[ Giải đáp ] : Nổi mề đay có được tắm không , tắm thế nào ?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh da liễu
September 23, 2020

Nổi mề đay có được tắm không , có phải kiêng nước không , nên tắm như thế nào ? . Bài viết dưới đây 2bacsi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên

Mề đay là một dạng bệnh dị ứng, nó có xu hướng lây lan mạnh toàn thân khi người bệnh gãi hoặc bị nhiễm lạnh. Bởi vậy, rất nhiều bệnh nhân thắc mắc “nổi mề đay có được tắm không?”. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải pháp cho bạn đọc hiểu rõ về vấn đề này.

Nổi mề đay có được tắm không?

Nổi mề đay khiến bề mặt da xuất hiện nhiều đốm sần màu đỏ, các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa ngáy làm cho người bệnh phải gãi liên tục. Người bị mề đay có thể bị sốt cao, đau khớp, khó thở, nôn mửa, nhức đầu,… tính mạng có thể gặp nguy hiểm nếu như không cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân chính gây nên chứng bệnh này là do di truyền, dị ứng thời tiết, virus xâm nhập cơ thể, thức ăn, tâm lý, cơ thể mẫn cảm với các yếu tố bên ngoài,…

Hiếm có trường hợp nổi mày đay gặp nguy hiểm nhưng người bệnh cũng cần hết sức cảnh giác, kiêng cữ và tránh các tác nhân khiến bệnh bùng phát. Chính vì vậy, nhiều người thắc mắc “Nổi mề đay có được tắm không?

Bị nổi mề đay có được tắm không?

Người xưa có quan niệm rằng, nổi mày đay thuộc tính phong hàn, bởi vậy người bệnh cần phải kiêng gió, kiêng nước. Tuy nhiên, nhận định trên chỉ chính xác được một phần, bởi khi mắc mề đay, làn da của người bệnh sẽ dễ bị tổn thương, nên khi gặp gió, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, việc kiêng tắm thì là một điều hoàn toàn sai lầm.

Thực tế, da là lớp áo giáo bao bọc cơ thể, lượng độc tố được bài tiết một phần qua da bằng việc tiết mồ hôi. Lượng chất độc này có thể bị ứ đọng, hình thành những tế bào chết trên da. Do vậy, nếu không được tắm rửa, vệ sinh thường xuyên, lỗ chân lông sẽ bị bít tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, khiến da bị nhiễm trùng. Từ đó, bệnh mề đay sẽ trở nên trầm trọng và khó chữa hơn rất nhiều.

Do vậy, bệnh nhân mề đay nên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Nhất là vào mùa hè, lượng mồ hôi tiết qua da sẽ rất nhiều càng cần phải được vệ sinh sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần được tắm đúng phương pháp để hạn chế những ảnh hưởng xấu của bệnh. Cách tắm sẽ được chuyên gia hướng dẫn chi tiết ở phần tiếp theo của bài viết.

Cùng với vấn đề có nên tắm khi bị mày đay hay không thì có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc nổi mề đay có được ra gió không? Theo bác sĩ da liễu thì người bệnh nên hạn chế ra gió để tránh các tác nhân làm bệnh trầm trọng hơn.

Xem thêm : [ Nổi mề đay là bệnh gì ] Nguyên nhân , triệu chứng , cách chữa

Nổi mề đay có phải kiêng nước không ?

Quan niệm kiêng tắm khi bị nổi mề đay mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng thông tin này vẫn chưa được khoa học công nhận. Hầu hết người bệnh mắc phải bệnh lý này đều có đồng quan điểm nổi mề đay dị ứng sẽ không được tắm, đồng thời cũng phải kiêng nước, kiêng gió tuyệt đối. Tuy nhiên, các chuyên gia Da liễu đã khẳng định đây là quan niệm kiêng kỵ khi nổi mề đay sai lầm.

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn (chuyên gia da liễu – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường), bệnh nhân bị bệnh ngoài da nói chung và mề đay nói riêng không nên kiêng tắm. Tắm rửa cơ thể là bước làm sạch cơ bản giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, làm sạch các tuyến mồ hôi, giảm viêm ngứa ngoài da.

Chuyên gia cũng khẳng định, khi bị nổi mề đay đồng nghĩa với việc làn da của người bệnh đang tích trữ một lượng độc tố nhất định. Do đó hoạt động tắm rửa, vệ sinh cơ thể là cách đơn giản giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại và các tác nhân kích ứng ngoài da. Các chuyên gia Da liễu cũng đã khuyến khích người bệnh mề đay nên tắm rửa ít nhất 1 lần/ngày bằng nước ấm.

Người bệnh hoàn toàn có thể tắm khi bị mề đay

Tắm rửa đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân nổi mề đay vào mùa hè. Bởi lúc này làn da của người bệnh thường tiết nhiều mồ hôi và hoạt động đào thải các tế bào chết. Trong trường hợp người bệnh không tắm theo quan niệm dân gian thì làn da sẽ trở thành môi trường lý tưởng để các vi khuẩn và nấm gây hại phát triển.

Tình trạng này còn có thể làm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi lâu ngày, khiến con đường thải độc qua da bị tắc nghẽn khiến các mẩn ngứa lâu biến mất hơn. Do đó, không tắm rửa khi bị nổi mề đay sẽ khiến tình trạng viêm da, viêm lỗ chân lông khiến người bệnh “bệnh chồng bệnh”.

Một lý do nữa để người bệnh nên vệ sinh cơ thể mỗi ngày, bởi khi tắm đồng thời sẽ giúp làm dịu và cấp ẩm cho làn da. Khi được vệ sinh đúng cách, kết hợp với nhiệt độ nước phù hợp sẽ cải thiện tình trạng da khô ráp, kích ứng. Độ ẩm vừa đủ là yếu tố có lợi, giúp hỗ trợ điều trị bệnh mề đay tốt hơn.

Nổi mề đay tắm lá gì?

Khi bị mề đay, người bệnh cần phải vệ sinh da sạch sẽ để loại bỏ các tác nhân, vi khuẩn gây bệnh bên ngoài. Việc kết hợp các loại lá cây để đun nước tắm sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là một số loại lá cây bác sĩ khuyên người bị nổi mày đay sử dụng để tắm hàng ngày.

Tắm lá kinh giới

Đây là loại lá đã không còn quá xa lạ đối với người dân Việt, ngoài được biết tới là loại rau ăn sống, lá kinh giới còn là một vị thuốc có công dụng chữa rất nhiều bệnh, điển hình là chứng mề đay mẩn ngứa.

Cây kinh giới hay còn có tên gọi khác là giả tô, thuộc họ Hoa môi. Trong Đông y, lá kinh giới có vị cay, mùi thơm, sử dụng lá kinh giới giúp điều trị bệnh nổi mề đay rất tốt. Ngoài ra, loại cây này còn dùng để hạ sốt, kháng khuẩn, lợi tiểu.

Tắm lá giúp giảm nổi mẩn hiệu quả

Lá khế chua

Lá khế chua cũng là một nguyên dùng để tắm chữa mề đay cực tốt. Chắc hẳn, không ai là không biết đến cây khế, loại cây này được trồng chủ yếu để lấy quả. Tuy nhiên, ít người biết tới phần lá của loại cây này còn có tác dụng để chữa bệnh.

Trong Đông y, lá khế có vị chát, tính lành, thích hợp trong điều trị các chứng bệnh ngoài da như vẩy nến, viêm da cơ địa, mề đay, ngứa ngáy,…

Với đặc tính lành, lá khế chua có thể sử dụng cho hầu hết mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, trẻ nhỏ cũng có thể dùng được.

Xem thêm : [ Hướng dẫn ] Cách trị mề đay bằng lá khế chữa khỏi 90% !

Tắm rau sam chữa nổi mề đay

Rau sam là loại cây mọc dại, thường sinh sống ở những địa hình ẩm ướt, trên bờ ruộng hay dọc bờ sông. Trong rau sam có chứa rất nhiều dưỡng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe con người, điển hình như sắt, kali, kẽm, vitamin A,C,B,… Ngoài ra, người ra người ta còn tìm được trong rau sam còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như Phytoestrogen, Acid malic, Acid Cxitric,…

Theo quan điểm của đông y, rau sam có vị chua, tính hàn, chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, mang lại tác dụng tiêu viêm, giải độc, kháng khuẩn. Do vậy, sử dụng rau sam để điều trị mề đay mẩn ngứa là giải pháp vô cùng khả quan.

Nổi mề đay tắm như thế nào?

Khi bị mề đay, ngoài việc lựa chọn loại lá tắm phù hợp, người bệnh cần biết cách làm sạch da đúng cách. Từ đó tình trạng ngứa ngáy ở da sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.

Nước tắm có nhiệt độ phù hợp

Khi tắm trị mề đay, người bệnh nên làm sạch da ở mức nhiệt vừa phải. Lúc này, làn da sẽ rất nhạy cảm, bởi vậy mọi yếu tố bất thường nào tiếp xúc cũng sẽ khiến da bị kích ứng. Nếu tắm ở nước quá nóng sẽ khiến da dễ bị khô, gây mất nước, dẫn đến tình trạng ngứa ngày một nghiêm trọng hơn. Ngược lại nếu tắm nước quá lạnh, cơ thể bạn sẽ bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.

Vì thế, khi tắm nước lá, người bệnh nổi mề đay hãy pha nước ở nhiệt độ ấm, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Bệnh nhân nổi mề đay cần phải tắm đúng cách

Không được chà xát quá mạnh

Không riêng gì bệnh mề đay, những chứng bệnh khác liên quan đến da, khi tắm rửa tuyệt đối không được chà xát quá mạnh sẽ khiến da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể.

Sau khi tắm người bệnh có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da và hạn chế sử dụng kích thích trên da.

Thời gian tắm

Khi bị nổi mề đay, người bệnh chỉ nên tắm khoảng 5-10 phút để loại bỏ bụi bẩn trên da, không nên ngâm mình quá lâu trong nước sẽ khiến làn da dễ mất đi độ ẩm tự nhiên.

Lưu ý: Ngoài việc quan tâm đến vấn đề vệ sinh cơ thể, người bệnh cũng cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn uống hàng ngày. Cần bổ sung thêm rau xanh, hoa quả tươi, uống đầy đủ nước. Đặc biệt, hạn chế sử dụng các thực phẩm có nguy cơ gây kích thích da như hải sản, thức ăn cat, bia rượu, cafe, thuốc lá,…

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với gió lạnh, không khí ô nhiễm. Những người có cơ địa mẫn cảm với các dị nguyên như phấn hoa, lông thú,… cũng nên tránh tiếp xúc.

Những lưu ý khi vệ sinh, tắm rửa khi bị nổi mề đay

Nổi mề đay có được tắm không còn phụ thuộc vào việc người bệnh có tắm rửa đúng cách. Bệnh nhân cần lưu ý, vì bệnh mề đay gây ra những tổn thương nhất định trên làn da nên lớp biểu bì lúc này rất nhạy cảm. Để giảm ngứa ngáy, khó chịu khi bị mề đay, bệnh nhân nên tắm đúng cách theo những nguyên tắc sau:

– Nên tắm bằng nước ấm: Người bệnh nên điều chỉnh nhiệt độ nước tắm phù hợp, không nên tắm nước quá nóng hay nước quá lạnh đều có thể gây ra những kích ứng ngoài da. Khi tắm nước nóng, làn da người bệnh sẽ nhanh bị khô, mất cân bằng độ pH tự nhiên, đôi khi người bệnh có thể bị bỏng vì nước nóng trực tiếp xả trên da. Trong khi đó, khi tắm nước lạnh bạn có thể bị sốc nhiệt, cảm lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Không nên chà xát mạnh: Mặc dù khi bị mề đay, không tránh khỏi tình trạng ngứa rát nhưng khi tắm bạn cũng không nên gãi và chà xát vùng da bị dị ứng. Ngay cả khi bạn đắp các loại lá thảo dược lên da cũng nên hạn chế chà xát tại vùng da bị tổn thương, điều này có thể dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng và để lại sẹo trên da.

– Không nên tắm quá 20 phút: Người bệnh mề đay có thể không phải kiêng tắm rửa nhưng người bệnh không vì thế mà tắm quá thường xuyên. Khi bị nổi mề đay, các chuyên gia khuyến khích người bệnh chỉ nên tắm khoảng 1 lần/ngày, mỗi lần tắm không kéo dài hơn  20 phút. Người bệnh cũng hạn chế ngâm mình trong bồn tắm, tiếp xúc với nước quá lâu sẽ khiến làn da mất đi độ ẩm tự nhiên, cơn ngứa ngáy tái phát nghiêm trọng hơn.

Nên tắm với nước ấm và không nên ngâm quá lâu

– Cân nhắc khi dùng các sản phẩm chăm sóc da (sữa tắm, gel tẩy tế bào chết, xà phòng…): Để tránh tình trạng kích ứng da, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho người bị mề đay mẩn ngứa. Sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, độ pH trung bình. Đặc biệt đối với trẻ em bị mề đay có làn da nhạy cảm thì phụ huynh nên sử dụng sản phẩm đặc trị cho trẻ để tránh các phản ứng ngoài da xảy ra.

Ngoài việc lưu ý tắm rửa và vệ sinh đúng cách, người bệnh nên quan tâm đến những điều sau để giảm nhẹ triệu chứng mề đay mẩn ngứa:

  • Người bệnh nên mặc quần áo có chất liệu vải mỏng nhẹ, thoáng mát đẻ mồ hôi thấm hút tốt.
  • Không tự ý dùng thuốc bôi hoặc uống kháng sinh khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng hay xúc động mạnh để cơ thể mệt mỏi kéo dài.

Ngoài vấn đề vệ sinh, tắm rửa khi bị nổi mề đay đúng cách thì người bệnh cũng nên chú ý quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống đủ chất và tăng cường các loại rau xanh, hoa quả tươi để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cấp nước cho làn da từ bên trong bằng cách uống đủ nước, tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, gia vị cay nóng, bia rượu,… ) để phòng tránh bệnh tái phát.

Hơn nữa, khi điều trị bệnh mề đay thì bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc với gió lạnh nhiễm phong,  không đến những khu vực có không khí ô nhiễm hoặc tiếp xúc với các dị nguyên từ phấn hoa, lông thú,…. Những nguyên tắc cơ bản này sẽ giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng khi mắc bệnh mề đay mẩn ngứa.

Để không phải lo lắng về việc kiêng khem khổ sở khi bị mề đay mẩn ngứa, bạn nên tìm giải pháp điều trị bệnh triệt để càng sớm càng tốt. Đứng trước sự lựa chọn giữa tây y, mẹo dân gian và đông y, nhiều bệnh nhân hiện nay đã tin tưởng sử dụng bài thuốc đông y gia truyền bởi hiệu quả lâu dài, không tái phát. 

Đặc biệt có những bài thuốc đã được tối ưu thành dạng cao, viên hoàn, thuốc bôi… tiện lợi không kém tây y. Điển hình phải kể đến bài thuốc Mề đay Đỗ Minh. Bài thuốc giúp giải quyết tận gốc các chứng mề đay, dị ứng thời tiết, phong ngứa, mẩn đỏ…

Bài thuốc Đỗ Minh Đường cho hiệu quả tốt nhờ nguyên lý trị bệnh tối ưu

Khỏi lo mề đay mẩn ngứa nhờ bài thuốc gia truyền của Đỗ Minh Đường 

Bài thuốc được bào chế dựa trên nguyên lý trị bệnh của đông y, phát huy tối đa thế mạnh của y học cổ truyền dân tộc. Đến nay bài thuốc Mề đay Đỗ Minh vẫn khẳng định được hiệu quả trong điều trị mề đay mẩn ngứa với sự công nhận của hàng ngàn người bệnh và chuyên gia.

Cơ chế điều trị của bài thuốc Mề đay Đỗ Minh là TRIỆT TIÊU - PHỤC HỒI bằng việc kết hợp 3 phương thuốc cho 1 liệu trình. Bao gồm:

  • Thuốc Đặc trị mề đay: Kim ngân cành, hạ khô thảo, nhân trần, diệp hạ châu…
  • Thuốc Bổ gan dưỡng huyết:  Sài hồ, xích đồng đỏ, cà gai, bách bộ…
  • Thuốc Bổ thận giải độc: Bồ công anh, xích đồng, tơ hồng xanh, hoàng kỳ…

Mỗi bài thuốc bao gồm 20 - 30 dược liệu tự nhiên, sạch có tác dụng trị mề đay dị ứng. Hầu hết được thu hái tại 3 vườn trồng chuyên canh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường tại Gia Lâm (Hà Nội), Nghĩa Trai (Hưng Yên), Đồng Hòa (Hòa Bình) đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.

Nhờ dược liệu sạch, chất lượng cùng quy trình bào chế hiện đại, công thức tối ưu đã tạo ra bài thuốc Mề đay Đỗ Minh hoàn chỉnh. Bài thuốc mang lại hiệu quả kép, tác động toàn diện, bồi bổ cơ thể, tăng cường chức năng tạng phủ.

Lựa chọn bài thuốc người bệnh có thể lấy theo thang thô tự đun sắc hoặc nhờ đơn vị sắc sẵn dạng cao. Khi dùng mọi người chỉ cần lấy một lượng cao theo chỉ định của lương y nhà thuốc hòa với nước ấm là có thể uống. 

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường hiện là một trong những địa chỉ khám, chữa mề đay bằng y học cổ truyền nhận được sự tin yêu của đông đảo người bệnh trong đó có cả diễn viên Nguyệt Hằng.

CHIA SẺ CỦA BỆNH NHÂN VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MỀ ĐAY TẠI ĐỖ MINH ĐƯỜNG

Quý độc giả muốn tìm hiểu thêm về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh cũng như nhận sự tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu, vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau đây:

DÀNH CHO BẠN ĐỌC:

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap