[ Viêm amidan là gì ? ] Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Tai mũi họng
September 23, 2020

Viêm amidan là một trong những bệnh lý hô hấp phổ biến nhất hiện nay, xuất hiện ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Bệnh có tính chất dai dẳng, dễ tái phát, khó điều trị và người bệnh có nguy cơ cao gặp biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó biết cách điều trị và phòng tránh hiệu quả nhất.

Viêm amidan là gì ? Các dạng bệnh thường gặp

Amidan là “cửa ngõ” dẫn đến phổi, được ví như “lá chắn” đầu tiên của hệ hô hấp. Ở trẻ nhỏ vai trò của amidan càng quan trọng hơn, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi. Ở độ tuổi này, hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện. Còn amidan lại phát triển mạnh nhất, sản sinh nhiều tế bào lympho giúp bảo vệ hệ hô hấp một cách tối đa. 

Tuy là nơi sản sinh ra các tế bào miễn dịch nhưng do cấu trúc và vị trí mà amidan rất dễ bị viêm nhiễm. Amidan có đến 4 khối cơ quan, lần lượt nằm ở vòm họng (1 VA), hai bên quanh lỗ vòi tai (2 amidan vòi), ngã ba họng (2 amidan khẩu cái), đáy lưỡi (1 amidan lưỡi). Trong đó amidan khẩu cái là nơi dễ bị viêm nhiễm nhất.

Amidan khẩu cái đảm nhiệm vai trò chính ngăn ngừa các tác nhân gây hại từ không khí đi qua mũi, có cấu trúc hốc và ngăn rỗng. Một mặt, amidan khẩu cái có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Mặc khác, nếu các tác nhân vượt qua “vòng bảo vệ” thì cấu trúc này sẽ trở thành nơi cư ngụ và phát triển của chúng. 

Hình ảnh amidan bình thường và amidan bị viêm

Khi virus, vi khuẩn sinh sôi, amidan phải hoạt động quá mức sẽ rất dễ gây viêm nhiễm. Người bệnh sẽ cảm thấy thấy amidan bị sưng đỏ, đau nhức kịch liệt, sốt cao - đó chính là tình trạng viêm amidan. 

Bệnh có giai đoạn cấp và mãn tính. Ở mỗi giai đoạn sẽ có dạng bệnh lý điển hình như sau:

  • Viêm amidan cấp tính bao gồm viêm amidan sung huyết và viêm amidan xuất tiết. Đây là hai dạng viêm amidan phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất là ở độ tuổi 5-15.
  • Viêm amidan mãn tính bao gồm dạng quá phát và xơ teo. Trong đó, viêm amidan quá phát cũng thường gặp ở trẻ nhỏ và thanh niên. Còn viêm amidan xơ teo thường phát triển ở người trưởng thành, người cao tuổi.

Ngoài ra còn có viêm amidan hốc mủ là một dạng biến chứng nặng, có thể xuất hiện ở ngay giai đoạn cấp nhưng chiếm phần nhiều là ở giai đoạn mãn tính. Viêm amidan hốc mủ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt đời sống và sức khỏe của người bệnh nên cần điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây viêm amidan do đâu?

Tác nhân trực tiếp khiến amidan bị nhiễm trùng là do virus, vi khuẩn. Các chủng gây bệnh thường gặp nhất là eppstein-barr, Adenovirus, Rhinovirus, liên cầu β tan huyết nhóm A, S.pneu haemophilus, tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí… Nhưng có khoảng 80% các trường hợp là do virus gây ra và tỷ lệ do vi khuẩn chỉ chiếm khoảng 10-15%.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chủ yếu là do virus, vi khuẩn

Trên thực tế, có một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh cư trú sẵn trong mũi miệng. Khi gặp điều kiện thuận lợi, hệ miễn dịch ở amidan suy yếu các vi khuẩn này sẽ phát triển và hình thành viêm amidan. Một số tác nhân gây bệnh có thể kể đến như:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột: Thời tiết giao mùa, trời mưa… khiến độ ẩm không khí cao và nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ khiến sức đề kháng giảm sút, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại phát triển.
  • Ô nhiễm môi trường: Người sinh sống, làm việc ở nơi có nhiều khói bụi, hóa chất, vệ sinh kém… sẽ dễ mắc bệnh hơn.
  • Sức đề kháng kém, cơ địa dị ứng: Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người già… là những đối tượng có cơ địa mẫn cảm, sức đề kháng yếu, dễ bị các dị nguyên ngoài môi trường tấn công nên có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Tiền sử bệnh: Viêm amidan thường khởi phát sau đợt cảm cúm, ho gà, sởi… Hoặc ở những người từng mắc bệnh về tai - mũi - họng (viêm họng, viêm VA, viêm xoang, viêm mũi…). Bởi tai - mũi - họng là các cơ quan nối thông nhau, tác nhân gây hại từ cơ quan này dễ dàng di chuyển sang cơ quan khác.  

Ngoài ra, viêm amidan có thể xuất hiện ở những người có chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Người thường xuyên ăn đồ cay nóng, uống rượu bia, hút thuốc lá… khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố cũng dễ bị mắc bệnh.

Xem thêm : [Viêm amidan quá phát] Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Triệu chứng viêm amidan thường gặp

Ở mỗi giai đoạn viêm amidan sẽ có triệu chứng cơ năng và toàn thân khác nhau. Người bệnh có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu điển hình như:

Triệu chứng cấp tính

Do amidan bị các tác nhân tấn công ồ ạt và phải hoạt động quá mức nên xung huyết là triệu chứng đầu tiên cảnh báo viêm amidan. Một số triệu chứng điển hình của bệnh là:

  • Xung huyết vùng amidan
  • Sốt cao 38-39 độ C
  • Người rất mệt mỏi và chán ăn.
Người bệnh thường xuyên bị ho, đau nhức họng, sốt cao
  • Khô rát, nóng trong họng, đặc biệt là ở thành họng
  • Đau nhức kịch liệt trong cổ họng lan sang bên tai
  • Cảm giác vướng họng, khó nuốt, miệng hôi
  • Ho dai dẳng trong ngày, ho khan hoặc có đờm, giọng khàn nhẹ
  • Một số trường hợp amidan xuất hiện chấm mủ trắng, amidan sưng đỏ, có thể là dấu hiệu của viêm amidan hốc mủ
  • Khó thở, khi ngủ sẽ có tiếng khò khè, ngủ ngáy, nói giọng mũi.

Triệu chứng mãn tính

Khi bệnh diễn tiến sang giai đoạn mãn tính thì hầu như không xuất hiện triệu chứng toàn thân như sốt cao, sung huyết (ngoại trừ những đợt hồi viêm, tái phát). Tuy nhiên, người mắc bệnh thường gầy yếu, da tái nhợt, sờ lạnh và có thể sốt nhẹ về chiều. Ở họng của người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng:

  • Thường xuyên có cảm giác nuốt vướng như có dị vật mắc lại trong cổ họng, đau lan lên tai.
  • Mặc dù vệ sinh răng miệng cẩn thận nhưng hơi thở vẫn rất hôi.
  • Nếu ở thể hốc mủ thì trong các khe hốc sẽ chứa đầy mủ trắng, thường khạc được mủ. 
  • Nếu ở thể quá phát, amidan sưng to chặn đường thở gây thở khò khè, ngủ ngáy to, có thể xuất hiện tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ.
  • Nếu ở thể xơ teo thì bề mặt amidan gồ ghề, chằng chịt xơ trắng, màu đỏ sẫm, khi ấn vào amidan có thể thấy mủ hôi chảy ra.

Xem thêm : [Viêm amidan mãn tính] Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Viêm amidan có lây không? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan không phải là căn bệnh truyền nhiễm, không lây lan. Như đã nói, trong mũi miệng luôn tồn tại virus, vi khuẩn và không tiến triển thành bệnh nếu hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh. 

Bác sĩ Lê Phương - Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Việt Nam cũng cho biết: “Người khỏe mạnh có thể yên tâm tiếp xúc với người bị viêm amidan. Còn nếu bạn đang ốm, cảm cúm, cảm lạnh hoặc có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan thì nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh”. 

Viêm amidan mặc dù không lây lan nhưng cũng là căn bệnh nguy hiểm. Trường hợp bệnh do liên khuẩn cầu tan huyết A dễ gặp biến chứng viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim...và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Ngoài ra, người bệnh còn dễ mắc thêm các bệnh lý khác như viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai giữa… Trẻ bị viêm amidan thường mắc cả viêm VA cùng lúc.

Các biện pháp điều trị viêm amidan hiện nay

Người bệnh có thể điều trị bằng thuốc tây y, đông y, chữa mẹo dân gian tại nhà hoặc phẫu thuật cắt amidan. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng biệt, phù hợp với từng giai đoạn bệnh nên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng.

Cách chữa viêm amidan tại nhà

Các mẹo chữa viêm amidan bằng dân gian tại nhà sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên có thể cho hiệu quả điều trị bệnh tốt và an toàn. Đặc biệt với các trường hợp bệnh nhẹ, theo đó người bệnh có thể tham khảo một số mẹo chữa phổ biến như:

Người bệnh nên súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày
  • Súc họng bằng nước muối sinh lý: Súc họng bằng nước muối sinh lý ít nhất 2 lần/ngày, vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ có tác dụng hỗ trợ diệt khuẩn. Người bệnh có thể súc miệng thêm sau mỗi bữa ăn nếu cần thiết.
  • Uống sữa nghệ: Pha 1 thìa cafe bột nghệ với 200ml sữa tươi ấm uống mỗi ngày. Nghệ có tác dụng diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch nên rất có lợi cho quá trình điều trị.
  • Nước ép rau diếp cá: Sau khi sơ chế rau diếp cá sạch sẽ thì giã nhuyễn để thu nước cốt uống, không nên bỏ thêm đường. Mỗi ngày uống 2 cốc rau diếp cá để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Điều trị viêm amidan theo tây y

Trong tây y, điều trị nội khoa luôn được ưu tiên hàng đầu. Nguyên tắc điều trị bệnh tập trung làm giảm triệu chứng và dùng thêm kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng. 

Trường hợp bị viêm amidan nhẹ sẽ dùng các loại thuốc như kháng sinh như nhóm β lactam hoặc macrolid. Ngoài ra, người bệnh kết hợp dùng dung dịch kiềm ấm như bicarbonat natri hoặc borat natri để súc miệng diệt khuẩn. Nếu bị sốt cao thì người bệnh dùng thêm paracetamol.

Các loại thuốc thường dùng trong điều trị bệnh

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, tái phát quá nhiều lần hoặc trở thành ổ viêm gây biến chứng thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị chống chỉ định phẫu thuật tuyệt đối. Chẳng hạn như người mắc bệnh về máu, huyết áp, tim, thận, gan. Phẫu thuật cắt amidan cũng tiềm ẩn rủi ro như nhiễm trùng, tổn thương mô xung quanh, sốc phản vệ đe dọa tính mạng...nên người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Điều trị viêm amidan theo đông y

Nếu người bệnh lo sợ về tác dụng phụ hoặc không phù hợp để điều trị bằng tây y có thể tham khảo phương pháp điều trị của đông y. Đông y điều trị bệnh từ gốc, chú trọng bồi bổ cơ thể lại sử dụng thảo dược tự nhiên nên vừa chữa bệnh dứt điểm vừa an toàn dùng cho mọi đối tượng.

Theo quan điểm của YHCT, viêm amidan thuộc chứng nhũ nga. Bệnh xuất hiện chủ yếu do sự suy yếu của các tạng Phế, Thận và tà độc phong nhiệt từ ngoài xâm nhập vào cơ thể. Muốn điều trị bệnh hiệu quả thì phải giải quyết được căn nguyên gây bệnh. Trước là tu bổ Phế, Thận, bồi dưỡng chính khí. Sau là xua đuổi ngoại tà, loại bỏ viêm nhiễm.

Hiện nay, THANH HẦU BỔ PHẾ THANG của Trung tâm Đông y Việt Nam là một trong số ít bài thuốc sở hữu cơ chế chữa bệnh toàn diện này. Chỉ dùng một bài thuốc, người bệnh vừa loại bỏ viêm amidan từ gốc đến ngọn, vừa phòng ngừa bệnh tái phát sau điều trị hiệu quả.

Cơ chế chữa viêm amidan của Thanh hầu bổ phế thang là BỔ CHÍNH KHU TÀ. Toàn bộ thành phần của bài thuốc đều là thảo dược quy vào Phế, Thận giúp thanh lọc Phế, bổ thận âm. Khi công năng của hai tạng phủ chính phục hồi, nội tà lẫn ngoại tà gây bệnh sẽ được đẩy lùi và viêm amidan được loại bỏ tận gốc. 

Ngoài ra, bài thuốc cũng sử dụng các thảo dược kiện Tỳ, dưỡng Can để loại bỏ triệu chứng bệnh nhanh chóng hơn, đồng thời tăng cường khả năng tự giải độc của cơ thể. Cũng bởi vậy mà ngũ tạng được nâng cao, hoạt động của hệ miễn dịch được đẩy mạnh, chống nhiễm trùng lẫn dự phòng bệnh đều hiệu quả.

Công dụng, thành phần của Thanh hầu bổ phế thang

Điểm sáng của Thanh hầu bổ phế thang là thành phần 100% nam dược tiêu chuẩn GACP - WHO. Chúng được thu hái từ các vườn dược liệu đặt tại Hòa Bình, Hà Nội, Hà Giang, Hưng Yên...của chính Trung tâm Đông y Việt Nam. 

Quá trình trồng trọt, thu hái và bảo quản dược liệu đều thực hiện theo một quy trình khép kín với công nghệ cao, đạt quy chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Y tế. Người bệnh có thể yên tâm sử dụng thuốc mà không lo về tình trạng thuốc kém chất lượng, thuốc bẩn, trộn tân dược...gây hại cho sức khỏe.

Cũng nhờ được kết hợp theo TỶ LỆ VÀNG mà Thanh hầu bổ phế thang còn đảm bảo triệt tiêu mọi độc tính tự nhiên của cây thuốc. Đồng thời phát huy tối đa đặc tính chữa bệnh, đem lại hiệu quả điều trị viêm amidan vượt trội. Qua kiểm nghiệm độc tính cấp diễn và bán trường diễn tại Trung tâm Đông y Việt Nam, bài thuốc được chứng minh là không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, an toàn dùng cho mọi đối tượng.

Những đối tượng có thể trạng yếu kém, mẫn cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người già, người mắc bệnh kinh niên, người có nhiều bệnh lý nền…cũng có thể dùng bài thuốc để trị viêm amidan an toàn. Đặc biệt là với người có nhiều vấn đề sức khỏe, các bác sĩ sẽ gia giảm tỷ lệ thảo dược cho phù hợp, điều chỉnh thành phần linh hoạt để hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác cùng viêm amidan. 

Tính đến nay, Thanh hầu bổ phế thang đã điều trị thành công cho hơn 20.000 người bệnh và không có bất kỳ phản hồi nào về tác dụng phụ của thuốc. Tỷ lệ người bệnh chữa khỏi sau 1-3 tháng điều trị chiếm đến hơn 80%, là một thành quả mà khó bài thuốc đông y nào vượt qua.

Ưu điểm vượt trội của Thanh hầu bổ phế thang

Nhờ cơ chế chữa bệnh vượt trội và những ưu điểm hiếm có, Thanh hầu bổ phế thang đã và đang nhận được vô vàn phản hồi tích cực từ phía chuyên gia và người bệnh. Dưới góc nhìn chuyên môn, Thầy thuốc ưu tú Lê Hữu Tuấn – Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Trung ương cho biết: 

“Thanh hầu bổ phế thang là một trong số ít bài thuốc có cơ chế điều trị lẫn dự phòng cùng lúc. Trong bài thuốc có sự cân bằng giữa vị thuốc “công” và “bổ”, tức là có cả các thảo dược loại bỏ viêm nhiễm với đặc tính kháng virus, diệt khuẩn, trừ viêm lẫn thảo dược bổ huyết, tăng cường sức đề kháng. Điều này rất có lợi cho người bệnh bởi hệ hô hấp lẫn hệ miễn dịch đều được tăng cường cùng lúc, sau điều trị người bệnh cùng phòng ngừa được cả các bệnh lý hô hấp khác”.

Về phía người bệnh, Thanh hầu bổ phế thang nhận được rất nhiều feedback trên các chuyên trang sức khỏe. Hầu hết người bệnh điều trị thành công đều đã ở giai đoạn mãn tính hay viêm amidan hốc mủ. Tỷ lệ các bậc phụ huynh dùng bài thuốc chữa bệnh cho con nhỏ cũng tương đối cao.

Phản hồi của các bậc phụ huynh về Thanh hầu bổ phế thang
Phản hồi của bệnh nhân bị viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan kiêng gì, ăn gì?

Ngoài tuân thủ tốt quá trình điều trị, người bệnh cũng cần xây dựng và thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Trong dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh nên:

Kiêng ăn

  • Các thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị ớt, tiêu, gừng, tỏi...khiến cơ thể tích tụ nhiều nhiệt độc.
  • Thực phẩm quá lạnh, đồ ăn khô cứng làm tổn thương amidan nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế ăn đồ sống trong suốt quá trình điều trị để không tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển.
  • Đồ nhiều dầu mỡ, nhiều đường nên ăn ít để không tạo gánh nặng cho dạ dày, cơ thể khó hấp thụ chất và bị suy nhược.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích...trong suốt quá trình điều trị bệnh.

Nên ăn

  • Dùng đủ các nhóm thực phẩm đường - đạm - chất béo - vitamin và khoáng chất để cơ thể không bị thiếu hụt dinh dưỡng. 
  • Chú ý cung cấp đường từ trái cây, nước ép; chất béo từ quả bơ, dầu ăn thực vật,...để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tăng cường bổ sung khoáng chất và vitamin từ nhóm rau xanh, trái cây... để hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. 
  • Ăn thực phẩm mềm, loãng trong những đợt cấp hoặc tái viêm amidan, chẳng hạn như cháo, bún, sữa chua, đồ luộc chín nhừ…

Các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Người bệnh có thể phòng tránh viêm amidan hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp sau:

Tăng cường tập luyện để nâng cao sức đề kháng
  • Tránh tiếp xúc tối đa với khói bụi, ô nhiễm, hóa chất…, nếu cần thì phải đeo khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp. 
  • Người có cơ địa dị ứng, sức đề kháng kém không đến gần các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật,… 
  • Vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột, chú ý giữ ấm cổ họng, không để cơ thể nhiễm lạnh.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, cải thiện chất lượng không khí, không để nhiệt độ điều hòa quá lạnh.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, điều trị dứt điểm các bệnh lý tai-mũi-họng, cảm cúm nhanh chóng.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và sử dụng thêm các loại thuốc giúp tăng cường sức đề kháng.

Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm amidan qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết. Nếu nhận thấy dấu hiệu cảnh báo bệnh, bạn đọc cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác và tư vấn về phác đồ điều trị phù hợp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

[KIỂM CHỨNG] Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang chữa viêm amidan có hiệu quả không?

Tâm sự chân thực về hành trình đẩy lùi viêm amidan cho con 3 tuổi của bà mẹ 9x

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap