Bệnh trĩ nội độ 3 - Giai đoạn nguy hiểm nếu không chữa sớm
Bệnh trĩ nội độ 3 là giai đoạn tương đối nguy hiểm đối với người bệnh không như trĩ nội độ 1 hoặc độ 2. Bệnh hình thành với những triệu chứng khó chịu, cùng với đó những biến chứng của trĩ nội độ 3 xảy ra với tốc độ cực nhanh gây ảnh hưởng nặng nề đến thời gian và khả năng điều trị dứt điểm của bệnh. Nếu muốn khắc phục bệnh lý, người bệnh cần áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp. Đồng thời phải kiên trì thì mới đạt được hiệu quả.
Trĩ nội độ 3 là bệnh gì ?
Bệnh trĩ nội độ 3 là gì ? Đây được biết đến là cấp độ cũng như giai đoạn nặng và nguy hiểm của bệnh trĩ nội. Không còn ở mức độ mới khởi phát, giai đoạn nhẹ như bệnh trĩ nội độ 1 hay bệnh trĩ nội độ 2, trĩ nội độ 3 kéo theo nhiều triệu chứng nguy hiểm. Tần suất xuất hiện của những triệu chứng này cũng ngày càng tăng lên.
Bên cạnh đó ở cấp độ 3, những triệu chứng do bệnh trĩ nội gây ra còn tác động gây ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh, khiến người bệnh mất dần khả năng tập trung và kiểm soát bệnh lý. Chính vì thế đây được xem là giai đoạn khiến nhiều người nhận thức được khả năng ảnh hưởng và mức độ ảnh nguy hại của bệnh trĩ.
Những triệu chứng nhận biết bệnh trĩ nội độ 3
Các triệu chứng của bệnh trĩ nội độ 3 thường xuất hiện rõ ràng và dễ nhận biết. Khi mắc bệnh trĩ nội độ 3, người bệnh sẽ nhận thấy vùng hậu môn xuất hiện những triệu chứng sau:
Chảy máu
Trong thời gian đi đại tiện, người bệnh sẽ nhận thấy có một lượng lớn máu xuất hiện. Chúng theo phân chảy thành nhiều giọt hoặc bắn ra thành từng tia. Tình trạng chảy máu búi trĩ cũng xảy ra ở các giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên ở giai đoạn 1 và 2 lượng máu chảy ra từ hậu môn tương đối ít. Người bệnh có thể nhận ra chúng khi nhìn vào phân hoặc giấy vệ sinh.
Triệu chứng chảy máu của bệnh trĩ nội độ 3 nếu không sớm được khắc phục, bệnh nhân sẽ mắc phải tình trạng mất máu. Điều này khiến cơ thể của người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, suy nhược, hoa mắt, chóng mặt hay thậm chí là ngất xỉu.
Đau hậu môn
Ở cấp độ 3, bệnh nhân bị trĩ nội sẽ thường xuyên có cảm giác đau đớn dữ dội tại vùng hậu môn. Đồng thời có cảm giác vô cùng khó chịu. Đặc biệt là khi bạn đi đại tiện. Bên cạnh đó vùng hậu môn cũng tiết ra một lượng chất nhầy bất thường. Điều này tạo nên cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt và khó chịu.
Sa búi trĩ
Trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2 xuất hiện trong một thời gian dài khiến cho khả năng chặn đỡ búi trĩ giảm sút nghiêm trọng. Sau khi bước qua giai đoạn 3, đám rối tĩnh mạch có dấu hiệu giãn nở quá mức. Điều này khiến các búi trĩ tăng nhanh kích thước. Đồng thời búi trĩ sẽ từ trong lòng hậu môn sa ra ngoài lỗ hậu môn khi người bệnh rặn lúc đi đại tiện.
Tuy nhiên không giống giai đoạn 2, búi trĩ sa ra ngoài tại giai đoạn 3 không thể tự co lên được. Người bệnh phải dùng tay tác động vào búi trĩ như đẩy và ấn thì chúng mới có thể thu vào và nằm bên trong lỗ hậu môn.
Ở cấp độ 3, tình trạng sa búi trĩ xuất hiện thường xuyên hơn. Không chỉ riêng lúc đi đại tiện, tình trạng sa búi trĩ còn xuất hiện ngay trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày, trong khi làm việc, ngồi lâu hoặc đứng quá lâu một chỗ. Điều này khiến cho người bệnh luôn có cảm giác vướng víu, đau đớn và vô cùng khó chịu.
Mắc bệnh trĩ nội độ 3 có cần phẫu thuật hay không ?
Nếu bị bệnh trĩ nội đội 3 có cần phải phẫu thuật hay không là câu hỏi của nhiều người hiện nay.Trĩ nội là một dạng của bệnh trĩ thường xuất hiện kín đáo và không biểu hiện nhiều ra bên ngoài nên thường rất khó để nhận biết cho đến khi bệnh bị biến chứng. Trĩ nội độ 3 được biểu hiện với tình trạng sưng phù mạch, viêm nhiễm, hậu môn sưng phù, búi trĩ sa nghẹt ra bên ngoài và không tự chui vào hậu môn như thông thường.
Trả lời cho thắc mắc trên, TS. BS Trịnh Tùng – Bác sĩ phụ trách khoa ngoại, chuyên gia bộ môn ngoại tiêu hóa cho biết: Trĩ nội độ 3 có nguy cơ dẫn đến các biến chứng viêm nhiễm, sưng phù và thậm chí nhiễm trùng hậu môn, mất máu. Nhưng nếu chưa xảy ra biến chứng, người bệnh hoàn toàn vẫn có thể dùng thuốc để điều trị bệnh trĩ.
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu nghẹt búi trĩ, chảy máu hậu môn và bị viêm nhiễm nặng thì phẫu thuật cắt búi trĩ nội độ 3 là điều cần thiết. Bởi những biến chứng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị nhanh chóng.
Xem Thêm : Bệnh trĩ nội độ 4 là gì ? Có nguy hiểm hay không và nguyên nhân
Tổng hợp những phương pháp điều trị độ 3 an toàn và hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp điều trị triệt để bệnh trĩ nội độ 3 nhưng cần được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn chữa bệnh theo quá trình. Trong quá trình chữa bệnh bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa các loại thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y.
Thuốc Tây y
Đối với các loại thuốc Tây y, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa viên uống, thuốc bôi, thuốc đặt tại hậu môn và một số loại thuốc khác thường góp mặt trong điều trị bệnh trĩ tương tự như chữa bệnh trĩ độ 2. Tuy nhiên, khi mắc bệnh trĩ nội độ 3, người bệnh cần phải kiên trì và cố gắng hơn trong việc điều trị thì bệnh mới có thể thuyên giảm.
Một số loại thuốc Tây y có thể được dùng trong điều trị bệnh trĩ nội độ 3 gồm:
- Thành phần thuốc dùng cho toàn thân
- Thành phần thuốc nhuận tràng
- Thành phần thuốc giảm đau: Paracetamol, NSAIDs.
- Thành phần thuốc chống phù nề vết thương và chống viêm: Glucocorticoid, NSAIDs, alpha chymotrypsin
- Thành phần thuốc giúp điều trị giãn tĩnh mạch và làm bền thành mạch: Một số flavonoid cụ thể như hesperidin, OPCs (oligomeric proantho cyaniding complexes), diosmin, daflon. Ngoài tác dụng làm bền thành mạch, một số loại flavonoid còn có khả năng tác động làm tăng trương lực máu và làm đối kháng tác dụng vốn có của những chất trung gian hóa học trong điều trị viêm.
Thành phần thuốc thường được sử dụng trong điều trị những vết thương bên ngoài
- Thành phần thuốc co mạch: Ephedrin sulfat 0,1-0,125%, phenylephrin HCl 0,25%… tác động làm giảm chảy máu, cải thiện tình trạng viêm, ngứa xảy ra tại vùng hậu môn một cách tạm thời. Lưu ý, thành phần thuốc co mạch chống chỉ định với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp cao và những bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt.
- Thành phần thuốc làm giảm kích ứng, giảm đau, thuốc tê: Benzocain 5-20%, lidocain 2-5%… Những loại thuốc này thường được dùng trong cải thiện tình trạng kích ứng, ngứa ngáy khó chịu diễn ra xung quanh vùng hậu môn.
- Thành phần ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương: Framycetin, neomycin…
- Chất bảo vệ: Anolin, kẽm oxit, glycerin… Những chất này có khả năng tạo ra hàng rào vật lý. Từ đó giúp người bệnh ngăn chặn những kích ứng xảy ra ở mô vùng trực tràng – hậu môn. Đồng thời ngăn chặn sự mất nước diễn ra ở lớp sừng bên ngoài.
- Thành phần chống và ngăn ngừa viêm tại chỗ: Hydrocortison 0,25-1%.
Lưu ý người bệnh tuyệt đối không được sử dụng kéo dài trên một tuần những loại kem có chứa steroid không kê đơn trừ khi có yêu cầu và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi loại thuốc này có thể khiến da xung quanh vùng hậu môn của bạn mỏng đi. Đồng thời khiến vùng da này dễ chảy máu. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng những loại kem bôi có thành phần là thảo dược thiên nhiên.
Ngoài ra việc sử dụng những loại thuốc Tây y cũng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Đồng thời không tự ý tăng hoặc giảm liều dùng thuốc vì sẽ gây nguy hiểm.
Xem Thêm : [ Tổng hợp ] 4+ cách chữa bệnh trĩ nội an toàn và hiệu quả hiện nay (Mới nhất)
Thuốc Đông y
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, thuốc Đông y cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ nội độ 3 mà bạn có thể xem xét và áp dụng. Bài thuốc Đông y có thành phần là những vị thuốc, các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng cầm máu, cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy và làm teo búi trĩ.
Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng bài thuốc Đông y ngâm rửa kết hợp với uống được nhiều người tin dùng nhất hiện nay để chữa bệnh trĩ nội độ 3. Đó là bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang.
Đông y cho rằng, bệnh trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Theo quy luật, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch trở lại tim.
Tuy nhiên vì khí huyết ứ trệ nên máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết, tích tụ lại khiến tĩnh mạch căng phồng và mỏng đi. Trong quá trình đại tiện, áp lực lớn cùng sự cọ sát của phân làm vỡ tĩnh mạch gây đại tiện ra máu. Lâu dần, các tĩnh mạch này suy yếu, sa xuống tạo thành các búi trĩ.
Do đó, khác với Tây y, Đông y đi sâu vào giải quyết nguyên nhân sâu xa gây bệnh trĩ, giúp khí huyết lưu thông, làm bền các thành mạch tại hậu môn, khiến co và teo búi trĩ, loại bỏ từ từ các triệu chứng bệnh từ trong ra ngoài, tránh tái phát trĩ do loại bỏ được căn nguyên của bệnh.