Bệnh vảy nến có lây không, có di truyền không, có chữa được không?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh da liễu
October 15, 2020

Bệnh vảy nến có lây không, có di truyền sang con cái không là những băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Bài viết dưới đây chuyên trang xin giải đáp thắc mắc này, đồng thời gửi tới độc giả cách điều trị và phòng tránh vảy nến hiệu quả nhất. 

Chuyên gia giải đáp thắc mắc “bệnh vảy nến có lây không”

Vảy nến là bệnh viêm da tự miễn mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do cơ thể có một lượng lớn chất cytokine được sản sinh ra trong tế bào tự miễn dịch mà không phải do vi khuẩn hay virus. Chính vì vậy, bệnh vảy nến không thể lây từ người này sang người khác qua bất kỳ con đường nào. 

BS Nguyễn Lệ Quyên với nhiều năm kinh nghiệm điều trị bệnh da liễu tại Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết: Đại đa số những người bị vảy nến thường sẽ xuất hiện mảng da đóng vảy, dày và cứng, bong tróc thành từng mảng miếng, ửng đỏ và kèm cảm giác ngứa ngáy. Khi nhìn qua mọi người sẽ nghĩ rằng đây là căn bệnh ngoài da có thể truyền nhiễm và xa lánh người bệnh. 

Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm và không có cơ sở khoa học. Trong gia đình nếu có người bị vảy nến mọi thành viên đều có thể sử dụng chung quần áo, ăn uống chung, nắm tay, tiếp xúc gần mà không ảnh hưởng gì. 

Bệnh vảy nến không phải là căn bệnh lây nhiễm 

Mặc dù không lây nhiễm từ người sang người nhưng các vùng tổn thương da có thể lây lan sang các vùng da lân cận nếu người bệnh không điều trị kịp thời và kiêng khem đúng cách. 

Xem thêm : Vảy nến: Triệu chứng điển hình, nguyên nhân & cách điều trị

Bệnh vảy nến có tính di truyền trong gia đình không?

Song song với thắc mắc "bệnh vảy nến có lây không", người bệnh còn băn khoăn không biết bệnh lý này có tính di truyền hay không. 

Lý giải về vấn đề này, bác sĩ Lệ Quyên cho biết mặc dù bệnh vảy nến không lây nhưng lại có tính di truyền với những người có cùng huyết thống. Thống kê nguyên nhân bị vảy nến, con cái bị vảy nến do bố mẹ có tiền sử mắc bệnh. Số liệu cụ thể như sau:

  • 10% trẻ bị vảy nến nếu có bố hoặc mẹ bị bệnh
  • 35 - 40% trẻ bị vảy nến nếu cả bố và cả mẹ có tiền sử bị bệnh 
  • Trên 50% trẻ em bị vảy nến nếu có người thân cùng huyết thống gần mắc bệnh.

Có điều trị dứt điểm được bệnh vảy nến không?

Vảy nến là căn bệnh viêm da mãn tính thường xuyên tái phát và rất khó điều trị dứt điểm. Người bệnh thường gặp nhiều bế tắc trong việc tìm phương pháp phù hợp, an toàn và hiệu quả.

Cho đến nay, Y học hiện đại vẫn chưa đưa ra được phương pháp dứt điểm vảy nến. Tuy nhiên nếu lựa chọn đúng phương pháp người bệnh có thể kiểm soát được các triệu chứng, ngăn chặn bệnh tái phát trong thời gian dài. 

Một số cách điều trị vảy nến được áp dụng phổ biến bao gồm:

Sử dụng mẹo dân gian giảm triệu chứng tạm thời 

Dân gian truyền tai nhau một số mẹo vặt giúp giảm triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy da do vảy nến như sau:

Sử dụng lá trầu không: 

Lấy khoảng 5 - 7 lá trầu không rồi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Đun lá trầu không cùng khoảng 1,5 - 2 lít nước. Sau khi sôi, mở vung để nước nguội rồi vệ sinh vùng da bị vảy nến. 

Sử dụng lá lốt: 

Rửa sạch 1 nắm lá lốt sau đó giã nát rồi thêm 50ml nước sôi. Bạn lọc lấy nước cốt lá lốt uống mỗi ngày 3 lần giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Ngoài ra người bệnh cũng có thể đun sôi thân, cành, lá của lá lốt sau đó vệ sinh vùng da bị vảy nến vào mỗi sáng và tối. 

Sử dụng muối hột: 

Đây là cách chữa vảy nến đơn giản có tác dụng sát khuẩn, ngăn chặn vùng tổn thương da lây lan sang khu lân cận. Bạn chỉ cần pha muối hột vào nước ấm để tắm hàng ngày. Mỗi lần nên thực hiện đều đặn khoảng 2 - 3 lần sẽ thấy vùng da bong tróc, khô ráp được cải thiện. 

Sử dụng dầu dừa nguyên chất: 

Bạn chỉ cần lấy một lượng vừa phải dầu dừa nguyên chất sau đó thoa đều lên vùng da bị vảy nến. Lưu ý trước khi thoa dầu dừa cần làm sạch vùng da bằng nước sạch. 

Mẹo vặt chữa vảy nến bằng dầu dừa thực hiện đơn giản

Sử dụng thuốc Tây kiểm soát tình trạng bong tróc, đóng vảy

Để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng da bị bong tróc, đóng vảy, giảm cơn ngứa ngáy tạm thời, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây. Một số loại thuốc thường được kê trong toa đơn của bác sĩ bao gồm:

Nhóm thuốc điều trị tại chỗ:

Các triệu chứng vảy nến ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh bôi kem ngoài da tại chỗ. 

  • Corticoid - Giảm ngứa ngáy khá tốt tuy nhiên không dùng được cho trẻ em hay những người bị vảy nến toàn thân. 
  • Dẫn xuất vitamin D3 - Hỗ trợ làm lành vùng tổn thương da, cải thiện hệ miễn dịch tuy nhiên có thể gây kích ứng da với những người có cơ địa nhạy cảm. 
  • Retinoids - Giảm viêm, xoa dịu cơn ngứa tạm thời nhưng cũng dễ gây kích ứng cho da.
  • Axit salicylic - Kích thích tróc vảy, chống lây lan, kích thích tái tạo tế bào mới.
Thuốc Tây có thể giảm tạm thời triệu chứng nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

Thuốc được chỉ định điều trị vảy nến toàn thân:

Chỉ định sử dụng cho trường hợp những vùng tổn thương theo từng mảng lớn, vảy nến toàn thân. 

Thuốc kháng sinh: 

Thường bác sĩ sẽ kê thuốc Erythromycin giúp ngăn chặn không cho bệnh phát triển, lây lan rộng. Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi dùng thuốc như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,...

Thuốc ức chế miễn dịch: 

Một số loại thuốc được chỉ định dùng như Methotrexate, Cyclosporin hoặc Adalimumab,... Điều trị vảy nến bằng cách ức chế hệ miễn dịch tuy nhiên người bệnh có thể bị tụt huyết áp, loãng xương nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài. 

Lưu ý: Điều trị vảy nến bằng thuốc Tây y có thể tạm thời xử lý được các triệu chứng tuy nhiên không có tác dụng điều trị dứt điểm. Hơn nữa, vảy nến là căn bệnh mãn tính khó chữa cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài. Chính điều này khiến người bệnh phải đối mặt với một số tác dụng phụ của thuốc Tây như: rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch,... 

Ngoài ra, hiện nay công nghệ Y học cũng phát triển, người bị vảy nến có thể điều trị bằng phương pháp quang trị chiếu tia cực tím lên vùng da bị bệnh. Tuy nhiên thực tế không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng, hơn nữa đây là phương pháp tân tiến đòi hỏi mức chi phí rất cao.

Xem thêm : Bệnh vảy nến toàn thân: Triệu chứng, nguyên nhân & cách điều trị

Phương pháp Đông y điều trị dứt điểm bệnh vảy nến

Theo quan niệm Đông y, vảy nến khởi phát chủ yếu do cơ thể bị các yếu tố phong hàn, nhiệt độc xâm nhập khiến chức năng lục phủ ngũ tạng suy giảm, hệ miễn dịch bị rối loạn mà không thể đào thải độc tế ra bên ngoài gây uất kết trên da. Vì vậy, các bài thuốc Đông y chú trọng đi sâu điều trị bệnh từ gốc, loại bỏ triệu chứng. Đồng thời bồi bổ cơ thể, phục hồi chức năng tạng phủ, ổn định cơ địa, tăng hệ miễn dịch ngăn bệnh tái phát. 

Đặc biệt, bài thuốc Đông y chiết xuất phần thảo dược tự nhiên nên an toàn và lành tính, không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Hiệu quả điều trị vảy nến bằng Đông y theo từng giai đoạn, người bệnh cần kiên trì tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ. 

Thanh bì Dưỡng can thang - Bài thuốc Đông y số 1 điều trị tận gốc vảy nến

Nhằm tìm ra giải pháp điều trị tận gốc bệnh vảy nến và phòng ngừa tái phát, Trung tâm Thuốc dân tộc đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Ứng dụng dược liệu quý trong điều trị viêm da mãn tính”. Kết quả cho ra đời bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, giúp điều trị toàn diện vảy nến, kiểm soát triệu chứng, ổn định bệnh lâu dài.

Thanh bì Dưỡng can thang đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 lựa chọn giới thiệu tới đông đảo khán giả truyền hình.

>> Mời xem chi tiết: VTV2 giới thiệu Thanh bì Dưỡng can thang chữa vảy nến hiệu quả

Các chuyên gia hàng đầu đã nghiên cứu trong suốt 3 năm và tiến hành nhiều thử nghiệm lâm sàng gắt gao để tìm ra công thức thuốc ưu việt nhất. Từ đó tạo nên Thanh bì Dưỡng can thang với sự phối hợp hoàn hảo 3 chế phẩm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA tạo tác động kép Trong - Ngoài kết hợp, đánh bật căn nguyên gây bệnh và xử lý toàn diện tổn thương vảy nến.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang 3 chế phẩm

Thanh bì Dưỡng can thang mang đến phác đồ điều trị 3 giai đoạn, cho hiệu quả cao vào toàn diện:

  • Giai đoạn Giải độc: Loại bỏ căn nguyên gốc rễ gây bệnh.
  • Giai đoạn Phục hồi: Chấm dứt các triệu chứng vảy nến, tái tạo da.
  • Giai đoạn Ổn định cơ địa: Phòng ngừa tái phát vảy nến.

Với thành phần 100% thảo dược SẠCH, đạt chuẩn GACP-WHO, Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

Công thức thuốc linh hoạt, giúp bác sĩ có thể chủ động gia giảm thành phần cho phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân cụ thể. Nhờ đó bài thuốc này sử dụng được cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau, từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành, phụ nữ có thai và cho con bú.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã được Hội đồng khoa học gồm những chuyên gia đầu ngành về Y học cổ truyền nghiệm thu đề tài và công nhận hiệu quả điều trị.

Hiệu quả điều trị của Thanh bì Dưỡng can thang

Tính đến nay đã có gần 4000 bệnh nhân thoát khỏi vảy nến nhờ vào bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, trong đó có những trường hợp nặng và phức tạp cũng đã điều trị thành công như:

  • Ông Chu Trần Nhã: vảy nến nặng 10 năm đã thoát bệnh sau 6 tháng điều trị.
  • Ông Tiết Quang Tuấn: vảy nến nghiêm trọng lan khắp toàn thân suốt 4 năm cũng đã thoát bệnh sau 3 tháng điều trị.
  • Ông Pauker Steffen người Đức: Vảy nến nhiều năm đã dứt bệnh sau 3 tháng điều trị.
Những bệnh nhân tiêu biểu đã thoát vảy nến nhờ Thanh bì Dưỡng can thang

Lưu ý: Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đang được bào chế ĐỘC QUYỀN bởi Trung tâm Thuốc dân tộc. Quý độc giả vui lòng liên hệ trực tiếp tới đơn vị để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Để được tư vấn chi tiết về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, hỗ trợ chữa khỏi hẳn bệnh viêm da cơ địa, bạn đọc có thể liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc ngay hôm nay.

Hà Nội: B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định - Thanh Xuân - ĐT: (024) 7109 6699 - 0983 059 582

Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long - ĐT: (020) 3657 0128 - 0972 606 773 

Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận - ĐT: (028) 7109 6699 - 0932 064 179

Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Chăm sóc và phòng ngừa vảy nến hiệu quả

Để phòng tránh vảy nến cũng như hạn chế bệnh tái phát, bạn cần chủ động một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cho da, để da luôn thông thoáng 
  • Học tập, làm việc điều độ, khoa học, thiết lập cho mình chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh để bị căng thẳng quá độ
  • Hạn chế tối đa thu nạp chất kích thích vào cơ thể
  • Tạo cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, hợp lý. Nên bổ sung nhiều rau củ quả. Đặc biệt người bị vảy nến nên tăng cường ăn thực phẩm giàu omega, vitamin b12 và kẽm,...
  • Nên kiểm tra kỹ về thành phần hóa học trong xà phòng, sữa tắm. Ưu tiên lựa chọn sản phẩm có tính tẩy nhẹ, sản phẩm chiết xuất từ thảo dược.
  • Không nên tắm quá lâu trong nước lạnh hoặc nước quá nóng. Sau khi tắm nên lau khô người sau đó sử dụng kem dưỡng ẩm. 
  • Mỗi ngày nên uống đủ 2 lít nước, có thể kết hợp uống nước ép hoa quả
  • Khi da bị đóng vảy, bong tróc, ngứa ngáy bạn nên hạn chế tối đa việc cào gãi để tránh làm tổn thương da
  • Chủ động thăm khám bác sĩ khi thấy triệu chứng da ửng đỏ, khô ráp, bóc thành từng mảng vảy.

Trên đây là lời giải đáp "bệnh vảy nến có lây không" và cách điều trị bệnh hiệu quả. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc trong việc xem xét, điều trị, phòng tránh bệnh vảy nến.

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap