Vảy nến: Triệu chứng điển hình, nguyên nhân & cách điều trị
Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính kéo dài dai dẳng và diễn tiến phức tạp. Những mảng da bị đóng vảy dày, cứng, bong tróc, ửng đỏ kèm ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Người bệnh cần chủ động nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả, ngăn tái phát.
Vảy nến là gì? Bệnh có lây không?
Vảy nến tiếng Anh là Psoriasis, đây là một bệnh viêm da tự miễn phổ biến. Bệnh thường kéo dài dai dẳng nhiều năm khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc điều trị dứt điểm. Chính vì thế bệnh lý viêm da này trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người.
Khi bị vảy nến, người bệnh phải đối diện với những mảng da sần sùi, bong tróc kèm theo cảm giác ngứa ngáy, ửng đỏ,... Điều này khiến họ mất tự tin trong giao tiếp, một số người còn bị kỳ thị, xa lánh.
Bất kỳ ai cũng có thể bị vảy nến, bệnh không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Một số người băn khoăn về việc bệnh vảy nến có lây không. Trả lời về vấn đề này, các chuyên gia da liễu khẳng định: Bệnh vảy nến không phải là bệnh lây nhiễm từ người này sang người kia khi tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy trong gia đình nếu có người bị bệnh người thân hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh vảy nến sẽ có tính di truyền (khoảng 9,5% con mắc bệnh khi có mẹ hoặc bố bị vảy nến; 39% con bị vảy nến khi cả bố và mẹ đều bị bệnh.)
Xem thêm : Bệnh vảy nến toàn thân: Triệu chứng, nguyên nhân & cách điều trị
Phân loại vảy nến và các thể bệnh thường gặp
Tùy theo triệu chứng trên da cùng vị trí xuất hiện vùng tổn thương, vảy nến có thể được phân loại như sau:
Phân loại dựa theo triệu chứng
- Vảy nến thể mảng: Những vảy nến có đường kính từ 5 - 10cm, vùng da bị bệnh cũng rộng hơn và thường kéo dài vài năm trở lên.
- Vảy nến thể mủ: Có 2 dạng là vảy nến mủ toàn thân và vảy nến mủ lòng bàn tay, bàn chân. Ngoài hiện tượng da dày từng lớp bong tróc, người bệnh còn thấy xuất hiện mù ở giữa vị trí của vảy nến.
- Vảy nến hồng: Còn được gọi là vảy phấn hồng là tình trạng da xuất hiện nốt ban đỏ hòng có kích thước từ 2 - 10cm. Ở thể này, bệnh thường dễ nhầm với bệnh lupus ban đỏ.
- Vảy nến thể đốm: Các triệu chứng xuất hiện sau những đợt nhiễm khuẩn, vùng tổn thương da thường lan nhanh và có thể rộng khắp cơ thể.
- Vảy nến thể nghịch: Còn được gọi là vảy nến da tiết bã thường xuất hiện trên các nếp gấp trên da. Những vùng da có xu hướng xuất hiện nhiều bã nhờn hơn, ẩm ướt hơn nhưng không có hiện tượng bong tróc da như những thể vảy nến khác.
- Vảy nến đồng tiền: Thường xuất hiện sau khi có vết thương ngoài da như bị trầy xước, bị bỏng hoặc vết do côn trùng cắn. Trên da xuất hiện các mảng có hình đồng xu và có thể kéo dài khoảng vài tháng.
- Vảy nến thể giọt: Còn được gọi là vảy nến thể chấm giọt. Người bệnh thường xuất hiện lớp vảy bong tróc có đường kính khoảng 1 - 2mm khu trú rải rác trên các bộ phận của cơ thể.
Phân loại dựa theo vị trí vùng tổn thương da
- Vảy nến ở mặt: Các mảng dày có vảy, ngứa ngáy thường xuất hiện ở cả đường chân tóc, ở trán và ở tai
- Vảy nến bàn tay, bàn chân: Vùng da bị vảy nến xuất hiện nhiều ở bàn tay, bàn chân. Ở vị trí này da thường có xu hướng bị khô, các vảy bạc chồng chất dày lên nhau.
- Vảy nến móng tay: Những hư tổn nhất định xuất hiện tại các móng tay, các lớp sừng khá giòn và dễ bị gãy.
- Vảy nến da đầu: Da đầu của người bệnh thường xuyên bị ngứa ngáy, tóc gãy rụng nhiều.
- Vảy nến toàn thân: Các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát lan rộng, vùng tổn thương bao trùm toàn bộ cơ thể. Người bệnh còn kèm theo một số triệu chứng như ớn lạnh, mất nước, viêm phổi.
- Vảy nến ở nách: Vùng tổn thương da ở nách thường có kích thước lớn, ửng đỏ, dễ nứt nẻ kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đau rát.
Xem thêm : Vảy nến da đầu: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả !
Triệu chứng bệnh vảy nến điển hình là gì?
Bệnh vảy nến là căn bệnh ngoài da khó chữa và để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, xác định sớm triệu chứng là yếu tố cần thiết giúp người bệnh chủ động kiểm soát, điều trị kịp thời.
Một số dấu hiệu điển hình cảnh báo bạn đã bị vảy nến bao gồm:
- Ngứa da liên tục: Những cơn ngứa dữ dội dưới da là triệu chứng đầu tiên bạn cần chú ý. Ngứa ngáy kéo dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, bốc hỏa, tác động tiêu cực tới tâm lý.
- Da xuất hiện mảng trắng: Những mảng trắng đục như lớp vảy bắt đầu xuất hiện trên da. Nếu bạn càng cạy thì các lớp này lại càng cứng và trở thành những lớp sừng chồng lên nhau. Lâu dần những lớp này rất dễ bong tróc và rơi nhiều phấn trắng.
- Da mẩn đỏ: Vùng da bị tổn thương, hơi đau rát và ửng đỏ. Mảng đỏ nhiều hay ít sẽ tùy theo mức độ bệnh.
- Triệu chứng tổn thương khớp: Gần 20% những bệnh nhân bị vảy nến thường kèm theo các triệu chứng: khớp biến dạng, bị cứng khớp dẫn tới đi lại khó khăn.
- Số lượng vảy nến: Không giới hạn, có người nhiều, có người ít thậm chí có người bệnh bị tổn thương da toàn thân. Các mảng da nổi kèm cộm cứng.
Người bị vảy nến nguyên nhân do đâu?
Cho đến nay khoa học hiện đại vẫn chưa xác nhận được chính xác những nguyên nhân gây vảy nến. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia da liễu cơ chế tự miễn dịch của cơ thể có thể là nghi phạm chính gây bệnh.
Theo đó, hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các tế bào da là đối tượng cần triệt tiêu, loại bỏ. Chính điều này khiến tốc độ tái tạo tế bào mới diễn ra liên tục và quá nhanh nên gây ra hiện tượng các lớp vảy chồng chéo lên nhau khiến vùng da trở nên dày và rất cứng. Ngoài ra, bệnh còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân bao gồm:
- Di truyền: Các thông tin cho thấy, có khoảng 28,9% người bị vảy nến do yếu tố di truyền. Theo đó, nếu cha mẹ có tiền sử bị vảy nến thì con cái có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Nhiễm khuẩn: Cơ thể bị nhiễm khuẩn (đặc biệt là viêm cầu khuẩn) ở da cũng được xác định là nguyên nhân gây bệnh.
- Tâm lý: Những người thường xuyên bị căng thẳng, stress nhiều ngày sẽ khiến da dễ dàng bị kích ứng và khởi phát vảy nến.
- Rối loạn nội tiết tố: Phụ nữ mắc các bệnh viêm da cơ địa, mề đay, á sừng, vảy nến,... được xác định do rối loạn nội tiết tố cơ thể.
- Chấn thương ngoài da: Một số chấn thương ngoài da chính là cơ hội thuận lợi để các loại vi khuẩn tấn công và gây tổn thương trầm trọng tới da, gây ra bệnh vảy nến.
- Do chất kích thích: Thuốc lá, rượu, bia, đồ uống chứa cồn, ga là một số chất kích thích có thể khiến da bị kích ứng, hình thành vảy nến.
- Tiếp xúc hóa chất: Các loại mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng,... chứa nhiều hóa chất kích thích da có thể là nguyên nhân khiến vảy nến khởi phát.
- Thừa cân, béo phì: Những người bị tăng cân đột ngột có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến.
Bị vảy nến có nguy hiểm không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Tuy là căn bệnh ngoài da nhưng vảy nến lại là bệnh lý mãn tính rất khó chữa. Bệnh có thể kéo dài nhiều năm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp như:
- Viêm khớp: Thống kê cho thấy có khoảng 15 - 30% bệnh nhân mắc vảy nến thể khớp đều có nguy cơ cao bị bệnh viêm khớp. Người bệnh có thể bị tổn thương vùng cột sống, hệ xương khớp, dây chằng cản trở việc đi lại, vận động.
- Ảnh hưởng tới tim mạch: Các chuyên gia da liễu chỉ ra rằng, bị mắc bệnh vảy nến sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch và huyết áp. Đặc biệt, một số loại thuốc Tân dược đặc trị vảy nến còn làm tăng lượng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ đột quỵ,...
- Bị suy thận: Lạm dụng thuốc điều trị vảy nến làm tăng nguy cơ bị suy thận, thận yếu.
Ngoài ra những người bị vảy nến còn gặp khó khăn trong việc nghe, nhìn, khoang miệng bị tổn thương,... Đặc biệt người bệnh luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, chất lượng cuộc sống thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ bề ngoài. Một số biến chứng bội nhiễm gây khó khăn trong điều trị.
Người bệnh cần nhanh chóng đi tới cơ sở y tế thăm khám trong trường hợp:
- Cảm thấy cơn ngứa ngáy kéo dài và vô cùng khó chịu
- Cảm thấy đau xương khớp, đau nhức mình mẩy
- Các lớp da đóng vảy từng mảng lớn ảnh hưởng tới bề ngoài và sinh hoạt thường ngày của bạn.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, da có biểu hiện viêm nhiễm.
Điều trị vảy nến bằng những phương pháp nào?
Vảy nến là căn bệnh mãn tính, người bệnh thường gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị. Hiện nay có 3 phương pháp chữa vảy nến phổ biến được áp dụng là: Mẹo dân gian, điều trị theo Tây y hoặc theo phương pháp Đông y.
Một số mẹo dân gian trị vảy nến tại nhà
Những mẹo dân gian chữa vảy nến tại nhà sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên để thuyên giảm các triệu chứng. Cách chữa này tương đối đơn giản, dễ thực hiện tuy nhiên chỉ có tác dụng trong trường hợp bệnh còn nhẹ. Do đó, người bệnh cần cân nhắc về tình trạng bệnh của mình trước khi áp dụng.
- Sử dụng nha đam: Nha đam là loại thảo dược có hàm lượng vitamin A, C, E lớn nên rất tốt cho làn da. Để điều trị vảy nến, bạn lấy phần nhựa nha đam sau đó bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút cho nhựa nha đam thẩm thấu vào da sau đó rửa lại với nước.
- Sử dụng lá trầu không: Đun nước lá trầu không sau đó vệ sinh vùng da bị vảy nến. Để tăng hiệu quả bạn có thể kết hợp lá trầu không cùng lá rau răm, lá bèo hoa dâu.
- Dầu dừa: Làm sạch vùng da bị vảy nến sau đó thoa dầu dừa nguyên chất lên, massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút rồi tắm lại với nước sạch.
- Muồng trâu: Dân gian còn gọi là muồng lác được truyền miệng với công dụng chữa các bệnh ngoài da. Bạn lấy một nắm đọt tươi của cây muồng lác, rửa sạch rồi xay nhuyễn. Chắt lấy nước cốt thoa lên vùng da bị bệnh.
- Lá lốt chữa vảy nến: Đun sôi lá lốt sau đó chắt lấy nước rửa vùng da bị vảy nến. Hoặc có thể vò lá lốt rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
- Cây lược vàng: Giã nát một nắm cây lược vàng, chắt lấy nước cốt chấm lên da người bệnh để thuyên giảm các triệu chứng vảy nến tạm thời.
Sử dụng thuốc Tây y điều trị triệu chứng
Một số người sử dụng thuốc Tây để khống chế tạm thời các triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc đặc trị vảy nến được bác sĩ kê trong toa thuốc phổ biến hiện nay bao gồm:
- Thuốc kháng viêm: Loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa ngáy tạm thời, ức chế tăng sinh tế bào da mới. Một số thuốc như: Clobetasol, Betamethasone,...
- Thuốc mỡ bôi ngoài da: Sử dụng thuốc mỡ Salicylic giúp bong lớp vảy trắng trên da, thuốc mỡ Corticoid có tác dụng chống viêm, giảm đau rát; thuốc mỡ chứa vitamin A giúp ổn định tạm thời các tế bào bị sừng hóa, giảm ngứa ngáy trên da.
- Nhóm thuốc Retinoid: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng nhóm thuốc này trong trường hợp vảy nến diễn tiến nặng.
Sử dụng thuốc Tây có ưu điểm là giảm nhanh triệu chứng nhưng không có tác dụng điều trị vảy nến tận gốc. Ngoài ra người bệnh nếu lạm dụng thuốc hoặc sử dụng không đúng liều lượng có thể gây rối loạn tiêu hóa, suy thận, cơ thể mệt mỏi ngày càng suy nhược.
Ngoài các loại thuốc phổ biến kể trên, người bệnh có thể được can thiệp một số phương pháp khác như: quang hóa trị liệu, sử dụng thuốc sinh học. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kinh phí cao, đòi hỏi phải liên tục tới cơ sở y tế để theo dõi điều trị.
Vảy nến và cách điều trị hiệu quả bằng Đông y
Bệnh vảy nến theo y học cổ truyền còn được gọi là Bạch sang hoặc Tùng bì tiễn. Căn nguyên là do cơ thể bị phong hàn, nhiệt độc xâm nhập dẫn tới huyết táo, cơ thể tích tụ nhiều độc tố, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho da mà gây tình trạng bong tróc, khô da.
Đông y trị bệnh tùy theo thể bệnh và thể trạng của mỗi người. Cơ chế trị bệnh chú trọng khu phong, thanh nhiệt, lương huyết, nhuận táo vừa loại bỏ căn nguyên gây vảy nến, vừa phục hồi thể trạng, ngăn bệnh tái phát.
Một số bài thuốc Đông y điều trị vảy nến người bệnh có thể tham khảo bao gồm:
Bài thuốc uống chữa vảy nến thể phong huyết nhiệt
- Thành phần gồm: Sinh địa, Thạch cao, Hòe hoa sống, Thổ phục linh mỗi vị 40g; Thăng ma, Địa phu tử, Tử thảo mỗi vị 12g; Ké đầu ngựa 20g; thêm 4g Chích chảo.
- Đem hỗn hợp nguyên liệu sắc cùng 750ml nước, đun cho tới khi trong ấm còn 250ml thì tắt bếp. Chia thuốc thành 3 phần sử dụng 3 lần trong ngày.
Bài thuốc uống trị vảy nến thể phong huyết táo
- Thành phần gồm: Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Vừng đen, Huyền sâm, hà thủ ô mỗi vị 12g
- Đem hỗn hợp sắc mỗi ngày một thang sử dụng vào buổi sáng và buổi tối trước ăn 30 phút.
Bài thuốc Đông y ngâm rửa chữa vảy nến
- Thành phần gồm: Xuyên tiêu, Khô phàn mỗi thứ 120g; thêm 240g cúc dại hoa và 500g mang tiêu
- Đem hỗn hợp đun cùng 5 lít nước. Sau khi đun sôi thì chế thêm nước loãng thành nước ấm sau đó ngâm rửa, vệ sinh vùng da bị vảy nến.
Bài thuốc kết hợp 3 chế phẩm ngâm - bôi - rửa đặc trị vảy nến từ gốc được VTV2 giới thiệu
Nắm chắc quy tắc điều trị bệnh trong Đông y (vừa điều trị vừa phục hồi), đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Đây là liệu pháp đặc trị vảy nến từ gốc, ngăn tái phát.
Mang hiệu quả toàn diện, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được VTV2 chương trình Sống khỏe mỗi ngày lựa chọn đưa tin giới thiệu tới đông đảo khán giả truyền hình.
Thanh bì dưỡng can thang sở hữu công thức thuốc đặc biệt khi cùng lúc kết hợp 3 chế phẩm BÔI, NGÂM, RỬA để tạo phác đồ điều trị liên hoàn theo 3 bước.
Bước 1: Sử dụng THUỐC NGÂM RỬA làm sạch da, loại bỏ vi khuẩn
Sử dụng thuốc được đóng gói sẵn ngâm cùng nước nóng hoặc đun sôi thuốc, sử dụng ngâm rửa vùng da bị vảy nến. Bài thuốc đi sâu loại bỏ vi khuẩn giúp làm lành vùng da bị tổn thương, ngăn chặn lan rộng.
Bước 2: Sử dụng THUỐC BÔI NGOÀI làm lành vùng tổn thương
Sau khi ngâm rửa sát khuẩn sạch sẽ, người bệnh sử dụng thuốc bôi dạng cao tinh chất thoa một lớn mỏng lên da. Hoạt chất trong thuốc sẽ phát huy công dụng chống viêm mạnh mẽ, làm dịu da, giảm bong tróc, da mềm hơn.
Bước 3: Sử dụng BÀI THUỐC UỐNG phục hồi cơ thể, điều trị dứt điểm
Đây là bước quan trọng giúp người bệnh điều trị dứt điểm mẩn ngứa. Bài thuốc uống được sắc sẵn đóng gói sử dụng tiện lợi. Sau khi thuốc thẩm thấu vào cơ thể sẽ giúp đào thảo mọi độc tố ra ngoài, phục hồi chức năng tạng phủ, ổn định cơ địa, tăng cường sức đề kháng.
Cơ chế Trong - Ngoài kết hợp nhịp nhàng mang lại hiệu quả toàn diện, từng bước điều trị vảy nến từ gốc, ngăn tái phát theo từng giai đoạn: GIẢI ĐỘC - PHỤC HỒI - ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang hội tụ hơn 20 thảo dược quý chủ trị các bệnh về da. Toàn bộ vị thuốc đều được thu hái tại vườn dược liệu sạch đạt chuẩn chất lượng GACP - WHO. Vì vậy, bài thuốc tuyệt đối an toàn, lành tính, 100% không gặp tác dụng phụ.
Thành phần thuốc được gia giảm tùy theo thể trạng, thể bệnh của mỗi người. Vì vậy bài thuốc có tính linh hoạt cao, phép trị rộng. Thanh bì Dưỡng can thang phù hợp điều trị vảy nến, á sừng, viêm da cơ địa từ cấp tính tới mãn tính.
Từ khi chính thức đưa vào ứng dụng điều trị bệnh, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp hàng ngàn người bệnh điều trị dứt điểm vảy nến nhiều năm không khỏi.
Một số phản hồi tích cực từ người bệnh về hiệu quả của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang:
- Ông Tiết Quang Tuấn vảy nến hành hạ suốt 4 năm, trị bệnh thành công sau khi sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.
- Ông Chu Trần Nhã mắc căn bệnh vảy nến suốt 10 năm. Sau khi kiên trì sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, ông đã dứt điểm triệu chứng, gần 3 năm chưa tái phát.
- Ông Pauker Steffen (người Đức) cũng ngoạn mục thoát vảy nến thành công nhờ điều trị bằng Thanh bì Dưỡng can thang.
Xem chi tiết: Phản hồi của người bệnh về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Có rất nhiều phản hồi của người bệnh thông qua tin nhắn:
Bị vảy nến nên kiêng gì? Tư vấn chăm sóc phòng tránh bệnh
Vảy nến là căn bệnh mãn tính có thể kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục, do đó người bệnh cần phải kiên trì điều trị. Song song với việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần chủ động ghi nhớ một số lưu ý trong quá trình chăm sóc, phòng tránh vảy nến như sau:
- Duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến thường xuyên. Không nên sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm chứa thành phần dễ kích ứng da.
- Ưu tiên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ngoài nước lọc có thể uống thêm nước ép hoa quả để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.
- Người bệnh cần tuyệt đối tránh xa đồ uống có ga, cồn, rượu, bia, nước ngọt; không hút thuốc lá, sử dụng các loại ma túy,...
- Che chắn vùng da bị tổn thương, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm.
- Làm việc điều độ, tránh để bản thân bị căng thẳng, stress.
- Duy trì thói quen ngủ nghỉ khoa học, không thức khuya, ngủ ngày.
Khi bị vảy nến, người bệnh tốt nhất nên chủ động nhanh chóng tới cơ sở y tế để được thăm khám và nhận tư vấn phương pháp điều trị dứt điểm, hiệu quả, an toàn nhất.