[ Giải đáp ] : Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không + lưu ý !
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không . Bệnh trĩ ngoại khá phổ biến và gây nhiều phiền toái cho người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi. Trĩ ngoại không được chữa trị có thể gây biến chứng. Cùng 2bacsi tìm hiểu nhé các bạn
Trĩ ngoại là những búi trĩ bị phồng to, sẫm màu, xơ cứng bởi các đám rối tĩnh mạch căng giãn, gấp khúc tạo nên và thường thòi ra ngoài hậu môn. Trĩ ngoại có thể không nguy hiểm ngay tức thì, nhưng theo thời gian, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ khó chịu đến nhiễm trùng.
Đồng thời bệnh trĩ ngoại có thể có biến chứng, trĩ ngoại thường làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi (NCT), vì luôn lo lắng về bệnh tật của mình.
Đáng chú ý nhất của bệnh trĩ ngoại đau khi đi đại tiện và ra máu.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây trĩ ngoại khá đa dạng, nhưng với NCT, do thói quen ăn uống và thói quen đi đại tiện là các nguyên nhân thường gặp nhất. Bởi vì, đa số NCT thường ăn ít, thêm vào đó ăn ít rau, ngại ăn canh và uống rất ít nước (sợ đi tiểu nhiều, nhất là những người vận động khó khăn, mùa lạnh…).
Những lý do này càng dễ gây táo bón và nếu táo bón kéo dài, rất dễ mắc trĩ, trong đó có bệnh trĩ ngoại. Vì táo bón cho nên khi đi đại tiện phải ngồi lâu và rặn nhiều, nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần và thời gian bị táo bón kéo dài, không được chữa trị, không được khắc phục sẽ rất dễ bị bệnh trĩ (trĩ nội hoặc trĩ ngoại hoặc cả hai).
Một số người có tuổi bị béo phì, thừa cân, vận động khó khăn cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại. Bởi vì, hoạt động thể lực suy giảm sẽ ảnh hưởng đến lưu thông của hệ tuần hoàn gây nên tụ máu cục bộ hoặc mao mạch ở những vị trí thường xuyên bị tác động như: mao mạch vùng hậu môn sẽ phồng to rất dễ trở thành trĩ ngoại.
Bên cạnh đó, những người vì nghề nghiệp hay do thói quen ngồi lâu, ít vận động (xem vô tuyến, đọc sách báo, chơi cờ, lười vận động) rất dẽ dẫn đến mắc bệnh trĩ ngoại.
Một số người do thói quen ăn cay, uống nhiều rượu, bia, dùng nhiều chất kích thích (cà phê, thuốc lá) có thể là những nguyên nhân thuận lợi cho bệnh trĩ phát triển.
Xem thêm : [ Bệnh trĩ là gì ] Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả !
Triệu chứng như thế nào?
Trĩ ngoại có các mức độ khác nhau, loại do tắc mạch bởi các tĩnh mạch ở hậu môn căng phồng, gây căng tức, khó chịu, và thường gây chảy máu do tĩnh mạch bị vỡ.
Trĩ ngoại thường gây khó chịu khi đi lại, nhất là có kèm theo xuất tiết, ẩm ướt. Do ẩm ướt cho nên có thể bị viêm nhiễm, nhất là loại xảy ra ngay tại nếp gấp ở cửa hậu môn gây nên hiện tượng phù nề, đau đớn, nhất là khi đại tiện. Do đại tiện khó khăn cho nên càng bị táo, đi đại tiện rặn nhiều bệnh trĩ càng nặng thêm. Gây đau nhiều nhất là loại do tĩnh mạch căng, phồng hoặc bị gập.
Loại này thường gây ra đau đớn nhiều, chảy máu khi đi đại tiện, thậm chí gây tắc hậu môn và gây khó khăn cho việc vệ sinh hậu môn.
Điều trị theo phương pháp nào cần có ý kiến bác sĩ.
Biến chứng
Đáng chú ý nhất của bệnh trĩ ngoại đau khi đi đại tiện và ra máu, các tĩnh mạch ở hậu môn giãn to tạo thành các búi trĩ thòi ra ngoài hậu môn gây khó chịu, đau khi đi lại và lúc đi đại tiện. Trĩ ngoại càng để lâu càng dễ gây viêm nhiễm, có thể gây nhiễm trùng huyết. Ở phụ nữ bị trĩ ngoại rất dễ gây viêm phần phụ.
Xem thêm : [ Tổng hợp ] 6 loại thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay !
Có điều trị được không?
Bệnh trĩ ngoại vẫn có thể chữa trị được, tùy theo từng mức độ của bệnh mà có hướng xử trí thích hợp khác nhau. Vì vậy, khi nghi bị trĩ ngoại, NCT hoặc người nhà cần đưa người bệnh đi khám bệnh càng sớm càng tốt không nên ngại hoặc không nên chủ quan. Khi bệnh đang ở các giai đoạn đầu nên điều trị nội khoa (dùng thuốc).
Thuốc thường được sử dụng là các loại thuốc trợ mạch (làm cho thành mạch vững chắc hơn), thuốc chống viêm nhiễm, kháng sinh (nếu có viêm nhiễm), thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề. Nếu bị táo bón có thể phải dùng thêm các thuốc chống táo bón.
Tuy vậy, dùng thuốc gì, liều lượng và cách sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ khám bệnh, người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự dùng thuốc. Bởi vì, đi ngoài ra máu còn có nhiều nguyên nhân khác, đặc biệt lưu ý ở NCT.
Nếu điều trị nội khoa đã đúng phác đồ, đủ thời gian mà bệnh không những không khỏi mà có xu hướng năng thêm, bác sĩ khám bệnh sẽ có hướng chuyển điều trị bằng thủ thuật như: tiêm xơ (có tác dụng cầm máu và hạn chế hiện tượng sa búi trĩ) hoặc thắt búi trĩ hoặc được đốt bằng dao điện tùy theo tính chất của bệnh và sức khỏe của người bệnh.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để tránh mắc trĩ ngoại hay để hạn chế bệnh trĩ nặng thêm, NCT nên tăng cường ăn nhiều rau, chất xơ, các loại trái cây có tính chất tiêu hóa tốt, nhiều nước (khoai lang, chuối chín, dưa hấu, lê…).
Cần uống đủ lượng nước hàng ngày (1,5 -2 lít), uống làm nhiều lần, không uống một lúc.
Tránh ngồi lâu một chỗ, giữa buổi làm việc nên có giải lao để đi đi lại lại nhẹ nhàng.
Hàng ngày nên vận động cơ thể với các hình thức khác nhau tùy theo sức khỏe và điều kiện của từng người.
Cần bỏ thói quen đi đại tiện ngồi lâu và không nên ăn, uống có các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Dân gian có câu nói khá hình tượng "Thập nhân, cửu trĩ" (10 người thì 9 người bị bệnh). Thực tế, chưa có thống kê chính xác về số lượng người mắc bệnh trĩ và có lẽ cũng không quá nhiều đến mức 90% dân số mắc bệnh trĩ như lời đồn đại, nhưng quả thật bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến.
Dựa vào giải phẫu, bệnh trĩ được chia thành 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. việc phân loại " trĩ nội" hay "trĩ ngoại" phụ thuộc vào yếu tố "cơ thắt hậu môn". Trĩ nội xuất hiện phía trên cơ thắt hậu môn, là loại trĩ thường gặp. Trĩ ngoại là những búi trĩ xuất hiện phía dưới cơ thắt hậu môn.
Khi nào chúng ta nghi ngờ mình mắc trĩ?
Chảy máu - dấu hiệu này thường xuất hiện trong một lần đại tiện nào đó, lượng máu, hình thức ra máu mỗi người không giống nhau, có người phát hiện vì thấy vài giọt thấm trên giấy vệ sinh, có người thấy chảy thành tia nơi bồn cầu.
Sau chảy máu, triệu chứng bệnh trĩ sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, lúc đầu đi đại tiện sẽ có khối nhỏ lồi ra, nhưng nhanh chóng hồi về vị trí cũ sau khi đại tiện. Càng về sau bệnh trĩ càng tiến triển nhanh, đến mức nhiều người phải dùng tay nhét búi trĩ vào bên trong. Đến giai đoạn nặng, trĩ có thể gây sưng nề, đau, rỉ nhớt, ngứa vùng hậu môn…
Nguyên nhân bệnh trĩ ghé thăm
Đến thời điểm hiện tại, nguồn gốc bệnh trĩ vẫn chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Tuy nhiên, y học đã chỉ ra các yếu tố thuận lợi để bệnh trĩ phát triển: để tình trạng táo bón, tiêu chảy kéo dài; lối sống, sinh hoạt ì ạch, ngồi lâu; áp lực ổ bụng tăng (ví dụ như viêm phế quản, ho nhiều…); tệ nhất là do xuất hiện khối u.
Khác với những bệnh khác là khi bệnh xuất hiện buộc phải can thiệp bằng các biện pháp y tế, chúng ta chỉ nên điều trị khi trĩ gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Khi mới chớm bệnh, bệnh nhân chỉ cần điều chỉnh dinh dưỡng và sinh hoạt thì mọi chuyện sẽ ổn.
Những việc cần làm ngay khi bị trĩ: đối với nhân viên văn phòng thì không ngồi quá 2 tiếng liên tục, tài xế đường dài nên dừng xe (tất nhiên là nơi cho dừng đỗ và an toàn) uống nước, đi loanh quanh vài bước tầm 5 phút là ổn.
Người mắc trĩ nên tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà. Hạn chế ăn cay, nóng quá, ăn nhiều rau xanh, chất xơ… Cuối cùng, yếu tố quan trọng nhất chính là uống đủ nước đáp ứng nhu cầu bôi trơn của cơ thể mỗi ngày
Điều trị trĩ có 2 hướng: nội khoa và phẫu thuật
Nội khoa: rửa và ngâm hậu môn bằng nước ấm sạch (mỗi lần 10-15 phút). Bác sĩ sẽ cho các bệnh nhân uống thuốc, dù áp dụng phương pháp điều trị Đông y hay Tây y thì đều hướng tới mục đích làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch… Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc dùng khi chưa đi khám.
Phẫu thuật: Tuỳ mức độ phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp, phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam là phẫu thuật LONGO. Ưu điểm là áp dụng được với trĩ độ III, độ IV, không đau, thời gian nằm viện ngắn. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao.
Phẫu thuật trĩ bằng phương pháp phẫu thuật Longo.
Tất nhiên, động chạm dao kéo là bất đắc dĩ khi các phương pháp kiêng khem, tập luyện không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học bình thường, đồng nghĩa với việc khả năng tai biến xảy ra là hoàn toàn có thể.
Bệnh nhân mắc trĩ tuyệt đối không được đến các cơ sở nhỏ lẻ, mất vệ sinh để cắt trĩ kiểu gia truyền, dân gian bởi trĩ có thể là bệnh, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một bệnh khác. Phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng với bệnh trĩ. Còn nếu là triệu chứng của bệnh khác, thì tuyệt đối đừng đùa, nếu không cẩn thận có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Nên nhớ, trĩ có gây khó chịu cũng chính do ta "rước về" bằng lối sống thiếu khoa học và để tiễn bệnh đi thì phải sống khoa học và tin vào khoa học
Nguồn : 2bacsi.com , được kiểm duyệt bởi hi health group