[ Vitamin B1 ] : Công dụng + liều dùng và 3 lưu ý quan trọng khi dùng !

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Trương Phú Hải
Chuyên mục
Thuốc
July 22, 2019

Theo Viện Y tế Quốc gia, vitamin B1 có khả hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh, tim mạch. Đồng thời vitamin B1 còn có công dụng trong việc làm đẹp.  Vitamin B1 có trong thực phẩm, và được sản xuất dưới dạng thực phẩm bổ sung và thuốc. Để sử dụng vitamin B1 hiệu quả, 2 bacsi xin chia sẻ đến các bạn 8 thông tin quan trọng về vitamin B1. Các bạn không nên bỏ qua nhé!

Vitamin B1 là gì?

Vitamin b1 hay còn gọi là Thiamin nitrat- Đây là một loại dưỡng chất quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động của các tế bào trong cơ thể con người. Hiện nay, vitamin B1 có nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt heo, gạo lứt, ngũ cốc,…. Đây là những thực phẩm  chúng hàng ngày sử dụng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng ta vẫn phải bổ sung thêm vitamin b1 dưới dạng thuốc uống; thuốc tiêm vào cơ thể.Vậy thuốc vitamin B1 là gì?

Vitamin B1 là một vitamin hòa tan trong nước. Nó có vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.

Thuốc được đưa vào cơ thể thông qua dạng tiêm hoặc uống. Do sự chuyển hóa nhanh chóng và tiện lợi. Cho nên đa số người dùng đều sử dụng thuốc dưới dạng uống.

Thành phần của thuốc

Thành phần chính của thuốc bao gồm:

  • Thiamin nitrat 10 mg
  • Tinh bột sắn,
  • Talc
  • Magnesi stearat
  • Gelatin
  • Cùng với các tá dược khác vừa đủ 1 viên

Dược lực học của thuốc

Thiamin thực tế không có tác dụng dược lý. Sau khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành Thiamin pyrophosphat là dạng thiamin có hoạt tính sinh lý.

Đây là Coenzym chuyển hoá carbohydrat, có nhiệm vụ khử Carboxyl của các alpha - cetoacid như: Pyruvat và alpha – cetoglutarat và trong việc sử dụng pentose trong chu trình Hexose monophosphat.

Dược động học của Thiamin nitrat

Dược động học của Thiamin nitrat ở người lớn là gì? Theo các chuyên gia, khoảng 1 mg thiamin bị giáng hoá hoàn toàn mỗi ngày trong các mô.Và đây chính là lượng tối thiểu hàng ngày.

Khi hấp thu ở mức thấp, có rất ít hoặc không thấy thiamin thải trừ qua nước tiểu.

Khi hấp thu vượt quá nhu cầu tối thiểu, các kho chứa thiamin ở các mô đầu tiên được bão hoà.

Sau đó lượng thừa sẽ thải trừ qua nước tiểu dưới dạng phân tử thiamin nguyên vẹn.

Khi hấp thu thiamin tăng lên hơn nữa, thải trừ dưới dạng thiamin chưa biến hoá sẽ tăng hơn.

Chỉ định Thiamin nitrat cho đối tượng nào?

Thiamin nitrat được chỉ định cho những người bị thiếu vitamin B1 .

Điều trị bệnh Beri-beri :

  • Thể nhẹ: Rối loạn thần kinh ngoại biên, yếu cơ và liệt cơ
  • Thể nặng: Suy tim nặng và phù nề

Vitamin B1 có tác dụng gì?

Thiamin có tác dụng gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay dưới đây:

  • Duy trì một sự trao đổi chất lành mạnh

Vitamin B1 cần thiết để tạo ra ATP, phân tử mang năng lượng chính của cơ thể. Giúp các bạn có cuộc sống tích cực hơn, loại bỏ mệt mỏi, buồn chán.

Thiamin còn là chất hỗ trợ trong việc chuyển đổi carbohydrate thành glucose. Đây là nguồn năng lượng mà cơ thể tạo ra để giữ cho sự trao đổi chất của bạn chạy trơn tru.

Ngoài ra, Vitamin B1 cũng giúp phân giải protein và chất béo. Hơn nữa,Thiamin còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu hoặc điều trị các chứng rối loạn chuyển hóa di truyền.

  • Ngăn ngừa tổn thương thần kinh

Nếu cơ thể của bạn thiếu hụt Thiamin thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh như: suy giảm trí nhớ; học hành kém; luôn rơi vào tình trạng uể oải.

Ngoài ra, Thiamin còn giúp phát triển vỏ myelin - là chất bao bọc dây thần kinh để bảo vệ chúng khỏi bị hư hại.

  • Giúp tim mạch khỏe mạnh

Có đủ Vitamin B1 trong cơ thể là điều cần thiết để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh được gọi là Acetylcholine. Điều này được sử dụng để chuyển tiếp thông điệp giữa các dây thần kinh tới cơ, đặc biệt là cơ tim.

Vì vậy để duy trì chức năng tim ổn định và nhịp tim đều đặn thì các dây thần kinh và cơ tim phải có khả năng sử dụng năng lượng cơ thể để giữ tín hiệu cho nhau.

Do đó, việc bổ sung vitamin B1 là vô cùng cần thiết giúp duy trì hoạt động của tâm thất và làm giảm nguy cơ suy tim.

  • Tăng cường khả năng miễn dịch

Vitamin B1 giúp duy trì và bảo vệ các cơ dọc của đường tiêu hóa - Là nơi có nhiều hệ miễn dịch nhất.

Trong đó, đường tiêu hóa khỏe mạnh cũng rất quan trọng đối với sự hấp thụ Vitamin B1. Từ đó giúp tăng cường khả năng miễn dịch và bảo vệ bạn khỏi bệnh tật.

  • Cải thiện thị lực

Đục thủy tinh thể là bệnh thường gặp ở người già, khiến thị lực suy giảm và có nguy cơ dẫn đến mù lòa. Theo các nghiên cứu khoa học thì việc thiếu hụt vitamin b1 là nguyên nhân dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể.

Vì vậy, sử dụng vitamin b1 là một phương pháp để ngăn ngừa đục thủy tinh thể cũng như các loại bệnh về mắt khác.

  • Giúp cải thiện trí nhớ

Đau đầu, chóng mặt, mất tập trung, hay quên,… những căn bệnh về trí não này một phần là do sự thiếu hụt vitamin b1 trong cơ thể gây nên.

Vì vậy, để duy trì hoạt động của trí não, cần bổ sung một lượng vitamin b1 cần thiết nhất là đối với những người thường xuyên sử dụng máy tính, làm những công việc đòi hỏi khả năng tập trung cao.

Ngoài ra, vitamin b1 có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về thần kinh như bại liệt, đa xơ cứng,

  • Trị mụn, làm trắng da

Vitamin b1 trong việc làm đẹp không còn xa lạ gì với chị em phụ nữ.

Trong thành phần của vitamin b1, có chứa các dưỡng chất giúp loại bỏ các hắc tố, trị mụn, làm mờ thâm nám giúp đem lại một làn da trắng hồng và khỏe mạnh.

  • Làm mượt và kích thích mọc tóc

Không những có chức năng bảo vệ sức khỏe, cải thiện hệ thần kinh,... mà Vitamin B1 còn là một loại thần dược mang đến mái tóc khỏe đẹp cho chị em.

Vitamin b1 có khả năng kích thích mọc tóc, giúp tóc nhanh dài, mềm mượt và chắc khỏe.

Liều dùng, định lượng cho người sử dụng

Với mỗi độ tuổi, thể trạng của từng người sẽ có định lượng dùng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Liều dùng vitamin B1 đối với trẻ em

Đối với trẻ em mắc bệnh Beriberi: trong vòng 2 tuần đầu tiên tiêm bắp hoặc tĩnh mạch dùng từ 10 – 25mg/1 ngày (nếu bệnh nặng) hoặc uống 10 – 50mg/1 ngày ; sau đó, cho dung từ 5 – 10mg/1 ngày trong vòng 1 tháng

Liều thông thường để bổ sung vitamin/chất khoáng: Đối với trẻ sơ sinh uống 1 lần 0,3 – 0,5 mg/1 ngày. Đối với trẻ em, uống 1 lần 0,5 – 1 mg/ 1 lần.

  • Liều dùng vitamin b1 đối với người lớn

Đối với người lớn bị bệnh beriberi: dùng 10-20 mg tiêm bắp 3 lần mỗi ngày, sử dụng trong 2 tuần. Sau đó, sau đó sử dụng multivitamin uống có chứa 5-10mg vitamin B1 hàng ngày trong một tháng.

Liều thông thường cho người lớn để bổ sung vitamin/chất khoáng: dùng vitamin b1 dạng viên 50-100mg uống mỗi ngày một lần.

Liều thông thường cho phụ nữ có thai bị viêm dây thần kinh: bạn tiêm bắp 5-10 mg hàng ngày, không sử dụng vitamin b1 dạng viên.

Cách sử dụng vitamin b1 để đạt hiệu quả

Sau khi tìm hiểu vitamin b1 là thuốc gì; công dụng của thuốc. Chắc hẳn các bạn cũng rất muốn biết sử dụng thuốc như thế nào để đạt hiệu quả phải không? Trước hết, hãy tham khảo cách sử dụng đã nhé:

  • Phải sử dụng vitamin b1 theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc ý kiến của bác sĩ.
  • Tránh việc dùng quá liều và sử dụng quá lâu so với hạn mức.
  • Đối với vitamin dạng lỏng khi sử dụng phải có chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý tiêm tại nhà.
  • Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú, thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng phụ của thuốc thiamin (vitamin B1)

Khi thấy bản thân có các triệu chứng sau đây. Các bạn không nên chủ quan coi thường. Cần phải nhận sự trợ giúp y tế khẩn cấp như: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng dưới đây. Các bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ nhé:

  • Môi chuyển màu xanh;
  • Đau ngực, cảm thấy khó thở;
  • Phân có máu, hoặc hắc ín;
  • Ho ra máu hoặc nôn mửa giống như bã cà phê.
  • Buồn nôn, cảm giác chặt trong cổ họng;
  • Mồ hôi, cảm giác ấm;
  • Phát ban nhẹ hoặc ngứa;
  • Cảm thấy bồn chồn;
  • Bị chai và nổi cục cứng nơi tiêm thiamin (vitamin B1).

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Trước khi dùng thuốc thiamin (vitamin B1) bạn nên biết những gì?

  • Bạn không nên sử dụng thiamin (vitamin B1) nếu bạn đã từng có dị ứng với nó.
  • Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào, nếu bạn dùng thuốc khác hoặc các sản phẩm thảo dược hoặc nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm.
  • Nếu bạn đang điều trị mụn, giải pháp chăm sóc da cho cả thiếu niên và người lớn. Trước khi tiêm thiamin (vitamin B1), cho bác sĩ biết nếu bạn có bệnh thận.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.

Vì thế, trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.
  • Tương tác thuốc

Thuốc thiamin (vitamin B1) có thể tương tác với thuốc nào?

Sự tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Để biết vitamin B1 tương tác với thuốc nào. Tốt nhất bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem.

Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù những loại thuốc nhất định không nên dùng cùng nhau. Trong một số trường hợp hai loại thuốc khác nhau có thể sử dụng cùng nhau thậm chí khi tương tác có thể xảy ra. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc, hoặc đưa ra những biện pháp phòng ngừa khác khi cần thiết. Báo với bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào được kê toa hay không được kê toa.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Vitamin b1 giá bao nhiêu?

Vitamin b1 lọ 100 viên giá bao nhiêu? Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi tìm hiểu về vitamin b1.

Đối với hàm lượng 50mg, lọ 100 viên có giá bán từ 50.000 – 80.000đ/1 lọ.

Đối với hàm lượng vitamin b1 250mg có giá khoảng 300.000đ/1 lọ.

Với những thông tin mà 2 bacsi vừa cung cấp. Các bạn đã hiểu rõ hơn về Vitamin B1 như công dụng, cách thức sử dụng, cũng như liều lượng.

Lưu ý: Nội dung bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Các bạn không được tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trương Phú Hải

Tác giả : Trương Phú Hải

Chuyên khoa: chuyên khoa II Ngoại khoa tiết niệu, nam học.

Trình độ học vấn:

-Đại học Y Hà Nội

Quá trình công tác:

- Từng công tác tại khoa Ngoại – bệnh viện Đa khoa Hà Đông – Hà Nội

-PGĐ phụ trách chuyên môn bệnh viện đa khoa Hà Nội

-Chuyên viên y tế công tác tại Agola...

-Giảng viên bộ môn Ngoại khoa tại Học viện Quân Y 103

Sở trưởng chuyên môn:

         -Tư vấn và điều trị các bệnh lý nam khoa

         - Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho nam giới

         - Thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu và ngoại tiết niệu nam

         - Phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Trĩ, áp-xe hậu môn, dò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...

Bác sĩ luôn nhiệt tình, niềm nở hết mình vì bệnh nhân sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe các bệnh nam khoa, viêm nhiễm cơ quan sinh dục nam, rối loạn chức năng sinh lý cũng như là chuẩn đoán vô sinh hiếm muộn ở nam giới.

Đầy đủ thông tin tại : Trương Phú Hải - Bác sĩ tư vấn tại 2bacsi

Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap