[ Mề đay mãn tính ] Nguyên nhân , dấu hiệu , cách điều trị !

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh da liễu
September 25, 2020

Bệnh mề đay mãn tính là tình trạng bệnh kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần gây ra nhiều phiền toái cho những ai mắc phải. Việc bệnh chuyển sang mạn tính cũng gây khó khăn trong việc điều trị. Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân và phương pháp chữa trị căn bệnh này qua bài viết sau.

Mề đay mãn tính là gì ?

Mề đay là một trong những bệnh liễu rất phổ biến và gây ra nhiều biểu hiện khó chịu. Bệnh nổi mề đay tiếng Anh là dermographism hay skin writing. Căn bệnh này còn có tên gọi khác như phong ngứa, nổi mày đay, da nổi vẽ,…

Đa số các trường hợp da bị mề đay đều tự mất đi trong vòng 6 tuần, nếu tình trạng mề đay mắc lại nhiều lần trong hơn 6 tuần không khỏi hoàn toàn có thể là bệnh nổi mề đay mãn tính.

Mề đay mãn tính thường kéo dài, khó điều trị

Các triệu chứng của bệnh gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh, đảo lộn sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến thẩm mỹ da, công việc, học tập của người mắc phải.

Mề đay mãn tính có nguy hiểm không? Đây chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều người bệnh khi bị nổi mề đay mãn tính, tái lại nhiều lần, chữa bệnh không khỏi. Thực chất mề đay xuất hiện khi cơ thể giải phóng nhiều hóa chất trung gian trong quá trình bảo vệ cơ thể, trong đó có Histamin là tác nhân chủ yếu. Histamin liên kết với một số chất dưới bề mặt da làm lắng đọng các chất dưới da gây mẩn đỏ nổi lên ngoài da. Ngoài ra, chất trung gian này còn tác động lên dây thần kinh sinh ra cảm giác ngứa cho người bệnh.

Bệnh nếu không được chữa bệnh kịp thời và đúng phương pháp sẽ dẫn tới những biến chứng có hại cho cơ thể như sau:

  • Xuất hiện nhiều đợt cấp nổi mề đay: Với các triệu chứng mẩn ngứa rầm rộ, đỏ nóng vùng da, xuất hiện liên tục, ngứa ngáy dữ dội là một trong số các biểu hiện cấp tính của nổi mày đay có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
  • Mất thẩm mỹ da: Vùng da bị bệnh liên tục ngứa, đỏ, sưng làm cho da nhăn lại, mất tính đàn hồi.
  • Nguy cơ nhiễm khuẩn: Người bệnh gãi ngứa quá nhiều khiến vi khuẩn từ tay xâm nhập qua da vào cơ thể.
  • Cơ thể suy kiệt, mệt mỏi: Mề đay xuất hiện liên tục khiến cơ thể tăng cường sức đề kháng ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác và là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi.
  • Đặc biệt, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, phù mạch, đặc biệt là sốc phản vệ. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.

Xem thêm : [ Bật mí ] 5 Cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản , hiệu quả tốt !

Nguyên nhân mề đay mãn tính

Các trường hợp nổi mày đay mãn tính thường không phát hiện được nguyên nhân, chỉ có 5-20% trong số những người mắc bệnh là tìm ra nguyên nhân cụ thể. Theo các chuyên gia, thì bệnh mề đay có thể do những yếu tố dễ làm da bị kích ứng.

Nguyên nhân gây nổi mày đay mạn tính
  • Một nguyên nhân phổ biến nữa là do tâm lý chủ quan của người bệnh, đặc biệt khi ở giai đoạn cấp tính nhưng không chữa trị khỏi hoàn toàn. Điều này khiến nổi mày đay tái phát nhiều lần dẫn đến bệnh mạn tính.
  • Do sự thay đổi thời tiết: Các tác nhân nóng lạnh, giao mùa, thay đổi nhiệt độ không khí đột ngột với những người có cơ địa dị ứng gây ra mề đay, hiện tượng này lặp đi lặp lại khiến người bệnh mắc mê đay mãn tính.
  • Do kí sinh trùng: Các loại ký sinh trùng phổ biến là giun sán, bọ chét, ve, ghẻ…Những loài kí sinh trong cơ thể do hoạt động sống của chúng tiết ra các chất dịch, phân, sinh sản, đào hang gây nổi mề đay. Nếu người bệnh không chữa trị kịp thời sẽ tiến triển thành mề đay mãn tính.
  • Dị ứng thức ăn: Thức ăn lạ, hải sản, tôm, cua, cá biến…có nhiều Protein là mà cơ thể không dung nạp dẫn đến phản ứng sinh ra mề đay.
  • Chức năng gan suy giảm: Gan không đảm nhiệm được vai trò thải độc của cơ thể làm cho chất độc tích tụ lại trong cơ thể gây dị ứng, mẩn ngứa, ban sần. Hoặc những người bị Lupus ban đỏ cũng thường bị căn bệnh mày đay mãn tính.

Cách chữa bệnh mề đay mãn tính

Rất nhiều người thắc mắc mề đay mãn tính có chữa được không. Theo bác sĩ, đây là căn bệnh dai dẳng rất khó để chữa bệnh dứt điểm, người bệnh phải kiên trì với các hướng dẫn của thầy thuốc mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

Trong trường hợp nguyên nhân gây nổi mày đay mãn tính là do bệnh lý về gan thì cần phải kết hợp với phác đồ chữa căn bệnh này.

Việc chữa căn nổi mề đay mạn tính thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể là:

Điều trị bệnh bằng thuốc Tây

Với cơ chế chủ yếu của mề đay, dị ứng là do Histamin được giải phóng, do đó các loại thuốc cũng nắm bắt theo cơ chế này để sản xuất ra các sản phẩm chữa mề đay mãn tính.

Thuốc tây trị mề đay tác dụng nhanh, giảm mẩn ngứa tức thì

Ưu điểm của phương pháp này là cho hiệu quả nhanh, tác dụng tốt, phù hợp với nhiều người sử dụng. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc chữa bệnh chưa bao giờ là điều tốt, người bệnh cần được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn tỉ mỉ.

  • Các thuốc kháng Histamin: Tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây nổi mề đay như : desloratadine, loratadine, fexofenadine,…
  • Thuốc có thành phần là Corticoid: Chỉ sử dụng với bệnh nhân dị ứng nặng, không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với thuốc kháng Histamin. Sử dụng các thuốc Corticoid cần tuân thủ chỉ dẫn của thầy thuốc để tránh nguy cơ suy giảm miễn dịch của cơ thể.
  • Thuốc kháng sinh chứa Azithromycin: Chỉ được sử dụng trong trường hợp da bị nổi mày đay do nhiễm khuẩn.

Xem thêm : [ Mề đay cấp tính ] Triệu chứng , nguyên nhân và cách chữa tốt !

Chữa bệnh mề đay mãn tính bằng mẹo dân gian

Phương pháp chữa bệnh này chỉ mang tính tạm thời, chỉ phù hợp với cơ địa của một số người nhất định nhưng bù lại rất dễ thực hiện, tiết kiệm và tương đối an toàn. Khi kết hợp với thuốc Tây sẽ đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

Dùng các bài thuốc Nam hỗ trợ điều trị nổi mề đay mãn tính

Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh phổ biến được nhiều người áp dụng là:

  • Tắm lá cây khế tươi: Dùng lá khế tươi bỏ vào nồi đun sôi lấy nước tắm hằng ngày. Khi tắm bạn nên lấy lá khế chà sát nhẹ lên vùng da bị bệnh.
  • Lá cây chè: Lá chè sử dụng tương tự như tắm lá khế. Ngoài ra, người bệnh có thể pha lá chè tươi uống nước hằng ngày để thanh lọc và giải nhiệt cơ thể.
  • Bài thuốc bôi từ lá kinh giới: Một nắm lá kinh giới giã với một nhúm muối sau đó bôi vào vùng da nổi mề đay.
  • Tắm lá cây sài đất: Dùng lá của loại cây thuốc này, đun với nước để làm nước tắm hàng ngày cũng đem lại hiệu quả rất tốt.
Bài thuốc dân gian không cho hiệu quả cao như nhiều người lầm tưởng

Người bệnh chỉ nên áp dụng một phương pháp chữa bệnh ở trên, thực hiện ngày ngày mới cho kết quả tốt. Trong trường hợp mề đay không thuyên giảm mà còn xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường, khó chịu thì nên dừng lại ngay lập tức và đến bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị mề đay bằng đông y chậm mà chắc

Trải qua hàng ngàn năm, đông y vẫn còn chỗ đứng nhất định và ngày càng được nhiều người tin tưởng áp dụng đặc biệt đối với các bệnh lý mãn tính. Nguyên lý trị bệnh của Y học cổ truyền là giải quyết căn nguyên bệnh từ đó các biểu hiện nổi mẩn sẽ tự khắc giảm và biến mất. 

Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường hiện chiếm được lòng tin của đông đảo bệnh nhân, ngay cả diễn viên nổi tiếng Nguyệt Hằng cũng đã điều trị và dứt điểm bệnh mề đay mãn tính sau sinh.

DIỄN VIÊN NGUYỆT HẰNG CHỮA KHỎI MỀ ĐAY BẰNG BÀI THUỐC MỀ ĐAY ĐỖ MINH

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh ra đời cách đây hơn 150 năm, trải qua hơn 1 thế kỷ nghiên cứu, phát triển và tối ưu, bài thuốc đã có những cải tiến phù hợp với cơ địa người Việt hiện nay đem lại hiệu quả tích cực, chữa khỏi bệnh cho hàng ngàn người. 

Cơ chế trị bệnh hiệu quả, không tái phát

Tuân theo nguyên lý đông y, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh điều trị chuyên sâu từ trong ra ngoài. Không chỉ giúp bài trừ độc tố, nguyên nhân gây bệnh mà còn cải thiện tạng phủ, hệ miễn dịch.

Thay vì sử dụng 1 bài thuốc, các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã gia giảm, kết hợp 3 bài thuốc nhỏ bao gồm Thuốc đặc trị, thuốc bổ gan dưỡng huyết, bổ thận giải độc. 

Sự kết hợp này mang lại hiệu quả kép: Tiêu viêm, dứt điểm mề đay mẩn ngứa - Bồi bổ cơ thể, nâng cao chức năng tạng phủ. Nhờ vậy bệnh một đi không trở lại, ngăn ngừa tái phát đến mức tối đa. 

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh hiệu quả tốt với cả trường hợp mãn tính

Liệu trình điều trị cho người bệnh mề đay mãn tính tại Đỗ Minh Đường thường từ 2 - 4 liệu trình, tùy vào thể trạng, mức độ hấp thu thuốc và quá trình sử dụng của mỗi người. 

Thảo dược tự nhiên, gia giảm theo TỶ LỆ VÀNG

Bên cạnh cơ chế điều trị, nhà thuốc còn chú trọng phát triển các vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, mang tới nguyên liệu sạch, lành tính, tốt nhất cho người sử dụng. Mỗi bài thuốc nhỏ sẽ chứa từ 20 - 30 thảo dược kết hợp theo tỷ lệ vàng.

Các dược liệu chính có trong bài thuốc gồm: Diệp hạ châu, sài đất, cành sung, xích đồng, tơ hồng xanh, nhân trần, bồ công anh... Đây đều là thảo dược có tác dụng tốt trong điều trị mề đay đã được kiểm nghiệm về tác dụng, độ lành tính.

Dạng cao tiện lợi, dễ uống

Song song với dạng thuốc sắc, các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn phát triển thêm dạng cao đặc. Cách bào chế này vừa giúp giữ lại dược tính của thảo dược vừa đỡ công đun sắc. Ngoài ra thuốc cũng dễ uống, hấp thu nhanh, dễ mang theo và bảo quản.

Cao thuốc của Đỗ Minh Đường đảm bảo chất lượng, tiện lợi

Không chỉ diễn viên Nguyệt Hằng mà hàng ngàn bệnh nhân bị mề đay mãn tính đeo đẳng nhiều năm cũng đã khỏi bệnh chỉ sau vài tháng dùng thuốc Mề đay Đỗ Minh. Vì vậy, nếu bạn đang muốn tìm giải pháp điều trị dứt điểm mề đay mãn tính đừng bỏ lỡ bài thuốc này.

Để dùng thuốc và được tư vấn thêm về phác đồ điều trị mề đay tại Đỗ Minh Đường, bạn hãy truy cập website: https://dominhduong.com/ hoặc gọi đến hotline nhà thuốc (hoạt động 24/7): 024 6253 6649 - 0963 302 349 (Hà Nội)/ 028 3899 1677 - 0938 449 768 (Hồ Chí Minh).

Cách phòng tránh nổi mề đay mãn tính

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các chuyên gia khuyên bạn lưu ý những điều sau đây để phòng tránh bệnh:

  • Điều trị sớm và dứt điểm mề đay cấp tính: Bệnh mãn tính chỉ xuất hiện khi không điều trị kịp thời và triệt để các đợt cấp của bệnh. Điều trị sớm các dấu hiệu dị ứng, mề đay sẽ giúp ngăn chặn tiến triển bệnh từ cấp tính sang mãn tính.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần là phù hợp với hầu hết sự tiến triển của mọi bệnh từ nhẹ đến nặng. Trong đó, kiểm tra chức năng gan, thận, tim, miễn dịch, nội tiết tố,…là những cơ quan có liên quan mật thiết với hiện tượng nổi mề đay.
  • Vệ sinh nhà cửa, lau dọn nhà cửa sạch sẽ, đổ rác hằng ngày không để các sinh vật mang nhiều mầm bệnh như gián, chuột, ruồi, muỗi có nơi cư ngụ trong nhà. Với người nuôi thú cưng, phải vệ sinh sạch sẽ, tẩy giun định kỳ, dọn phân, tắm rửa cho chúng đề chúng không mang bệnh lây sang cho người.
  • Thận trọng với thức ăn lạ, tôm, cá, hải sản vì những loại trên có nguy cơ gây ra mề đay cấp tính, biểu hiện rầm rộ, kịch phát rất nguy hiểm với người cơ địa dị ứng.
  • Rèn luyện sức khỏe: Thể dục thể thao đều đặn hằng ngày giúp cho cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.

Hy vọng những thông tin mà bài viết đã cung cấp người bệnh hiểu được nguyên nhân, mức độ nguy hiểm, cách chữa và phòng tránh bệnh nổi mề đay mãn tính. Từ đó, biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc quý bạn đọc và người thân luôn mạnh khỏe!

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT THÊM:

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap