[ Bệnh gout là gì ? ] Dấu hiệu, biểu hiện và cách chữa hiệu quả !

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh xương khớp
July 22, 2019

Bệnh gút là gì, nguyên nhân nào gây ra bệnh gout, dấu hiệu triệu chứng của bệnh gout như thế nào, phương pháp nào điều trị bệnh gout hiệu quả? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người trung niên cũng như người lớn tuổi tìm kiếm. Nếu như bạn đang tìm hiểu về bệnh bệnh gút thì bài viết này của tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của bạn.

Bệnh gout là gì

Gout là một loại bệnh viêm khớp. Tên bệnh có nguồn gốc từ tiếng Pháp là Goutte, hay trong tiếng Việt gọi là bệnh gút hoặc thống phong.

Bệnh Gút làm rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể làm tăng acid uric trong máu, gây nên những cơn đau ở các  khớp, thường từ khớp nhỏ ở gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ tay và đặc biệt là ở đầu ngón chân cái.

Axit uric là sản phẩm của quá trình phân hủy purin tự nhiên. Còn bản chất purin là một hợp chất hữu cơ có trong nhân của tế bào thực vật và động vật. Purin có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày.

Lượng axit uric tăng cao sẽ lắng đọng ở khớp gây nên bệnh gout, lắng đọng ở tim gây bệnh tim mạch, mà lắng đọng ở thận thì gây ra sỏi thận, suy thận.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp lượng axit trong máu tăng cao là do sự đào thải thấp chứ không phải là bệnh gout.

Trong các loại viêm khớp thì gout gây đau đớn nhất.

Hình ảnh bệnh gout

Ở giai đoạn đầu, bệnh gout gây đau nhức ở các khớp
Sau đó các khớp bắt đầu sưng - dấu hiệu xuất hiện các hạt tophi
Ở giai đoạn cuối các hạt tophi sưng tấy và xuất hiện ngày càng nhiều

Đối tượng nào dễ mắc bệnh gout

Nam giới sau 40

Trong tổng số những người bị bệnh gút thì có đến hơn 80% là nam giới ở độ ngoài 40 trở đi. Lý giải điều này các nhà khoa học cho rằng có thể do họ thường xuyên ăn nhiều đạm động vật đặc biệt là nội tạng động vật, lại lười tập luyện, uống rượu và hút thuốc thường xuyên nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều.

Nữ giới tuổi mãn kinh

Mặc dù không nhiều như nam giới trung niên song phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh gút do một loạt sự thay đổi trong cơ thể trong đó có cả rối loạn chuyển hóa acid uric. Cụ thể đó là việc suy giảm nghiêm trọng hormone estrogen – hormone chính giúp thận bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể, cộng thêm vào là việc ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều đồ ngọt hay thường xuyên dùng đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều giàu mỡ cũng là tăng khả năng mắc gút.

Người thừa cân, béo phì

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, người bị béo phì có khả năng mắc gút cao hơn gấp năm lần những người bình thường. Lý do là bởi cơ thể của những người này quá nhiều mỡ, khiến cho việc đào thải axit uric lâu hơn nhiều so với việc tích tụ chúng trong máu. Hơn nữa, những người béo lại thường rất thích ăn đồ ăn nhiều đạm và các món chiên xào vì vậy tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.

Người có tiền sử gia đình có người mắc Gút

Khoa học hiện đại đã đưa ra kết luận hiện có năm loại gen liên quan đến bệnh gút và hầu hết chúng đều có khả năng di truyền từ đời trước sang đời sau. Vì vậy, nếu trong gia đình bạn có một người bị mắc gút, đặc biệt là ông bà, bố mẹ thì khả năng con sinh ra bị mắc bệnh là rất cao.

Người ăn uống thiếu khoa học

Như đã nói ở trên, giờ đây gút không còn là căn bệnh của nhà giàu nữa mà tất cả mọi tầng lớp xã hội đều có thể bị bệnh tấn công. Có nghĩa những người ăn uống thiếu khoa học là một trong những đối tượng dễ bị bệnh gút. Ví dụ những bạn sinh viên ăn uống vô tội vạ, cậy mình còn trẻ khỏe cứ nhịn đói liên miên hoặc ăn uống linh tinh không ra chiều ra bữa, rồi cánh mày râu thường có thói quen nhậu nhẹt nhiều, uống bia rượu triền miên chính là nguyên nhân khiến bệnh gút gia tăng chóng mặt.

Gút giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì cụ thể nhưng hãy thật cảnh giác, đừng để đến khi bệnh đã nặng thì vô cùng đau đớn và tốn kém thời gian, công sức cũng chẳng thể chữa khỏi.

Cần có lối sống lành mạnh và khoa học để hạn chế mắc bệnh Gút. Nếu bạn nằm trong nhóm năm đối tượng dễ mắc bệnh Gút hãy tích cực thay đổi thói quen sống và ăn uống của mình để cải thiện tình trạng bệnh gút.

Biểu hiện của bệnh gút

 Giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là

- Ngón cái sưng đỏ và đau nhức.

- Thường thì cơn đau sẽ xảy đến sau một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau một sự kiện về dinh dưỡng (ăn nhậu, tiệc tùng).

- Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể.

Sau đó các tinh thể muối urate gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp. Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống, mà thường là từ 1-3 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi (do tinh thể Urat lắng đọng trong mô mềm).

Giai đoạn giữa

Ở giai đoạn này, nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân. Trong giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, bạn sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.

Giai đoạn cuối:

Khi này tình trạng bệnh đã tiến triển rất nặng, các triệu chứng gout bộc lộ rõ ràng. Hai triệu chứng gout tiêu biểu ở giai đoạn này là:

- Xuất hiện các hạt tophi.

Khi nồng độ axit uric trong máu quá lớn, khiến chúng liên kết lại với nhau, tạo thành các tinh thể muối urat. Những hạt tophi này sẽ xuất hiện dưới da tại các vị trí ngón tay, ngón chân, đầu gối, khuỷu tay hay ở vành tai.

Các hạt tophi này thường có màu vàng kèm, kích cỡ khác nhau, gây sưng đỏ, nóng rát các vị trí mà chúng xuất hiện.

- Suy giảm hoặc mất hẳn khả năng vận động

Đến giai đoạn này, nếu không được điều trị một cách hợp lý, bệnh sẽ ngày càng phát triển nặng tại các vùng mô xung quanh khớp.

Điều này làm tình trạng viêm nhiễm tại khớp thêm nặng nề, trở nên biến dạng, xương có thể phá hủy, khiến người bệnh đi lại khó khăn, thậm chí là tàn phế suốt cả cuộc đời.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Ngoài việc phải đối mặt với các cơn đau gout với tần suất ngày càng nhiều và lâu hơn ra, thì người mắc bệnh gout giai đoạn nặng còn có khả năng gặp phải một số các biến chứng sau:

- Tàn phế khớp

Hạt tophi cùng với thoái hóa khớp sẽ gây biến dạng khớp, cản trở hoạt động của khớp, có những bàn tay, bàn chân của bệnh nhân mà các bác sĩ điều trị phải miêu tả chúng như nải chuối sứ, như rễ cây cổ thụ hay như những củ khoai. Hạt tophi chèn ép mạch máu và thần kinh, gây các bệnh lý mạch máu và thần kinh ngoại biên. Đến lúc những hạt tophi này quá to lớn khiến phần da, phần cơ bao bọc chúng không chịu đựng được nữa thì chúng sẽ bị vỡ, rò rỉ muối urat khó liền vết thương  và vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết. Các bệnh viện lớn như Bạch Mai, BV quân đội 103, 108, Chợ Rẫy,… phải tiếp nhận điều trị cho nhiều bệnh nhân lỡ loét đến không thể giữ khớp mà bắt buộc phải tháo khớp hoặc có trường hợp đã phải cắt cụt chi.

Sự nguy hại của hạt tophi không chỉ dừng lại ở việc phá hủy khớp, chúng còn có thể lắng đọng ở các cơ quan như thận, tim, mạch máu, màng não… Có thể nói tinh thể muối urat lắng đọng ở đâu là sẽ gây tổn thương ở đó!

- Các bệnh về thận

Trong số các cơ quan trong cơ thể, thận là cơ quan trực tiếp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự lắng đọng tinh thể muối urat. Theo thống kê của bộ y tế, 10-15% bệnh nhân gút mắc bệnh lý về thận, chủ yếu là viêm khe thận và viêm cầu thận. Nồng độ acid uric máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, lâu ngày sẽ gây ra các bệnh lý như viêm khe thận, sỏi thận, tắc ống thận. Chính những tổn thương nhu mô thận, khiến thận bị ứ nước, suy giảm trầm trọng chức năng thận. Mặt khác, nhiều trường hợp không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gút khiến thận bị ngộ độc, làm nguy cơ sỏi thận tăng lên hoặc ngày càng trầm trọng, hậu quả là dẫn tới suy thận. Do đó bệnh gút và bệnh suy thận là hai bệnh lý thường mắc song song ở bệnh nhân nhất.

- Đột quỵ:

Không những thế, ở nhiều bệnh nhân bị gút mãn tính lâu năm còn có nguy cơ bị đột quỵ, tai biến cao hơn so với người bình thường. Lý do là các tinh thể Urat lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây ra những tổn thương trong hệ mạch, làm giảm lưu thông máu, viêm màng trong và cơ tim, tổn thương van tim, tích tụ ở mạch máu não... những biến chứng này khi phát hiện được thì cực kỳ nguy hiểm và khó điều trị, nhiều trường hợp còn dẫn đến tử vong vì phát hiện ra những biến chứng bệnh gút mạn tính quá trễ.

Nguyên nhân bệnh gút

- Nguyên nhân bẩm sinh

Ngay từ lúc còn nhỏ, cơ thể người bệnh bị thiếu men HGPT do đó không điều hòa, ổn định được lượng axit uric trong máu. Trường hợp bệnh này rất khó phát hiện và điều trị, tuy nhiên trương hợp mắc bệnh là rất hiếm.

- Nguyên nhân do di truyền,cơ địa

Đây là trường hợp những bệnh nhân có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường, khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao.

- Nguyên nhân do ăn uống.

Việc ăn uống thực phẩm có hàm lượng purin cao, nhất là nội tạng động vật và hải sản, uống nhiều bia rượu là nguyên nhân hình thành bệnh gout. Việc sử dụng nhiều các loại thực phẩm này chủ yếu là tác nhân phát bệnh chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp.

- Nguyên nhân do giảm đào thải Axit uric qua thận

Việc đào thải chậm này có thể do bệnh nhân bị viêm thận mạn tính hoặc suy thận.

Chuẩn đoán bệnh gout

Khi thấy các dấu hiệu sưng đau, nóng đỏ tại các khớp xương, tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra xem có mắc phải bệnh gout không? Việc tiến hành chẩn đoán bệnh gout được tiến hành như sau:

  • Cách 1: Chọc hút dịch khớp và tìm tinh thể muối urat bằng kính hiển vi.
Hình ảnh minh họa
  • Cách 2: Cho uống Colchicine với bệnh nhân có dấu hiệu các cơn đau gout. Nếu thuốc có tác dụng thì khả năng bị gout là rất cao.
Hình ảnh minh họa

Chú ý: đối với bệnh nhân bị gout cấp thì nồng độ axit uric trong máu có thể không cao, do đó không thể dùng xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh gout cấp tính được.

Điều trị gout

Nguyên tắc điều trị bệnh gout

Việc điều trị bệnh gout cần tiến hành một cách nghiêm túc từ phía người bệnh. Để quá trình điều trị có hiệu quả cao, cần thực hiện theo các quy tắc sau đây:

1. Điều trị viêm khớp cấp đầu tiên. Khi tình trạng viêm khớp đã hết thì mới tiến hành làm giảm nồng độ axit uric trong máu.

2. Sau khi điều trị viêm khớp thì thực hiện hạ axit uric trong máu nhằm phòng ngừa viêm khớp tái phát và các biến chứng bệnh gout có thể xảy ra.

3. Cuối cùng là điều trị các biến có thể phát sinh gồm: tăng huyết áp, máu nhiễm mỡ, tiểu đường, béo phì...

Điều trị gout cấp tính bằng thuốc

1. Colchicin

Là loại thuốc điều trị gout lâu đời nhất, được chiết xuất từ rễ cỏ Colchicum autumnal. Thuốc có tác dụng làm ổn định độ pH, tránh việc kết tinh tạo muối urat tại khớp.

Colchicin có chức năng làm ổn đinh độ PH

Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng làm tăng đào thải axit uric, đồng thời cũng có nhiều tác dụng phụ như rối loạn đường tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy...hoặc nặng hơn là dị ứng da, rụng tóc. Sử dụng thuốc kéo dài có thể gây suy tủy xương.

2. Corticosteroid

  • Là thuốc điều trị gout cấp tính trong một số trường hợp đặc biệt.
  • Có thể dụng bằng đường uống và đường tiêm, nhưng chỉ nên sử dụng ngắn ngày.
  • Thuốc có nhiều tác dụng phụ do đó không nên lạm dụng.

3. Thuốc chống viêm không steroid

Indometacin thường được sử dụng để điều trị gout
  • Đây là loại thuốc ưu tiên được sử dụng cho bệnh nhân nhất.
  • Indometacin hoặc diclofenac là 2 thuốc được sử dụng nhiều nhất.
  • Ibuprofen tác dụng chống viêm yếu, Paracetamol lại chỉ có tác dụng giảm đau nên 2 thuốc này không được sử dụng.
  • Acid acetyl- salicylic và các muối salicylat vì làm tăng nồng độ urat trong huyết tương nên cũng không được sử dụng.
  • Cần cẩn thận khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân gặp vấn đề về tiêu hóa.

Thuốc điều trị phòng ngừa gout cấp tính

Để phòng ngừa gout cấp tính tái phát thì cần sử dụng thuốc làm hạ nồng độ axit uric trong máu, đồng thời hạn chế sự lắng đọng urat tại các khớp. Các thuốc thường được sử dụng là:

  • Colchicin. Có tác dụng phòng cơn gout cấp tái phát nhưng không phòng được sự lắng đọng urat và hình thành các hạt tophi.
  • Thuốc giảm axit uric trong máu. Có nhiều thuốc có tác dụng làm giảm lượng axit uric trong máu khác nhau, nhưng nhìn chung phân thành 3 nhóm chính là: nhóm ức chế tổng hợp axit uric, nhóm tăng sự đào thải và nhóm làm tiêu giảm axit uric.

Thuốc điều trị gout mạn tính

Giai đoạn này khi bệnh đã phát triển sang mạn tính thì cần dùng thuốc làm giảm axit uric trong máu để tránh dẫn tới biến chứng suy thận mạn, mà cụ thể là nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric.

Có thể sử dụng thêm thuốc chống viêm không steroid nếu còn bị viêm khớp hoặc thuốc colchicin tùy từng trường hợp.

Nếu các hạt tophi ở chân hoặc tay phát triển quá lớn, ảnh hưởng đến vận động sẽ được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ.

Chữa bệnh gout bằng thuốc Nam

Chữa bệnh gout bằng thổ linh phục

Thổ Phục Linh có tác dụng giảm nhanh lượng axit uric trong máu. Theo các nghiên cứu Tây y, sở dĩ Thổ Phục Linh có khả năng điều trị gút (gout) “rất công hiệu” là bởi vì nó chứa hàm lượng lớn các hoạt chất Carotene, Stigmasterol, saponin và tigogenin, có tác dụng tăng cường đào thải axit uric dư thừa qua đường nước tiểu, giúp làm hạ axit uric ở trong máu.

Nhờ vậy nó ngăn chặn sự lắng đọng của các tinh thể muối urat tại các sụn khớp, màng khớp…nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức, sưng tấy tại các ổ khớp ở bệnh nhân gút.

Chữa bệnh gout bằng Cỏ Hy Thiêm

Làm sạch” tinh thể muối urat trong các ổ khớp bằng cỏ Hy Thiêm. Tại sao lượng aixt uric trong máu đã được cân bằng, nhưng các cơn đau nhức của người bị gút vẫn không thuyên giảm và tái đi tái lại thường xuyên? Nguyên nhân là do các lớp “tinh thể muối urat cũ” không được làm sạch triệt để.

Cỏ Hỷ Thiêm đóng vai trò như “chiếc chổi” tự động dọn sạch những “lớp muối urat cũ” đã lắng đọng tại các ổ khớp. Nó giúp giảm tính axit trong máu, tạo môi trường tính kiềm xung quanh ổ khớp, từ đó bào mòn và phá vỡ cấu trúc tinh thể của muối urat, làm chúng tan ra từ từ và chuyển hóa thành axit uric tự do, từ đó dễ dàng bị đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.

Chữa bệnh gout bằng bồ công anh

Bồ Công Anh giúp giảm nhanh cơn đau, giảm sưng nóng tại các ổ khớp. Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, Bồ Công Anh rất giàu hoạt chất axit kynurenic, chất xơ inulin và sesquiterpene lactone, có tác dụng làm giảm nhanh những cơn đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ tại các ổ khớp của người bệnh nhưng hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ như các loại thuốc Tây y.

Chữa bệnh gút bằng Cỏ Nhọ Nồi

Cỏ Nhọ Nồi giúp bồi bổ, tăng cường chức năng thận và giúp thận khỏe. Thận bị “ngộ độc” và suy giảm chức năng thận là tình trạng rất thường gặp ở những người bị gút. Do vậy, việc đào thải aixt uric qua đường nước tiểu sẽ diễn ra chậm và trở nên khó khăn hơn.

Cỏ Nhọ Nồi là một loại thảo dược “rất quý” trong Đông y, có tác dụng bổ thận âm và dùng để chữa can thận âm kém. Vì thế, thành phần Cỏ Nhọ Nồi trong Thảo Dược trị Gout Nanocare sẽ giúp bồi bổ thận, làm cho thận khỏe hơn và tăng cường chức năng thận để đào thải aixt uric ra ngoài, giúp phòng ngừa sự gia tăng aixt uric trong máu và ngăn chặn các biến chứng do gút gây ra.

Chữa bệnh gout bằng Vỏ Đậu Xanh

Tăng cường thải độc cơ thể, lợi tiểu và thanh nhiệt với Vỏ Đậu Xanh. Theo Đông y cổ truyền, Vỏ Đậu Xanh chứa nhiều hoạt chất flavonoid có công dụng tăng cường đào thải các chất độc tố tích tụ bên trong cơ thể ra ngoài và loại bỏ lượng aixt uric dư thừa trong máu qua đường bài tiết, giúp ngăn ngừa sự tổn thương ở xương khớp do sự lắng động của tinh thể muối urat.

Bên cạnh đó, nhờ chứa hàm lượng chất xơ cực kì lớn, vỏ đậu xanh giúp làm chậm quá trình hấp thụ và chuyển hóa đạm. Từ đó chặn đứng sự sản sinh axit uric trong cơ thể, làm giảm nguy cơ tái phát các cơn gút của người bệnh.

Chữa bệnh gout bằng Nghệ Vàng

Nghệ Vàng giúp kháng viêm và chống nhiễm trùng tại các ổ khớp. Nghệ Vàng chứa hàm lượng curcumin cực lớn – đây là một hoạt chất có tính chất chống oxy hóa, chống viêm khớp, chống thoái hóa khớp và cũng là chất kháng viêm, chống nhiễm trùng cực mạnh. Vì thế, nghệ vàng thường được sử dụng để điều trị rất nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh gút.

Các nghiên cứu khoa học gần đây còn phát hiện rằng, hoạt chất curcumin trong nghệ vàng còn có khả năng ức chế sự sản sinh chất gây đau là prostaglandin và làm giảm lượng enzyme gây viêm COX-2 trong cơ thể. Nhờ đó, nó làm cắt cơn đau nhức ở người bệnh gút, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tại ổ khớp, chặn đứng các tổn thương về xương khớp do bệnh gây ra.

Chữa bệnh gout bằng Ngải Cứu

Kích thích tăng sinh tế bào sụn và làm cho sụn trơn láng hơn với Ngải Cứu. Trong Ngải Cứu chứa hàm lượng lớn hoạt chất flavonoid, đây là một hoạt chất chống oxy hóa cực mạnh, có khả năng kích thích tăng sinh tế bào sụn và tạo ra dịch nhầy xung quanh sụn khớp, giúp sụn khớp trơn láng và tăng sự đàn hồi của mô liên kết. Do vậy, nó giúp phục hồi nhanh những tổn thương tại các ổ khớp ở bệnh nhân gút.

Thực đơn cho người bệnh gout

Chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp bạn phòng chống hoặc ngăn ngừa và cải thiện bệnh rất nhiều. Vì vậy, đối với người bệnh gout, trong thực đơn ăn uống hằng ngày cần chú ý những điều sau.

Người bệnh gout nên ăn gì?

- Các thực phẩm chứa protein tốt như đậu phụ, sữa ít chất béo, đậu phộng.

- Các thức ăn giàu vitamin B và vitamin C, đồng thời là thức ăn kiềm tính như rau xanh, hoa quả.

- Nên ưu tiên các món ăn hấp, luộc.

- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Người bệnh gout kiêng ăn gì?

- Hạn chế các loại đồ ăn giàu purin như nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ, dầu cá...

- Hạn chế các loại thực phẩm chứa lượng cacbon hidrat cao như bánh mì, lúa gạo, ngũ cốc...

- Nên tránh các đồ ăn chua như hoa quả có vị chua, dưa muối, măng chua...vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.

- Hạn chế chất béo, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.

- Không ăn các gia vị như ớt, hạt tiêu để tránh tái phát các cơn đau gout cấp tính.

- Tránh hoặc kiêng không uống rượu và các loại đường từ mía và củ cải.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh gout cùng cách điều trị. Hy vọng những thông tin này hữu ích với các bạn và chúc các bạn có nhiều sức khỏe, mau khỏi bệnh.

Tài liệu tham khảo:

https://news.zing.vn/nguoi-bi-benh-gout-nen-an-uong-the-nao-post689348.html

https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_g%C3%BAt

https://hellobacsi.com/benh/gut/

http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc/che-do-an-du-phong-va-dieu-tri-nguoi-bi-benh-gut.html


Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap