[ Tổng hợp ] 4+ cách chữa bệnh trĩ nội an toàn và hiệu quả hiện nay (Mới nhất)
Bạn đang tìm kiếm những cách chữa bệnh trĩ nội an toàn và hiệu quả. Trĩ nội được biết đến là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như mang thai, ngồi nhiều, ít vận động hoặc do táo bón kéo dài gây nên. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, bạn nên tìm kiếm những cách chữa bệnh trĩ nội an toàn, hiệu quả và tận gốc.
Bệnh trĩ nội là gì ? Có nguy hiểm hay không?
Bệnh trĩ nội là tình trạng phình giãn quá mức của các tĩnh mạch nằm ngay ở lót bên trong trực tràng. Trĩ nội thường ít gât đau đớn ở mức giai đoạn nhẹ nên rất khó phát hiện cho đến khi búi trĩ bị sưng to và gây chảy máu khi đi vệ sinh nặng.
Đôi khi trĩ nội tăng sinh hoặc nhô ra ngoài hậu môn. Bạn có thể thấy hoặc cảm nhận được búi trĩ như những miếng đệm ẩm có màu hồng đậm. Lúc này bệnh gây đau hậu môn, cảm giác đau tăng lên rõ rệt mỗi khi đi cầu.
Búi trĩ nhỏ có thể tự chui vào trong trực tràng hoặc dùng tay đẩy lên được. Tuy nhiên một số trường hợp bị nặng búi trĩ nội nằm thường trực bên ngoài hậu môn gây đau dữ dội và khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Dùng thuốc, thay đổi lối sống hay phẫu thuật là những sự lựa chọn phổ biến để khắc phục căn bệnh này.
Chuẩn đoán mắc bệnh trĩ nội như thế nào cho chính xác
Để chuẩn đoán mắc bệnh trĩ nội chính xác nhất, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất, lịch sử bệnh, các dấu hiệu liên quan hoặc chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Một số xét nghiệm khác, chẳng hạn như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi đại trực tràng… cũng có thể được chỉ định nhằm mục đích kiểm tra tình trạng thiếu máu, xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc loại trừ các vấn đề khác về sức khỏe.
Đặc biệt lưu ý, tình trạng chảy máu trực tràng không chỉ xảy ra khi mắc bệnh trĩ nội mà còn có thể bắt gặp trong các bệnh lý nguy hiểm như ung thư đại tràng hay ung thư hậu môn. Nếu bạn bị đi ngoài ra máu kéo dài, thay đổi màu sắc và hình dáng phân … thì nên trao đổi với bác sĩ về việc tầm soát ung thư.
Xem Thêm : Tổng hợp tất cả thông tin bạn nên biết về bệnh trĩ nội độ 1 (Mới nhất 2019)
Tổng hợp 4 cách chữa bệnh trĩ nội an toàn và hiệu quả nhanh chóng nhất hiện nay
Y học ngày nay phát triển nên có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ nội tận gốc. Vậy các cách chữa này có những ưu điểm và nhược điểm như nào ? Tại sao lại hiệu quả cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây :
1. Chữa bệnh trĩ nội bằng phương pháp tây y
Phương pháp chữa bệnh trĩ nội bằng Tây y được phân ra làm 2 loại : Nội khoa và ngoại khoa ( Sử dụng thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt trĩ ).
- Điều trị nội khoa: Là phương pháp sử dụng các loại thuốc để chữa bệnh. Các loại thuốc Tây y để chữa trĩ nội gồm có: thuốc uống (Phenylephrine, Epinephrine, Norepinephrine), thuốc bôi (Proctolog, Cotri pro, Titanoreine) hoặc thuốc đặt (Avenoc, Witch Hazel, Calmol). Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được kê 1 số loại thuốc kháng sinh giảm viêm (Penicillin, Aspirin, Acetaminophen) hoặc thuốc giảm đau (Trimebutin, Medicone)
- Điều trị bằng thủ thuật: Bao gồm chích xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại…
- Phẫu thuật cắt trĩ: Có nhiều phương pháp như: Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, phẫu thuật cắt từng búi trĩ, phương pháp Longo, khâu treo trĩ bằng tay, khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler…
Đánh giá về các phương pháp chữa trĩ của y học hiện đại, Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Thư cho biết:
“Tây y chia làm nhiều phương pháp khác nhau để điều trị trĩ nội vì mỗi cách được chỉ định cho từng đối tượng khác nhau dựa trên tình trạng bệnh. Phương pháp điều trị nội khoa chỉ có tác dụng với bệnh trĩ giai đoạn đầu, còn để điều trị các cấp độ nặng hơn thì bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị ngoại khoa là sử dụng thủ thuật hoặc cắt trĩ.
Ưu điểm của điều trị nội khoa là mang lại tác động nhanh chóng, những loại thuốc này cũng rất dễ tìm thấy tại các hiệu thuốc hiện nay. Nhưng nhược điểm của tất cả thuốc Tây y là chỉ làm giảm được triệu chứng, không thể chữa dứt điểm bệnh. Vậy nên người bệnh luôn phải dùng trong thời gian dài vì cứ ngưng thuốc là bệnh lại tái phát.
Bên cạnh đó, tác dụng phụ lớn nhất của thuốc tây là gây viêm loét dạ dày, tăng men gan, hạn chế chức năng của thận. Ngoài ra còn hàng loạt những tác dụng phụ khác như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn… Vì vậy, người bệnh cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này.
Đối với phương pháp ngoại khoa thì đây là cách giúp loại bỏ ngay búi trĩ sau khi điều trị, không như việc dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này lại gây ra quá nhiều đau đớn, mà vẫn không chữa được dứt điểm bệnh trĩ. Trong khi tâm lý người bệnh lúc nào cũng sợ đụng đến dao kéo, đặc biệt là ở khu vực hậu môn. Vì thế mà đây không phải là phương pháp tối ưu cho người bệnh.”
2. Chữa bệnh trĩ nội bằng phương pháp Đông Y
Theo Đông y, nếu chỉ chú trọng vào việc loại bỏ búi trĩ và làm lành các tổn thương thì sau khi điều trị một thời gian, bệnh kiểu gì cũng sẽ quay trở lại. Bởi thế cho nên bên cạnh việc làm co teo búi trĩ, chữa lành tổn thương, thì còn cần giải quyết được căn nguyên gây bệnh.
Bác sĩ Thư lý giải: “Sở dĩ bệnh tái phát nhiều lần, ngay cả khi đã phẫu thuật là vì căn nguyên của bệnh vẫn còn trong cơ thể, chính là tình trạng ứ trệ khí huyết tại tĩnh mạch hậu môn. Nếu không khai thông kinh mạch thì sớm muộn gì cũng sẽ lại có búi trĩ mới mọc ra.”
Để giải quyết được nhược điểm này, các chuyên gia đã luôn tìm kiếm một phương pháp có thể đẩy lùi được căn nguyên gốc rễ của trĩ nội và mang lại hiệu quả lâu dài. Cuối cùng, bài thuốc chữa trĩ bí truyền của người H’Mông lại chính là chìa khóa để mở ra bước đột phá trong điều trị bệnh trĩ.
3. Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội tại nhà
Để chữa bệnh trĩ nội tại nhà bạn có thể thực hiện các mẹo dân gian sau :
Tắm nước ấm:
Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen có thể giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau do trĩ gây ra. Ngoài ra, một số người còn thêm chút giấm táo vào trong nước tắm để tận dụng đặc tính chống viêm tự nhiên của nó.
Thoa dầu dừa vào hậu môn:
Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, các hoạt chất chống oxy hóa ( phenol, phytosterol ) và một số loại axit béo có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm ngứa ở hậu môn khi bị trĩ.
Bạn hãy lấy dầu dừa thoa vào búi trĩ, để 5-10 phút rồi rửa sạch lại. Lặp lại việc làm này 2-3 lần mỗi ngày.
Chườm đá lạnh:
Áp một túi đá lạnh vào búi trĩ trong khoảng 15 phút có thể giúp tạm thời giảm đau và sưng. Thực hiện mẹo chữa bệnh trĩ nội này vài lần trong ngày mỗi khi bạn cảm thấy khó chịu.
Chữa bệnh trĩ nội bằng nha đam:
Các hoạt chất trong nha đam được cho là có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và sưng do bệnh trĩ. Bạn có thể lấy gel nha đam thoa vào búi trĩ hoặc nấu nước uống để chống táo bón, giúp dễ dàng đi cầu hơn.
Thay đổi lối sống:
Việc thay đổi một số thói quen nhất định trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ nội. Khi mắc căn bệnh này bạn cần lưu ý:
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Chất lỏng sẽ giúp làm mềm phân, tránh được tình trạng đau khi đi cầu.
- Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ, tránh táo bón
- Mặc quần rộng rãi, thoáng khí, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để không gây cọ sát, kích ứng búi trĩ.
- Đi ngoài ngay khi có nhu cầu. Tránh rặn quá mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Sau khi đi ngoài xong nên lau bằng khăn ẩm không chứa cồn và chất tạo mùi rồi rửa sạch bằng nước ấm.
- Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng như ngồi xổm, mang vác vật nặng, tập đẩy tạ…
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chống ứ trệ khí huyết, ngăn chặn bệnh trĩ nội phát triển nặng hơn.
Xem Thêm : Bệnh trĩ nội độ 2 là gì ? Cách chữa bệnh tốt nhất trong năm 2019 [ Giải Đáp ]
4. Điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp được lựa chọn sau cùng khi những cách điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc bạn bị bệnh trĩ nội độ 3, độ 4 có nguy cơ bị tắc mạch, hoại tử trĩ hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.
Ngày nay với sự tiến bộ của y học, bạn có thể được tiếp cận với nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại như Longo, HCPT, PPH. Chúng đều có những ưu nhược điểm riêng và chi phí thực hiện cũng khác nhau.
Tuy nhiên, đặc điểm chung của các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ là đều gây nên đau đớn vô cùng cho người bệnh. Ngoài ra, nó còn dễ để lại biến chứng trong thời gian hậu phẫu như hẹp hậu môn, xuất huyết hậu môn, rối loạn chứng năng hậu môn,…
Vậy nên, đây chỉ nên là giải pháp cuối cùng mà người bệnh nên nghĩ tới. Trước khi quyết định phẫu thuật cắt trĩ, bệnh nhân nên sử dụng thuốc Đông y trước.
Trên đây chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc 4 cách chữa bệnh trĩ nội an toàn và hiệu quả được nhiểu người lựa chọn hiện nay. Để lựa chọn được phương án hiệu quả và an toàn nhất dành cho mình, bạn nên đi thăm khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng.