[ Viêm da cơ địa là gì ? ] Nguyên nhân , triệu chứng , cách chữa !

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh da liễu
September 21, 2020

Viêm da cơ địa gây ra nỗi ám ảnh với nhiều người khi thời tiết chuyển sang đông, hanh khô. Bởi lẽ, môi trường khô lạnh khiến vùng da bị viêm trở nên co cứng, nứt nẻ, chảy máu và ngứa ngáy rất khó chịu. Cùng bài viết tìm hiểu tường tận về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa căn bệnh quái ác này trong bài viết hôm nay.

Viêm da cơ địa là gì ?

Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) còn có nhiều tên gọi khác như: Bệnh chàm thể tạng, bệnh sẩn ngứa besnier, bệnh liken đơn mạn tính. Đây là một bệnh viêm da mãn tính có đặc điểm là tiến triển theo từng đợt, hay tái phát, thường bắt đầu hình thành bệnh ở trẻ nhỏ với các tổn thương dạng chàm trên da và gây ngứa.

Hình ảnh bệnh nhân bị viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện ở những người có tiền sử bản thân hoặc trong gia đình có người mắc bệnh liên quan đến dị ứng như: Bệnh viêm mũi – viêm xoang dị ứng, bệnh hen suyễn, nổi mề đay, sẩn ngứa hoặc bị dị ứng thuốc.

Viêm da dị ứng cũng là bệnh có tính dễ tái phát bởi đặc trưng vòng xoắn: Gây ngứa – người bệnh gãi – gây mẩn đỏ.

Xem thêm : [ Nước Anolyte chữa viêm da cơ địa ] : Hướng dẫn cách sử dụng !

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không ?

Hầu hết các bệnh lý liên quan đến tình trạng da bị viêm đều gây cảm giác ngứa ngáy cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người bệnh. Đánh giá về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa, theo các bác sĩ, bệnh này không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nó cần được điều trị dứt điểm vì có thể gây ra các biến chứng nặng nề như:

  • Viêm da cơ địa gây nhiễm trùng da hoặc bội nhiễm vi khuẩn nếu người bệnh gãi nhiều. Việc gãi vùng da bệnh không những làm tổn thương da mà đó còn là điều kiện để vi khuẩn từ móng tay tiếp xúc với vết thương và gây nhiễm trùng, lở loét hoặc không cẩn thận còn gây hoại tử.
  • Viêm da cơ địa bội nhiễm do virus thì còn gây sốt, mọc mụn nước trên da, tổn thương nội tạng và có thể gây tử vong nếu bệnh tiến triển nặng.
  • Viêm da cơ địa mãn tính nếu điều trị sai hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ khiế người bệnh bị mẩn đỏ toàn thân, bị sốt rét, rất ngứa và khó điều trị.
  • Ảnh hưởng đến thị giác: Nếu viêm da cơ địa xuất hiện ở vùng da mỏng quanh mắt thì sẽ gây hại cho thị giác khi vi khuẩn có thể xâm nhập cùng các tổn thương da gây viêm kết mạc mắt, viêm mí mắt, chảy nước mắt liên tục…
  • Sẹo: Bệnh viêm da cơ địa gây ra sẹo, các vết sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ cùng các vết ngứa, mẩn đỏ khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.
  • Biến chứng khác: Theo thống kê, có khoảng 30-50% người bệnh sẽ phải đối mặt với các bệnh dị ứng khác như: Suy hô hấp, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, hen phế quản.

Ngoài những biến chứng nguy hiểm trên, viêm da cơ địa nguy hiểm ở chỗ nó tái đi tái lại nhiều lần và có thể lan rộng đến nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể, việc điều trị rất tốn kém, mất thời gian.

Nguyên nhân viêm da cơ địa

Theo tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu”, theo nghiên cứu thì viêm da cơ địa là một bệnh về dị ứng, liên quan đến hệ miễn dịch và tính di truyền. Vì vậy, có 3 nguyên nhân chính gây bệnh là: Môi trường sống, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương và đáp ứng miễn dịch bị rối loạn. Theo đó:

Môi trường sống

  • Yếu tố gia đình: Qua nghiên cứu có thể thấy ở người bệnh viêm da cơ địa có xuất hiện đột biến gen mã hóa các protein cấu trúc biểu bì. Vì vậy, nếu cả bố mẹ đều mắc bệnh dị ứng thì 79% con cái sinh ra sẽ mắc bệnh giống như cha mẹ. Thống kê bệnh học cũng cho thấy 73% trẻ em mắc bệnh có tiền sử gia đình có người mắc bệnh.
  • Bị bệnh viêm da cơ địa có thể do môi trường sống bị ô nhiễm, không khí có các dị nguyên như bụi, len, dạ, rệp, bọ, lông động vật…
  • Dị ứng với thức ăn: Trứng, đậu nành, sữa, hải sản, lạc, bột mỳ…
  • Bị viêm da cơ địa có thể do thời tiết hanh khô, chuyển đổi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh đột ngột.
  • Điều kiện vệ sinh hạn chế: Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, chủng ngừa vaccine, dị ứng với hóa chất tẩy rửa, xà phòng…

“Hàng rào” bảo vệ da bị tổn thương

  • Là tình trạng bị suy giảm nồng độ lipid ở da (ceramides, acid béo, cholesterol, lipid gian bào, men tiêu protein nội sinh trên da tăng cao…). Tất cả những điều trên khiến cho da bị mất nước, khô, tế bào da bị biến dạng, da mất sức đề kháng… Đây là điều kiện tốt để các dị ứng nguyên hoặc vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại.

Bị viêm da cơ địa do rối loạn hệ miễn dịch

  • Tùy vào từng giai đoạn của bệnh sẽ có các hiện tượng tăng giảm đáp ứng miễn dịch với các tác nhân viêm khác nhau.
  • Sự mẫn cảm quá mức của trung gian miễn dịch IgE trong bệnh nhân.

Xem thêm : [ List ] 10 Bác sĩ chữa viêm da cơ địa giỏi ở hà nội và tphcm

Triệu chứng viêm da cơ địa

Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm các tổn thương da khô và ngứa. Điển hình là:

  • Da bị mẩn đỏ và rất ngứa: Với các nốt ban có hình tròn mẩn đỏ. Vùng da bị viêm thường là da chân, da tay. Khi sờ vào thì thấy sần sùi, thô ráp và có thể nổi mụn nước trắng nhỏ li ti.
  • Hiện tượng phù nề da: Vùng da bị bệnh dần trở nên dày, cộm hơn. Người bệnh viêm da cơ địa có thể thấy nóng tại vùng da đó kèm theo cảm giác ngứa ngáy nhất là khi vùng da bị tiết mồ hôi.
  • Vùng da bệnh bị đóng vảy và xuất hiện chàm: Khi các mụn nước vỡ, chúng sẽ chảy dịch rồi đóng thành vảy khi khô lại, dần dần trong quá trình hoạt động thì sẽ tạo thành các vết nứt hoặc bong ra thành vảy phấn.
  • Một số triệu chứng viêm da cơ địa khác: Người bệnh có thể thấy mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, bị viêm vùng da khi cố gãi.
Một số vị trí hay bị viêm da cơ địa điển hình

Chẩn đoán và phân loại bệnh viêm da cơ địa

Chẩn đoán lâm sàng

Tùy theo lứa tuổi, bệnh viêm da cơ địa sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Ở trẻ sơ sinh:

  • Trẻ thường mắc bệnh sớm ở khoảng 3 tuần tuổi. Biểu hiện là các vết phát ban đỏ xuất hiện trên da bé, các mụn nước nông rất dễ vỡ mọc ở 2 bên má, ở da đầu, trên trán hoặc ở cổ, ở bắp chân.
  • Bệnh có thể lặn rồi tái phát trở lại nhiều lần cho đến khi bé được 18-24 tháng tuổi. Bé bị viêm da cơ địa rất dễ bị dị ứng và nhạy cảm với nhiễm trùng, tiêm chủng, thay đổi môi trường, thay đổi thời tiết hoặc mọc răng. Khi trẻ biết bò thì sẽ thấy xuất hiện các tổn thương trên đầu gối.
  • Trẻ bị dị ứng với một số đồ ăn như: Sữa, thịt bò, hải sản…

Ở trẻ em:

  • Thường là phát triển bệnh từ thời kỳ sơ sinh.
  • Bệnh viêm da cơ địa biểu hiện ở các vết sần đỏ trên da, các vết trợt, mảng da dày, các nốt mụn nước khu trú hoặc lan tỏa cấp tính, có thể có nhiễm khuẩn thứ phát  mọc ở kheo tay/chân, nếp gấp khuỷu tay, 2 bên mí mắt, cổ và xuất hiện vết sạm da mạng lưới. Trẻ mắc bệnh thường rất biếng ăn và bị suy dinh dưỡng.
  • Bệnh thường biểu hiện cấp tính nếu trẻ tiếp xúc với động vật, gia cầm hoặc mặc đồ len, đồ dạ.
  • Khoảng 50% trẻ sẽ khỏi bệnh khi được 10 tuổi.

Ở người lớn:

  • Đặc trưng bởi các nốt mụn nước và các vết mẩn đỏ có hình dẹt xuất hiện trên nếp gấp tay, nếp gấp chân, cổ hoặc rốn. Ngoài ra, người bệnh có thể bị viêm da xung quanh mí mắt và bị chàm ở vú.
  • Có 20-80% người bệnh bị viêm da cơ địa ở lòng bàn tay và ở chân và đây cũng được xem là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
  • Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn thường tái phát nhiều lần và có tính chất mãn tính.
  • Bệnh thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như dị nguyên, tâm sinh lý và môi trường, thời tiết.

Một số triệu chứng lâm sàng khác:

  • Khô da do việc mất nước qua biểu bì.
  • Da đóng vảy như da cá, da vùng lòng bàn tay, bàn chân dày, dày sừng nang nông và lông mi thưa.
  • Môi bị viêm và bong vảy.
  • Một số dấu hiệu ở mắt như: Mi dưới có 2 nếp gấp, thâm sạm quanh mắt, đục thủy tinh thể và viêm kết mạc mắt tái diễn nhiều lần gây ra lộn mi.
  • Da vẽ nổi trắng.

Chẩn đoán viêm da cơ địa cận lâm sàng

  • Huyết thanh có sự tăng nồng độ IgE
  • Về mô bệnh học thì thấy phần thượng bì xuất hiện xốp bào xen kẽ với chứng á sừng. Trong khi đó ở phần trung bì thì tìm thấy bạch cầu lympho, dưỡng bào, mono, có thể có tế bào ái kiềm. Nếu là lichen hóa thì thấy có sự tăng sản thượng bì.
  • Cần thực hiện test lẩy, test áp nhằm xác định dị nguyên.

Chẩn đoán xác định

Lấy tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka để xác định bệnh viêm da cơ địa. Theo đó,

Tiêu chuẩn chính dựa vào các biểu hiện sau:

  • Cảm giác ngứa
  • Vị trí cùng với biểu hiện của các tổn thương trên da.
  • Tổn thương phát ban tái phát/mạn tính.
  • Hỏi tiền sử gia đình có người mắc bệnh dị ứng hay không.

Một số tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da cơ địa phụ:

  • Hiện tượng khô da, da vảy cá, sừng nang lông dày, tăng đường kẻ ở lòng bàn tay.
  • Có viêm da ở chân, tay.
  • Viêm môi, chàm vú, nếp gấp ở cổ và vảy phấn… cùng các biểu hiện, triệu chứng đã đề cập ở trên.

Nếu bệnh nhân xuất hiện từ 3 tiêu chuẩn chính trở lên cùng với từ 3 tiêu chuẩn phụ trở lên thì xác định bệnh.

Một số tài liệu và công trình nghiên cứu

  • Ở nước ta, tỷ lệ mắc viêm da cơ địa có chiều hướng tăng, kể từ năm 1960 đến nay đã tăng gấp 3 lần.
  • Theo thống kê tại Viện Da liễu quốc gia, có khoảng 20% người bệnh đến khám mắc căn bệnh này.
  • Có khoảng 10% dân số mắc viêm da cơ địa. Trong đó tỷ lệ mắc ở trẻ em giao động từ 10-20% và tỷ lệ mắc ở người lớn là 1-3%.
  • 60% trẻ sơ sinh mắc bệnh trong năm đầu tiên và 30% xuất hiện ở trẻ trên 5 tuổi, ở lứa tuổi từ 6-20 thì có 10%. Hiếm khi đến tuổi trưởng thành mới mắc bệnh.
  • Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.
  • 60% người bị viêm da cơ địa sinh con ra thì trẻ cũng mắc bệnh này. Trường hợp cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì 80% trẻ sinh ra bị bệnh.
  • Tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh da liễu” năm 2015 của Bộ Y tế.
  • Báo sức khỏe và đời sống, bài “Viêm da cơ địa” của Phạm Đăng Bảng, năm 2006.
  • Cuốn “Viêm da cơ địa” của tác giả Lê Văn Hóa và Trương Thị Lệ Chi, nxb Mũi Cà Mau, năm 2004.
  • Luận án tiến sĩ y học “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và miễn dịch trong bệnh nhân viêm da ở người lớn” – Tác giả Nguyễn Thị Lai, năm 2001..

Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả nhất

Nguyên tắc điều trị chung là: Dùng thuốc có tác dụng chống khô và làm dịu da, tiếp đến là điều trị và chống nhiễm trùng, chống viêm.

  • Dùng thuốc có tác dụng làm ẩm da.
  • Corticoid: Dùng hydrocortison 1-2,5% (đối với trẻ nhỏ) và dùng desonid, clobetason hoặc butyrat (đối với người lớn). Nếu tổn thương lichen hóa hoặc vùng da dày (như da gót chân) thì dùng loại có hoạt tính mạnh hơn là clobetasol propionat. Lưu ý: Đối với vùng da mỏng thì chỉ dùng corticoid loại nhẹ, loại dùng cho trẻ em và chỉ dùng trong thời gian ngắn ngày. Ngoài ra, cần tính toán để lượng thước bôi trong vòng 1 tuần và khi ngưng thì cần giảm liều từ từ để tránh nhờn thuốc hoặc tái phát trở lại.
  • Có thể điều trị viêm da cơ đại bằng cách dùng mỡ kháng sinh/ mỡ corticoid có kháng sinh nhằm chống nhiễm khuẩn.
  • Dùng dung dịch Jarish, nước muối sinh lý 0,9% hoặc thuốc tím 1/10.000.
  • Dùng urea 10% hoặc petrolatum để làm ẩm da.
  • Salicyle 5%, 10%, ichthyol, mỡ goudron, crysophanic: Có tác dụng giúp vùng da bong vảy.
  • Tacrolimus (0,03-0,1%) có tác dụng ức chế miễn dịch. Tuy nhiên khi dùng cần lưu ý vì có thể gây kích ứng, giãn mạch.
  • Cách trị viêm da cơ địa bằng kháng histamin H1 ( Chlorpheniramin 4mg/ Fexofenadin 180mg/ Certerizin 10mg), dùng toàn thân.
  • Nhóm cephalosphorin thế hệ 1: Là kháng sinh giúp chống nhiễm khuẩn.
  • Và một số thuốc khác như methotrexate hay cyclosporin theo chỉ định của bác sĩ.
  • Áp dụng một số bài thuốc nam dân gian:
Một số cây thuốc nam dân gian chữa viêm da cơ địa

Cách chữa viêm da cơ địa bằng Đông y - Gợi ý bài thuốc hàng đầu điều trị tận gốc được VTV2 giới thiệu

Chia sẻ trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh - Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc): “Viêm da cơ địa hay trong Đông y có tên là ngưu bì tiễn, là một dạng viêm nhiễm mãn tính ngoài da, mà căn nguyên là do sự suy yếu của chính khí, khiến các yếu tố ngoại tà như phong, nhiệt, thấp tấn công cơ thể, dẫn tới huyết nhiệt, huyết táo và gây nên bệnh.

Dựa trên những yếu tố căn nguyên gây bệnh, đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu đề tài khoa học “Ứng dụng dược liệu quý trong điều trị viêm da cơ địa”. Quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã phân tích và học hỏi nhiều bài thuốc cổ phương nổi tiếng, trong đó có bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Từ đó chắt lọc những giá trị tinh hoa, kế thừa và phát triển thành bài thuốc mới, dựa trên nền tảng biện chứng luận trị Y học cổ truyền.

Kết quả sau 3 năm nghiên cứu đã cho ra đời bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, mang đến giải pháp đột phá giúp điều trị tận gốc căn bệnh viêm da cơ địa một cách an toàn, hiệu quả.

Bài thuốc đã được giới thiệu trên sóng chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 trong chuyên đề “Đẩy lùi vảy nến, viêm da cơ địa bằng Đông y.”

>> Mời xem chi tiết: VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa tận gốc viêm da cơ địa

Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Thuốc dân tộc đã dày công cải tiến, phát triển và tạo nên bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang “độc nhất vô nhị” với sự kết hợp 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA. 

  • Bài thuốc uống: Thành phần gồm nhiều thảo dược quý hiếm như Thanh bì, Bạch linh, Đan sâm, Sa sâm, Bồ công anh, Phòng phong, Huyết đằng, Hồng hoa, Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa… Các thảo dược phối kết hợp với nhau theo tỉ lệ chặt chẽ, tạo nên tác động mạnh mẽ lên toàn bộ các tạng phủ, đặc biệt là tạng can, thận giúp tăng cường giải độc và đào thải độc tố, ngăn chặn viêm nhiễm. Đồng thời ổn định cơ địa, tăng cường chính khí, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để phòng ngừa tái phát bệnh.
  • Bài thuốc ngâm rửa: Thành phần gồm những dược liệu có tính sát khuẩn, chống viêm mạnh mẽ như Ô liên rô, Trầu không, Tang bạch bì, Mò trắng, Khổ sâm, Xuyên tâm liên, Hoàng liên… Bài thuốc giúp làm sạch vùng da bị bệnh, sát khuẩn vùng tổn thương, ngăn không cho viêm da cơ địa lan rộng. Đồng thời đóng vai trò như chất dẫn giúp bài thuốc bôi phát huy tối đa hiệu quả.
  • Thuốc bôi ngoài da: Phối hợp những dược liệu có khả sát khuẩn, chống viêm mạnh, đồng thời bổ sung thêm những thành phần giúp dưỡng da, giúp chữa lành tổn thương, tái tạo và phục hồi da.
Công dụng 3 trong 1 của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Bài thuốc tạo tác động kép liên tục, cùng lúc xử lý cả căn nguyên gốc rễ gây bệnh từ bên trong và chữa lành da bên ngoài, mang lại phác đồ điều trị toàn diện.

Thanh bì Dưỡng can thang có thành phần 100% thảo dược tự nhiên, đạt chuẩn GACP-WHO, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, không gây bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào.

Đặc biệt, bài thuốc có tính linh hoạt cao, thông qua thăm khám tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa và mức độ bệnh riêng của từng người mà bác sĩ có thể gia giảm thành phần, vị thuốc cho phù hợp.

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA TẠI THUỐC DÂN TỘC:

  • 100% không gặp tác dụng phụ, hạn chế tái phát từ 1-5 năm nếu tuân thủ phác đồ dự phòng
  • 83% bệnh nhân phục hồi sau 2 tháng, 12% phục hồi sau 3 tháng
  • 5% thuyên giảm chậm do không kiêng kỵ việc tiếp xúc hóa chất
Hiệu quả điều trị viêm da cơ địa bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang sau 3 tháng điều trị

Nghiên cứu về hiệu quả của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trong điều trị viêm da cơ địa cho thấy, bài thuốc điều trị thành công cho 95% trường hợp. Theo thống kê tính đến đầu năm 2020, đã có hơn 4000 bệnh nhân thoát viêm da cơ địa nhờ vào bài thuốc này.

  • Chị Nguyễn Thị Thỏa (Thanh Xuân, Hà Nội), một bệnh nhân viêm da cơ địa 7 năm chia sẻ: “Suốt 7 năm bị bệnh, tôi đã thử điều trị nhiều cách khác nhau nhưng đều không hiệu quả. Hai bàn tay luôn trong tình trạng khô rát, nứt nẻ rất đau. May mắn được giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Chỉ sau 3 tháng điều trị, tôi đã thoát hẳn căn bệnh này, rất lâu rồi chưa tái phát lại.” [Xem chi tiết chia sẻ của chị Thỏa TẠI ĐÂY]
  • Ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) chia sẻ: “Tôi bị bệnh viêm da cơ địa này đã nhiều năm nay. Trước đây tôi điều trị mấy đợt bằng thuốc Tây nhưng chỉ được một thời gian ngắn là tái phát. Sau đó tôi chuyển sang điều trị Đông y bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Sau liệu trình 3 tháng tôi đã hết hẳn bệnh, nhiều năm nay chưa tái phát trở lại.” [Xem chia sẻ của ông Tình TẠI ĐÂY]
  • Bé Trần Đức Trung (Hà Nội) từng bị viêm da cơ địa cách đây 3 năm, được bố đưa tới điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Bố của bé chia sẻ: “Ban đầu khi bị bệnh da con xuất hiện vài đốm tròn có mụn nước rất ngứa, sau đó lan ra khắp người. Gia đình đã thử điều trị cho con bằng nhiều cách nhưng hầu như không có hiệu quả. Tôi tìm hiểu và biết đến Trung tâm Thuốc dân tộc là nơi chữa bệnh uy tín nên đưa con tới điều trị. Sau 3 tháng chữa bệnh bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang con đã khỏi hẳn và vui vẻ trở lại. Đặc biệt suốt thời gian dùng thuốc con không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào.” [Xem chia sẻ của bố bé Trần Đức Trung TẠI ĐÂY].
Những bệnh nhân điển hình đã điều trị viêm da cơ địa thành công tại Thuốc dân tộc

anh bì Dưỡng can thang được bào chế độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc - Đơn vị uy tín hàng đầu trong khám chữa bệnh bằng Đông y tại Việt Nam. Quý độc giả có nhu cầu khám chữa hoặc nhận tư vấn từ chuyên gia của Trung tâm Thuốc dân tộc vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

  • Cơ sở Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định - SĐT, Zalo: (024) 7109 6699 - 0983 059 582
  • Cơ sở Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long - SĐT, Zalo: 0203 6570128 - 0972606773
  • Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận - SĐT, Zalo: (028) 7109 6699 - 0932 064 179
  • Website: thuocdantoc.org/ Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Cách phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa

Nguyên tắc phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa
  • Cần giáo dục các kiến thức về bệnh, các nguy cơ gây bệnh và cách điều trị cho mọi người cần nắm rõ.
  • Luôn giữ cho môi trường sống ăn ngủ nghỉ và làm việc thoáng đãng, tránh hoặc hạn chế tiếp xúc trực tiếp với gia súc, gia cầm…
  • Hạn chế mặc đồ len, đồ dạ, nên mặc đồ may bằng vải cotton, giữ cho nhà sạch sẽ, không bụi bẩn.
  • Phòng ngừa và điều trị viêm da cơ địa hiệu quả cần hạn chế căng thẳng quá mức, tắm bằng nước ấm, không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Sau khi tắm xong thì cần bôi thuốc để dưỡng ẩm cho da. Xà bông tắm nên lựa chọn loại ít kích ứng, ít hương liệu.
  • Đối với trẻ nhỏ, cần vệ sinh sạch sẽ, giữ khô thoáng vùng tã lót cho trẻ.
  • Bôi kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm hàng ngày vào mùa đông.
  • Cân bằng độ ẩm không khí trong phòng vào mùa hanh khô bằng máy tạo ẩm.
  • Nếu xác định được thức ăn gây kích thích thì cần loại bỏ thực phẩm đó ra khỏi thực đơn.

Bài viết trên đây 2bacsi đã tổng hợp tất cả thông tin về bệnh viêm da cơ địa , nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này . Chúc bạn luôn mạnh khỏe !

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap