[Kiến Thức] Bệnh trĩ là gì ? Nguyên nhân và cách chữa tốt nhất năm 2019

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Trịnh Tùng
Chuyên mục
Bệnh hậu môn
November 12, 2019

Gần 60% dân số Việt Nam mắc phải bệnh trĩ – phổ biến là vậy nhưng thực tế rất nhiều người vẫn âm thầm chịu đựng trĩ không đi khám ngay khi dấu hiệu bệnh mới ở giai đoạn đầu. Có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ nộitrĩ ngoại. Muốn nắm rõ những cách điều trị đó là gì để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm, mời các bạn cùng theo dõi thông tin chi tiết có trong nội dung bài viết dưới đây.

Định nghĩa: Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là gì? Có thể nói, bệnh trĩ không đơn thuần chỉ là bệnh của tĩnh mạch, mà chính là bệnh của cả 1 hệ thống từ mạch máu đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn.

Bệnh trĩ hình thành là do sự co dãn quá mức của tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn. Sự co dãn quá mức này thông qua việc: rặn khi đại tiện, đi cầu ra máu, táo bón kéo dài,...Khiến các tĩnh mạch này bị ứ đọng máu, sưng phồng, phình giãn và tạo ra các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn.

Đặc biệt, trĩ được phân chia làm hai loại, tùy thuộc vào vị trí xảy ra, đó là:

  • Trĩ nội: liên quan đến các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Trĩ nội thường gây chảy máu nhưng không gây đau. Khi các búi trĩ to lên, chúng có thể lồi ra ngoài hậu môn, tình trạng này gọi là sa búi trĩ.
  • Trĩ ngoại: liên quan đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc đau và đôi khi có thể kèm theo chảy máu.

Có 4 cấp độ bệnh trĩ: Dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.

  • Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Trĩ độ 2: Lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
  • Trĩ độ 3: Mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
  • Trĩ độ 4: Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
Bệnh trĩ là gì ? Có ảnh hưởng không

Lưu ý: Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc: Bệnh trĩ có lây không? Đối với câu hỏi này, Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng khẳng định một điều: Bệnh trĩ, hầu hết trong các trường hợp là không gây nguy hiểm đến tính mạng con người và không lây nhiễm.

Tìm hiểu: Nguyên nhân bệnh trĩ xuất phát do đâu?

Nguyên nhân bệnh trĩ xuất phát do đâu? Có đến 99% bệnh nhân luôn thắc mắc lý do vì sao mình bị trĩ. Để đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân nổi bật gây ra căn bệnh này bạn nhé.

Bị trĩ do táo bón và tiêu chảy lâu ngày

Có đến 80% bệnh nhân bị trĩ là do nguyên nhân bị táo bón và tiêu chảy lâu ngày. Vâng, đúng là như vậy, khi bị táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày, khiến cho niêm mạc bị thương tổn, tạo điều kiện cho bệnh trĩ hình thành.

Tiêu chảy là một trong những biểu hiện khiến nhiều bệnh nhân lầm tưởng bởi và xem nhẹ. Bởi dấu hiệu tiêu chảy của trĩ giống hoàn toàn so với bệnh kiết lỵ. Nên nhiều bệnh nhân lầm tưởng và không đi khám để điều trị.

Đa phần những người mắc bệnh táo bón và tiêu chảy họ phải đi vệ sinh liên tục. Chính điều này đã làm cho thành ruột bị co thắt quá nhiều. Theo thời gian, những áp lực này sẽ hình thành nên những tổn thương. Nó áp lực lên vùng chậu và vùng hậu môn, từ đó hình thành nên bệnh trĩ.

Nguyên nhân bị trĩ là do không cung cấp đủ nước cho cơ thể

Nguyên nhân bị trĩ là do không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Thật vậy, bạn có biết hơn 80% cơ thể là nước. Nước đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa chất cho cơ thể.

Nước giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn, đồng thời hỗ trợ cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh. Do đó bình quân một người mỗi ngày phải cung cấp cho cơ thể từ 2 đến 2,5 lít nước để hoạt động.

Vì vậy, khi bạn không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nó không chỉ gây ra những căn bệnh về đường tiêu hóa hình thành nên bệnh trĩ. Mà còn gây ra các bệnh về da làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân xuất hiện búi trĩ là do chế độ ăn uống

Nguyên nhân xuất hiện búi trĩ có thể là do chế độ ăn uống hàng ngày không khoa học.

Chất xơ là một trong những dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa. Nếu cơ thể thiếu hụt một lượng chất xơ cần thiết, thì bệnh trĩ có thể hình thành rất nhanh chóng.

Thay vào đó, nhiều người lại cung cấp quá nhiều chất đạm, chất dầu mỡ và đồ cay nóng. Những chất này không chỉ khiến cho tình trạng táo bón xảy ra. Mà nó còn kích thích hình thành nên búi trĩ gây ra trĩ.

Nguyên nhân sa búi trĩ là do phụ nữ mang thai và sau sinh con

Một nguyên nhân gây sa búi trĩ phải kể đến chính là do phụ nữ mang thai và sau sinh con. Phái đẹp trong quá trình mang thai và sau sinh là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao nhất.

Nguyên nhân là do sức ép của thai nhi dồn vào vùng chậu và vùng hậu môn. Những sức ép này sẽ truyền lên tĩnh mạch. Khiến cho tĩnh mạch không thể lưu thông máu một cách dễ dàng, mà gây ra hiện tượng tắc nghẽn. Và chỉ một thời gian ngắn sau đó, những thương tổn này sẽ tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành gây nên bệnh trĩ.

Bị trĩ ngoại do đứng hoặc ngồi quá lâu

Bị trĩ ngoại do đứng hoặc ngồi quá lâu. Theo Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng, hiện công tác tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: Những người làm văn phòng phải đứng hoặc ngồi quá lâu. Đây chính là một trong những nguyên nhân hình thành bệnh trĩ.

Bởi, khi đứng hoặc ngồi quá lâu trong một thời gian dài, nó sẽ tạo nên một áp lực nên toàn bộ cơ thể. Đặc biệt hơn khi những áp lực này sẽ dồn xuống vùng hậu môn trực tràng.

Bị trĩ ngoại do ngồi làm việc lâu

Từ đó, gây cản trở quá trình lưu thông máu, khiến cho các tĩnh mạch bị tắc nghẽn. Theo thời gian các tĩnh mạch này vì sưng phồng quá mức hình thành nên trĩ.

Nguyên nhân bệnh trĩ là do lười vận động

Nguyên nhân bệnh trĩ cũng có thể là do lười vận động hoặc do vận động và tập luyện thể dục thể thao không đúng cách.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những người thường xuyên vận động vừa cải thiện được sức khỏe, vừa cải thiện được hệ tiêu hóa theo cách tốt nhất.

Còn đối với những người ít vận động, nó khiến cho cơ thể nặng nề, trì trệ, không hoạt bát. Lúc này, nó khiến cho quá trình lưu thông máu không được ổn định.

Làm cho các cơ quan vùng hậu môn không được bơm đủ máu cần thiết để duy trì hoạt động một cách ổn định. Qua thời gian, nó khiến cho hậu môn bị co thắt lại và hoạt động suy yếu dần. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hình thành nên trĩ.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do vệ sinh hậu môn không đúng cách

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do vệ sinh hậu môn không đúng cách. Vùng hậu môn là nơi đào thải những độc tố độc hại bên trong cơ thể ra bên ngoài. Nếu bạn vệ sinh vùng hậu môn không đúng cách, thì vi khuẩn sẽ có cơ hội hình thành và và phát triển nhanh chóng.

Nguyên nhân trĩ nội là gì – Do tuổi tác

Nguyên nhân bị trĩ nội là gì? Có thể là do vấn đề tuổi tác. Khi tuổi đã cao, cơ quan tiêu hóa bắt đầu hoạt động kém dần đi. Độ đàn hồi ở tĩnh mạch bắt đầu suy giảm.

Chính điều này đã làm cho cơ quan tiêu hóa ngày càng bị trì trệ. Kết hợp với một chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Nó hình thành nên bệnh táo bón thường xuyên và lâu ngày ở người già.

Chỉ trong một thời gian ngắn, tình trạng tổn thương lên tĩnh mạch và vùng hậu môn tạo điều kiện cho bệnh trĩ hình thành.

Xem thêm : [Tư Vấn ] Bệnh trĩ ngoại là gì? Nguyên nhân vàcách điều trị tốt hiện nay

Triệu chứng của bệnh trĩ ở phụ nữ và nam giới phổ biến nhất

Triệu chứng của bệnh trĩ ở phụ nữ và nam giới phổ biến nhất đó là gì? Sự thật là không khó để các bạn nhận biết căn bệnh trĩ. Nhưng vì chủ quan cộng thêm tâm lý ngại khám vì thuộc vùng “nhạy cảm” nên nhiều người đã bỏ qua những dấu hiệu nguy hiểm.

Thông qua nội dung dưới đây, hy vọng mọi người cẩn trọng và chú ý hơn đến các dấu hiệu của bệnh trĩ. Đó là:

  • Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi đại tiện. Ban đầu có thể thấy một lượng máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn. Tình trạng ngứa khiến nhiều người không chịu được phải dùng tay gãi, vô tình làm cho vết thương lan rộng và ngày càng bị tổn thương.
  • Đau, sưng hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt. Tình trạng này khiến bệnh nhân thấy vướng cộm, rất bất tiện, rất khó có thể ngồi như người bình thường được.
  • Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau. Tình trạng này còn gọi là sa búi trĩ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội như thế nào? Để biết trĩ nội có những triệu chứng đặc trưng nào, mọi người hãy ghi nhớ những thông tin dưới đây:

  • Đại tiện ra máu: tình trạng chảy máu trong và sau khi đi đại tiện là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ nội. Ban đầu, lượng máu chảy nhỏ giọt, không gây ra cảm giác đau rát hay khó chịu. Lâu dài, khi lượng máu ra quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến người mắc trĩ choáng váng, mệt mỏi.
  • Đau hậu môn: cảm giác cộm, khó chịu hoặc vướng tại hậu môn. Một số trường hợp mắc bệnh trĩ nội cấp độ nhẹ sẽ không cảm thấy đau, nhưng khi bệnh tiến triển nặng sẽ làm tắc tĩnh mạch gây ra các cơn đau cấp hoặc mãn tính.
  • Búi trĩ sa xuống hậu môn: đây là giai đoạn tiếp theo của bệnh về trĩ nội, xảy ra khi búi trĩ sa xuống khỏi hậu môn, có thể tự thụt vào và thường xảy ra khi đi đại tiện.

Xem thêm : [ Giải đáp ] Bệnh trĩ nội là gìvà những biến chứng nguy hiểm của bệnh

Những đặc trưng dễ nhận biết nhất về dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

Những đặc trưng dễ nhận biết nhất về dấu hiệu bệnh trĩ ngoại là gì? Trĩ ngoại thường nằm ở vùng da quanh hậu môn, với những triệu chứng điển hình như:

  • Các nếp gấp ở hậu môn sưng to: là triệu chứng bệnh trĩ ngoại đầu tiên, hiện tượng này gây ra do các dịch bẩn đọng lại trên hậu môn sau khi đi đại tiện.
  • Nứt kẽ hậu môn: các cục máu đông xuất hiện gần hậu môn ở người bệnh trĩ ngoại, chúng trở nên sưng phồng và gây nứt kẽ hậu môn.
  • Trĩ sa ra ngoài: bệnh trĩ ngoại càng để lâu thì búi trĩ càng to và sa ra ngoài nhiều hơn gây khó chịu và chảy máu kéo dài.

Giải đáp câu hỏi: Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Đối với câu hỏi: Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng, hiện công tác tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng lý giải: Tùy thuộc vào từng trường hợp và diễn biến của bệnh mới có thể khẳng định được trĩ có nguy hiểm không. Thông thường, những biến chứng từ trĩ thì rất hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra. Đó là:

  • Thiếu máu do mất máu mãn tính qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi oxy cho tế bào. Trường hợp này hiếm xảy ra.
  • Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông.
  • Tắc mạch: Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ. Khi mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn, bưng vác nặng, có thai, chơi thể thao nặng,...sẽ làm tăng áp lực trong khoang bụng, tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch.
  • Khi tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng.
  • Khi tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm trong sâu và triệu chứng không rầm rộ như trĩ ngoại.
  • Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Các phương pháp chữa trị bệnh trĩ phổ biến nhất hiện nay

Các phương pháp chữa trị bệnh trĩ phổ biến nhất hiện nay đó là gì? Tuy không phải là bệnh hiểm nghèo, ác tính như nhiều căn bệnh khác. Nhưng nếu để lâu sẽ gây ra rất nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe. Vậy bệnh trĩ và cách điều trị nào tốt nhất, mang lại hiệu quả và đảm bảo an toàn?

1. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà thông qua điều trị bảo tồn và chế độ sinh hoạt

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà thông qua điều trị bảo tồn và chế độ sinh hoạt đó là gì? Khi bạn bị trĩ ở giai đoạn nhẹ, thì bạn hoàn toàn có thể dễ dàng kiểm soát tại nhà bằng những cách dưới đây:

  • Chườm đá lạnh: Sử dụng túi nước đá đặt vào hậu môn khoảng 15p để giảm sưng và đau. Cách này rất hiệu quả với trường hợp bị trĩ ngoại độ 3 4. Lưu ý khi chườm đá không bôi bất kỳ loại kem nào vào búi trĩ.
  • Dùng thuốc làm mềm phân: Trường hợp phân cứng sẽ ma sát mạnh vào các búi trĩ khiến chúng bị chảy máu, sưng đau và dễ nhiễm trùng. Khi này bạn nên dùng thuốc làm mềm phân để không tác động quá mạnh tới búi trĩ.
  • Mặc quần rộng thoáng mát.
  • Không rặn quá mạnh khi đi cầu.
  • Khi cảm thấy mắc cầu hãy đi ngay lập tức đừng để đó lát nữa mới đi vì nó sẽ gia tăng áp lực lên ổ bụng tạo thành búi trĩ.
  • Ngâm hậu môn trong một bồn tắm bằng nước muối ngày 2-3 lần giúp giảm nhiễm trùng và cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở búi trĩ.

2. Thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng

Thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng là thuốc nào? Đây có lẽ luôn là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân nhất hiện nay. Cụ thể những loại thuốc đó là:

  • Nhóm thuốc chữa bệnh trĩ với chức năng kháng viêm và kháng sinh bao gồm: acetaminophen, aspirin (Asreiptin, Bayer) và ibuprofen ( Advil, Motrin).
  • Nhóm thuốc điều trị bệnh trĩ dạng bôi: Thuốc bảo vệ và làm bền tĩnh mạch: Zinc oxide, Resorcinol, Bismuth subgallate; thuốc chống viêm, giảm ngứa: Hydrocortisone 1%; thuốc sát trùng ngoài hậu môn: Phenylmercuric nitrate, Boric acid,…
  • Nhóm thuốc chữa bệnh trĩ đặt hậu môn: Viên đạn trĩ Proctolog, thuốc đạn Avenoc, thuốc Neo Haelar, Witch Hazel.

3. Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng các bài thuốc dân gian nổi tiếng hiện nay

Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng các bài thuốc dân gian nổi tiếng hiện nay có lẽ luôn là chủ đề mà người bệnh mong chờ được tìm hiểu nhất. Vì hầu hết các bài thuốc dân gian thường dễ tìm kiếm, rẻ tiền, độ an toàn cao,...

Cách giảm sưng búi trĩ bằng rau diếp cá

Cách giảm sưng búi trĩ bằng rau diếp cá như thế nào? Theo nghiên cứu của Đông y, rau diếp cá có vị cay, có tính lạnh, giúp thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, sát khuẩn cao. Do đó mà chúng có khả năng chữa trị bệnh trĩ khá tốt.

Cách sử dụng:

Cách 1. Khi tình trạng các búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn: Hãy vệ sinh thật sạch vùng hậu môn của mình rồi lau khô. Sau đó giã nát rau diếp cá rồi đắp vào, dùng băng gạc cố định rau diếp cá tại hậu môn để tinh chất có thể thấm vào búi trĩ và giảm các triệu chứng mà trĩ gây ra.

Cách 2. Nếu các búi trĩ trở nên sưng, đau. Bạn hãy dùng rau diếp cá nấu nước và ngồi xông hơi hậu môn của mình, cách làm này sẽ khiến cho tình hình trở nên dễ chịu hơn.

Bệnh trĩ nội và phương pháp điều trị bằng đu đủ

Bệnh trĩ nội và phương pháp điều trị bằng đu đủ là như thế nào? Rất nhiều người biết đến đủ đủ và thường xuyên ăn chúng nhưng lại không biết rằng đu đủ xanh có tác dụng thần kỳ trong việc điều trị bệnh trĩ.

Cách sử dụng:

Cách 1. Bạn chỉ cần chuẩn bị một trái đu đủ xanh còn nguyên cuống, càng nhiều nhựa càng tốt. Trước khi đi ngủ, hãy vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn của mình bằng nước muối sinh lí. Sau đó cắt đôi trái đu đủ xanh còn tươi và để nguyên cuống úp vào mỗi bên cẳng chân một nửa rồi cột lại để vậy ngủ qua đêm. Sáng hôm sau, gỡ ra và vệ sinh sạch sẽ với nước.

Cách 2. Để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ của mình với đu đủ xanh thì bạn cũng có thể dùng đu đủ chín ăn hằng ngày. Ăn đủ đủ chín thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng. Từ đó, các dấu hiệu bệnh trĩ sẽ nhanh chóng được chấm dứt.

Trị bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng lá trầu không

Mọi người có thể trị bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng lá trầu không cũng vô cùng hiệu quả. Hiện nay, bí quyết chữa bệnh bằng lá trầu đang được rất nhiều người truyền tay nhau.

Ưu điểm: Lá trầu không được giới Đông y xem như là một loại thuốc quý, được dùng để chữa các bệnh như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng,…

Cách sử dụng:

Cách 1. Dùng lá trầu không nguyên chất, chọn những lá có bản to, xanh, không bị sâu bọ, hư hỏng.

Khoảng 100 lá trầu không, nấu với khoảng 1 lít nước, đến khi nước sôi thì để khoảng vài phút cho các tinh chất từ trong lá trầu có thể được tiết ra hết.

Đỗ nước ra chậu nhỏ rồi xông hậu môn của mình cho đến khi nước ấm, thì ngồi ngâm hậu môn, dùng tay rửa nhẹ nhàng để tinh chất trầu không sát khuẩn, kiềm hãm sự phát triển của bệnh trĩ.

Cách 2: Dùng lá trầu kết hợp với các nguyên liệu điều trị khác

7 lá trầu, 7 hạt gấc, 7 quả bồ kết, 1 hạt cau. Giã nát những nguyên liệu trên rồi đun sôi hợp chất này.

Khi các hợp chất đã được tiết ra thì dùng nước xông hậu môn như bình thường, khi xông xong thì lau sạch, dùng lá trầu giã nát đắp lên vài phút để hỗ trợ điều trị nhanh hơn.

Cách điều trị bệnh trĩ bằng tỏi

Cách điều trị bệnh trĩ bằng tỏi như thế nào cho hiệu quả? Tỏi không chỉ là nguyên liệu dùng trong gian bếp hằng ngày của mọi nhà, mà chúng còn là vị thuốc để chữa trị nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh trĩ.

Cách sử dụng:

Cách 1. Dùng tỏi kết hợp với rượu: Chỉ cần chuẩn bị một ít rượu, tỏi có thể cắt lát hoặc giã nát, ngâm tỏi với rượu khoảng 2 tuần.

Sau khi đã có hỗn hợp tỏi ngâm rượu thì cứ mỗi tối trước khi đi ngủ, hãy vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi dùng bông thấm tinh chất đắp vào hậu môn.

Cách 2. Dùng tỏi kết hợp với bột hoàng liên: Cũng với cách này, bạn có thể nướng tỏi lên rồi xay nhuyễn tỏi.

Sau đó trộn bột hoàng liên với phần bột tỏi nước vừa xay nhuyễn lại với nhau. Vo thành những viên nhỏ, mỗi ngày uống vài viên, tốt nhất là 5 viên.

Thực hiện trong 15 ngày bạn sẽ thấy bệnh tật trong người mình có tiến triển rất khả quan.

Bệnh trĩ và cách điều trị bằng quả sung

Bệnh trĩ và cách điều trị bằng quả sung đang là bài thuốc dân gian từ xa xưa vẫn được gìn giữ và lưu truyền cho đến tận ngày nay. Tuy bài thuốc này không thể có tác dụng nhanh như những loại thuốc tân dược nhưng chúng lại rất an toàn và không có bất cứ tác dụng phụ nào.

Cách sử dụng:

Cách 1. Nấu nước quả sung để xông hậu môn của mình. Thực hiện bằng cách chuẩn bị một ít nước lá sung thêm vào khoảng 10 trái sung tươi.

Nấu sôi rồi xông hậu môn, thời gian xông phải từ 30p trở lên thì các triệu trứng của bệnh trĩ mới có thể được cải thiện.

Cách 2. Ngoài việc xông, thì bạn cần phải kết hợp với việc ăn trái sung tươi hằng ngày, ăn vào mỗi khi đói để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Cách 3. Hay cũng có thể chế biến quả sung thành món ăn ngon lạ miệng cho gia đình. Có thể nấu trái sung với lòng lợn: Chuẩn bị 10-20 trái sung tươi hoặc đã được phơi khô. Chuẩn bị một nồi nước vừa ăn, cho lòng lợn làm sạch vào.

Nước sôi cho sung vào rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng, cách này vừa trở thành một món ăn ngon, vừa hỗ trợ chữa trĩ bằng phương pháp dân gian hiệu quả.

Bệnh trĩ và cách chữa bằng lá vông

Bệnh trĩ và cách chữa bằng lá vông như thế nào? Có thể thấy, lá vông là một cây mọc hoang, nhưng chúng có tác dụng rất lớn trong điều trị trĩ. Lá vông có tính sát khuẩn, chống viêm cao,....

Cách sử dụng: Chuẩn bị vài lá vông tươi, khoảng 10 lá, rửa sạch với nước muối.

Sau đó đem những lá vông đó đi hơ qua lửa rồi đắp lên hậu môn, trước khi đắp, hậu môn phải được rửa thật sạch.

Lá vông hơ qua lửa sẽ có tác dụng làm co búi trĩ. Cách này thực hiện rất đơn giản, nên bạn hãy thực hiện áp dụng thường xuyên để mang lại kết quả cao.

Cách chữa trị bệnh trĩ bằng dầu dừa

Cách chữa trị bệnh trĩ bằng dầu dừa cũng là một trong những phương pháp dân gian nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ. Dầu dừa ngoài có công dụng là nguyên liệu chăm sóc sắc đẹp cho các phái yếu thì nó còn có thể làm giảm các triệu trứng do trĩ gây ra.

Cách sử dụng: Hằng ngày, vệ sinh hậu môn thật sẽ rồi lau thật khô. Sau đó bôi trực tiếp dầu dừa vào hậu môn.

Tốt hơn hết, một ngày bạn cần thực hiện vài lần. Chỉ trong vòng vài tuần là bạn đã có thể thấy những hiệu quả mà dầu dừa mang lại.

Trị bệnh trĩ bằng lá ổi

Trị bệnh trĩ bằng lá ổi như thế nào cho hiệu quả? Vẫn biết rằng lá ổi là một trong những bài thuốc nam phổ biến, được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Theo y học cổ truyền trong lá ổi có vị chát, lành tính có khả năng co mạch, sát trùng các vết thương. Ăn lá ổi còn có thể hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng do đó mà chúng có thể chữa bệnh trĩ rất tốt.

Cách sử dụng:

Cách 1. Bạn có thể ngâm rửa hậu môn bằng lá ổi. Chỉ cần chuẩn bị một nắm lá ổi non, rửa sạch rồi sau đó đem đun sôi.

Khi nước còn ấm hãy ngồi ngâm hậu môn của mình khoảng 30p, sau khi ngâm xong hay lau khô, tránh rửa lại với nước để chúng có thể giữ vệ sinh, sát khuẩn cho vùng da bị tổn thương.

Cách 2. Bằng cách khác bạn có thể ép lấy nước lá ổi non uống hằng ngày. Những khoáng chất chứa trong lá ổi sẽ giúp cho việc chữa trị bệnh của bạn nhanh chóng mang lại nhiều khả thi và bạn sẽ mau chóng được khỏi bệnh trĩ đến không ngờ.

Khuyến cáo: Việc điều trị bệnh trĩ theo phương pháp dân gian không giống như những phương pháp điều trị bệnh khác. Vì phương pháp này không thể mang lại hiệu quả ngay tức khắc, cần phải có tính kiên nhẫn.

Chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản

Tùy theo từng cơ địa của mỗi người, tùy vào cấp độ, tình trạng bệnh nên những phương pháp sẽ cho lại những kết quả khác nhau. Vì vậy, người bệnh cũng cần phải tránh những suy nghĩ tiêu cực mà làm ảnh hưởng đến kết quả chữa trị của mình. Cần phải kiên trì, giữ vững tâm lí của bản thân thì mọi công sức bạn bỏ ra sẽ nhận lại được sự hài lòng.

4. Tìm hiểu về thuốc chữa bệnh trĩ cho mẹ bầu

Thuốc chữa bệnh trĩ cho mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý. Vì cơ thể thai phụ thường rất nhạy cảm và cần phải đặc biệt cẩn thận tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của em bé.

Khi mẹ bầu gặp vấn đề với bệnh trĩ, uống thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên chọn việc trị bệnh hữu hiệu nhất chính là: Thay đỗi các thói quen ăn uống hằng ngày của mình. Hãy nhớ:

  • Ăn nhiều rau, uống nhiều nước để cải thiện phần nào tình hình của bản thân.

Bên cạnh đó các bà bầu còn có thể dùng các cách chữa bệnh trĩ dân gian như:

  • Bài thuốc chữa trị trĩ bằng rau mồng tơi, uống nước ép rau diếp cá, dùng lá thiên lý,... để đắp vào hậu môn.

Có thể nói, những cách trên này thật sự hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu đang bị trĩ. Vừa không làm ảnh hưởng đến bản thân mình, tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý, lại vừa đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

5. Cách điều trị bệnh trĩ nặng tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Cách điều trị bệnh trĩ nặng nghĩa là điều trị khi bệnh đang ở giai đoạn 4. Lúc này, các búi trĩ đã to, không thể nào làm nhỏ lại bằng các phương pháp kể trên. Trong trường hợp này chỉ còn cách đi đến một địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, chất lượn để phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có một địa chỉ y tế điều trị bệnh trĩ hiệu quả, nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người, sự đánh giá cao từ giới chuyên môn, địa chỉ đó chính là Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, tọa lạc tại số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là một địa chỉ y tế đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, khám chữa các bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng như bệnh trĩ và rất nhiều chứng bệnh nghiêm trọng khác nữa.

Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng luôn đảm bảo mở cửa tất cả các ngày trong tuần, từ 8h00 – 20h00 kể cả ngày nghỉ lễ tết để tiếp đón bệnh nhân chu đáo, nhất là những bệnh nhân ở nơi xa đến khám chữa. Phòng khám luôn tâm niệm rằng “Người thầy thuốc luôn coi trọng chữ tâm làm đầu, coi nỗi khổ của người bệnh như chính nỗi khổ của mình. Đó là trách nhiệm, đạo lương y luôn phải đặt nặng trên vai”. Đến với Phòng khám  người bệnh sẽ được thăm khám trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, cũng như đội ngũ lương y, nhân viên của phòng khám luôn tận tình chăm sóc bệnh nhân, điều kiện cơ sở vật chất cũng được trang bị tốt nhất.

Địa chỉ chữa bệnh trĩ uy tín tại Hà Nội

Đặc biệt, phác đồ điều trị bệnh trĩ cấp độ 4 của Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cũng hết sức cụ thể, hiệu quả. Cụ thể đó là:

Phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ bằng kỹ thuật HCPT.

Ưu điểm của phương pháp này chính là: Sử dụng sóng cao tần cầm máu tốt, không gây bỏng các tổ chức búi trĩ và các vùng xung quanh, hạn chế chảy máu, không đau, an toàn, thời gian thực hiện khoảng 30-45 phút tùy mức độ và thể trạng của người bệnh.

Sau đó, bệnh nhân điều trị bệnh trĩ còn được sử dụng thêm thuốc Đông y, ưu điểm của thuốc đối với nam giới là bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực. Đối với nữ giới là tăng cường nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt, mát gan, tiêu độc, đẹp da,...

Trên đây là tất cả những thông tin về bệnh trĩ cũng như các phương pháp điều trị trĩ hiệu quả nhất hiện nay, nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Nếu như còn điều gì thắc mắc cần được giải đáp từ bác sĩ hoặc muốn đặt lịch hẹn khám tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, bệnh nhân có thể liên hệ theo số điện thoại.... hoặc thông qua [Tư Vấn Trực Tuyến].

Tìm kiếm chúng tôi trên google:

bệnh trĩ

bệnh trĩ ngoại

bệnh trĩ nội

bệnh trĩ là gì

bệnh trĩ có lây k

triệu chứng của bệnh trĩ

bệnh trĩ nên ăn gì

chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

bệnh trĩ và cách điều trị

chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

bệnh trĩ ngoại là gì

chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam

bệnh trĩ giai đoạn đầu

bệnh trĩ sau sinh

chữa bệnh trĩ bằng đông y

bệnh học trĩ

bệnh trĩ ở trẻ em

bệnh trĩ không nên ăn gì

bệnh trĩ và cách chữa trị

chữa bệnh trĩ bằng tỏi

chữa bệnh trĩ bằng mật ong

chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá webtretho

bệnh trĩ ở bà bầu

bệnh trĩ tiếng anh

bệnh trĩ nội độ 1

bệnh trĩ ăn gì

bệnh trĩ wiki

bệnh trĩ nên kiêng ăn gì

bệnh trĩ khi mang thai

bệnh trĩ để lâu có sao không

Tham khảo:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C4%A9_(b%E1%BB%87nh)

http://soha.vn/benh-tri-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-20190103153032307.htm

https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/benh-tri-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-chua-benh-hieu-qua-c683a1015065.html

Trịnh Tùng

Tác giả : Trịnh Tùng

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng tham giam khám, điều trị, phẫu thuật các bệnh lý hậu môn - trực tràng tại một số bệnh viện đa khoa khu vực Hà Nội. Cố vấn chuyên môn (Phẫu thuật) của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Phụ trách khoa ngoại của Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội.

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng là bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm khám, điều trị và phẫu thuật  các bệnh lý hậu môn - trực tràng như: Trĩ, rò hậu môn, polyb hậu môn,... . Với kinh nghiệm,, trình độ chuyên môn, kĩ thuật và phương pháp điều trị tốt, bác sĩ luôn được người bệnh tin tưởng và tín nhiệm.

Đầy đủ thông tin tại : Trịnh Tùng - CEO 2bacsi

Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap