[ Loratadine ] Thuốc dành cho người bị mắc các bệnh về dị ứng

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Trịnh Tùng
Chuyên mục
Thuốc
July 22, 2019

Thời tiết thay đổi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới  sức khỏe của mọi người. Đặc biệt là những người bị viêm ứng dị mũi, viêm kết mạc. Bài viết sau xin giới thiệu đến các bạn 1 loại thuốc chữa dị ứng hiệu quả đó là Loratadine.

Vậy Loratadine là thuốc gì?

Loratadin  là thuốc kháng Histamin 3 vòng có tác dụng nhanh và kéo dài. Thuốc được bào chế thành 2 dạng: loratadin 10mg và loratadin 5mg.

Tùy vào nhu cầu sử dụng và tình trạng bệnh mà bác sĩ kê đơn loại thuốc phù hợp với thể trạng bệnh nhân.

Thuốc loratadin 10mg không phân bố vào não. Nên không có tác dụng làm dịu thần kinh trung ương, có nghĩa thuốc hoàn toàn không gây buồn ngủ.

Bên cạnh đó, Loratadin 10mg ngăn chặn sự phóng thích Histamin nên có tác dụng thuyên giảm triệu chứng viêm mũi viêm kết mạc dị ứng, chống ngứa và nổi mày đay….hiệu quả.

Loratadin 10mg cũng được chứng minh có thể phối hợp với glucocorticoid dạng xông hít, hay phối hợp với pseudoephedrin chữa dứt điểm ngạt mũi hiệu quả chỉ sau vài lần dùng.

Loratadin 10mg hấp thu nhanh sau khi uống, thuốc chuyển hóa nhiều khi qua gan thành chất có hoạt tính là Descarboethoxyloratadin. Nhờ đó, hiệu quả thuốc đạt nồng độ đỉnh Loratadin sau khi uống 1,5 giờ và Descarboethoxyloratadin sau khi uống 3,7 giờ.

Loratadin 10mg liên kết nhiều với protein huyết tương (97%), thời gian bán thải của Loratadin và Descarboethoxyloratadin tương ứng là 17 giờ và 19 giờ. Khoảng 80% tổng liều Loratadin 10mg dược đào thải qua nước tiểu và phân dưới dạng chất chuyển hóa sau 10 ngày.

Xem thêm:[ Magne b6 ] + 12 thông tin về thuốc [ bắt buộc ] người sử dụng phải biết

Tác dụng- công dụng của thuốc Loratadin

Thuốc loratadin có các công dụng như:

  • Thuốc loratadin 10mg trị dứt điểm các triệu chứng như: ngứa, chảy nước mũi, chảy nước mắt… Bên cạnh đó, loratadin 10mg cũng được sử dụng để làm giảm ngứa do phát ban.
  • Loratadine 10mg không ngăn ngừa nổi mề đay trong các trường hợp nặng. Do đó, bác sĩ sẽ kê đơn epinephrine để điều trị các phản ứng dị ứng này. Người bệnh tuyệt đối không sử dụng loratadin để thay thế epinephrine.
  • Nếu bạn đang tự điều trị bằng thuốc loratadin 10mg. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tuyệt đối không uống sai chỉ định trên nhãn mác hoặc lạm dụng thuốc.
  • Các bạn không được dùng thuốc loratadin 10mg cho trẻ em dưới 6 tuổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu các bạn đang sử dụng thuốc dạng viên nhai. Tốt nhất không dùng ở trẻ em dưới 2 tuổi để tránh trường hợp trẻ bị hóc thuốc.

Loratadin 10mg, 5 mg dành cho đối tượng nào?

Những đối tượng sau đây nên sử dụng loratadin 5mg, 10mg:

  • Người bị viêm mũi dị ứng
  • Bệnh nhân bị viêm kết mạc
  • Những người bị nổi mề đay liên quan đến histamin.

Loratadin lọ không sử dụng cho đối tượng nào?

Những trường hợp sau không nên sử dụng thuốc loratadin:

  • Người bị dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt
  • Người bị tiểu đường tuýp 2
  • Những người bị bí tiểu hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Đang mắc các bệnh lí về tim mạch hay mạch máu
  • Gan thận có vấn đề
  • Bị cường giáp
  • Trẻ dưới 2 tuổi

Dược lực học của thuốc Loratadine

Loratadin là thuốc kháng Histamin 3 vòng (thuốc kháng histamin thế hệ thứ 2, có tác dụng kháng Histamin chọn lọc trên thụ thể H1), có tác dụng nhanh và kéo dài hơn các thuốc kháng histamin khác.

Xem thêm: [ Meloxicam ]- Tìm hiểu công dụng + thành phần của thuốc

Thuốc không phân bố vào não, nên không có tác dụng làm dịu thần kinh trung ương (không có tác dụng phụ gây buồn ngủ).

Loratadin ngăn chặn sự phóng thích Histamin nên có tác dụng làm giảm bớt triệu chứng viêm mũi viêm kết mạc dị ứng, chống ngứa và nổi mày đay. Nhưng không có tác dụng trong trường hợp nặng như choáng phản vệ.

Loratadin ít gây buồn ngủ hơn các thuốc kháng histamin thế hệ thứ 2 khác, nên là thuốc lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm mũi dị ứng, ngứa và nổi mày đay.

Trong việc điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính và tái diễn Loratadin thường dùng phối hợp với glucocorticoid dạng xông hít, hay phối hợp với pseudoepherin.HCl nếu có kèm ngạt mũi.

Dược động học của Loratadine

Loratadin hấp thu nhanh sau khi uống, thuốc chuyển hóa nhiều khi qua gan lần đầu bởi hệ enzyme Microsom Cytochrom P450 thành chất có hoạt tính là Descarboethoxy-Loratadin. Đạt nồng độ đỉnh Loratadin sau khi uống 1,5 giờ và Descarboethoxy-Loratadin sau khi uống 3,7 giờ.

Loratadin liên kết nhiều với protein huyết tương (97%), thời gian bán thải của Loratadin và Descarboethoxy-Loratadin tương ứng là 17 giờ và 19 giờ. Khoảng 80% tổng liều Loratadin dược đào thải qua nước tiểu và phân dưới dạng chất chuyển hóa sau 10 ngày.

Sau khi uống thuốc có tác dụng sau 1-4 giờ, đạt tác dụng tối đa sau 8-12 giờ và kéo dài hơn 24 giờ.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Loratadin sao cho hiệu quả

  • Trước hết, người bệnh cần  sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Cũng như kiểm tra thông tin trên nhãn để dùng thuốc đúng và hiệu quả.
  • Không sử dụng thuốc với liều lượng quá thấp hoặc quá cao, có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn.
  • Hiện nay thuốc có 2 dạng là viên nén thường, viên nén tan rã nhanh và siro. Với viên nén loratadin tan rã nhanh, bạn nên sử dụng thuốc trong vòng 6 tháng sau khi mở túi nhôm đựng vỉ thuốc và sử dụng thuốc ngay nếu bóc viên nén ra khỏi vỉ.

Thuốc loratadin 10mg sử dụng như thế nào tùy theo đối tượng sử dụng. Cụ thể:

  • Đối với người lớn:

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm mũi dị ứng: Dùng 10 mg uống 1 lần/ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh mày đay: Dùng 10 mg uống 1 lần/ngày.

  • Liều dùng loratadin dành cho trẻ nhỏ

Đới với trẻ từ 2-5 tuổi: dùng 5 mg uống 1 lần/ngày (sirô);

Trẻ từ 6 tuổi trở lên: dùng 10 mg uống 1 lần/ngày (viên nén, viên nang, viên nén phân huỷ).

Nếu chẳng may có uống quá liều. Các bạn hãy đến trạm Y tế địa phương gần nhất để được hướng dẫn xử lý.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt.

Người bệnh cần lưu ý điều gì khi sử dụng thuốc Loratadin

Khi sử dụng thuốc Loratadin các bạn cần phải lưu ý đến 1 số vấn đề sau:

  • Thuốc chỉ có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng chứ không có tác dụng chữa dứt điểm nguyên nhân bệnh.
  • Bệnh viêm mũi dị ứng có thể trở thành căn bệnh mãn tính và thường xuyên tái diễn nên muốn điều trị bệnh phải sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng kết hợp với những loại thuốc khác như glucocorticoid.
  • Khi điều trị viêm mũi dị ứng có thể sử dụng thuốc Loratadin kết hợp cùng với pseudoephedrin hydroclorid để làm giảm ngạt mũi.
  • Những người sử dụng thuốc Loratadin có thể bị khô miệng, đặc biệt là có thể gây ra đau răng ở những người cao tuổi. Chính vì thế, khi dùng thuốc Loratadin phải thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Hạn chế cho trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng thuốc Loratadin vì chưa có nghiên cứu nào xác định được rõ ràng hiệu quả của thuốc đối với tình trạng của trẻ nhỏ.
  • Phải sử dụng thuốc ngay sau khi bóc viên nén ra khỏi vỉ.
  • Để bảo quản thuốc tốt nhất hãy để thuốc ở nơi có nhiệt độ từ 2-30 độ

Loratadin 5mg có gây tác dụng phụ không?

Khi sử dụng loratadin với liều lớn hơn 10 mg/ ngày, người bệnh có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn sau:

  • Tác dụng phụ thường gặp

Thần kinh: Đau đầu.

Tiêu hóa: Khô miệng.

  • Tác dụng phụ ít gặp

Thần kinh: Chóng mặt.

Hệ hô hấp: Khô mũi và hắt hơi.

Khác: Viêm kết mạc.

  • Tác dụng phụ hiếm gặp

Thần kinh: Trầm cảm.

Tim mạch: Tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực.

Tiêu hóa: Buồn nôn.

Chuyển hóa: Chức năng gan bất bình thường, kinh nguyệt không đều.

Khác: Ngoại ban, nổi mày đay, và choáng phản vệ.

Khi dùng loratadin không đúng cách người dùng sẽ có nguy cơ bị khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi và tăng nguy cơ sâu răng. Để hạn chế các tác dụng phụ trên, nên sử dụng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả.

Trên đây không phải tất cả danh mục các tác dụng phụ có thể xảy ra và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Để hạn chế các tác dụng phụ trên, nên sử dụng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả.

Khi sử dụng thuốc, nếu bạn gặp phải 1 trong những tác dụng phụ nêu trên. Các bạn cần thông báo cho bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả.

Thuốc loratadine có thể tương tác với thuốc nào?

Các bác sĩ cho biết  thuốc loratadin có thể kết hợp được với những thuốc sau:

  • Thuốc pseudoephedrin hydroclorid. Việc kết hợp của 2 loại thuốc này sẽ  làm nhẹ bớt triệu chứng ngạt mũi trong điều trị viêm mũi dị ứng có kèm ngạt mũi. Thuốc loratadin có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Nên để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc bạn không nên tự ý dùng thuốc hay thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Cần báo cho bác sĩ biết nếu bạn có vấn đề sức khỏe như: bị tiểu đường, có thể khiến bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh tim hoặc mạch máu; Phì đại tuyến tiền liệt; Tăng nhãn áp–tăng nhẹ áp lực lên mắt bên trong có thể xảy ra; Bệnh tim hoặc mạch máu; Tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh gan, cường giáp, bí tiểu...
  • Để bảo quản thuốc tốt nhất hãy để thuốc ở nơi có nhiệt độ từ 2-30 độ tránh ẩm, tránh ánh sáng.

Bạn nên bảo quản thuốc loratadine như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng.

Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá.

Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Trước khi dùng thuốc loratadine bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng loratadine, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

Thông báo bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với loratadine, bất kỳ loại thuốc nào khác, hoặc bất kỳ thành phần trong loratadine bạn sẽ sử dụng. Kiểm tra bao bì nhãn hiệu để biết danh sách các thành phần;
Thông báo cho bác sĩ và dược sĩ thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, các thực phẩm chức năng và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định sử dụng. Hãy đảm bảo đề cập đến các loại thuốc cảm lạnh và dị ứng;
Thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị hoặc từng bị hen suyễn, bệnh thận hoặc bệnh gan;
Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu mang thai trong khi dùng loratadin, hãy gọi cho bác sĩ;
Nếu bạn bị phenylketone niệu (PKU, một bệnh di truyền phải tuân theo chế độ ăn uống đặc biệt để ngăn chặn sự chậm phát triển tâm thần), bạn nên biết rằng một số biệt dược của viên nén hòa tan có thể chứa aspartame hình thành nên phenylalanine.
Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp quá mẫn với thuốc.

Tình trạng sức khoẻ nào ảnh hưởng đến thuốc loratadine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:

Bệnh tiểu đường tuýp 2 – Các chất thông mũi trong thuốc này có thể khiến bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh tim hoặc mạch máu;

Phì đại tuyến tiền liệt;

Tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc bí tiểu – một số tác dụng của thuốc kháng histamin có thể làm cho vấn đề về đường niệu xấu đi;

Tăng nhãn áp – tăng nhẹ áp lực lên mắt bên trong có thể xảy ra;

Bệnh tim hoặc mạch máu;

Tăng huyết áp – các chất thông mũi trong thuốc này có thể gây ra tăng huyết áp và cũng có thể tăng nhịp tim;

Bệnh thận – nồng độ loratadine trong máu cao hơn có thể xảy ra, có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Liều thuốc kết hợp có chứa loratadine có thể cần phải giảm;

Bệnh gan – nồng độ loratadin trong máu cao hơn có thể xảy ra, có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ;

Cường giáp – nếu tuyến giáp hoạt động quá mức gây ra nhịp tim nhanh, các chất thông mũi trong thuốc này có thể khiến nhịp tim đập nhanh hơn nữa;

Bí tiểu – tình trạng có thể xấu đi nếu sử dụng pseudoephedrin.

Những lưu ý trước khi dùng thuốc loratadine

  • Khi dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Đang mang thai hoặc cho con bú, bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này.
  • Khi điều trị viêm mũi dị ứng có thể sử dụng thuốc Loratadin kết hợp cùng với pseudoephedrin hydroclorid để làm giảm ngạt mũi.
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn nên cẩn thận trọng khi dùng thuốc này với các thực phẩm, đặc biệt là bưởi chùm.
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh phenylketone niệu (PKU, một bệnh di truyền phải tuân theo chế độ ăn uống đặc biệt để ngăn chặn sự chậm phát triển tâm thần).
  • Không dùng thuốc loratadin cho trẻ em dưới 2 tuổi vì độ an toàn và hiệu quả khi dùng loratadin cho trẻ em dưới 2 tuổi chưa được xác định.
  • Những trường hợp đặc biệt như mang thai, cho con bú, phẫu thuật…vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này. Tuy nhiên trước khi dùng thuốc bạn hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc dùng thuốc tránh để xảy ra những đáng tiếc.

Nên làm gì khi sử dụng thuốc quá liều

Khi sử dụng thuốc quá liều, người bệnh sẽ có các triệu chứng:

  • Ở người lớn, khi uống quá liều viên nén loratadin (40 - 180 mg), có những biểu hiện: Buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu.
  • Đối với trẻ em, có biểu hiện ngoại tháp và đánh trống ngực, khi uống siro quá liều (vượt 10 mg).

Khi biết bản thân mình sử dụng thuốc quá liều các bạn nên:

  • Điều trị quá liều loratadin thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bắt đầu ngay và duy trì chừng nào còn cần thiết.
  • Trường hợp quá liều loratadin cấp, gây nôn bằng siro ipeca để tháo sạch dạ dày ngay. Dùng than hoạt sau khi gây nôn có thể giúp ích để ngăn ngừa hấp thu loratadin.
  • Nếu gây nôn không kết quả hoặc chống chỉ định (thí dụ người bệnh bị ngất, co giật, hoặc thiếu phản xạ nôn), có thể tiến hành rửa dạ dày với dung dịch natri clorid 0,9% và đặt ống nội khí quản để phòng ngừa hít phải dịch dạ dày.

Hạn dùng và 1 số chú ý về thuốc Loratadine

  • Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Các bạn có thể non trên bao bì của thuốc
  • Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ

Những bệnh nhân sau cần thận trọng khi sử dụng thuốc usalota loratadine

Một số người bệnh sau đây nên thận trọng khi phải sử dụng thuốc loratadine:

  • Người bị suy gan.
  • Phụ nữ có thai và nuôi con bú.
  • Khi dùng loratadin, có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng.
  • Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú:

Chưa có những nghiên cứu đầy đủ và kiểm tra tốt về sử dụng loratadin trong thai kỳ. Do đó chỉ dùng loratadin trong thai kỳ khi cần thiết, với liều thấp và trong thời gian ngắn.

Loratadin và chất chuyển hóa descarboethoxyloratadin tiết vào sữa mẹ. Nếu cần sử dụng loratadin ở người cho con bú, chỉ dùng loratadin với liều thấp và trong thời gian ngắn.

Tác dụng của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt vì vậy nên thận trọng cho người lái xe và vận hành máy móc.

Hướng dẫn cách bảo quản thuốc loratadin 10mg

Cũng giống như nhiều loại thuốc tân dược khác, thuốc Loratadin 10mg cũng có những tiêu chuẩn bảo quản nhất định. Cụ thể:

  • Thuốc loratadin 10mg được bảo quản ở nơi khô thoáng, không ẩm ướt, không có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
  • Có thể bảo quản thuốc loratadin 10mg trong tủ lạnh nhưng chỉ để ở ngăn mát.
  • Đặt thuốc loratadin 10mg xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.
  • Đọc kĩ hướng dẫn bảo quản thuốc loratadin 10mg trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trong trường hợp thuốc bị hết hạn sử dụng cần có biện pháp xử lí thuốc đúng cách để không làm ảnh hưởng đến môi trường.

Giá thuốc Loratadine 10 mg traphaco là bao nhiêu?

Hiện nay, thuốc chống dị ứng 10mg có giá là 12.000 đồng/ hộp 2 vỉ x 10 viên.

Đây là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong các đơn thuốc của bệnh viện. Chính vì vậy hầu như tiệm thuốc nào cũng có bán và bạn có thể tìm mua được dễ dàng.

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý  trước khi sử dụng loại thuốc bạn nên hỏi qua ý kiến của những người có chuyên môn để xác định được tính phù hợp cũng như biết cách sử dụng thuốc đúng liều lượng nhé.

Chúc các bạn sức khỏe!

Trịnh Tùng

Tác giả : Trịnh Tùng

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng tham giam khám, điều trị, phẫu thuật các bệnh lý hậu môn - trực tràng tại một số bệnh viện đa khoa khu vực Hà Nội. Cố vấn chuyên môn (Phẫu thuật) của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Phụ trách khoa ngoại của Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội.

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng là bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm khám, điều trị và phẫu thuật  các bệnh lý hậu môn - trực tràng như: Trĩ, rò hậu môn, polyb hậu môn,... . Với kinh nghiệm,, trình độ chuyên môn, kĩ thuật và phương pháp điều trị tốt, bác sĩ luôn được người bệnh tin tưởng và tín nhiệm.

Đầy đủ thông tin tại : Trịnh Tùng - CEO 2bacsi

Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap