[ Bệnh gout nên ăn gì ] Thực đơn cho người bị bệnh gout

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh xương khớp
July 22, 2019

Bệnh gout ăn được cá gì, bệnh gút có ăn được thịt gà, thịt vịt không, bệnh gout có ăn được trứng không. Là câu hỏi mà rất nhiều người bị bệnh gout đang tìm kiếm. Vậy bệnh gút nên kiêng cữ những gì, thực đơn và những món ăn chữa bệnh gout là gì? Hãy cùng Bác sĩ Hà Văn Hà tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Lưu ý : Gout là một căn bệnh viêm khớp mãn tính, cần thời gian điều trị kéo dài và có một chế độ ăn uống phù hợp . Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mọi người nên đi kiểm tra ngay khi thấy xuất hiện những biểu hiện của bệnh gout .

Đừng chủ quan mà để tình trạng bệnh diễn ra nghiêm trọng hơn bạn nhé

Bệnh nên ăn gì? Các thực phẩm tốt và không tốt cho người bệnh gout

Bệnh gout ăn được cá gì

Cá là loại thực phẩm nó có mặt ở hầu hết các bữa ăn gia đình. Trong thịt cá chứa rất nhiều đạm, vitamin D và các axit béo omega-3 –rất tốt cho sức khoẻ con người người, giúp chống lại rất nhiều bệnh tật phổ biến hiện nay. Tuy nhiên do có hàm lượng chất đạm cao nên đối với những người bị bệnh gout thì vẫn nên hạn chế ăn thịt cá. Bởi chất đạm khi đi vào cơ thể sẽ làm sản sinh ra nhiều acid uric hơn và khiến bệnh trở nên nặng hơn, làm giảm hiệu quả trong quá trình điều trị.

Tuy nhiên người mắc bệnh gout không phải là kiêng tất cả các loại cá, mà có thể chỉ là kiêng các loại cá có hàm lượng chất đạm, purin cao như: cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá cơm ,… Chúng đều là các loại cá biển, chứa tới 150-825 mg purin trong mỗi 100 gram cá, được coi là mức purin rất cao vì thế tuyệt đối không nên ăn khi bị gout.

Hạn chế ăn các loại cá rán vì trong cá có nhiều giàu mỡ làm giảm khả năng tiêu hóa và tăng acid uric

Nói cách khác người bị gout vẫn được ăn cá nhưng không phải các loại cá trên, bệnh gout được ăn cá gì còn tùy thuộc vào lượng dinh dưỡng có trong từng loại cá, mỗi loại cá đều có một nguồn dinh dưỡng nhất định, do đó bạn nên cân nhắc kĩ trước khi chọn cũng như sử dụng loại cá tốt cho bệnh gout.

Có thể sử dụng hình thức nướng cá hoặc hấp khi đó lượng mỡ và hàm lượng purin trong các giảm

Cụ thể người bị gout có thể ăn được các loại cá có hàm lượng puirn thấp hoặc trung bình, điển hình là các loại cá thịt trắng (thường là cá sông), ví dụ  như cá chép, cá rô, cá diêu hồng, cá trắm, cá quả, cá hồi… Đây đều là những loại cá có  hàm lượng nhân purin trung bình, chỉ chứa khoảng 50 – 150 mg purin/ 100 gram cá nên không gây nguy hiểm.

Bệnh gout nên ăn thịt gì

Đối với những câu hỏi bệnh gout có ăn được thịt gà , thịt ngan , thịt ngỗng hay thịt gia cầm không. Thì theo các chuyên gia dinh dưỡng người bị bệnh gút hoàn toàn có thể ăn thịt gia cầm. Vì những loại thịt trắng như thịt gia cầm , thịt heo cung cấp ít chất đạm và hàm lượng axit uric trong thịt cũng ít hơn so với loại thịt đỏ. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần

người bị bệnh gout chỉ nên ăn thịt gia cầm 2-3 lần/tuần

Còn câu trả lời với các câu hỏi : Người bị bệnh gout có ăn được thịt bò, thịt thỏ, hay thịt baba không. Thì câu trả là tuyệt đối không nên ăn. Vì các loại thịt kể trên là thịt đỏ chứa một lượng lớn hàm lượng purin cũng như acid uric. Đôi khi người bệnh gút chỉ ăn với một lượng nhỏ cũng gây ra cơn gút cấp ngay sau bữa ăn. Vì vậy đối với người bệnh nên hạn chế ăn các loại thịt, chỉ nên dùng 2-3 lần/tuần. Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin (0-5 mg/100gam) như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả

Bệnh gout có ăn được rong biển không

Rong biển (hay còn gọi là tảo biển, cỏ biển, côn bố, hải đới…) là những loài thực vật sinh sống ở biển. Chúng được mệnh danh là siêu thực phẩm nhờ giàu khoáng chất, chất chống oxy hóa và các vitamin cần thiết cho sức khỏe.Đặc biệt, rong biển có tính kiềm mạnh với mức pH lên tới +14, cao hơn rất nhiều so với các thực phẩm mang tính kiềm khác như atiso, bí đao, củ cải, dưa hấu…

rong biển thường có mặt trong thuốc chữa bệnh gout

Bên cạnh đó, rong biển còn có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giúp điều tiết và lưu thông máu, tiêu độc trong cơ thể. Vì thế, đây là thực phẩm có thể được dùng phối hợp trong thực đơn cho những người mắc bệnh gút. Và dưới đây là một số món ăn bạn có thể kết hợp với rong biển để giúp điều trị gout tại nhà rất hiệu quả

  • Canh thịt nạc rong biển
  • Canh rong biển nấu trứng
  • Canh gà nấu rong biển
  • Cơm cuốn rong biển

Bệnh gout có được ăn trứng không

Trứng là loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày. Trong trứng chứa hàm lượng axit béo omega 3 cao có tác dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh lý về viêm khớp, thoái hóa khớp. Ngoài ra, trứng cũng là nguồn thực phẩm giàu đạm nhưng lại chứa hàm lượng purin thấp nên rất thích hợp cho những người bệnh gút. Chính vì vậy trứng là một trong những món ăn dành cho người bị gout

Các chuyên gia khuyến nghị người mắc bệnh gout nên uống 400ml sữa và ăn một quả trứng mỗi ngày. Người bệnh gút cũng có thể ăn lòng trắng trứng thay vì cả quả. Bổ sung trứng và sữa là bước quan trọng để đảm bảo rằng bạn có thể đáp ứng nhu cầu protein trong khi thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.

Bệnh gout nên kiêng cữ những gì

Purine chính là “thủ phạm” gây ra các cơn gout đột ngột. Vì vậy, để kiểm soát bệnh, bạn nên tránh ăn những phẩm giàu purine. Bạn cũng nên tránh những thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Và dưới đây là một số thực phẩm mà người bị bệnh gout nên kiêng ăn

  • Nội tạng động vật: gan, thận, não, tim…
  • Thịt: như thịt gà lôi, thịt bê và thịt nai
  • Cá: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…
  • Hải sản: sò điệp, cua, tôm
  • Đồ uống có đường: đặc biệt là nước ép trái cây và nước ngọt
  • Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose
  • Nấm men: men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.
  • Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm axit uric trong máu tăng cao

Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù những thực phẩm này không nhiều purine hoặc fructose, nhưng chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Bênh gout nên ăn gì - những món ăn chữa bệnh gout

Theo TS. BS. Nghiêm Nguyệt Thu - Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Chế độ ăn cho người mắc bệnh Gút cần cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng của họ. Chế độ ăn giữ cho người bệnh có cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh không bị thừa cân, béo phì cũng như tránh không để bị suy dinh dưỡng. Lượng chất đạm (protein) rất cần thiết cho cơ thể nhưng cần ăn ở mức vừa phải, tránh ăn quá nhiều để giảm lượng purin trong bữa ăn, vì purin có nhiều trong các thực phẩm giàu chất đạm.

Chất béo cũng cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu ăn nhiều có thể gây ra thừa cân, tăng mỡ máu, vì vậy  ăn vừa phải, không nên ăn các loại thịt bò, lợn, vịt, gà có nhiều mỡ, mà nên ăn các loại hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu tương, oliu. Và dưới đây là một số thực đơn, món ngon cho người bị bệnh gout

Bữa sáng cho người bệnh gout

Phở thịt bò: Thành phần bánh phở 150g , thịt bò 35g , hành lá 10g , nước dùng (muối 1g/100ml)

Bún riêu cua đậu phụ: Thành phần gồm bún 180g, thịt cua đồng 30g, hành lá 5g, cà chua 30g , nước dùng (muối 1g/100ml)

Xôi lạc: Thành phần gạo nếp 50g, lạc hạt 10g, vừng 3g

Thực đơn bữa trưa cho người bệnh gout

Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) tương đương với 2 lưng bát con

Sườn lợn dim: Sườn lợn (bỏ xương): 50g

Đậu phụ rán: Đậu phụ 20g, dầu ăn 3ml

Su su xào: Su su 200g, dầu ăn 7ml

Canh cải xanh: Cải xanh 50g

Vải: 150g

Hoặc

Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) tương đương với 2 lưng bát con

Cá trắm rán xốt cà chua: Cá trắm 70g, cà chua 25g, dầu ăn 7ml

Thịt băm rang:Thịt nạc vai 20g

Cải bắp luộc: Cải bắp 200g

Canh bí xanh: Bí xanh 50g

Cam: 150g (nửa quả)

Hoặc

Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) tương đương với 2 lưng bát con

Thịt bò xào hành tây:Thịt bò 50g, hành tây 50g, cà chua 20g, dầu ăn 7ml

Cá bống kho:Cá bống 20g

Củ cải luộc: Củ cải 200g

Canh bí ngô: Bí ngô 50g

Xoài chín: 100g

Thực đơn bữa tối cho người bị axit uric cao

Cơm gạo tẻ: 150g (gạo 75g) tương đương với miệng bát con cơm

Cá rô phi lọc thịt rán: Cá rô phi 50g, dầu ăn 5ml

Mướp đắng xào trứng: Mướp đắng 200g, trứng gà 20g (nửa quả), dầu ăn 7ml

Canh rau ngót: Rau ngót 50g

Dưa hấu: 150g

Hoặc

Cơm gạo tẻ: 150g (gạo 75g) tương đương với miệng bát con cơm

Thịt lợn rán:Thịt nạc vai 70g, dầu ăn 5ml

Lạc rang dầu: Lạc hạt 10g, dầu ăn 2ml

Bầu luộc: Bầu: 200g

Canh mồng tơi: Mồng tơi 50g

Bưởi: 200g (3 múi)

Hoặc

Cơm gạo tẻ: 150g (gạo 75g) tương đương với miệng bát con cơm

Tôm biển hấp xả: Tôm biển 50g, xả

Trứng đúc thịt:Trứng gà 20g (nửa quả), thịt nạc vai 10g, dầu ăn 3ml

Cải bắp xào: Cải soong 200g, dầu ăn 7ml

Canh rau cải: Cải xanh 50g

Lựu: 100g

  • Một số loại củ quả có thể cho người bệnh gout dùng thêm vào buổi chiều: Khoai lang ( nửa củ = 100gv), Chuối tiêu ( 1 quả = 100g ) , Hồng xiêm ( 1 quả = 200g )

Một vài lời khuyên dành trong chế độ ăn uống dành cho người bệnh gout:

  • Uống đủ nước (2-2.5 lít) mỗi ngày, nên kết hợp dùng nước từ rau, củ quả
  • giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày. Một số thực phẩm chứa đạm như cá, tôm, thịt, đậu đỗ…
  • Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm thay vì tập trung một loại.
  • Không nên ăn các thực phẩm, trái cây có chứa nhiều acid (vị chua)
  • Không nên ăn phủ tạng động vật, cá hộp, thịt hộp, nước luộc thịt
  • Không nên ăn chế phẩm có chocolate, cacao.
  • Hạn chế rượu, bia, chè, thuốc lá...

Các nghiên cứu cho thấy, tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ là cách điều trị bệnh gout hiệu quả.

Hy vọng bài viết này phần nào đã giúp các bạn biết thêm những thực phẩm cần bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày. Từ đó làm giảm các cơn đau mỗi khi tái phát cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap