[ Corticoid ] có tác dụng gì? dành cho đối tượng nào? Giá bao nhiêu tiền?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Trịnh Tùng
Chuyên mục
Thuốc
July 22, 2019

Bạn đang muốn sử dụng corticoid nhưng lại không biết thuốc có công dụng gì, giá bao nhiêu, và dành cho những đối tượng nào?.... Tất cả những băn khoăn thắc mắc này sẽ được 2bacsi giải đáp ngay trong nội dung bài viết dưới đây

Corticoid là thuốc gì?

Corticoid có tên gọi đầy đủ là glucocorticoid. Gluco-corticoid là một hormon vỏ thượng thận có tác dụng thúc đẩy tổng hợp glucose từ protid, thải trừ K+, giữ Na+ và kiềm chế tác dụng của ACTH.

Gluco-corticoid tự nhiên có hai loại chính là Cortisol (Hydrocortison) và Corticosteron. Trong lâm sàng, các chế phẩm corticoid đều là dẫn xuất của cortisol hay hydrocortison, còn được tổng hợp từ acid mật, từ thực vật, và tổng hợp hóa dược. Gluco-corticoid gây tác dụng giảm đau gián tiếp thông qua tác dụng chống viêm.

Thuốc corticoid dùng trong điều trị gồm nhiều loại: dexamethason (thường gọi nôm na là “đề xa” hay thuốc “hột dưa” vì thuốc có dạng viên hình hạt dưa), prednison, prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon…

Xem thêm: [ Celecoxib ] là thuốc gì? tác dụng nổi bật của thuốc celecoxib

Tác dụng của Corticoid

Corticoid là một loại thuốc được ứng dụng rộng rãi trong lịch sử y học. Hầu như bất kì ai cũng đã từng sử dụng qua thuốc có chứa corticoid một lần trong đời. Do các tác dụng rất kỳ diệu và nhanh chóng trong việc giảm thiểu các biểu hiện bệnh tật của thuốc, mà thời gian đầu nó được xem là một phát hiện tuyệt vời.

Corticoid rất đa năng, do đó rất nhiều loại thuốc có công thức chứa Corticoid. Hiện corticoid có những tác dụng sau:


  • Chống viêm ở giai đoạn sớm, giai đoạn muộn bất kể nguyên nhân gì như cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn, dị ứng.
  • Điều trị bệnh viêm khớp do thấp khớp, bệnh thoái hóa khớp, viêm các khớp ngoại vi, những tình trạng bệnh lý do chấn thương khớp, trị sẹo lồi, sẹo phì đại (khoa da), trị viêm phần trước mắt (khoa mắt), trị viêm mũi (khoa tai mũi họng)…
  • Chống dị ứng dị ứng da, dị ứng đường hô hấp, hen suyễn nặng…
  • Hỗ rợ điệu trị những chứng bệnh như bệnh da pemphigut, vảy nến, bệnh giảm tiểu cầu thứ phát vô căn của người lớn, bệnh thiếu máu tán huyết do tự miễn.

Cơ chế hoạt động của corticoid

Thuốc corticoid sẽ đi vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau. Gluco-corticoid đều được hấp thu vào máu.

Trong máu, 90% Gluco-corticoid gắn với protein huyết tương và gây tác dụng dược lý tại các cơ quan.

Khi đưa vào cơ thể Gluco-corticoid sẽ tác động lên các tuyến như dưới đồi, tuyến yên, tuyến vỏ thượng thận.

Xem thêm: [ Alphachymotrypsin ] Thành phần + Công dụng của thuốc

Liều dùng, định lượng của  thuốc corticoid như thế nào?

Đối với mỗi bệnh nhân sẽ sử dụng liều lượng khác nhau. Cụ thể:

Thuốc corticoid dành cho người lớn

  • Đối với betamethasone

+ Dạng thuốc uống

Liều dùng thông thường đối với dạng liều uống (sirô, thuốc viên, viên sủi bọt)

Liều dùng đối với người lớn và lứa tuổi thanh thiếu niên: liều lượng có thể dao động từ 0,25 đến 7,2 mg mỗi ngày, dưới dạng liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.

Đối với dạng liều uống lâu dài (viên nén phóng thích)

Liều dùng cho người lớn và lứa tuổi thanh thiếu niên: liều lượng có thể dao động từ 1,2 đến 12 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên khi cần thiết, theo quyết định của bác sĩ.

+ Đối với dạng liều tiêm:

Liều dùng cho người trưởng thành và thanh thiếu niên là 2-6 mg mỗi ngày.

  • Đối với budesonit

Đối với dạng liều uống dài khi uống (viên nang phóng thích kéo dài)

Liều dùng cho người lớn: lúc đầu, liều là 9 mg mỗi ngày trong vòng 8 tuần. Sau đó, bác sĩ có thể giảm liều xuống còn 6 mg mỗi ngày. Mỗi liều phải được uống vào buổi sáng trước bữa ăn sáng.

  • Đối với cortisone

+ Đối với dạng liều uống (viên nén)

Liều dùng cho người trưởng thành và thanh thiếu niên 25-300 miligam mỗi ngày, dưới dạng một liều hoặc chia thành nhiều liều.

+ Đối với dạng liều tiêm

Liều dùng cho người lớn và thiếu niên là 20-300 mg một ngày, tiêm vào cơ.

  • Đối với dexamethasone

+ Đối với dạng liều uống (thuốc nhỏ mắt, dung dịch uống, thuốc viên)

Liều dùng cho người trưởng thành và thanh thiếu niên là 0,5-10 mg được thực hiện thường xuyên khi cần thiết, theo quyết định của bác sĩ.

+ Đối với dạng liều tiêm

Liều dùng dành cho người lớn và thiếu niên là từ 20,2 đến 40 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên khi cần thiết, như bác sĩ xác định.

  • Đối với hydrocortisone

+ Đối với dạng liều uống (thuốc uống, thuốc viên)

Liều dùng cho người trưởng thành và thanh thiếu niên: bạn dùng 20-800 mg mỗi một hoặc hai ngày, như liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.

+ Đối với dạng liều tiêm

Liều dùng dành cho người lớn và trẻ vị thành niên 5 đến 500 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch hay dưới da càng nhiều càng tốt nếu cần thiết, như bác sĩ quyết định.

  • Đối với methylprednisolone

+ Đối với dạng liều uống (viên nén)

Liều dùng dành cho người trưởng thành và thanh thiếu niên: bạn dùng 4 đến 160 mg mỗi một hoặc hai ngày, như một liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.

+ Đối với dạng liều tiêm

Liều dùng thông thường cho người trưởng thành và thanh thiếu niên từ 4-160 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên khi cần thiết, như bác sĩ xác định.

  • Đối với prednisolone

+ Đối với dạng liều uống (dung dịch uống, siro, viên nén)

Liều dùng thông thường cho người lớn và thanh thiếu niên: bạn dùng 5 đến 200 miligam (mg) được thực hiện thường xuyên khi cần thiết, theo quyết định của bác sĩ.

+ Đối với dạng liều tiêm

Liều dùng thông thường cho người trưởng thành và thanh thiếu niên 2-100 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên khi cần thiết, như bác sĩ xác định.

  • Đối với prednisone

Đối với dạng liều uống (dung dịch uống, siro, viên nén)

Liều dùng thông thường cho người lớn và thanh thiếu niên là từ 5 đến 200 miligam (mg) mỗi một hoặc hai ngày, như liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.

  • Đối với triamcinolone

Đối với dạng liều uống (sirô, viên nén)

Liều dùng thông thường cho người lớn và thanh thiếu niên từ 2 đến 60 miligam mỗi ngày, dưới dạng một liều hoặc chia thành nhiều liều.

Đối với dạng liều tiêm

Liều dùng thông thường cho người lớn và thanh thiếu niên là từ 0,5 đến 100 mg tiêm vào khớp, tổn thương hoặc cơ hay dưới da càng nhiều càng tốt nếu cần thiết, như bác sĩ xác định.

Liều dùng thuốc corticoid dành cho trẻ em

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Hướng dẫn cách  dùng thuốc corticoid an toàn và hiệu quả

Để việc sửu dụng thuốc an toàn và hiệu quả, các bạn cần:

  • Dùng thuốc với thức ăn để ngăn ngừa buồn nôn dạ dày. Nếu cơn đau dạ dày hoặc đau vẫn tiếp tục, bạn nên hỏi bác sĩ.
  • Các vấn đề về dạ dày có thể xảy ra nếu bạn uống đồ uống có cồn trong khi đang được điều trị bằng thuốc này, trừ khi bạn đã kiểm tra với bác sĩ lần đầu tiên.
  • Đối với bệnh nhân uống viên nén budesonid phóng thích kéo dài: bạn nên nuốt toàn bộ nang, không bị vỡ, nghiền nát hoặc nhai.
  • Sử dụng thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn hông sử dụng thuốc nhiều hơn hoặc ít hơn, không sử dụng nó thường xuyên hơn và không sử dụng nó trong một thời gian dài hơn bác sĩ đã ra lệnh vì như vậy có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
  • Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.
  • Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy.
  • Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.
  • Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
  • Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
  • Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác hại khôn lường khi lạm dụng thuốc

Corticoid  có nhiều tác dụng khác nhau ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo, đến sự cân bằng nước và muối khoáng, hệ tim mạch, thần kinh, cơ xương, cùng nhiều cơ quan khác nhau.

Khi uống thuốc này liên tục và kéo dài, cơ thể có vẻ như mập ra và tăng trọng làm nhiều người cứ tưởng là tốt, tưởng thuốc làm cho tăng cân nên càng lạm dụng thuốc hơn. Tuy nhiên, đây lại là  biểu hiện một tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.

Do thuốc corticoid có tác dụng giữ nước và chất khoáng natri trong cơ thể. Vì thế, thuốc sẽ gây phù, gây rối loạn chuyển hóa lipid và làm đọng mỡ lại ở trên mặt, cổ và lưng. Cho nên người dùng thuốc lâu ngày sẽ béo phì, mặt tròn như mặt trăng. Nhưng thực chất thuốc làm cho cơ thể lại bị teo cơ (đây là các biểu hiện trong hội chứng có tên là Cushing). Thuốc còn gây cảm giác thèm ăn làm cho người dùng thuốc ăn ngon hơn.

Việc lạm dụng thuốc corticoid quá nhiều cũng như sử dụng thuốc quá bừa bãi, mà theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ dẫn đến những tác hại vô cùng nguy hiểm cho cơ thể. Cụ thể:

  • Nhiều loại kem trị mụn chứa corticoid nếu dùng dài ngày sẽ làm mụn nổi nhiều hơn khi ngưng thuốc hoặc gây nám da mặt.
  • Dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid (tưởng nhầm là thuốc rửa trong mắt, giúp mắt sáng long lanh) sẽ dẫn đến đục thủy tinh thể, thấy cảnh vật mờ mờ ảo ảo…
  • Tăng cân do giữ natri, đào thải kali gây béo bệu, mặt tròn như mặt trăng.
  • Làm cao huyết áp, tăng đông máu có thể gây nghẽn mạch.
  • Chậm liền sẹo các vết thương và dễ gây nhiễm khuẩn thứ phát.
  • Làm thoái biến protid nên dễ gây teo cơ.
  • Làm xương xốp do giảm hấp thu calci nên khi té ngã dễ bị gãy xương.
  • Làm loét dạ dày – tá tràng, dễ gây xuất huyết tiêu hóa.
  • Ức chế miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể.
  • Làm tăng tiết mồ hôi, co giật, tăng áp lực nội sọ, rối loạn kinh nguyệt, ảo giác, vui vẻ thái quá, tăng nhãn áp.

Ðây là lý do vì sao thuốc corticoid nhất thiết cần có chỉ định điều trị của bác sĩ.

Corticoid hại da như thế nào?

Corticoid không thuộc nhóm chất dưỡng da, mà là một nhóm thuốc dùng để điều trị bệnh. Rất nhiều loại thuốc bôi ngoài da có chứa Corticoid. Một số tác dụng của Corticoid cho các bệnh về da bao gồm:

  • Kháng viêm
  • Chống nhiễm trùng
  • Hỗ trợ điều trị nấm

Các bạn có thể dễ dàng tìm được tại hiệu thuốc tây các loại thuốc bôi da chứa Corticoid. Đây là loại thuốc chứa hàm lượng rất nhỏ và luôn khuyến cáo không được sử dụng thuốc trong thời gian dài, nhất là trên diện rộng của da. Có thể xem Corticoid chỉ là một chất trị được bề nổi chứ không chữa dứt được gốc rễ của bệnh.

Bất cứ một loại kem nào chứa nhóm thuốc này đều mang trong mình khá nhiều tác dụng phụ tùy theo liều lượng. Có thể nói, khi sử dụng Corticoid là bạn đang sử dụng một con dao sắc bén, có thể khiến bạn bị thương bất cứ lúc nào.

Các dạng kem bôi này chỉ là giải pháp “cấp cứu” tạm thời, hoàn toàn không thể sử dụng suốt đời vì những hậu quả kinh khủng mà nó mang lại, bao gồm:

  • Bào mỏng da: da của chúng ta có độ dày nhất định. Khi sử dụng kem chứa Corticoid quá nhiều sẽ khiến lớp da bị mỏng đi, mất khả năng chống chọi lại những xâm nhập từ môi trường như khói, bụi, tia uv…
  • Gây nghiện cho da: khi bạn không sử dụng tiếp, da sẽ phản ứng dữ dội và trở nên tồi tệ. Nếu tiếp tục sử dụng da sẽ hoàn toàn mất khả năng đề kháng.
  • Mỏng giác mạc: kem bôi trên mặt có khả năng di chuyển đến vùng mắt làm mỏng giác mạc, dẫn đến giảm thị lực và ảnh hưởng nặng đến mắt.
  • Viêm da: các triệu chứng như bong tróc, đỏ bừng mặt, da dễ bị mụn, sẽ lặp đi lặp lại do lúc này sức đề kháng của da đã giảm.

Khi bạn sử dụng Corticoid, da của các bạn sẽ ngậm nước, căng bóng, trắng mịn màng và đẹp đẽ vô cùng. Thế nhưng khi không sử dụng thuốc nữa, da sẽ “biểu tình” khiến bạn phải dùng kem trở lại.

Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến da ngày càng mỏng, mất sức đề kháng và lâu dần sẽ lão hóa với tốc độ rất nhanh.

Bên cạnh đó, da sẽ dễ nổi mụn, ửng đỏ và lộ rõ mạch máu. Việc phục hồi da khi đã sử dụng Corticoid, càng sử dụng lâu càng khó phục hồi.

Những lưu ý mà các bạn cần lưu tâm trước khi dùng thuốc corticoid

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc corticoid;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lí.

Thuốc corticoid có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc corticoid có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem.

Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù một số loại thuốc không nên được sử dụng với nhau, nhưng trong một số trường hợp bạn có thể sử dụng hai loại thuốc cùng nhau ngay cả khi xảy ra tương tác.

Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều lượng hoặc biện pháp phòng ngừa khác nếu cần thiết. Bác sĩ cần biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào được liệt kê dưới đây. Những tương tác thuốc sau được lựa chọn dựa trên mức độ thường gặp và không bao gồm tất cả.

Corticoid có thể làm giảm khả năng đề kháng với nhiễm trùng. Bạn nên kiểm tra với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn phát hiện có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như đau họng, sốt, hắt hơi hoặc ho.

Các thuốc tương tác với corticoid ví dụ như:

  • Aceclofenac;
  • Acemetacin;
  • Aldesleukin;
  • Amtolmetin guacil;
  • Celecoxib;
  • Ceritinib;
  • Choline salicylate;
  • Clarithromycin;
  • Clonixin;
  • Diclofenac;
  • Diflunisal;
  • Dipyrone;
  • Doxorubicin;
  • Doxorubicin hydrochloride Lliposome;
  • Droxicam;
  • Enzalutamide;
  • Etodolac;
  • Etofenamate;
  • Etoricoxib;
  • Etravirine;
  • Felbinac;
  • Fenoprofen;
  • Fentanyl;
  • Ibuprofen;
  • Idelalisib;
  • Indinavir;
  • Indomethacin;
  • Itraconazole;
  • Ketoconazole;
  • Ketoprofen;
  • Ketorolac.

Lời khuyên khi sử dụng Corticoid

Corticoid được y học sử dụng trong kem bôi với liều lượng rất thấp, từ 0.05%-0.2%. Thế nhưng có rất nhiều người hiện nay đã lợi dụng các tác dụng nhanh chóng của Corticoid để trục lợi, kinh doanh cho bản thân bằng việc cung cấp hàng loạt kem dưỡng da đến người tiêu dùng. Các loại kem này thường được gọi bằng cái tên “kem trộn” và thường được bán với giá rất cao.

Nếu hiện nay bạn nào đã và đang sử dụng các loại kem “thần kỳ” này, hãy đến ngay bệnh viện da liễu để các bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách “cai nghiện” cho da. Dừng lại không bao giờ là quá muộn. Bảo vệ bản thân mình và cùng chia sẻ với người thân xung quanh để làn da Việt Nam chúng ta không bị tàn phá nữa nhé các bạn.

Hi vọng với những thông tin mà 2bacsi vừa cung cấp, các bạn đã có kiến thức về thuốc Corticoid.

Trịnh Tùng

Tác giả : Trịnh Tùng

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng tham giam khám, điều trị, phẫu thuật các bệnh lý hậu môn - trực tràng tại một số bệnh viện đa khoa khu vực Hà Nội. Cố vấn chuyên môn (Phẫu thuật) của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Phụ trách khoa ngoại của Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội.

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng là bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm khám, điều trị và phẫu thuật  các bệnh lý hậu môn - trực tràng như: Trĩ, rò hậu môn, polyb hậu môn,... . Với kinh nghiệm,, trình độ chuyên môn, kĩ thuật và phương pháp điều trị tốt, bác sĩ luôn được người bệnh tin tưởng và tín nhiệm.

Đầy đủ thông tin tại : Trịnh Tùng - CEO 2bacsi

Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap