[ Viêm da cơ địa ở chân là gì ] Phải làm sao , điều trị thế nào ?
Viêm da cơ địa ở chân là tình trạng xuất hiện những mụn nước chứa chầy nhầy ở ngón chân, lòng bàn chân. Những vết mụn nước này sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh, không chỉ mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu thật kỹ về chứng bệnh này.
Các tác nhân gây viêm da cơ địa ở chân
Viêm da cơ địa là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng và độ tuổi. Vị trí thường bị mắc bệnh nhất đó chính là tay, chân và mặt. Khi bị bệnh, da chân sẽ xuất hiện những nốt mụn nhỏ, gây ngứa ngáy, bong tróc vảy ở lòng bàn chân, ngón chân.
Hiện nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa có cơ sở để xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh là do đâu. Tuy nhiên, các yếu làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh được cho là do di truyền, môi trường sống, luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi,… Cụ thể như sau:
Do di truyền
Theo các bác sĩ da liễu, di truyền là một trong những tác nhân phổ biến gây ra căn bệnh. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia da liễu cho thấy, trong gia đình có thế hệ đi trước như ông bà, cha mẹ bị mắc bệnh thì khả năng cao thế hệ con cháu sẽ có nguy cơ mắc phải, tỷ lệ này chiếm khoảng 60%.
Viêm da cơ địa ở chân do kích ứng, dị ứng
Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ mẫn cảm với các tác động trong môi trường như: Các loại hóa chất, kim loại, thực phẩm, vải, phấn hoa, lông động vật, mỹ phẩm,… sẽ rất dễ mắc các vấn đề ngoài da. Trong số đó, viêm da là bệnh có khả năng bùng phát cao nhất do các yếu tố trên.
Các yếu tố môi trường
Viêm da cơ địa ở tay, chân thường bị ảnh hưởng lớn do môi trường. Hiện nay, môi trường sinh sống bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ngoài da như dị ứng, viêm da, vảy nến,… Đặc biệt là vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ khiến da bị khô, ngứa, mất độ ẩm, sẽ dễ khiến da dễ bị tổn thương.
Xem thêm : [ Viêm da cơ địa ở đầu ] Cách nhận biết và điều trị đơn giản !
Cách trị viêm da cơ địa ở chân
Những phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích giảm triệu chứng, ngăn chặn tiến trình phát triển của bệnh cũng như nguy cơ tái phát. Người bệnh thăm khám sớm để có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Tùy vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng, mà người bệnh có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp điều trị sau:
Chữa bệnh tại nhà
Nếu tình trạng viêm da cơ địa ở chân không quá nguy hiểm, người bệnh có thể chủ động tự điều trị và chăm sóc tại nhà.
Người bệnh ngâm chân trong nước lạnh, chườm mát bằng khăn ướt khoảng 15 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày để ngăn ngừa triệu chứng ngứa, đau rát trên da.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các loại kem bôi da, kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng da khô, giảm ngứa ngáy hiệu quả. Người bệnh nên thoa kem ngay sau khi tắm để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm nhiễm bằng nước muối để giảm khả năng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, người bệnh không nên sử dụng nước nóng khi vệ sinh để tránh làm da bị khô, gây ngứa ngáy.
Xem thêm : [ Bật mí ] Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá khế đơn giản nhất !
Sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa ở chân
Trong trường hợp, áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà những không mang lại kết quả khả quan, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Lúc này bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để đẩy nhanh quá trình điều trị như kem bôi Cortisosteroid hoặc thuốc mỡ để chặn đứng cơn ngứa ngáy, khó chịu.
Đối với tình trạng nghiêm trọng hơn, vùng da bị viêm da cơ địa có dấu hiệu bị sưng và mưng mủ thì bác sĩ đề nghị người bệnh sử dụng các liệu pháp điều trị cao hơn như:
- Kem bôi giảm ngứa và thuốc mỡ có liều lượng cao hơn.
- Thuốc kháng histamine có tác dụng giảm ngứa ngáy, khó chịu.
- Sử dụng các loại kem bôi da có chứa pramoxine
- Sử dụng thuốc uống Steroid hoặc áp dụng biện pháp tiêm tĩnh mạch với những trường hợp bị viêm nhiễm nặng.
- Áp dụng phương pháp tiêm botox nếu bệnh đi kèm với dấu hiệu đổ mồ hôi.
- Trường hợp viêm da cơ địa ở chân gây nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc có khả năng chống nhiễm trùng.
Lưu ý khi bị viêm da cơ địa ở chân
Đây là căn bệnh dai dẳng và cần điều trị lâu dài. Ngoài việc sử dụng các biện pháp chữa trị nêu trên thì bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyên người bệnh lưu ý một số điểm sau:
- Người bệnh cần vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, nhất là vùng chân bị bệnh. Đặc biệt sau khi tiếp xúc trực tiếp với nước cần phải dùng khăn lau khô kẽ chân, bởi đây là nơi trú ẩn của rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.
- Vào mùa đông, người bệnh cần vệ sinh vùng chân và toàn cơ thể bằng các loại sữa tắm có tác dụng dưỡng ẩm, cấp ẩm cho da. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên tắm quá lâu, tắm với nước quá nóng. Điều này sẽ khiến da dễ bị mất độ ẩm, gây khô ráp, ngứa ngáy.
- Trong quá trình điều trị bệnh, nếu không muốn tình trạng bệnh ngày một nặng hơn, bạn nên từ bỏ ngay thói quen cắt móng tay, móng chân.
- Không nên đi giày và tất quá kín trong thời gian dài. Điều sẽ khiến vùng da chân bị hăm, bí, cản trở khả năng lưu thông máu.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý về chất liệu quần áo mặc trong quá trình điều trị bệnh. Nên chọn quần áo làm từ chất liệu vải cotton, dễ thấm hút để hạn chế sự ma sát, tác động lên da.
Viêm da cơ địa ở chân là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nó lại mang lại hậu quả vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.
Bởi vậy việc điều trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Với những phương pháp điều trị kể trên, hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích về bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.