[ Bệnh thủy đậu ở trẻ em ] : Có nguy hiểm không , cách chữa !

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh da liễu
September 5, 2020

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có nguy hiểm không . Dưới đây là nguyên nhân , dấu hiệu , hình ảnh và cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em , trẻ sơ sinh và 1 số điều phải kiêng . Cùng tìm hiểu nhé !

Bệnh thủy đậu ở trẻ em, trẻ sơ sinh không phải là hiếm gặp, thậm chí theo ghi nhận ở riêng các bệnh viện Nhi thì tỷ lệ mắc rất cao. Tuy căn bệnh này được xem là có diễn biến lành tính, có thể tự khỏi nhưng nếu không điều trị đúng cách thì nó lại có thể để lại di chứng về sau.

Đặc điểm thủy đậu ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm (Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới, bệnh viện Nhi Trung ương), thủy đậu ở người lớn hay dân gian thường gọi bệnh trái rạ, bệnh phỏng rạ là một bệnh có tính truyền nhiễm, gây ra bởi virus Varicella Zoster. Bệnh thường bùng phát khi thời tiết nồm ẩm, se lạnh, đặc biệt vào mùa xuân.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em, trẻ sơ sinh phải làm sao và cách chữa
Hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em, trẻ sơ sinh

Phần lớn các ca nhiễm bệnh đều xuất phát từ việc bị truyền nhiễm bởi người mắc bệnh qua việc tiếp xúc với các hạt nước bọt li ti khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra, một số trường hợp bị mắc bệnh do vô tình tiếp xúc với dịch vỡ ra từ các nốt nhiễm khuẩn từ người khác. Một con đường gián tiếp nữa là việc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, quần áo, bát đũa… với người bệnh.

Trẻ em, trẻ sơ sinh là những đối tượng có sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh này. Vì vậy, với những trẻ em chưa được tiêm phòng thủy đậu thì khả năng mắc bệnh rất cao. Đặc biệt, đây cũng là đối tượng dễ gặp phải những biến chứng do bệnh gây ra nhất nên việc điều trị tuyệt đối không được chủ quan.

Xem thêm : [ Thủy đậu mọc trên đầu là bệnh gì ] : Dấu hiệu và cách chữa !

Nhận biết tình trạng thủy đậu ở trẻ em sơ sinh

Bệnh thủy đậu ở trẻ em và trẻ sơ sinh cũng có những dấu hiệu nhận biết theo giai đoạn tương tự như bệnh xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, vì sức đề kháng của trẻ còn non nớt nên có một số triệu chứng rất rõ ràng như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Sau khi bị nhiễm virus gây bệnh, thời gian sinh sôi và ủ bệnh của vi khuẩn trong cơ thể trẻ thường kéo dài trong 1-3 tuần. Ở giai đoạn này, mặc dù chưa có những dấu hiệu của bệnh và trẻ vẫn ăn ngủ, chơi đùa bình thường nhưng virus Varicella Zoster đã có thể lây truyền từ trẻ sang cho người khác. Thời gian lây truyền ở giai đoạn này thường kéo dài từ khoảng 1 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên cho tới 5 ngày sau khi da bé mọc các nốt đỏ.

Giai đoạn toàn phát

Khi bệnh thủy đậu ở trẻ em và trẻ sơ sinh bước vào giai đoạn toàn phát, cơ thể của bé sẽ xuất hiện một vài triệu chứng như: Sốt cao (có thể lên đến 39,5 độ C), mọc các nốt ban đỏ trên da, khó chịu do ngứa toàn thân và quấy khóc, chán ăn.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em, trẻ sơ sinh phải làm sao và cách chữa
Mọc nốt mụn nước là dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ em

Nốt ban đỏ thường xuất hiện đầu tiên ở mặt rồi lan dần xuống phần bụng, hai tay, hai chân… cho tới khi toàn cơ thể nổi dày. Các nốt ban đỏ dần phát triển thành nốt mụn nước có màu trong (mới mọc) rồi chuyển màu đục như mủ (sau một vài hôm). Thông thường, trẻ 3 tháng tuổi sẽ thường mọc khoảng 250-500 nốt mụn nước khi phát bệnh.

Mọi người thường nhầm nốt ban thủy đậu với nốt ban trong bởi sởi vì vậy thời gian điều trị thường gặp phải khó khăn hoặc kéo dài. Theo các bác sĩ da liễu, nốt ban của căn bệnh nhiễm nấm này thường có kích thước bằng hạt đậu nhỏ, màu đỏ ửng và gây cảm giác ngứa cực kỳ. Ngoài ra, các nốt ban này thường căng phồng như nốt bỏng, bên trong nốt ban có dịch màu trắng hơi đục như mủ.

Một số dấu hiệu khác cũng có thể kèm theo trước khi cơ thể trẻ nổi ban khoảng 2-3 ngày như: Trẻ bị ho, chảy nước mũi, thở khò khè, bỏ bú hoặc bú rất ít..

Giai đoạn hồi phục

Nếu như quá trình điều trị không xảy ra các biến chứng thì bệnh ở trẻ sẽ hồi phục sau khoảng 1-2 tuần.

Khi đó, các nốt mụn nước sẽ dần đóng vảy, tự rơi rụng khi chúng đủ khô, khi mất đi thì vẫn còn để lại trên da các đốm nhỏ, hoặc sẹo lõm trên da nếu như bị nhiễm trùng.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì?

Khi trẻ mắc phải căn bệnh này, bố mẹ cần chú ý một số lưu ý trong ăn uống để giúp bệnh nhanh lành, không gặp biến chứng hoặc không để lại sẹo mất thẩm mỹ về sau.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em, trẻ sơ sinh phải làm sao và cách chữa
Trẻ em khi bị mụn nước, phồng rộp da cần tránh xa đồ ăn nhanh, nhiều giàu mỡ
  • Xây dựng thực đơn cho trẻ tránh xa những đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ được chế biến theo lối chiên, xào, rán…
  • Không cho trẻ ăn những thực phẩm chế biến từ sữa bơ, phô mai, kem béo… Vì các loại thức ăn này khiến da tiết bã nhờn nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi để virus phát triển nhanh chóng hơn.
  • Bỏ qua đồ ăn có tính cay, nóng hoặc mặn vì có thể gây ra các kích ứng cho những vết mụn nước gây ra các vết loét trong khoang miệng của trẻ. Các đồ ăn này cũng khiến cho quá trình hình thành và phát triển các nốt thủy đậu mọc trên đầu nhanh hơn.
  • Không cho trẻ ăn các loại trái cây có tính nóng như đào, mận, nhãn, vải….
  • Tránh xa rau muống, thịt bò vì dễ để lại các vết sẹo xấu trên da.

Ngoài kiêng các thức ăn trên, trẻ em khi bị bệnh da liễu này còn cần kiêng tắm nước lạnh, ra gió, tiếp xúc với những nơi đông người…Tuy nhiên cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh việc vi khuẩn tiếp tục sinh sôi và phát triển khiến bệnh thêm nặng nề.

Xem thêm : [ Người bị thủy đậu kiêng gì ] : Kiêng ăn , gió quạt , gội đầu !

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có nguy hiểm không

Thủy đậu là một bệnh thông thường nhưng những biến chứng thì rất nguy hiểm và thậm chí có thể gây tử vong. Các biến chứng bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương, khớp hoặc máu (huyết tương)
  • Mất nước
  • Viêm phổi
  • Viêm não (viêm màng não)
  • Hội chứng sốc nhiễm độc
  • Hội chứng Reye đối với những người dùng aspirin trong thời gian bị thủy đậu.

Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, hiện chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này ở trẻ em mà chỉ có các loại thuốc và các phương pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh này. Sau đây là những điều mà cha mẹ cần chú ý đặc biệt:

  • Cho trẻ mặc quần áo rộng, mát, mềm, thoáng, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Mục đích của việc này là để các nốt mụn nước không bị cọ xát và vỡ, gây lây lan bệnh.
  • Không cho trẻ gãi nốt mụn nước, cắt móng tay cho trẻ, bọc bao tay vải đối với trẻ sơ sinh, không cho trẻ ra gió.
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ bằng dung dịch sát khuẩn. Dùng nước ấm tắm cho trẻ, chú ý không chà xát trên da bé. Dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.
  • Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc, thực hiện các cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em cần đeo khẩu trang để tránh bị nhiễm bệnh.
  • Cho trẻ ở trong không gian riêng với mọi người từ 7-10 ngày hoặc đến khi các nốt mụn nước đã hoàn toàn khô lại. Phòng của trẻ cần thoáng đãng, có ánh sáng mặt trời.
  • Cho trẻ bổ sung thêm vitamin C để tăng sức đề kháng của cơ thể.

Về thuốc điều trị:

  • Khi nốt mụn nước bị vỡ thì cha mẹ dùng dung dịch xanh Methylen để chấm lên các nốt này. Mục đích của việc này để tránh lây lan mầm bệnh và giúp nốt mụn mau lành miệng, đóng vảy và bong ra dễ dàng hơn.

Cách phòng thuỷ đậu ở trẻ em

Vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền.

Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối.

Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.

Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu

Trên đây là những thông tin về bệnh thủy đậu ở trẻ em, trẻ sơ sinh từ dấu hiệu nhận biết cho đến cách chữa bệnh sao cho hiệu quả. Hy vọng đã cung cấp cho bố mẹ những thông tin cần thiết để chăm sóc cho bé!

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap