Vảy nến da đầu: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả !
Vảy nến da đầu là một trong những dạng viêm da mãn tính dai dẳng nhất với những triệu chứng rất khó chịu. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý và cuộc sống của bệnh nhân bởi tính chất dai dẳng và hay tái phát. Để hiểu rõ hơn về vảy nến da đầu, hãy theo dõi những thông tin dưới đây.
Vảy nến da đầu là bệnh như thế nào? Có nguy hiểm không?
Vảy nến da đầu là một dạng thường gặp của vảy nến với các tổn thương khu trú ở khu vực da đầu. Căn bệnh này là tình trạng viêm nhiễm mãn tính, thường tiến triển nặng, kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục.
Các số liệu thống kê cho thấy, trong số các trường hợp vảy nến, có tới 51% bệnh nhân mắc bệnh ở vùng da đầu.
Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về bệnh vảy nến được thực hiện, tuy nhiên chưa thể tìm ra chính xác căn nguyên khởi nguồn của bệnh này. Dù vậy, một vài nghiên cứu có giá trị đã tìm thấy mối tương quan giữa bệnh vảy nến với sự bất thường ở nhiễm sắc tố 6, cùng với những rối loạn ở hệ miễn dịch và các tác động từ môi trường bên ngoài.
Vảy nến da đầu chỉ gây tổn thương bên ngoài da, ít gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên bệnh lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của người bệnh, do tác động xấu đến tính thẩm mỹ, gây cảm giác tự ti, mặc cảm ở người bệnh. Thậm chí nhiều trường hợp mắc bệnh dai dẳng trong nhiều năm dẫn đến trầm cảm do bế tắc trong việc điều trị.
Ngoài ra do bệnh khiến da bong tróc liên tục, dẫn tới hàng rào bảo vệ tự nhiên của da giảm sút, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu khác như viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, chàm...
Xem thêm : Top 3 cách điều trị vảy nến hiệu quả nhất hiện nay
Dấu hiệu vảy nến da đầu có thể nhận biết dễ dàng
Bệnh vảy nến da đầu có những biểu hiện rõ rệt bên ngoài, vì thế có thể nhận biết rất dễ dàng. Tuy nhiên, một vài triệu chứng của bệnh có thể gây nhầm lẫn với bệnh nấm da đầu. Vì thế, tốt nhất bệnh nhân nên đi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để được chẩn đoán chính xác bệnh. Một số dấu hiệu giúp bạn nhận diện căn bệnh này như:
- Trên da đầu xuất hiện các tổn thương thành từng mảng màu đỏ, hơi gồ lên so với bề mặt da, với nhiều kích thước, hình dạng khác nhau.
- Các vùng tổn thương có giới hạn rõ ràng.
- Trên bề mặt ban đỏ nổi nhiều lớp vảy màu trắng bạc, dễ bong tróc và bay ra như bụi phấn.
- Các lớp vảy nến tăng sinh liên tục, hết lớp này dồn đến lớp khác, tạo thành từng mảng vảy dày đặc trên da.
- Bệnh có xu hướng tự lan rộng ra các vùng da lành lặn xung quanh như trán, mang tai, sau gáy.
- Tổn thương vảy nến da đầu không gây đau đớn, một số trường hợp không ngứa, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân ngứa ngáy nghiêm trọng. Vảy nến da đầu được đánh giá là gây ngứa nhiều hơn so với vảy nến ở những vùng da khác trên cơ thể. Nguyên nhân là do vùng da ở khu vực đầu có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.
- Vảy nến da đầu nếu kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng như nhiễm trùng, nhiễm nấm, tổn thương thứ phát…
Nguyên nhân gây vảy nến da đầu
Hiện nay nguyên nhân gây vảy nến da đầu vẫn chưa được kết luận chính xác, bởi tính phức tạp và có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Mặc dù vậy, trải qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã có thể xác định những tác nhân có thể gây ra bệnh, trong đó sự rối loạn miễn dịch và nhiễm sắc thể được coi là yếu tố hàng đầu.
Nghiên cứu cho thấy, ở những người mắc bệnh vảy nến có xuất hiện gen gây bệnh nằm tại nhiễm sắc thể số 6. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai có gen gây bệnh cũng mắc vảy nến. Bởi gen này chỉ hoạt động khi có sự tác động từ những yếu tố khác như: bất thường về hệ miễn dịch, rối loạn tế bào lympho T khiến cơ thể tự nhận diện các tế bào da là phần tử gây hại và khởi tạo cơ chế tăng sinh tế bào mới để loại bỏ tế bào cũ.
Theo nghiên cứu, ở người thông thường, chu trình sản xuất tế bào da mới thường từ 22 - 27 ngày, nhưng ở bệnh nhân vảy nến chu trình này chỉ từ 2 - 4 ngày. Khi tế bào da được sản xuất quá nhanh, dẫn tới các tế bào da cũ chưa kịp chết đi, dồn ứ ở thượng bì sinh ra các lớp vảy nến.
Ngoài ra, căn bệnh này còn liên quan chặt chẽ tới một vài yếu tố khác cả bên trong cơ thể và ngoài môi trường như:
- Di truyền: Như đã nói ở trên, ở bệnh nhân vảy nến có sự tồn tại gen gây bệnh ở nhiễm sắc thể số 6. Chính vì thế căn bệnh này có nguy cơ di truyền khá cao. Nếu trong gia đình có người ông bà, cha mẹ mắc bệnh thì con, cháu cũng rất dễ gặp phải căn bệnh này.
- Các tác động lực từ bên ngoài: Khi da đầu thường xuyên bị chà xát, cào gãi có thể kích thích hệ miễn dịch, gây xáo trộn chu trình sản xuất tế bào da và gây ra bệnh.
- Căng thẳng, stress: Căng thẳng thần kinh, trầm cảm, stress vì công việc đều ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, có thể gây ra rối loạn và dẫn tới bùng phát vảy nến.
- Mất cân bằng chuyển hóa đường đạm: Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây vảy nến da đầu. Nghiên cứu còn cho thấy rằng, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học cũng là nguyên nhân khiến vảy nến da đầu dễ bùng phát và lan rộng.
- Mất cân bằng chuyển hóa da: Nghiên cứu so sánh mức độ chuyển hóa oxy trên da của người bình thường và bệnh nhân vảy nến cho thấy rằng, chỉ của bệnh nhân vảy nến cao gấp 400%. Khi da sử dụng lượng oxy quá lớn sẽ dẫn kích thích tổng hợp ADN, gây hiện tượng tăng sinh tế bào da bất thường.
- Một số yếu tố khác: Ngoài những yếu tố nội sinh, thì tác động từ bên ngoài môi trường cũng có thể gây vảy nến da đầu như: tiếp xúc liên tục với ánh nắng mặt trời, dị ứng dầu gội, một số loại thuốc điều trị.
Xem thêm : Bệnh vảy nến có lây không, có di truyền không, có chữa được không?
Vảy nến da dầu có lây không? Cách chẩn đoán bệnh
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan nhiều năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện YHCT Trung ương: Tương tự như các căn bệnh viêm da mãn tính khác, vảy nến da đầu không có khả năng lây nhiễm từ người này sang ngày khác. Căn bệnh này sinh ra do sự tác động cùng lúc của nhiều yếu tố, khi gen gây bệnh được kích hoạt bởi sự rối loạn của hệ miễn dịch và các tác nhân bên ngoài môi trường.
Mặc dù không lây nhiễm, nhưng vảy nến được đánh giá là căn bệnh có nguy cơ di truyền cao từ bố mẹ sang con. Đặc biệt nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì nguy cơ di truyền sang con càng cao hơn.
Để xác định chính xác bệnh vảy nến, cần tiến hành các chẩn đoán bao gồm: chẩn đoán để xác định bệnh và chẩn đoán phân biệt vảy nến với một số căn bệnh có những dấu hiệu tương tự.
Chẩn đoán xác định vảy nến
Phương pháp xác định đầu tiên căn cứ dựa trên vị trí của tổn thương và đặc điểm tổn thương. Với vảy nến da đầu, vị trí tổn thương luôn nằm ở vùng da đầu và các vùng da lân cận như trán, mang tai, gáy… Các tổn thương có dạng ban đỏ dày cộm, phía trên có vảy trắng.
Để xác định chính xác bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số kỹ thuật đặc biệt như:
- Hiện tượng Koebner: Đây là hiện tượng xảy ra ở giai đoạn bệnh bùng phát mạnh với đặc trưng là các tổn thương hình thành ngay trên những vết xước hoặc vết sẹo trên da đầu.
- Kỹ thuật cạo vảy Brocq: Đây là phương pháp chẩn đoán phổ biến và rất quan trọng nhằm xác định vảy nến da đầu, cũng như các dạng viêm da khác có xuất hiện bong vảy. Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng một dụng cụ đã sát trùng, cạo nhẹ lên da ở vùng tổn thương và quan sát. Nếu là bệnh vảy nến sẽ xuất hiện dấu vết của các lớp vảy nến, hiện tượng giọt sương máu và một số dấu hiệu khác…
- Mô bệnh học: Xét nghiệm này giúp chẩn đoán chính xác vảy nến da đầu. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để lấy mẫu tế bào ở vùng da tổn thương sau đó tiến hành xét nghiệm mô bệnh học để xác định bệnh.
Chẩn đoán phân biệt vảy nến
Vảy nến có thể bị nhầm lẫn với một số căn bệnh khác có những dấu hiệu tương tự. Do đó trong trường hợp chưa thực sự chắc chắn bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý như:
- Chàm khô
- Sẩn giang mai II
- Á vảy nến
- Vảy nến phấn hồng Gibert
- Á sừng liên cầu.
Điều trị vảy nến da đầu bằng cách nào hiệu quả?
Điều trị vảy nến da đầu không hề đơn giản, bởi căn bệnh này có tính chất phức tạp, dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần. Hiện nay hầu hết các phương pháp điều trị chỉ giúp cải thiện triệu chứng, chữa lành tổn thương, chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có sự kiên trì và quyết tâm, kết hợp điều trị cẩn thận với các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc da hàng ngày thì có thể ổn định bệnh lâu dài và phòng ngừa bệnh quay trở lại.
Chữa vảy nến da đầu bằng Tây y
Tây y thường là phương pháp đầu tiên mà người bệnh vảy nến da đầu tìm đến bởi mức độ phổ biến, tác dụng nhanh chóng và sử dụng tiện lợi. Tuy nhiên hiện nay Tây y chưa có thuốc đặc trị bệnh, trong khi đó việc sử dụng lâu dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ và xu hướng tăng liều sau mỗi lần tái phát bệnh.
Do đó bệnh nhân cần sử dụng rất thận trọng, chỉ dùng thuốc do bác sĩ kê đơn và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn về liều lượng, cách dùng.
Thuốc điều trị tại chỗ tổn thương vảy nến da đầu
Để làm giảm các triệu chứng khó chịu trên da đầu do các tổn thương vảy nến gây ra, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc tác động tại chỗ như:
- Thuốc bôi bạt sừng: Là loại thuốc chứa hoạt chất chính là acid salicylic, có công dụng loại bỏ các vảy da bong tróc, hạn chế tình trạng viêm nhiễm và bong vảy trên da đầu. Ngoài ra, một số loại dầu gội đầu chuyên dụng chứa thành phần salicylic cũng được chỉ định cho bệnh nhân vảy nến da đầu.
- Dầu gội kháng nấm: Nhiều trường hợp, tổn thương vảy nến trên da đầu xuất hiện tình trạng nhiễm nấm. Khi đó bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thêm các loại thuốc bôi hoặc dầu gội kháng nấm có chứa thành phần Ketoconazole, Selenium sulfide…
- Ngoài ra một số loại thuốc khác có thể được chỉ định thêm tùy vào tình trạng, mức độ bệnh cụ thể như: Corticoid, Calcipotriol, Goudron...
Do da đầu là vùng da rất nhạy cảm và có liên quan trực tiếp đến não bộ, do đó việc sử dụng các loại thuốc điều trị tại chỗ rất hạn chế và cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh những tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Một số loại thuốc uống điều trị vảy nến da đầu
Các loại thuốc uống mang lại hiệu quả mạnh mẽ hơn so với thuốc bôi, tuy nhiên nguy cơ tác dụng phụ và biến chứng có thể mang lại cũng nhiều hơn rất nhiều. Do đó, chỉ trong trường hợp bệnh nặng, tổn thương rộng và phức tạp bác sĩ mới kê đơn thuốc uống cho bệnh nhân vảy nến.
- Methotrexate: Đây là loại thuốc được sử dụng nhằm cản trở axit folic trong cơ thể, nhờ đó kiềm chế tổng hợp axit nucleic, giúp ngăn cản quá trình tăng sinh tế bào. Loại thuốc này giúp kiểm soát nhanh chóng tình trạng vảy nến, tuy nhiên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tác dụng phụ cho sức khỏe. Vì thế chỉ những ca bệnh nặng, vảy nến lan rộng trên 50% cơ thể mới được kê đơn thuốc này. Ngoài ra, thuốc cũng rất hiếm khi được sử dụng cho phụ nữ còn trong độ tuổi sinh nở.
- Retinoid: Đây là loại thuốc được ưu tiên hơn cả để sử dụng cho căn bệnh vảy nến. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình tăng sinh tế bào da, ổn định hệ miễn dịch và giúp kiểm soát triệu chứng bệnh.
- Thuốc kháng Histamin H1: Được kê đơn trong những trường hợp bệnh nhân vảy nến da đầu có triệu chứng ngứa. Thuốc giúp giảm bớt tình trạng ngứa và công chống viêm nhẹ.
- Các loại vitamin, viên uống bổ sung: Được kê đơn nhằm giúp bệnh nhân tăng cường miễn dịch, hỗ trợ làm lành tổn thương. Một số loại vitamin thường được kê đơn kèm theo như vitamin C, B12, H3, biotin...
Điều trị vảy nến da đầu bằng mẹo dân gian
Một số mẹo dân gian sử dụng các loại cây, cỏ lành tính cũng được nhiều bệnh nhân sử dụng để chữa viêm da cơ địa. Những phương pháp này có thể giúp làm giảm bớt phần nào các triệu chứng vảy nến, tuy nhiên hiệu quả điều trị không cao, không giúp trị dứt được bệnh. Do đó bệnh nhân vẫn cần thăm khám bác sĩ và chỉ sử dụng các mẹo dân gian này như biện pháp bổ sung tại nhà.
- Chữa vảy nến da đầu bằng lá trầu không: Dùng 1 nắm trầu không, thêm chút muối hột, rau răm, bèo hoa dâu. Rửa sạch tất cả rồi cho vào nồi, thêm 2 lít nước sạch, đun sôi trong khoảng 10 phút. Chắt lấy nước này gội đầu sẽ giảm ngứa và giảm vảy nến hiệu quả.
- Sử dụng lô hội: Chọn 1 - 2 bẹ lô hội còn tươi, lấy dao rách bỏ phần vỏ ngoài, chỉ dùng phần gel xong, xay nhuyễn rồi thoa lên đầu. Massage nhẹ nhàng trong 20 phút rồi gội lại với nước sạch.
- Sử dụng lá khế: Cắt lấy 1 nắm to lá khế, thêm vào một nắm lá lược vàng, 1 nắm trầu không và lá ổi. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Sau đó chắt lấy nước lá để gội đầu.
Điều trị vảy nến da đầu bằng Đông y
Theo Đông y, bệnh vảy nến da đầu còn được gọi là bạch sang hay tùng bì tiễn, căn nguyên do chính khí suy yếu khiến độc tà, phong, nhiệt xâm nhập gây ra huyết nhiệt, sinh huyết táo, khiến da không được dưỡng, bong tróc tạo thành bệnh.
Để điều trị căn bệnh này, Đông y tập trung vào thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trừ phong thấp, nâng cao chính khí, ổn định vệ khí để phòng ngừa tái phát bệnh.
Một số bài thuốc Đông y chữa vảy nến da đầu mà bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc uống chữa vảy nến da đầu
Thành phần:
- Sinh địa: 40g
- Thổ phục linh: 40g
- Hòa hoa sống: 40g
- Tử thảo: 12g
- Chích thảo: 20g
- Ké đầu ngựa: 30g
- Địa phu tử: 12g
Cách sắc:
- Rửa sạch dược liệu, cho tất cả vào ấm sắc thuốc chuyên dụng.
- Thêm vào 1 lít nước, đun sôi rồi vặn thật nhỏ lửa, đun đến khi cạn còn ⅓ thì chắt ra uống ngày 3 lần.
Bài thuốc gội đầu
Thành phần:
- Xuyên tiêu: 120g
- Khô phàn: 120g
- Mang tiêu: 120g
- Cục dại hoa: 240g
Cách làm:
- Rửa sạch hết các nguyên liệu, cho tất cả vào ấm đun lớn.
- Thêm vào 4 - 5 lít nước rồi đun sôi trong 10 phút.
- Chắt thuốc ra để nguội bớt thì dùng gội đầu.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA điều trị toàn diện vảy nến da đầu
Một trong những bài thuốc chữa vảy nến da đầu hiệu quả nhất hiện nay phải kể đến Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc là kết quả đề tài khoa học trọng điểm được đơn vị thực hiện từ năm 2011 và nghiệm thu sau 3 năm nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng kỹ lưỡng.
Năm 2019, bài thuốc đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu là giải pháp điều trị vảy nến toàn diện và hiệu quả hàng đầu hiện nay.
>> Mời xem chi tiết: VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa vảy nến hiệu quả
Thanh bì Dưỡng can thang kế thừa tinh hoa y bài thuốc cổ bí truyền của người Tày, dựa trên nền tảng biện chứng luận trị Y học cổ truyền để tạo nên công thức thuốc ưu việt kết hợp UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA giúp điều trị tận gốc vảy nến da đầu.
Bài thuốc tạo nên phác đồ hoàn chỉnh nhất điều trị vảy nến da đầu theo 3 bước:
- Bước 1: Gội đầu với bài thuốc ngâm rửa giúp sát khuẩn, làm sạch da đầu, loại bỏ vảy nến bong tróc.
- Bước 2: Sử dụng thuốc bôi chữa lành tổn thương, làm giảm triệu chứng ngứa rát, bong tróc.
- Bước 3: Dùng bài thuốc uống điều trị bên trong, loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh.
Thanh bì Dưỡng can thang không chỉ chặn đứng các triệu chứng vảy nến da đầu khó chịu, mà còn điều trị tận gốc, giúp ổn định cơ địa, nâng cao miễn dịch, phòng ngừa tái phát vảy nến da đầu hiệu quả.
Bài thuốc đã được Hội đồng khoa học gồm những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Y học cổ truyền phản biện khắt khe và nghiệm thu kết quả, công nhận khả năng điều trị vảy nến ưu việt.
Kết quả thử nghiệm lâm sàng Thanh bì Dưỡng can thang trên 500 bệnh nhân vảy nến thu về kết quả gây ngạc nhiên giới chuyên môn:
- 80% bệnh nhân bình phục, hết hẳn triệu chứng vảy nến chỉ sau 3 - 4 tháng điều trị.
- 15% bệnh nhân ổn định bệnh hoàn toàn sau 5 - 6 tháng điều trị.
- Đặc biệt, 100% không gặp bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào trong suốt thời gian sử dụng thuốc.
Nhiều trường hợp bệnh nhân nặng, tình trạng bệnh phức tạp, kéo dài nhiều năm cũng đã được điều trị thành công nhờ vào bài thuốc này.
- Ông Chu Trần Nhã, vảy nến dày vò 10 năm đã thoát bệnh sau 6 tháng kiên trì sử dụng.
- Ông Tiết Quang Tuấn, vảy nến nặng lan khắp toàn thân bình phục hoàn toàn sau 3 tháng điều trị.
- Ông Pauker Steffen người Đức, vảy nến tái đi tái lại nhiều năm đã lành bệnh chỉ sau 3 tháng.
Thanh bì Dưỡng can thang sử dụng 100% thảo dược SẠCH, đạt chuẩn GACP-WHO đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.
Bài thuốc có thể gia giảm được các vị thuốc thành phần để phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân cụ thể, tạo liệu trình điều trị chuyên biệt, mang lại hiệu quả tốt nhất.
Hiện bài thuốc được bốc thang ĐỘC QUYỀN bởi Trung tâm Thuốc dân tộc. Quý độc giả vui lòng liên hệ trực tiếp với đơn vị để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Để được tư vấn chi tiết về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, hỗ trợ chữa khỏi hẳn bệnh viêm da cơ địa, bạn đọc có thể liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc ngay hôm nay.
Hà Nội: B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định - Thanh Xuân - ĐT: (024) 7109 6699 - 0983 059 582
Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long - ĐT: (020) 3657 0128 - 0972 606 773
Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận - ĐT: (028) 7109 6699 - 0932 064 179
Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Vảy nến da đầu là căn bệnh không thể xem nhẹ, bởi bệnh rất dễ chuyển thành mãn tính, gây ra những triệu chứng nghiêm trọng. Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có hướng điều trị sớm.