[ Bị viêm đại tràng phải làm sao ? ] Nguyên nhân và cách chữa !

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Thuốc
November 29, 2021

Viêm đại tràng là gì? Trong nội dung bài viết hôm nay, 2bacsi sẽ đề cập đến các vấn đề như: Nguyên nhân của viêm đại tràng, triệu chứng và cách điều trị viêm đại tràng theo Tây y cũng như sử dụng bài thuốc cổ phương Tứ Quân Tử Thang... Các bạn hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia của chúng tôi nhé!

1. Viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng là bệnh tiêu hóa mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc bị tổn thương với nhiều mức độ khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến lớp niêm mạc trong cùng của ruột già (ruột kết) và trực tràng. Các triệu chứng thường phát triển theo thời gian thay vì đột ngột.

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương

Bệnh học viêm đại tràng:

Ở Viêt Nam, bệnh viêm đại tràng chiếm con số đáng kể, lên tới 4 triệu người, cao gấp 4 lần tỷ lệ mắc bệnh trung bình trên toàn cầu. Vị trí xảy ra ở đại tràng (ruột già), bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa, có chức năng chứa các phần thức ăn còn lại của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non và thải ra ngoài. Đại tràng còn làm nhiệm vụ hấp thu nước và các chất dinh dưỡng còn lại trước khi đào thải cặn bã ra ngoài.

Đại tràng có hình chữ U ngược, được chia làm 3 phần, manh tràng, kết tràng và trực tràng.

  • Manh tràng: hấp thụ nước và tạm lưu trữ thức ăn, đào thải các chất có hại như muối, kim loại nặng, thủy ngân.
  • Kết tràng: hấp thu chất dinh dưỡng, muối khoáng và đóng khuôn chất bã.
  • Trực tràng: làm nhiệm vụ kiểm soát những hoạt động đóng mở của trực tràng chuyển bã thức ăn ra hậu môn để thải ra ngoài.

Do là nơi hình thành và đào thải phân ra ngoài nên vị trí đại tràng là nơi rất dễ phát sinh bệnh do có nhiều vi khuẩn phát triển. Cộng thêm nếu nhiễm khuẩn từ bên ngoài nhất là ký sinh trùng, lỵ, amip sẽ làm rối loạn chức năng đại tràng… Giai đoạn đầu khi xuất hiện các triệu chứng còn gọi là viêm đại tràng cấp tính và nếu để lâu dần mà không điều trị dứt điểm hoặc kịp thời theo thời gian sẽ chuyển sang mạn tính.

Xem thêm : [ Thấp diệu nang Tâm Bình ] : Công dụng , thành phần , lưu ý !

2. Nguyên nhân gây viêm đại tràng

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm đại tràng, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc lạm dụng thuốc tây. Cụ thể:

Viêm đại tràng có thể do tình trạng bị nhiễm khuẩn.
  • Do nhiễm khuẩn đường ruột, các vi khuẩn như (E. coli, Salmonella, Shigella), virus Rota, lỵ amip, sán và một số loại nấm gây tổn thương niêm mạc đại tràng.
  • Do ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ chưa chín, thực ăn có chứa độc, ô nhiễm nguồn nước
  • Các bệnh lý như bệnh Crohn, bệnh lao, bệnh lý đường ruột như thiếu máu cục bộ đại tràng, viêm ruột…
  • Do tác dụng phụ của thuốc tây làm mấ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi
  • Do tình trạng táo bón kéo dài dẫn tới phân không được đào thải ra ngoài, cơ thể phải hấp thụ lại các chất độc hại.
  • Căng thẳng, stress, lo âu
  • Người nhiễm độc như chì, asen, thủy ngân, thuốc diệt cỏ cũng có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao

3.Triệu chứng viêm đại tràng

Do viêm đại tràng phát triển theo hai giai đoạn cấp tính và mãn tính nên những triệu chứng có sự khác biệt.

3.1. Triệu chứng viêm đại tràng cấp tính

Các biểu hiện thường gặp ở viêm đại tràng cấp tính như:

  • Đau bụng, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng
  • Xuất hiện hiện tượng co cứng bụng, nổi cục cứng ở bụng
  • Tiêu chảy đột ngột
  • Phân có lẫn chất nhầy hoặc có kèm máu, nhiều trường hợp phân lỏng, đi ngoài ta nước
  • Cơ thể mệt mỏi, người gầy, sụt cân, mất nước

Ngoài ra, tùy theo từng nguyên nhân gây viêm đại tràng có thể có những triệu chứng khác nhau như:

  • Viêm đại tràng cấp tính do lỵ amip: xuất hiện đau bụng từng cơn, đi đại tiện phân ít, phân lẫn máu và chất nhầy, muốn đi đại tiện liên tục
  • Viêm đại tràng cấp tính do lỵ trực khuẩn: sốt cao, đi ngoài ra máu, tần suất đi ngoài nhiều lần, có mùi tanh, màu như máu cá, phân không thành khuôn
  • Viêm đại tràng cấp tính do nguyên nhân khác: đau bụng dưới, đau quặn từng cơn, có xuất hiện cục cứng ở bụng, phân toàn nước (có thể có máu và chất nhầy), cơ thể mệt mỏi.

3.2. Triệu chứng viêm đại tràng mạn tính

Qua thời gian, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, các dấu hiệu viêm đại tràng tái đi tái lại nhiều lẫn dẫn tới tình trạng mạn tính và xuất hiện các triệu chứng theo từng thể riêng biệt.

Đối với cả viêm đại tràng cấp và mạn tính đều gặp triệu chứng thông thường là đau bụng kéo dài.

Các triệu chứng viêm đại tràng mạn tính thông thường:

  • Đau quặn từng cơn, mỗi lần đau bụng đều có cảm giác muốn đi đại tiện
  • Thường đau sau khi ngủ dậy và sau khi ăn xong, khi đi đại tiện xong sẽ không còn cảm giác đau
  • Nhiều trường hợp đau bụng nhiều hơn vào ban đêm
  • Phân nát, không thành khuôn, đi đại tiện nhiều lần xen kẽ trường hợp phân rắn như khi táo bón

Ở trường hợp viêm đại tràng mạn tính còn chia thành hai thể: viêm đại tràng thể lỏng và viêm đại tràng thể táo bón:

  • Viêm đại tràng thể lỏng:
  • Đau bụng dọc theo khung đại tràng nhưng thường ở hố chậu bên trái hoặc bên phải
  • Tần suất đau bụng đi ngoài mỗi ngày 3-4 lần, ít khi đi vào buổi chiều
  • Phân lúc đầu có thể đặc, không thành khuôn nhưng sau chuyển sang phân lỏng kèm chất nhầy
  • Viêm đại tràng thể táo bón:
  • Phân khô, ít và cứng
  • Đau bụng tương tự như viêm đại tràng thông thường
  • Thường gặp ở người lớn tuổi và nữ giới
  • Viêm đại tràng thể táo bón và thể lỏng xen kẽ: xuất hiện cả tình trạng táo bón lẫn phân nát phân sống xen kẽ

Xem thêm : [ Viên gout Tâm Bình ] : Thông tin chi tiết + hướng dẫn sử dụng !

4. Viêm đại tràng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm đại tràng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng và ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe như:

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm đại tràng có thể dẫn tới ung thư đại tràng.
  • Gây nên tình trạng viêm đại tràng mãn tính: Khiến đại tràng mất trương lực cơ và bắt đầu mở rộng, khi chụp X-quang có thể thấy khí bị mắc kẹt trong đoạn ruột bị tê liệt
  • Thủng (vỡ) ruột: khi tình trạng viêm mãn tính làm suy yếu thành ruột dẫn tới thủng đại tràng, khiến vi khuẩn tràn vào ổ bụng, gây nhiếm trùng
  • Chướng bụng do giãn đại tràng, mất khả năng co bóp và di chuyển khí trong ruột dẫn tới nguy cơ vỡ ruột
  • Xuất huyết đại tràng: niêm mạc đại tràng bị chảy máu do bị viêm nhiễm nghiêm trọng
  • Tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng: theo thống kê của Bộ y tế năm 2015, cứ 10 người thì có 2 người mặc viêm đại tràng chuyển biến sang ung thư đại tràng. Thế giới mỗi năm ghi nhận khoảng 11 triệu ca mắc và gần 7 triệu người tử vong do ung thư đại tràng.

5. Chẩn đoán viêm đại tràng

Bên cạnh những biện pháp thăm khám lâm sàng, điều tra tình hình bệnh và các dấu hiệu đặc trưng về tần suất đau bụng, hình thức phân, vị trí đau, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên viêm đại tràng:

  • Nội soi trực tràng: chẩn đoán ổ viêm, loét có chứa tế bào lạ
  • Xét nghiệm phân: loại trừ rối loạn do vi khuẩn, vius hay ký sinh trùng gây nên
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra xem người bệnh có thiếu máu hoặc máu có nhiễm trùng hay không
  • Nội soi đại tràng Sigma: kiểm tra trực tràng, đại tràng sigma – đoạn cuối của trực tràng để nội soi toàn bộ đại tràng thông qua một ống mảnh nhỏ.
  • Chụp CT: tiến hành chụp ổ bụng hoặc xương chậu để xác định biến chứng của viêm loét đại tràng.

6. Viêm đại tràng khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu gặp các triệu chứng hoặc có thay đổi trong thói quen đi đại tiện, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời:

  • Đau bụng kéo dài
  • Đi ngoài phân lẫn máu
  • Tiêu chảy liên tục mặc dù đã uống thuốc không kê đơn
  • Sốt không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 ngày hoặc 2 ngày
  • Đột ngột sụt cân

7. Điều trị viêm đại tràng

7.1. Điều trị bằng thuốc tây

Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Đối với điều trị bằng thuốc tây, nguyên tắc điều trị là để giảm triệu chứng tạm thời. Một số loại thuốc trong điều trị viêm đại tràng theo phương pháp Tây y:

  • Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, thuốc kháng nấm, kháng lao, thuốc chống ký sinh trùng
  • Các loại thuốc giảm đau, chống co thắt
  • Thuốc điều trị tiêu chảy, chống loạn khuẩn
  • Nhóm thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng
  • Bổ sung nước và chất điện giải trong trường hợp mất nước quá nhiều do tiêu chảy

7.2. Điều trị ngoại khoa

Trường hợp sử dụng thuốc tây không mang lại hiệu quả hoặc tình trạng viêm đại tràng quá nặng, các bác sĩ có thể chỉ định phương án phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa như:

Phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị viêm

Can thiệp ngoại khoa đối với polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng

7.3. Điều trị viêm đại tràng bằng bài thuốc [Tứ Quân Tử Thang]

Một trong những bài thuốc kinh điển để điều trị viêm đại tràng là “Tứ quân Tử thang” – bài thuốc cổ phương với các thành phần có tác dụng cải thiện toàn diện các triệu chứng như đảng sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo.

Theo Y học Cổ truyền, căn nguyên của bệnh viêm đại tràng là do tỳ vị hư yếu, khả năng vận chuyển, tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, để điều trị được viêm đại tràng cần giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh tức cần bồi bổ tỳ vị, hỗ trợ tỳ vị phục hồi chức năng.

Với các thành phần trong Tứ quân Tử thang, bốn vị trong bài đều bình hòa, dùng lâu không nhiệt, không gây táo bón, có tác dụng kiện tỳ hòa vị, bồi bổ cho tỳ vị, tăng cường chức năng vận hóa của hệ tiêu hóa. Cụ thể:

  • Đảng sâm: giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp kháng viêm, tăng cường trương lực của hồi tràng, trị đại tiện lỏng, sa trực tràng.
  • Bạch truật, bạch linh giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và tiêu chảy, ăn uống khó tiêu, tăng cường miễn dịch
  • Cam thảo: chữa chứng đau bụng do tiêu chảy, mệt mỏi, vừa có thể hạ nhiệt, hạ hỏa cho cơ thể, chữa loét đường tiêu hóa, giải độc.

Do vậy, khi kết hợp sử dụng các thành phần trong bài thuốc Tứ quân Tử thang sẽ giúp cải thiện các triệu chứng do viêm đại tràng, dần hỗ trợ làm lành các vết loét, hồi phục chức năng của đại tràng.

8. Lưu ý khi điều trị viêm đại tràng

Việc điều trị theo Tây y sẽ giảm nhanh những triệu chứng ban đầu, tuy nhiên khi sử dụng về lâu dài có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn như suy giảm chức năng gan thận, tổn thương dạ dày, làm tăng men gan, tăng huyết áp. Do vậy, không ít người đã chuyển sang điều trị bằng phương pháp Đông y.

Đối với những bài thuốc sắc sẽ mất không ít thời gian, bất tiện cho người dùng, đặc biệt đối với những người không có nhiều thời gian. Do vậy, trong quá trình sử dụng thuốc tây hoặc bài thuốc Tứ quân tử thang theo Đông y, cần lưu ý một số điều sau:

  • Điều trị càng sớm càng tốt
  • Cần xác định nguyên nhân để có phác đồ điều trị phù hợp
  • Cân bằng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học
  • Tham khảo ý kiến của chuyên gia khi điều trị bằng Tây y hoặc Đông y
  • Điều trị nội khoa kết hợp ngoại khoa tùy trường hợp
  • Nên liệt kê các thuốc đang sử dụng trong quá trình điều trị viêm đại tràng
  • Trường hợp sử dụng bài thuốc Tứ quân Tử thang theo Đông y có thể sử dụng những sản phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần tương tự để hỗ trợ làm giảm triệu chứng như Đại tràng Tâm Bình.

9. Phòng tránh bệnh viêm đại tràng

Phòng tránh viêm đại tràng bằng cách thay đổi chế độ ăn phù hợp.

Viêm đại tràng hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bạn biết cách kết hợp giữa chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh như:

  • Nên thực hiện các biện pháp ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ
  • Không ăn các thực phẩm chưa chế biến chín như nem chua, tiết canh, gỏi, rau sống
  • Không uống, sử dụng sản phẩm hết hạn sử dụng, bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh
  • Hạn chế các thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
  • Hạn chế lạm dụng thuốc tây
  • Nên ăn nhẹ, chia thành nhiều bữa
  • Sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ, tăng cường bổ sung vitamin và lợi khuẩn đường ruột, sữa chua…
  • Cung cấp đủ nước, muối khoáng mỗi ngày
  • Nên tiệt trùng các dụng cụ ăn uống nếu trong gia đình hoặc gặp người mắc các bệnh do lỵ amip, lỵ trực khuẩn…
  • Tránh căng thẳng kéo dài
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao đều đặn
  • Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe để ngăn ngừa cơn đau do viêm đại tràng và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trên đây là thông tin cần thiết về bệnh viêm đại tràng. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, bạn hãy tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời đồng thời biết cách phòng bệnh một cách hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

https://tambinh

Chuyên mục bệnh viêm đại tràng: https://www.gwhospital.com/conditions-services/digestive-disorder-center/colitis

https://suckhoedoisong.vn/bi-quyet-bao-ve-dai-trang-cho-nguoi-hay-uong-ruou-bia-n181348.html

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap