[ Vacxin thủy đậu tiêm mấy mũi ? ] Giá vacxin bao nhiêu tiền ?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh da liễu
September 18, 2020

Vacxin thủy đậu tiêm mấy mũi , giá vacxin thủy đậu bao nhiêu tiền , có những loại vacxin nào ... Dưới đây 2bacsi sẽ tổng hợp toàn bộ kinh nghiệm khi đi tiêm thủy đậu . Cùng tìm hiểu nhé ! ..

Bị thủy đậu tiêm mấy mũi vắc xin

Thủy đậu là chứng bệnh do virus Varicella gây ra. Đây là một bệnh lý da liễu có khả năng lây nhiễm và lây truyền rất cao. Nếu không được kiểm soát rất có thể trở thành đại dịch gây nguy hiểm đến cuộc sống của nhiều người.

Bị thủy đậu tiêm mấy mũi? Giá tiêm phòng vắc xin năm 2020 mới nhất
Bị thủy đậu tiêm mấy mũi vắc xin

Triệu chứng điển hình của bệnh này là cơ thể sẽ xuất hiện, mọc những nốt mụn nước phồng rộp có kích thước như “hạt đậu” rất ngứa trên da, trong niêm mạc lưỡi hoặc niêm mạc miệng.  Nếu không được chăm sóc và điều trị kỹ càng, bệnh thủy đậu có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cầu thận cấp, viêm thanh quản… Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh này cũng rất nguy hiểm vì có thể gây dị tật thai nhi hoặc tử vong.

Với những người chưa từng bị bệnh thì tiêm vắc xin phòng ngừa chính là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn và phòng ngừa căn bệnh này. Theo các báo cáo y khoa, có đến 90% những người tiêm vắc xin không đúng cách dẫn đến tình trạng phải đối diện với bệnh này trong suốt cuộc đời của mình.

Vậy bị thủy đậu tiêm mấy mũi vacxin? Các chuyên gia nhận định, việc tiêm bao nhiêu mũi vắc xin phải căn cứ vào từng tình trạng của người bệnh. Cụ thể vấn đề này như sau:

  • Trẻ em dưới 13 tuổi: Nên tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng ngừa bệnh. Liều đầu tiên nên tiêm trong giai đoạn bé trong độ 12-15 tháng tuổi. Tiêm tiếp tục liều thứ hai khi bé trong độ 4-6 tuổi. Riêng liều thứ 2 có thể tiêm sớm hơn nhưng phải cách liều đầu tiên ít nhất 3 tháng.
  • Trẻ em từ 13 tuổi trở lên, người lớn chưa từng bị bệnh thủy đậu: Tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau tối thiểu 28 ngày. Nếu đã từng tiêm 1 liều trong quá khứ thì vẫn nên tiêm thêm liều thứ hai.
  • Phụ nữ có kế hoạch mang thai thì trước khi có bầu cần tiêm vắc xin ngừa bệnh trước 3 tháng.
  • Nếu chưa từng bị bệnh và chưa tiêm phòng mà lại tiếp xúc với người đã mắc phải thì cần đi tiêm vắc xin phòng ngừa 3 ngày sau đó.
  • Người có hệ miễn dịch yếu, không có miễn dịch với các bệnh viêm da như người nhiễm HIV, người mắc bệnh lý suy giảm miễn dịch có thể xem xét tiêm ngừa vắc xin nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Xem thêm : [ Bị thủy đậu uống thuốc gì ] : Thuốc bôi điều trị thủy đậu tốt nhất

Giá vacxin thủy đậu bao nhiêu tiền

Giá vacxin thủy đậu bao nhiêu tiền là thắc mắc được nhiều người đưa ra

Hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng ngừa bệnh hiệu quả được sử dụng rộng rãi là:

  • Vắc xin Varivax của Mỹ sản xuất: Tiêm 2 liều, mỗi liều 0,5ml và cách nhau từ 4-8 tuần tùy đối tượng.
  • Vắc xin Varicella của Hàn Quốc sản xuất: Chỉ tiêm 1 liều 0,5ml duy nhất.
Bị thủy đậu tiêm mấy mũi? Giá tiêm phòng vắc xin năm 2020 mới nhất
Giá tiêm vắc xin thủy đậu năm 2020

Theo bảng giá vắc xin dịch vụ tiêm chủng quốc gia, cập nhật mới nhất vào tháng 2/2020, giá tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh này đang được niêm yết giá như sau:

(Lưu ý: Giá vắc xin tại các cơ sở khác nhau sẽ có sự chênh lệch một chút)

  • Vaccine ngừa  VARILRIX: 410.000 VNĐ
  • Vaccine ngừa  VARIVAX: 650.000 VNĐ
  • Vaccine ngừa  VARICELLA: 545.000 VNĐ

Dưới đây là giá vắc xin ngừa thủy đậu nhập ngoại từ Mỹ

  • Vắc xin VARIVAX: Mũi tiêm thứ 1 khi trẻ từ 1-13 tuổi: 665.000 VNĐ
  • Vắc xin VARIVAX: Mũi tiêm thứ 2 cho người từ 13 tuổi trở lên, tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng: 665.000 VNĐ.

Vắc-xin ngừa thủy đậu chống chỉ định với những đối tượng

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin, bao gồm cả: gelatin, neomycin.
  • Những người đang mắc các bệnh loạn sản máu, các bệnh u lympho, hoặc các khối u ác tính ảnh hưởng đến hệ bạch huyết, tủy xương.
  • Người đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch (bao gồm corticoid liều cao), hoặc đang mắc bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
  • Người mắc bệnh lao thể hoạt động chưa được điều trị.
  • Hoãn tiêm vắc- xin thủy đậu ít nhất 5 tháng sau khi truyền máu hoặc huyết tương và tiêm bất kỳ một immunoglobulin với Varicella zoster (VZIG
  • Phụ nữ có thai.

Xem thêm : [ Bật mí ] : Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi , hết ngứa , hết lây

Một số tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu

Một số tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc-xin thủy đậu là:

  • Sưng đau, tấy đỏ, ngứa, tụ máu, nổi cục cứng tại vị trí tiêm
  • Ngứa, sốt và phát ban, có thể biểu hiện trong vòng 1 - 3 tuần sau khi tiêm
  • Những người có nguy cơ cao mắc phản ứng phụ với vắc-xin sẽ có triệu chứng sốt, kèm theo phát ban dạng nốt phỏng trong vòng 2 - 4 tuần sau khi tiêm.

Tuy nhiên, những phản ứng như sốt, sưng đau, ngứa sẽ tự hết sau 1-2 ngày. Trường hợp phát ban cũng sẽ tự hết trong vòng 4 tuần.

Một số ít trường hợp rất hiếm gặp có thể bị xuất huyết, chảy máu cam hoặc chảy máu niêm mạc trong miệng. Nếu tình trạng này xảy ra, mẹ hãy đưa trẻ hoặc người bệnh đến các cơ sở y tế chăm sóc và điều trị.

Lịch trình tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ

Để vắc xin thủy đậu đạt hiệu quả phòng bệnh một cách tối ưu, cha mẹ nên tham khảo và thực hiện theo lịch trình tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ.

Thường vắc xin thủy đậu được khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ đủ 12 tháng tuổi trở lên.

- Trẻ từ 12 tháng tuổi - 12 tuổi: sử dụng 1 liều đơn. Đối với vắc xin  variLrix (Bỉ), để tăng đáp ứng miễn dịch đối tượng này có thể tiêm thêm mũi nhắc thứ 2 cách mũi thứ 1 tối thiểu 6 tuần (không được ít hơn 4 tuần trong bất cứ trường hợp nào).

- Trẻ trên 13 tuổi: tiêm 2 mũi, trong đó các mũi cách nhau từ 4 - 8 tuần.

Không chỉ riêng trẻ em mà người lớn chưa từng mắc bệnh hay chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu trước đây cũng nên tiêm để có thể phòng ngừa bệnh tốt nhất. Đối với phụ nữ có ý định mang thai thì cần tiêm trước đó 3 tháng.

Tất cả trẻ em đều được khuyến cáo tiêm vắc xin thủy đậu. Tuy nhiên, một số trường hợp cụ thể cần cân nhắc trước khi tiêm vắc xin như:

- Trẻ có mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc xin hoặc thành phần tương tự.

- Trẻ mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc các bệnh về máu.

- Trẻ bị nhiễm khuẩn, viêm da hoặc mắc các bệnh mạn tính.

- Trẻ đang trong tình trạng sốt cao.

- Trẻ mắc bệnh HIV hoặc ung thư đang trong quá trình hóa trị.

Một số trường hợp trẻ cần cân nhắc trước khi tiêm vắc xin thủy đậu

Một số trường hợp trẻ cần cân nhắc trước khi tiêm vắc xin thủy đậu

Lưu ý khi tiêm chích phòng ngừa thủy đậu

Trước khi tiêm phòng bệnh cho bé, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Nếu trẻ đang bị sốt cao, mắc bệnh mãn tính như lao phổi hoặc viêm thận, trẻ đang bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mới khỏi bệnh nặng và đang hồi sức thì cần hoãn tiêm vắc xin phòng bệnh.
  • Sau khi tiêm ngừa vắc xin, bố mẹ cần biết rằng vắc xin cần ít nhất là 1-2 tuần thì mới phát huy hết tác dụng. Do đó, dù đã tiêm ngừa nhưng trong thời gian vắc xin phát huy động lực thì vẫn cần tránh tiếp xúc với người mắc bệnh, cẩn thận khi đến những nơi có đông người. Đối với những tháng đang cao điểm mùa dịch thủy đậu thì tốt nhất nên đưa trẻ đi tiêm ngừa cách đó ít nhất 1 tháng là an toàn nhất.
  • Nếu trẻ đã tiêm ngừa vắc xin đối với các bệnh khác như sởi, quai bị, rubella… thì không cần tiêm vắc xin trong vòng 1 tháng.
  • Thời gian miễn dịch hiệu quả của mỗi mũi vắc xin ngừa bệnh là trong vòng 15 năm. Sau thời gian này thì vẫn cần tiêm mũi nhắc lại để tiếp tục tác dụng phòng ngừa.
  • Với những trẻ bị ứng với vắc xin, bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, nhiễm HIV, có bệnh về máu, đang thực hiện hóa trị liệu… thì không tự ý cho trẻ đi tiêm vắc xin ngừa bệnh. Tốt nhất, bố mẹ cần hỏi kỹ càng ý kiến của bác sĩ trước khi đưa con đi tiêm ngừa.
  • Nếu sau khi tiêm vắc xin mà trẻ có bất cứ biểu hiện bất thường nào như sốt cao, co giật, mất ý thức, quấy khóc quá mức… thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời nhất.
  • Sau khi tiêm chủng cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể.

Trên đây là những kiến thức xung quanh vấn đề thủy đậu tiêm mấy mũi và giá tiêm vắc xin năm 2020 là bao nhiêu? Hy vọng thông tin trong bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về vấn đề này. Thực hiện tiêm chủng phòng ngừa dịch bệnh cho bản thân và gia đình là một việc nên làm. Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap