[ Thủy đậu mọc trên đầu là bệnh gì ] : Dấu hiệu và cách chữa !
Thủy đậu nổi nhiều ở mặt , thủy đậu mọc ở đầu là bệnh gì , có nguy hiểm không . Dưới đây 2bacsi sẽ tổng hợp nguyên nhân , triệu chứng và cách chữa bệnh thủy đậu mọc trên đầu . Cùng tìm hiểu nhé !
Thủy đậu mọc trên đầu là một bệnh lý da liễu do siêu vi khuẩn Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra. Đây là loại bệnh được đánh giá là khá lành tính nhưng lại dễ lây lan. Triệu chứng điển hình của bệnh đó là việc xuất hiện các nốt mụn nước chứa đầy dịch khuẩn có kích thước như hạt đậu trên da khắp cơ thể
Đặc điểm thủy đậu mọc trên đầu
Bệnh thủy đậu, dân gian còn gọi là bệnh trái rạ. Đây là một bệnh ngoài da có thể gặp ở cả trẻ em, người lớn và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân – Khi thời tiết nóng ẩm, điều kiện lý tưởng cho virus varicella sinh sôi.
Trước khi cơ thể xuất hiện các nốt mụn nước phồng rộp chứa đầy dịch thì người bệnh sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 7-20 ngày. Thời gian ủ bệnh, mọi người vẫn sinh hoạt, ăn uống bình thường mà không có bất cứ một triệu chứng lâm sàng nào xảy ra. Chỉ đến khi các triệu chứng toàn thân như : Nóng sốt, chán ăn, các vết ban đỏ… bắt đầu xuất hiện trên da thì khi ấy mọi người mới có thể nhận biết về tình trạng của bệnh.
Các nốt mụn nước ban đầu sẽ mọc lên tại các vị trí phát ban đỏ trước. Thông thường, các nốt này sẽ mọc trên mặt, cổ, sau tai đầu tiên rồi từ từ lan sang các vùng da khác như da đầu, da lưng, bụng, tay, chân hay trong niêm mạc miệng… Kích thước của các nốt mụn nước thường là từ 1-3mm (bằng kích thước của hạt đậu nhỏ). Chúng gây ngứa ngáy rất khó chịu. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau cơ, muốn nôn hoặc đau đầu.
Khi cơ thể xuất hiện các nốt mụn thủy đậu mọc trên đầu thì chứng tỏ lúc này bệnh đã ở thể khá nặng kèm với đó là số lượng mụn nước trên các vùng da khác rất dày. Quan sát dễ nhất là ở trẻ em, trẻ sơ sinh khi mắc chứng bệnh này thì thường mọc mụn nước trên da đầu khá nhiều.
Tuy nhiên, cũng không cần phải quá lo lắng vì mụn nước mọc trên đầu không phải là một dấu hiệu quá nguy hiểm. Có chăng, nếu là người lớn mà có các nốt phát ban mọc trên đầu thì việc vệ sinh, điều trị sẽ gặp đôi chút khó khăn hơn so với những vùng da khác.
Thời gian bệnh lành sẽ khoảng 7-10 ngày sau khi bệnh khởi phát nếu người bệnh có hệ miễn dịch tốt và thực hiện chế độ ăn uống, kiêng khem, giữ gìn vệ sinh đúng cách.
Xem thêm : [ Người bị thủy đậu kiêng gì ] : Kiêng ăn , gió quạt , gội đầu !
Cách chữa thủy đậu trên đầu nhanh nhất
Ông bà ta thường quan niệm rằng, khi mắc bệnh thủy đậu mọc trên đầu thì phải tuyệt đối kiêng đụng vào nước, kiêng ra gió, ngồi quạt vì vậy nhiều người không tránh khỏi việc để đầu bẩn không tắm gội trong suốt quá trình bị bệnh.
Tuy nhiên, theo y học hiện đại thì nguyên tắc số 1 trong điều trị các chứng bệnh viêm da nhiễm nấm là phải cần giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh cũng như cho toàn bộ cơ thể. Điều này cũng không hề ngoại lệ với vùng da đầu.
Với đặc điểm bệnh thường bùng phát trong thời tiết nóng bức, nồm ẩm nên dù nếu không bị bệnh thì cơ thể thời gian này cũng thường xuyên đổ mồ hôi, tiết bã nhờn rất mất vệ sinh. Vì thế, nếu không vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, khiến các nốt mụn nước vi khuẩn nhiễm trùng và sưng mủ nhiều hơn.
Vì thế, việc chữa trị thủy đậu mọc trong miệng, trên đầu nhìn chung không có gì khác so với việc chữa trị trên các vùng da khác. Người bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp điều trị sau:
- Tránh gãi dù ngứa cỡ nào. Hãy cắt hết móng tay để tránh tình trạng làm xước nốt mụn nước. Người bệnh cũng không nên sờ hoặc nặn các nốt này để tránh gây bội nhiễm, nhiễm trùng và nhất là để lại sẹo hoặc gặp biến chứng về sau.
- Dùng nước ấm về vệ sinh cho cơ thể, không tắm nước lạnh. Chú ý khi tắm thì không được kỳ cọ quá mạnh, không dùng xà phòng tắm có chất tẩy mạnh để tránh gây kích ứng da. Thời gian tắm nên dưới 10 phút.
- Nên sinh hoạt trong phòng thoáng mát, sạch sẽ, có không khí lưu thông. Không đến nơi đông người để tránh lây lan cho người khác.
- Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn đồ ăn lành mạnh, ít dầu mỡ, kiêng thực phẩm gây sẹo, gây ngứa như: Rau muống, đồ nếp, thịt bò, hải sản, đồ ăn cay nóng…
- Khi các nốt mụn thủy đậu mọc trên đầu tự vỡ, cần dùng dung dịch xanh methylen để chấm lên chúng hoặc chấm khi chúng còn mọng nước đục để tránh tình trạng bị bội nhiễm do vi khuẩn và không để lại sẹo xấu về sau.
- Uống đủ nước, hạn chế ăn đồ chua và các loại hoa quả có tính acid quá cao/
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát với chất liệu nhẹ, êm, dễ thấm hút mồ hôi để tránh gây tổn thương nốt mụn nước, khiến chúng bị nhiễm trùng.
- Vệ sinh tai, mũi, họng bằng dung dịch nước muối sinh lý để tránh nhiễm trùng.
- Nếu muốn dùng bất cứ loại thuốc, kem bôi có tác dụng giảm ngứa nào thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh những biến chứng hoặc tác dụng phụ không đánh có.
Lưu ý khi bị thủy đậu mọc trên đầu
Người bệnh bị thủy đậu mọc trên đầu vô cùng khó chịu nhất là khi da đầu liên tục tiết chất bã nhờn gây bết dính tóc, ngứa ngáy vô cùng. Vì thế, quá trình vệ sinh da đầu cho người bệnh cần đặc biệt chú ý như sau:
- Khi gội đầu thì cần hết sức nhẹ nhàng, không dùng móng tay gãi da đầu để tránh làm tổn thương các nốt mụn nước gây nhiễm trùng và bội nhiễm. Tốt nhất, lên cắt toàn bộ móng tay, chỉ dùng phần thịt trên các đầu ngón tay để xoa bóp da đầu nhẹ nhàng.
- Nên dùng nước ấm để gội đầu, không được dùng nước lạnh.
- Xà phòng gội đầu nên chọn loại không có độ tẩy quá mạnh để hạn chế tình trạng kích ứng.
- Không gội đầu quá lâu. Gội xong nên thấm bớt nước, sấy khô và bôi dung dịch xanh methylen vào các nốt mụn nước trên đầu đã bị vỡ.
Xem thêm : [ Bệnh thủy đậu ở người lớn ] : Dấu hiệu , cách chữa , biến chứng
Cách chữa bệnh thủy đậu không để lại sẹo
- Thủy đậu hiện chưa có thuốc chữa đặc hiệu. Bệnh chỉ có thể chữa triệu chứng và hỗ trợ bổ sung sức đề kháng để cơ thể tự chống lại virus.
- Việc quan trọng trong chữa trị thủy đậu là cách ly người bệnh để ngăn chặn sự lây lan. Vệ sinh cơ thể cũng như môi trường sạch sẽ tránh gây nhiễm trùng cho người bệnh.
- Để chữa thủy đậu nhanh chóng, phải để người bệnh ở trong môi trường sạch sẽ. Vệ sinh nhà cửa, phòng ở, đồ cá nhân để phòng ngừa việc virus thủy đậu lây lan.
- Người bệnh thủy đậu cần được vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày. Lưu ý tắm rửa trong phòng tắm kín gió và thay quần áo sạch thường xuyên.
- Đối với những nốt thủy đậu, tuyệt đối không được gãi làm trầy xước sẽ khiến nốt mụn đậu bị vỡ. Virus gây bệnh trong dịch nốt phỏng sẽ theo đó phát tán, lây lan sang vùng da xung quanh.
- Sau khi tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh nốt thủy đậu bằng dung dịch sát khuẩn. Mục đích nhằm tiêu diệt các vi khuẩn có khả năng gây bội nhiễm nốt mụn đậu và để lại sẹo.
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả trong mùa dịch
- Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nên tắm bằng xà bông diệt khuẩn; đồng thời thường xuyên lau dọn nơi ở, giữ cho không khí khô thoáng.
- Bổ sung hàm lượng vitamin C dồi dào cho cơ thể, nhất là vitamin C có trong trái cây tươi.
- Cần cách ly hoàn toàn với người mắc bệnh trái rạ, tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân với bệnh nhân như bàn chải đánh răng, lược, khăn tắm,…
- Tiêm vắc xin phòng ngừa là là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
- Thực hiện sàng lọc để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tránh lây lan cho cộng đồng.
Trên đây là những thông tin cơ bản và đầy đủ nhất về chứng thủy đậu mọc trên đầu. Hy vọng những kiến thức bên trên đã có thể giúp cho mọi người có cái nhìn toàn diện về căn bệnh này từ đó có phương án cải thiện tình trạng tốt nhất.