[ Chu kì kinh nguyệt là gì ? ] Bắt đầu khi nào , ảnh hường gì ?
Chu kỳ kinh nguyệt là đặc trưng sinh lý của chị em phụ nữ. Mặc dù kinh nguyệt luôn song hành cùng nữ giới từ tuổi dậy thì cho đến giai đoạn tiền mãn kinh. Thế nhưng, không phải ai cũng nắm rõ những thông tin này. Do đó, bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin về chu kỳ kinh nguyệt để nữ giới, đặc biệt là các bạn gái hiểu biết hơn.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên ở nữ giới thường bắt đầu ở độ tuổi dậy thì và là triệu chứng báo hiệu cho khả năng sinh sản của người phụ nữ. Kinh nguyệt có tính chất lặp đi lặp lại hàng tháng, với số ngày dao động từ 28 – 32 ngày. Trong một chu kỳ sẽ diễn ra các hoạt động chính bao gồm: hành kinh, phát triển nang trứng, làm dày nội mạc tử cung, rụng trứng và thoái hóa nội mạc trứng.
Theo thống kê, có nhiều chị em vòng kinh có thể ngắn nhưng không dưới 21 ngày hoặc dài hơn không quá 35 ngày vẫn được xem là bình thường. Đối với những người vòng kinh ngắn hơn 21 ngày được gọi là mau kinh, còn dài hơn 35 ngày thì gọi là kinh thưa.
Thời gian của một vòng kinh là tính từ ngày đầu tiên có kinh nguyệt của chu kỳ này đến ngày đầu tiên có kinh nguyệt của chu kỳ tiếp theo. Giữa các chu kỳ có lệch nhau dưới 3 ngày thì không sao, nhưng nếu chênh lệch nhau trên 5 ngày, thậm chí có người bị lệch đến nửa tháng, cả tháng thì không còn là vấn đề bình thường.
Thời gian hành kinh thông thường khoảng 3 đến 4 ngày và tối đa không quá 7 ngày được xem là bình thường. Nữ giới có thời gian hành kinh dài hơn 7 ngày là mắc chứng rong kinh. Rong kinh có thể do tâm sinh lý, sinh hoạt, tác dụng phụ của thuốc hoặc các bệnh lý gây ra.
Mỗi lần hành kinh chúng ta cứ nghĩ là mất rất nhiều máu nhưng trên thực tế lượng máu kinh ra chỉ khoảng 50 đến 80 ml, còn lại là các nội mạc, chất nhờn và một số chất khác. Nếu nữ giới bị ra máu kinh quá nhiều (có thể theo dõi qua số lần phải thay băng vệ sinh và cảm giác của bản thân), lượng ra lớn hơn 80ml là bất bình thường chị em nên đi khám sớm để có biện pháp đối phó phù hợp.
Khi hành kinh chị em có thể có cảm giác hơi nhâm nhẩm đau ở bụng, thắt lưng trong ngày đầu. Nhưng nếu chị em nào bị đau bụng dữ dội, tím tái mặt mày, nôn mửa, tiêu chảy nặng (gọi là hiện tượng thống kinh) thì nên đi khám, đó có thể do tử cung có cấu tạo đặc biệt nhưng cũng có khi là triệu chứng của các căn bệnh phụ khoa khá nguy hiểm.
Rong huyết là hiện tượng nữ giới bị ra máu bất thường giữa chu kỳ.
Xem thêm : [ Giải đáp thắc mắc ] : Chu kì kinh nguyệt bao nhiêu ngày ?
Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới bắt đầu từ khi nào?
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ bắt đầu từ 9 đến 15 tuổi, đây được gọi là tuổi dậy thì. Tuy nhiên, kinh nguyệt đến sớm hay muộn còn phụ thuộc vào một số yếu tố như: Di truyền, chế độ dinh dưỡng của mỗi bạn gái, môi trường sống và tâm lý…Ngoài ra có một số bạn gái có thể dậy thì trước 9 tuổi hoặc muộn hơn 15 tuổi. Trường hợp các bé gái có kinh nguyệt quá sớm từ 3 – 8 tuổi hoặc muộn hơn 16 tuổi thì các bậc phụ huynh nên đưa con em mình đi thăm khám.
Nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt trong khoảng từ 9 đến 15 tuổi, đây được gọi là tuổi dậy thì. Kinh nguyệt đến sớm hay muộn hơn còn phụ thuộc vào các yếu tố như sự di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, tâm lý… của các bạn gái. Một số trường hợp đặc biệt các bé gái có thể có kinh trước 9 tuổi hoặc sau 15 tuổi. Kinh nguyệt là thời điểm đánh dấu cho sự sinh sản của nữ giới, bắt đầu từ đây người phụ nữ đã có khả năng mang thai và làm mẹ. Kinh nguyệt sẽ hết khi nữ giới ở độ tuổi 40-50, gọi là tuổi mãn kinh.
Cách tính thời chu kỳ kinh nguyệt dễ hiểu nhất?
- Dựa vào thời gian:
Đây là cách tính đơn giản nhất, giúp chị em chủ động được công việc và sinh hoạt của mình. Tuy nhiên nhược điểm của cách tính này là thường xuyên không chính xác vì chu kỳ mới có thể thay đổi một vài ngày so với chu kỳ cũ. Sự thay đổi này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: chế độ ăn uống, lịch sinh hoạt, tâm lý….
- Dựa vào các dấu hiệu
Khi sắp tới ngày “đèn đỏ” chị em sẽ thấy cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu khá đặc trưng, tuy nhiên những dấu hiệu này cũng tùy theo cơ địa của từng người. Ưu điểm của cách tính này là khá chính xác, giúp chị em chủ động hơn để đón ngày “đèn đỏ”. Tuy nhiên nhược điểm của cách tính này là dễ bị bỏ qua, do các dấu hiệu ở mỗi người mỗi khác và các cấp độ cũng khác nhau.
Một số dấu hiệu thường thấy là:
- Đau bụng: tình trạng này có thể diễn ra lâm râm hoặc dữ dội theo từng cơn. Nhiều người còn có thể phải sử dụng thuốc giảm đau để hạn chế các cơn đau bụng nhưng theo ý kiến của các chuyên gia thì các chị em không nên quá lạm dụng loại thuốc này. Ngoài ra, cũng có nhiều chị em không thấy dấu hiệu đau bụng khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Đau lưng: Cũng giống như dấu hiệu đau bụng, đau lưng cũng tùy vào cơ địa của mỗi người.
- Dịch tiết âm đạo: Đây là dấu hiệu mà đa số các chị em sẽ thấy xuất hiện, thông thường trước ngày đèn đỏ chị em sẽ thấy âm đạo ra nhiều dịch nhầy không màu, không mùi, hơi dính, đôi khi ra nhiều khiến chị em cảm thấy khó chịu vì ẩm ướt.
- Một số dấu hiệu khác: Ngoài ra thì chị em cũng có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác như: đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, tâm lý bất ổn…
Nếu xuất hiện những dấu hiệu trên thì hãy lưu ý vì có thể “ngày dâu” của bạn đang đến gần, và chị em nên mang theo băng vệ sinh mỗi khi đi ra ngoài hoặc sắp xếp công việc của mình sao cho hợp lý.
Lưu ý:
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 28 ngày hoặc dài hơn 32 ngày
- Máu kinh có những dấu hiệu bất thường như đen, nâu hoặc đỏ tươi
- Đau bụng, đau lưng dữ dội vào trước hoặc trong những ngày hành kinh
- Dịch tiết âm đạo ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, tính chất khác lạ…
Nếu xuất hiện những dấu hiệu trên chị em cần tiến hành thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt, vì đây cũng có thể là dấu hiệu cho biết chị em đang mắc một số căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, hoặc cũng có thể đang mang thai. Hãy để bác sỹ phụ khoa thăm khám và đưa ra lời khuyên hữu ích cho bạn.
Xem thêm : [ Bật mí ] 10+ Cách rút ngắn ngày kinh nguyệt nhanh nhất !
Chu kỳ kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng không?
Kinh nguyệt không đều là một hiện tượng khá phổ biến mà nhiều chị em trong độ tuổi sinh sản thường gặp phải. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này tuy nhiên dù xuất phát từ lý do nào thì kinh nguyệt không đều cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe của người phụ nữ.
- Gây khó thụ thai ở nữ giới
Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung. Bởi vậy, nếu không phát hiện điều trị kịp thời tình trạng này sẽ gây ra những tổn thương tới cổ tử cung, tăng nguy cơ dẫn tới hội chứng đa nang buồng trứng dẫn đến việc thụ thai rất khó khăn. Theo các nghiên cứu cho thấy hơn 80% nguyên nhân vô sinh, hiếm muộn ở nữ đều thuộc nhóm đối tượng có chu kỳ kinh nguyệt không đều, bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Làm suy giảm sức khỏe và suy nhược cơ thể
Là tình trạng thường gặp ở những nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt. Số ngày hành kinh kéo dài, mất máu nhiều sẽ gây ra tình trạng thiếu máu trong cơ thể khiến chị em sẽ thường xuyên bị hoa mặt, chóng mặt, cơ thể bị suy nhược làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
- Ảnh hưởng đến tâm lý của chị em
Kinh nguyệt không đều khiến chị em mất đi sự tự tin trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày. Đặc biệt là việc gần gũi bạn tình, bạn đời sẽ bị ảnh hưởng từ đó gây ra những khoảng cách trong tình cảm mà nếu để lâu nó sẽ là nguyên nhân gây tan vỡ hạnh phúc gia đình.
- Ảnh hưởng đến việc vệ sinh hàng ngày
Tình trạng kinh nguyệt không đều còn khiến chị em gặp khó khăn trong việc vệ sinh vùng kín do kinh nguyệt có thể kéo dài liên tục. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn... xâm nhập và gây ra nhiều chứng viêm phụ khoa khác nhau.
- Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Kinh nguyệt không đều liên quan tới nguyên nhân do bệnh phụ khoa gây ra nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh thêm nặng, khó điều trị về sau. Ví dụ như với một số bệnh như u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung... nếu chủ quan phát hiện muộn có thể khiến kích thước khối u to hơn hoặc thậm chí với bệnh viêm nhiễm vùng kín có thể dẫn tới căn bệnh ung thư.
Bởi vậy, khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều, kéo dài trong nhiều tháng, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám và điều trị kịp thời. Đây là việc làm hết sức cần thiết vì bất cứ căn bệnh nào nếu được phát hiện sớm thì khả năng điều trị hiệu quả sẽ cao hơn. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, từng bệnh lý dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra nhiều ở các trường hợp mà bác sỹ sẽ có những hướng dẫn và chỉ định cụ thể về phác đồ điều trị nội khoa hay ngoại khoa.
Đặc biệt, một điều đáng lưu ý đó là bạn tuyệt đối không nên tự ý điều trị hay mua thuốc về sử dụng mà chưa có hướng dẫn của bác sỹ bởi điều này có thể khiến bệnh không khỏi mà có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu gặp phải tác dụng phụ của thuốc hay thuốc chữa không đúng bệnh, gây khó khăn cho việc điều trị về sau.
Tại Hà Nội, để điều trị tình trạng kinh nguyệt không đều, bạn có thể đến tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế để được các bác sỹ chuyên khoa giỏi nhất thăm khám và điều trị. Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh và đảm bảo an toàn. Hiện nay, bằng việc áp dụng liệu pháp Đông – Tây Y kết hợp, phòng khám đã hỗ trợ điều trị hiệu quả cho hàng nghìn trường hợp gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều và nhận được các phản hồi tích cực.
Ngoài ra,với ưu thế là một phòng khám đạt chuẩn quốc tế và hoạt động dưới sự cấp phép của Sở Y tế Hà Nội, cơ sở luôn mang đến cho người bệnh những dịch vụ y tế chất lượng cao kèm theo mức giá thành hợp lý, theo đúng quy định với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị y tế nhập khẩu tiên tiến nhất. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm tới chất lượng điều trị tại Phòng khám.
Trên đây là những thông tin về vấn đề chu kỳ kinh nguyệt các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cung cấp. Nếu còn thắc mắc gì, các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới phòng khám theo số điện thoại 02437 152 152 hoặc chọn [Tư vấn trực tuyến] để được các chuyên gia hỗ trợ chi tiết 24/24 giờ.