[Viêm amidan quá phát] Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa 

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Tai mũi họng
September 23, 2020

Viêm amidan quá phát là một dạng nặng của bệnh viêm amidan, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm cơ tim… thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ. Do đó, cần phát hiện sớm các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có cách điều trị hiệu quả.

Viêm amidan quá phát là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan có 3 dạng gồm viêm amidan cấp tính, viêm amidan mãn tính và viêm amidan quá phát. Trong đó, viêm amidan quá phát hay còn gọi là viêm amidan phì đại là tình trạng amidan bị viêm nhiễm lâu ngày, tái nhiễm khuẩn nhiều lần (ít nhất 4 lần/năm) và kéo dài. 

Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan viêm nhiễm, phì đại gấp nhiều lần kích thước bình thường

Dựa trên kích thước amidan tăng lên, người ta chia amidan quá phát thành 4 cấp độ”

  • Cấp độ 1: Khối amidan sưng to, tròn, có cuống gọn. Chiều ngang nhỏ hơn khoảng cách của chân trụ trước amidan.
  • Cấp độ 2: Hình dạng khối amidan tương tự như độ 1 nhưng chiều ngang khối nhỏ hơn ⅓ khoảng cách của chân trụ trước amidan.
  • Cấp độ 3: Hình dạng khối amidan tương tự như độ 1 nhưng chiều ngang khối nhỏ hơn ½ khoảng cách của chân trụ trước amidan.
  • Cấp độ 4: Khối amidan sưng đỏ, kích thích lớn, chắn gần hết đường thở, đồng thời xuất hiện nhiều u nhú trên bề mặt. Viêm amidan cấp độ 4 còn được gọi là viêm amidan quá phát thể xơ chìm. Thẻ bệnh này thường xuất hiện nhiều hơn ở người trưởng thành.

Viêm amidan quá phát thường dẫn tới tăng kích thước các khối amidan gấp nhiều lần cấu trúc cơ bản, có thể gây cản trở khả năng ăn uống, hít thở bình thường. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Các biến chứng tại chỗ và lân cận: Áp xe amidan, viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản... 
  • Các biến chứng toàn thân: Sốt thấp khớp, viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp, suy thận…
Một số biến chứng người bệnh viêm amidan quá phát có thể gặp phải

Phần lớn các trường hợp viêm amidan quá phát ở người lớn có thể được cải thiện nếu áp dụng đúng và kịp thời các phương pháp điều trị khoa học. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ bị amidan quá phát, nguy cơ trẻ gặp các biến chứng biến dạng khuôn mặt, chậm phát triển, tử vong thường cao hơn.

Triệu chứng nhận biết viêm amidan quá phát

Viêm amidan quá phát hay viêm amidan phì đại còn được coi là biến chứng nặng hơn của viêm amidan mãn tính. Người bệnh có thể nhận biết qua các triệu chứng sau:

  • Đau họng: Cảm giác sưng đau, nóng rát vùng họng.
  • Ho: Thường là ho khan, có thể ho có đờm gây khó chịu.
  • Hôi miệng: Hơi thở có mùi hôi, do vi khuẩn tiết ra khí H2S. Mùi hôi có thể giảm bớt khi đánh răng hoặc sử dụng các biện pháp khử mùi khác nhưng không hết hôi.
  • Amidan sưng to: 2 khối amidan sưng đỏ, tăng kích thước bất thường làm hẹp khoang họng. 
Amidan sưng to, gây chèn ép hầu họng là dấu hiệu điển hình giúp nhận biết và chẩn đoán viêm amidan quá phát
  • Khó thở, khàn tiếng: Amidan sưng to làm cản trở đường thở, khiến người bệnh khó thở, khàn tiếng.
  • Triệu chứng toàn thân: Sốt cao, khó ăn, khó nuốt dẫn tới sụt cân, khò khè, ngủ ngáy...

Xem thêm : [Viêm amidan mãn tính] Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm amidan quá phát nhưng thường gặp nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn, virus. Amidan có cấu trúc đặc biệt, có nhiều hốc rỗng, nằm ngay trước hầu họng, là nơi vây bắt và tiêu diệt các vi khuẩn, virus xâm nhập qua đường miệng. Tuy nhiên, nếu các tế bào miễn dịch tại amidan phải làm việc quá mức, dẫn tới suy yếu, thì đây lại là vị trí lý tưởng để vi khuẩn, virus trú ngụ và phát triển.

Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể khiến bệnh dễ khởi phát hơn như:

  • Khí hậu thay đổi đột ngột
  • Môi trường sống, sinh hoạt, làm việc bị ô nhiễm
  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng kém
  • Thường xuyên sử dụng các thực phẩm gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Sức đề kháng yếu
  • Tiền sử mắc các bệnh đường hô hấp khác như viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi,...

Những phương pháp chữa viêm amidan quá phát

Phác đồ điều trị viêm amidan quá phát sẽ dựa trên thể trạng, mức độ, nguyên nhân và cơ địa của mỗi người. Người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để được chuyên gia thăm khám, chẩn đoán, đánh giá và tư vấn cách điều trị phù hợp. 

Dưới đây là 3 cách chữa viêm amidan quá phát đang được áp dụng hiện nay:

Chữa viêm amidan quá phát tại nhà bằng mẹo dân gian

Phương pháp này chỉ dành cho những trường hợp viêm amidan ở cấp độ nhẹ, chưa biến chứng.

  • Cách chữa với chanh và đường phèn: Chuẩn bị 1 cốc nước sôi, pha thêm đường phèn vừa đủ. Sau đó thêm một vài lát chanh tươi cắt mỏng vào. Uống mỗi ngày 2 cốc để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Cách chữa với gừng: Chọn 1 củ gừng, rửa sạch, cạo vỏ, thái thành sợi nhỏ rồi cho vào cốc nước sôi. Hãm chừng 10 phút, để ấm rồi uống.
  • Cách chữa với tỏi: Người bệnh có thể dùng 1 củ tỏi, bóc vỏ ngoài, đập dập rồi trộn với 200ml sữa tươi, đun sôi trong khoảng 10 - 15 phút. Dùng hỗn hợp này mỗi ngày 1 lần đến khi triệu chứng được cải thiện. Ngoài ra, bạn có thể lấy 1 củ tỏi nguyên vỏ, nướng cháy xém, bóc vỏ, trộn với muối hạt  rồi giã ép lấy nước cốt, uống mỗi ngày.
Các nguyên liệu dân gian rẻ tiền, dễ kiếm thường dùng trong điều trị viêm amidan quá phát tại nhà

Các bài thuốc dân gian có độ lành tính cao và ít tốn kém chi phí. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị viêm amidan quá phát không cao, thường phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Bị viêm amidan quá phát uống thuốc gì?

Phác đồ điều trị viêm amidan quá phát bằng thuốc tây thường tập trung vào điều trị triệu chứng, giảm viêm, giảm sưng. Các loại thuốc Tây thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc chống viêm, giảm phù nề: Thường dùng các loại men chống viêm như alphachymotrypsin, Amitase… giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, sung huyết ở 2 khối amidan.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong các trường hợp viêm amidan quá phát do vi khuẩn gây nên. Thường dùng các loại kháng sinh nhóm beta lactam  (Zinnat, Penicillin G, Augmentin, Clamoxyl...).
  • Thuốc trị ho: Các loại thuốc chứa thành phần Codein, Alimemazin, Toplexil, Dextromethorphan có tác dụng giảm hoặc cắt nhanh cơn ho. Tuy nhiên, chúng không được khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ vì có thể gây ức chế trung tâm hô hấp.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Chỉ dùng khi có triệu chứng đau, sốt cao trên 38.5. Các loại thuốc thường dùng là Paracetamol, Ibuprofen…
Lạm dụng thuốc tây trong điều trị viêm amidan có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm

Các loại thuốc tây được sử dụng vào mục đích cải thiện triệu chứng. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ trên cơ thể như chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, chóng mặt, dị ứng... Do đó, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn về dùng thuốc, liều lượng, không tự ý mua và điều trị tại nhà.

Xem thêm : [Viêm amidan ở trẻ em] Bệnh dễ mắc, dễ biến chứng, cần điều trị ngay!

Có nên cắt viêm amidan quá phát không?

Cắt amidan thường được đề nghị trong các trường hợp viêm amidan quá phát độ 3 hoặc độ 4. Trong trường hợp này, kích thước amidan lớn bất thường, cản trở quá trình hô hấp và ăn uống của người bệnh. Việc dùng thuốc không mang lại lợi ích điều trị, các bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cắt bỏ. 

Nhờ sự tiến bộ của khoa học, công nghệ, cắt amidan hiện nay ít gây đau đớn và rủi ro hơn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể gặp một số tai biến nguy hiểm như chảy máu, biến chứng gây mê, tai biến do kỹ thuật…

Các bác sĩ không khuyến cáo người bệnh cắt amidan khi chưa thật sự cần thiết

Việc phẫu thuật cắt amidan chỉ được thực hiện trong các trường hợp người bệnh đủ điều kiện sức khỏe, không đang trong trạng thái viêm cấp, không mắc các bệnh lý liên quan về tim, huyết áp, máu, thận… Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không được khuyến khích cắt amidan khi chưa thực sự cần thiết vì có thể gây suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp nguy hiểm. 

Chữa viêm amidan quá phát an toàn, hiệu quả hơn bằng bài thuốc nam độc quyền Trung tâm Đông y Việt Nam

So với các biện pháp điều trị viêm amidan quá phát được liệt kê ở trên, chữa viêm amidan bằng đông y được coi là biện pháp hiệu quả và an toàn hơn cả. 

Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong điều trị Tai Mũi Họng, Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Hà Đông) cho biết: “Viêm amidan theo tài liệu YHCT là một chứng bệnh đường hô hấp, xảy ra tại hầu họng. Bệnh được cho là hình thành do tà độc đánh kết khô hầu hạch, làm mạch lạc bị ngăn trở, màng cơ bị thiêu đốt, nguyên khí bị tổn thương. Hoặc cũng có thể do ngoại tà ủng thịnh, tà độc truyền vào lý, phế vị nhiệt thịnh, hỏa nhiệt bốc lên trên, đánh kết khô hầu hạch mà hình thành bệnh.

Đông y chữa viêm amidan quá phát theo quan điểm chủ trị từ gốc đến ngọn, vừa phục hồi công năng tạng phủ, vừa tiêu viêm, giảm sưng, cải thiện triệu chứng bên ngoài.”

Nguyên tắc chữa viêm amidan quá phát triệt để, hiệu quả theo y học cổ truyền

Dựa trên nguyên nhân và phép chữa truyền thống, các chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu rất nhiều bài thuốc cổ phương như Đàm dịch thang, Lương cách tán, Quy tỳ thang… Các công trình nghiên cứu này nhằm kế thừa và phát huy nguyên lý và tinh hoa y học truyền thống. Song song với đó là phát triển và ứng dụng thuốc nam vào phác đồ điều trị viêm amidan quá phát cho người Việt Nam.

Sau nhiều năm liên tục nghiên cứu và thử nghiệm, bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang đặc trị các chứng viêm amidan cấp, mãn tính, viêm amidan quá phát được ra đời, mang đến giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả và lâu dài.

Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc nam chữa viêm amidan được nghiên cứu bằng khoa học và kiểm chứng bằng thực tiễn

Bài thuốc là sự kết hợp của hơn 30 loại nam dược quý như Cát cánh, Bạch cương tàm, Liên kiều, Quất hồng bì, Phật thủ, Cam thảo, Bách bộ, Kim ngân… được chính Trung tâm trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP - WHO, hoàn toàn đảm bảo không tác dụng phụ. Các thảo dược này được kết hợp với nhau theo TỶ LỆ VÀNG, mang đến tác dụng chữa viêm amidan triệt để:

  • Thông phế khí, tuyên phế, lợi yết, giải nhiệt, bài nùng, giúp giảm sưng viêm amidan, giảm đau họng, giảm ho…
  • Thanh nhiệt, giải độc, tiêm viêm, kháng khuẩn, cải thiện tình trạng sưng viêm, mưng mủ tại amidan, giúp tăng cường khả năng tự đề kháng, tự chữa lành vết thương của cơ thể.
  • Bổ thận âm, nâng cao sức khỏe đường hô hấp, kéo dài hiệu quả điều trị, tăng sức khỏe tổng thể, hạn chế khả năng tái phát bệnh.

Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang mang lại tác động kép, “3 in 1”, cùng lúc xử lý cả căn nguyên gốc rễ gây bệnh từ bên trong và chữa lành các tổn thương bên ngoài, mang lại hiệu quả điều trị toàn diện. Theo thống kê nghiên cứu hiệu quả của bài thuốc cho thấy, có hơn 95% người bệnh viêm amidan hồi phục hoàn toàn sau 2 - 4 tháng điều trị. Rất nhiều trường hợp trong số đó ghi nhận hiệu quả kéo dài nhiều năm.

Anh Phạm Văn Nghĩa (38 tuổi - Thái Bình): “Sau khi uống bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang 3 tuần, tôi cảm thấy amidan nhỏ đi đáng kể, ăn uống dễ dàng hơn, không còn cảm giác vướng víu ở cổ họng nữa. Sau 4 năm kể từ lúc uống bài thuốc này từ năm 2016 đến nay, bệnh không tái phát lại nữa.”

Bác Trần Thị Tình (54 tuổi, Thanh Hóa): “Tôi bị viêm amidan hơn chục năm nay nhưng vì có tiền sử bệnh huyết áp cao nên không dám cắt. Năm ngoái được giới thiệu cho bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang của bác sĩ Lê Phương, uống vào đến nay hơn 1 năm rồi, thấy amidan không viêm, sưng nữa. Cả năm nay không thấy bệnh tái phát lần nào.”

Hiệu quả được kiểm chứng thực tế của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang trong điều trị viêm amidan

Thanh hầu bổ phế thang được nghiên cứu và ứng dụng điều trị ĐỘC QUYỀN tại Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. Người bệnh có thể liên hệ tư vấn hoặc khám chữa tại đây để được kê đơn, bốc thuốc theo đúng tình trạng cơ thể và thể bệnh của mình.

TRUNG TÂM THỪA KẾ VÀ ỨNG DỤNG ĐÔNG Y VIỆT NAM – VINACARE

Địa chỉ khám trực tiếp: 

  • Số 7 ngõ 8/11 Lê Quang đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN

Liên hệ trực tuyến:

  • Điện thoại: (028) 710 99 838 – 0964 129 962
  • Zalo: Zalo Page
  • Website: dongyvietnam.org
  • Fanpage: Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam
  • Fanpage Bác sĩ Lê Phương: Bác sĩ Lê Phương

Bị viêm amidan quá phát nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh viêm amidan, theo đó, bác sĩ Lê Phương khuyến cáo người bệnh nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học:

  • Nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin như hoa quả tươi, rau xanh, củ…
  • Tăng cường các thực phẩm giàu protein, kẽm, omega 3 để tăng cường sức đề kháng.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày
  • Hạn chế các thực phẩm từ sữa và thực phẩm chứa nhiều chất béo
  • Tránh sử dụng các đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas…
  • Tránh sử dụng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, có nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt…
  • Không sử dụng các thực phẩm nguyên hạt, cứng
  • Chế biến thức ăn dạng mềm, dễ nuốt.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị viêm amidan quá phát

Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, người bệnh nên xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát. 

Một số lưu ý dành cho người bệnh viêm amidan quá phát gồm:

  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. 
  • Đeo khẩu trang khi di chuyển đến nơi đông người.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh hoặc giao mùa.
  • Hạn chế la hét, nói to vì có thể khiến tình trạng viêm amidan nặng hơn
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc các bệnh đường hô hấp, bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao với cường độ hợp lý.

Trên đây là những thông tin về bệnh lý viêm amidan quá phát người bệnh không nên bỏ qua. Hi vọng với những thông tin hữu ích này, bạn có thể sớm nhận biết nguyên nhân, triệu chứng và xử lý hiệu quả, đúng cách căn bệnh nguy hiểm này. 

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU:

Thanh hầu bổ phế thang chữa viêm amidan có tốt không? Chuyên gia và bệnh nhân nói gì?

[REVIEW] Trải nghiệm thực tế hành trình điều trị viêm amidan tại Trung tâm Đông y Việt Nam

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap