp và massage, hơi nóng sẽ làm cho dạ dày, đường ruột dễ chịu, chặn cơn đau bụng.
  • Dùng dầu gió bôi và cạo gió vùng bụng, lưng giúp giảm đau bụng.
  • Ngải cứu sao vàng và muối rang nóng, đem trộn đều, quấn vào khăn rồi đem chườm nóng lên chỗ bụng bị đau.
  • Trộn 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, nước gừng và nước trái cây bạc hà để uống.
  • Nhai vài lá trầu kèm với một vài hạt muối sẽ giảm cơn đau bụng.
  • Uống nước hoa hồng giúp cứu trợ từ buồn nôn và đau bụng.
  • Nhai 1/2 muỗng cà phê cần tây với chút muối, uống với cốc nước ấm.
  • Trà thảo mộc giúp giảm cơn đau bụng nhanh là trà hoa cúc, trà bạc hà cay, trà quế, trà thì là. Nhưng trà gừng mật ong giúp ấm bụng hiệu quả. Dùng gừng tươi cắt lát mỏng, sao vàng cho thơm, giã nát, hòa với 1 chén nhỏ nước đun sôi, uống ấm, từng ngụm nhỏ. Có thể cho thêm đường, hoặc mật ong sẽ rất tốt. Nếu không có gừng tươi thì dùng gói trà gừng.

Những biện pháp trên phù hợp điều trị các triệu chứng nhẹ, nếu bệnh nhân có biểu hiện nặng hơn hoặc kèm các dấu hiệu nghiêm trọng khác cần sớm thăm khám tìm ra nguyên nhân và tuân thủ phác đồ điều trị của các bác sỹ chuyên khoa.

>> Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí 24/24h TẠI ĐÂY!

Hiện tượng đau bụng đi ngoài buồn nôn khá phổ biến, đặc trưng cho nhiều bệnh và các triệu chứng rối loạn khác nhau, chính vì vậy khi gặp phải tình trạng này kèm không nên tùy tiện chẩn đoán và tự ý mua thuốc về điều trị mà cần phải tiến hành thăm khám và theo dõi để biết được nguyên nhân mới có thể điều trị đúng bệnh.

Nếu người bệnh bị đau bụng, buồn nôn do bệnh dạ dày gây ra có cải thiện chế độ ăn uống kèm theo một số loại thuốc uống sau:

Chia nhỏ thực phẩm nhạt

Với người bị bệnh dạ dày, mỗi khi bụng đói axit sẽ trào lên gây ra hiện tượng buồn nôn, vậy nên bạn có thể ăn một chút gì đó giúp bụng mình không bị đói. Bạn có thể lựa chọn những thực phẩm như cơm, bánh mì nướng, bánh quy ròn hoặc táo.

Tránh mất nước

Những người bị bệnh dạ dày có những triệu chứng cơn đau bụng đi ngoài lỏng nhiều lần thì việc bù nước là cần thiết. Tốt nhất là cứ cách 1 tiếng là bạn nên uống một chút nước giúp cơ thể không bị mất nước quá nhiều do việc đi ngoài hay nôn nhiều. Hơn nữa, uống nước nhiều còn giúp đường ruột hoạt động tốt hơn, loại trừ độc tố có hại ra khỏi cơ thể.

Chườm nóng bụng

Mọi loại đau dạ dày đều có thể áp dụng chườm nóng để giảm triệu chứng bệnh. Bạn có thể dùng chai nước ấm hoặc khăn tắm ngâm nước nóng chườm vào bụng.  Không có nước nóng, dùng một chút gạo rang nóng bỏ vào túi vải và chườm. Thay vào gạo, rang muối bỏ vào tất để chườm cũng là một liệu pháp. Nhiệt không chỉ tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng mà còn giúp tăng cường lưu thông và cải thiện lưu lượng máu tới vùng bụng, từ đó giảm đau và tiêu hóa hiệu quả hơn.

Chườm nóng bụng

Dùng thuốc kháng axit

Khi dùng thuốc kháng axit, thuốc sẽ bắt đầu làm việc ngay lập tức nhằm trung hòa các axit được dạ dày tiết ra, kết quả là giảm đau bụng và ợ nóng. Tuy nhiên, rắc rối là dùng thuốc quá liều có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy hoặc táo bón. Trong khi đó, cách điều chế chất kháng axit tự nhiên là trộn nửa thìa baking soda với nửa thìa nước sẽ tạo thành hợp chất trung hòa axit nhanh chóng và hiệu quả.

Ngoài sử dụng thuốc, nếu bạn dễ gặp phải những triệu chứng đau bụng đi ngoài buồn nôn thì cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ cũng như các yếu tố góp phần gây ra tình trạng này.

Đau bụng đi ngoài buồn nôn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, có biểu hiện tương đồng với một số bệnh thường ngày ta hay mắc phải. Vì vậy, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, phát hiện rõ bệnh, để từ đó có hướng điều trị cụ thể nhất với từng trường hợp. Thắc mắc vui lòng liên hệ Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng qua sdt: 02.438.746.999 !


Từ khóa gợi ý của google:

đau bụng đi ngoài buồn nôn uống thuốc gì

đau bụng đi ngoài buồn nôn chóng mặt

đau bụng đi ngoài liên tục

ăn vào là đau bụng đi ngoài là bệnh gì

ăn vào là đau bụng tiêu chảy

buồn đi ngoài liên tục

đầy bụng buồn nôn đi ngoài

Trịnh Tùng

Tác giả : Trịnh Tùng

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng tham giam khám, điều trị, phẫu thuật các bệnh lý hậu môn - trực tràng tại một số bệnh viện đa khoa khu vực Hà Nội. Cố vấn chuyên môn (Phẫu thuật) của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Phụ trách khoa ngoại của Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội.

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng là bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm khám, điều trị và phẫu thuật  các bệnh lý hậu môn - trực tràng như: Trĩ, rò hậu môn, polyb hậu môn,... . Với kinh nghiệm,, trình độ chuyên môn, kĩ thuật và phương pháp điều trị tốt, bác sĩ luôn được người bệnh tin tưởng và tín nhiệm.

Đầy đủ thông tin tại : Trịnh Tùng - CEO 2bacsi

Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap