[ Bị thủy đậu có tắm được không ? ] Tắm lá gì , lưu ý khi tắm

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh da liễu
September 5, 2020

Bị thủy đậu có tắm xà phòng được không , có nên tắm nước muối , bệnh thủy đậu tắm lá gì ... Đây là thắc mắc được nhiều người đưa ra . Dưới đây 2bacsi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc : " người bị thủy đậu có tắm được không " . Cùng tìm hiểu nhé !

Bị thủy đậu có được tắm không

Thủy đậu là một bệnh ngoài da khá lành tính gây ra do virus Varicella Zoster. Thời gian từ lúc mắc bệnh cho tới khi khỏi hẳn thường kéo dài khoảng 15-20 ngày. Thời gian này sẽ được rút ngắn nếu người bệnh dưỡng bệnh và kiêng khem kỹ lưỡng.

Có một số ý kiến, quan điểm dân gian cho rằng, khi mắc phải căn bệnh này thì cần kiêng nước, kiêng ra gió, không nằm quạt để tránh nhiễm hàn. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Viện Pasteur, nguyên tắc trong điều trị bệnh thủy đậu đó là điều trị triệu chứng và ngừa nhiễm trùng. Vì vậy, việc vệ sinh cơ thể khi mắc bệnh là một yếu tố tiên quyết để tránh tình trạng biến chứng do bội nhiễm.

Bệnh thủy đậu có được tắm không, tắm lá nước gì nhanh khỏi?
Bị thủy đậu có được tắm không?

Theo các bác sĩ, nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này chính là nhiễm khuẩn nấm và virus…Chính các tác nhân này làm cho da của người bệnh nổi lên những mụn nước dạng phát ban có chứa vi khuẩn. Các nốt bệnh này gây ra cảm giác ngứa ngáy cực kỳ khó chịu và trong điều kiện cơ thể người bệnh đổ mồ hôi, nóng bức, không sạch sẽ do kiêng tắm sẽ tạo điều kiện tốt để vi khuẩn tiếp tục sinh sôi và phát triển thêm.

Chính vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi bị thủy đậu có được tắm không chính là người bệnh cần phải tắm rửa sạch sẽ để có thể loại trừ các loại vi khuẩn có trên da từ đó tình trạng bệnh được cải thiện tốt nhất.

Ngoài vấn đề kiêng tắm khiến bệnh phát triển ra thì nhiều bậc cha mẹ vì không có kiến thức về bệnh đã còn để con mình quá mức tránh gió. Điều này vô tình khiến bệnh trở lên nghiêm trọng hơn khi các nốt viêm nhiễm vỡ ra, làm lây lan dịch tiết sang các vùng da lành. Chưa kể, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu các nốt ban bị nhiễm khuẩn bao gồm: Nhiễm trùng máu, viêm da, viêm màng não, viêm phổi…

Chính vì vậy, khi mắc phải căn bệnh da liễu này, mọi người cần phải vệ sinh sạch sẽ bằng cách kết hợp tắm lá thảo dược để diệt trừ vi khuẩn trên da đồng thời sử dụng thuốc đặc trị để từ đó đẩy lùi tình trạng bệnh hiệu quả.

Xem thêm : [ Bệnh thủy đậu ở trẻ em ] : Có nguy hiểm không , cách chữa !

Bị thủy đậu có tắm xà phòng được không

Rất nhiều người thắc mắc rằng, bị thủy đậu thì có cần kiêng nước không, có được tắm bằng xà phòng như bình thường không? Khi bị bệnh thủy đậu, người bệnh cần tắm gội hàng ngày để giúp cơ thể sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn, mồ hôi.

Người bệnh thủy đậu không nên tắm bằng xà phòng. Các loại xà phòng, sữa tắm có thể làm kích ứng những nốt mụn nước, làm khô da, gây bất lợi cho quá trình điều trị.

Bên cạnh đó, trong quá trình tắm, người bệnh chà xát thỏi xà phòng lên vùng da bị bệnh sẽ khiến cho xà phòng nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Từ đó có thể lây lan cho người khác nếu dùng chung.

Tóm lại, người bệnh thủy đậu vẫn có thể tắm rửa như bình thường. Hãy tắm gội hàng ngày để loại bỏ mồ hôi, vi khuẩn trên cơ thể. Giúp da dẻ thông thoáng, bệnh sẽ mau chóng được thuyên giảm.

Bị thủy đậu có nên tắm nước muối

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus varicella zoster gây ra với biểu hiện đặc trưng là các ban thủy đậu dạng phỏng nước với các mụn nước mọc trên vùng da nổi mẩn đỏ. Khi xuất hiện, các ban thủy đậu này khiến người bệnh có cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Để giảm bớt các triệu chứng này thì việc vệ sinh cơ thể, tắm rửa, lau người mỗi ngày là vô cùng cần thiết.

Thế nhưng, theo quan niệm của ông bà, những người mắc bệnh thủy đậu nên kiêng nước và không được tắm kể cả nước muối. Đây cũng là lý do nhiều cha mẹ và người bệnh thủy đậu thường thắc mắc bị thủy đậu có nên tắm nước muối, có nên tiếp xúc với nước hay không.

Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, các chuyên gia cho biết, quan niệm kiêng gió kiêng nước ngày xưa là không phù hợp và có thể làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Thủy đậu là bệnh do virus gây ra dẫn đến sự xuất hiện các mụn nước làm cơ thể ngứa, rát đỏ ứng nếu không chăm sóc kỹ và có biện pháp xử lý thì sẽ để lại sẹo. Do đó, người bệnh không chỉ không phải kiêng nước, kiêng tắm nước muối mà còn phải tắm thường xuyên, giữ vệ sinh thật tốt để tránh bội nhiễm.

Bệnh thủy đậu tắm lá gì

Để có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu, làm mát da, mọi người có thể sử dụng một số loại lá thảo dược làm nước tắm hàng ngày. Đây là một trong những phương pháp dân gian hỗ trợ trị bệnh được rất nhiều người sử dụng. Sau đây là một số cách tắm lá thảo dược chữa bệnh hiệu quả mà mọi người có thể tham khảo thực hiện:

Thủy đậu tắm bằng lá chè xanh

Lá chè xanh là một loại lá quá quen thuộc với người Việt Nam. Không chỉ dùng để hãm nước uống, lá chè xanh dùng để tắm còn có tác dụng giúp vết thương mau lành, chống viêm do bản thân loại lá này có tính kháng khuẩn và chống oxy hóa rất tốt.

Bệnh thủy đậu có được tắm không, tắm lá nước gì nhanh khỏi?
Bị thủy đậu tắm lá chè xanh giúp sạch mụn, trị viêm nhiễm rất tốt
  • Người bệnh dùng một nắm lá chè xanh rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi, thêm một thìa muối hạt và khoảng 2 lít nước, đun sôi. Pha thêm nước lạnh để nước đủ ấm, hoặc chờ nước nguội thì tắm đều được.
  • Nên tắm bằng lá chè xanh khoảng 2-3 lần/tuần.

Xem thêm : [ Thủy đậu mọc trên đầu là bệnh gì ] : Dấu hiệu và cách chữa !

Cách tắm lá lốt chữa thủy đậu

Thủy đậu tắm lá lốt chính là một phương pháp giúp cải thiện cực lớn triệu chứng khó chịu mà căn bệnh ngoài da này mang lại.. Không chỉ giảm thiểu cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu mà còn giúp da hồi phục, loại bỏ sẹo do các vết mụn nước vỡ ra.

Đây được xem là phương pháp chữa bệnh tốt nhất từ đó, các triệu chứng trên da sẽ được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, người bệnh cần kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày, trong khoảng thời gian nhất định.

Bệnh thủy đậu có được tắm không, tắm lá nước gì nhanh khỏi?
Hướng dẫn cách tắm lá lốt chữa bệnh thủy đậu hiệu quả

Để thực hiện phương thức chữa bệnh bằng cách tắm với lá lốt này, người bệnh có thể sử dụng lá lốt ở hai dạng là tươi và khô. Hướng dẫn cụ thể như sau:

Cách chữa thủy đậu tắm lá lốt tươi

  • Người bệnh cần chuẩn bị 10 cây lá lốt còn nguyên cả gốc.
  • Mang đi rửa sạch, để ráo.
  • Đun sôi với 2 lít nước.
  • Chế thêm một chút nước lạnh cho âm ấp rồi dùng để tắm.

Với cách này, người bệnh cần thực hiện kiên trì khoảng 2-3 lần mỗi tuần để mang lại hiệu quả khả quan. Điều trị sau khoảng 2-3 tuần, các triệu chứng của bệnh như đau rát, ngứa da, bong tróc,… sẽ thuyên giảm đi rõ rệt.

Tắm bằng lá kinh giới

Bị thủy đậu tắm lá gì cho tốt? Câu trả lời chính là lá kinh giới.

Trong dân gian, lá kinh giới có tác dụng giúp mát da, giải độc cho cơ thể. Người bị mẩn ngứa, nổi mụn nước trên da do bệnh da liễu có thể tắm bằng nước lá kinh giới để giảm ngứa.

Cách làm như sau:

  • Dùng 50gr là kinh giới tươi hoặc khô rửa sạch, cho vào nồi và đun sôi với 1,5 lít nước. Dùng nước này pha với nước lạnh cho nhiệt độ vừa đủ ấm hoặc chờ cho nước lá nguội thì tắm.
  • Nên tắm bằng nước lá kinh giới hàng ngày để bệnh nhanh khỏi.

Tắm lá sầu đâu chữa bệnh thủy đậu

Lá sầu đâu hay lá xoan Ấn Độ là một loại lá dân gian thường sử dụng để làm thuốc trong chữa một số bệnh ngoài da. Loại lá này có chứa một số hợp chất có tính kháng viêm, chống khuẩn mạnh nên người bệnh có thể tham khảo thêm.

  • Dùng 300gr lá sầu đâu rửa thật sạch, cho vào nồi đun với 1 lít nước. Lọc lấy nước, pha thêm nước lạnh để cho nước đạt độ ấm thì dùng nước này tắm.
  • Nên dùng nước lá sầu đâu để tắm hàng ngày.
Bệnh thủy đậu có được tắm không, tắm lá nước gì nhanh khỏi?
Hướng dẫn cách tắm lá sầu đâu trị ngứa ngáy, nổi nốt mụn nước

Tắm bằng lá khế

Trong Đông y, lá khế được mô tả là có vị chát, tính hàn, có khả năng lợi tiểu, chuyên dùng để chữa ung nhọt, lở ngứa do nóng trong. Chữa thủy đậu tắm lá khế là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên thực hiện hàng ngày để cải thiện bệnh tốt nhất.

  • Sử dụng 200g lá khế tươi rửa thật sạch rồi cho vào nồi đun với 3 lít nước và muối hạt. Sau khi nước sôi thì bỏ ra chậu rồi để vừa đủ ấm dùng tắm. Hạn chế chà xát mạnh khi tắm vì sẽ làm ảnh hưởng đến vùng da đang bị viêm nhiễm. Sau khi đã tắm xong nước lá khế thì hãy rửa qua người một lần nữa bằng nước ấm để làm sạch da sau đó dùng khăn bông sạch lau nhẹ nhàng cho khô da.

Tắm bằng lá mướp đắng

Lá mướp đắng có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, làm mịn da, giúp làm lành vết thương nhanh hơn và giảm ngứa hiệu quả. Nếu mọi người không biết bị thủy đậu tắm lá gì nhanh khỏi thì có thể sử dụng lá mướp đắng làm nước tắm hàng ngày sẽ cải thiện tình trạng bệnh rất tốt.

  • Dùng lá mướp đắng 1 nắm và lá kinh giới 1 nắm rửa thật sạch rồi đem giã nát. Tiếp đến, lọc lấy nước và pha với nước ấm cùng một chút muối hạt để tắm.

Lưu ý khi tắm dành cho người bị thủy đậu

  • Mặc dù các loại lá trên khá lành tính nhưng đối với những người có cơ địa quá nhạy cảm có thể bị dị ứng với một loại lá nào đó. Vì vậy, trước khi dùng nước lá tắm toàn bộ cơ thể, hãy thử trước trên một vùng da (có thể là da tay hoặc da chân) để xem có triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy quá mức hay không.
  • Trong khi tắm, người bệnh nên thấm nước bằng khăn bông mềm, xoa nhẹ nhàng chứ không nên kỳ cọ vì sẽ gây vỡ nốt thủy đậu, gây bội nhiễm không hề có lợi.
  • Không nên tắm quá lâu, thời gian tắm chỉ nên kéo dài dưới 10 phút. Nước lá cần đảm bảo có đủ độ ấm, không quá nóng cũng không được tắm nước đã nguội.
  • Nên rửa thật sạch lá trước khi đun nấu thành nước tắm để tránh nhiễm khuẩn.
  • Người bệnh cần hết sức kiên trì áp dụng cách tắm nước lá để có hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin trả lời cho thắc mắc bị thủy đậu có được tắm không, tắm lá gì cải thiện bệnh nhanh nhất. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap