Áp xe hậu môn là gì ? Tổng hợp 5 nguyên nhân của bệnh [ Giải đáp ]

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Trịnh Tùng
Chuyên mục
Bệnh hậu môn
November 20, 2019

Bệnh áp xe hậu môn thường là tình trạng mưng mủ ở gần với khu vực của hậu môn. Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau. Cùng tìm hiểu áp xe hậu môn là bệnh gì và những nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé !

Áp xe hậu môn là bệnh gì ?

Áp xe hậu môn là bệnh gì ? Đây được biết đến là tình trạng xuất hiện mủ ở các khoang hoặc lỗ nhỏ trong trực tràng khi bị nhiễm trùng (Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già và là nơi phân được trữ trước khi được thải ra ngoài qua ống hậu môn và hậu môn).  Biểu hiện của áp xe quanh hậu môn là sưng đau mưng mủ gần hậu môn. Chỗ đau có thể có màu đỏ và khi chạm vào thấy nóng.

Áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ là bệnh do vi khuẩn tụ cầu hoặc vi khuẩn đường ruột gram âm gây ra. Các biến chứng của bệnh có thể là: viêm mủ da cạnh hậu môn, áp – xe nang lông, tuyến bã cạnh hậu môn.

Các hình thức khác của áp-xe hậu môn nằm ở mô sâu hơn, do đó ít có thể nhìn thấy và rất khó phát hiện kịp thời.

Áp xe hậu môn gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì thế, nhiều người đã tiến hành điều trị tuy nhiên bệnh vẫn tái phát trở lại, khiến người bệnh không tránh khỏi hoang mang và lo lắng. Áp xe hậu môn tái phát là do:

  • Dùng thuốc kháng sinh chưa đủ mạnh: thuốc kháng sinh chưa đủ mạnh sẽ không tiêu diệt được vi trùng gây bệnh, nên các mầm bệnh này vẫn tiếp tục phát triển và tạo nên ổ áp xe mới.
  • Điều trị bệnh bằng bài thuốc dân gian nhưng không kiên trì: Điều trị bệnh bằng các bài thuốc dân gian thường lành tính nhưng thời gian hiệu quả lâu, nên nhiều người bệnh chưa khỏi hoàn toàn đã ngưng sử dụng, làm cho các vi khuẩn có cơ hội phát triển trở lại và gây ra viêm nhiễm, tạo nên các ổ áp xe, gọi là áp xe tái phát.
  • Chưa đúng quy trình hoặc phương pháp phẫu thuật áp xe: Chưa nạo vét hết ổ áp xe, dịch mủ còn sót đọng lại tại nơi có vết mổ, làm cho tổn thương không thể lành;
  • Hệ miễn dịch của người bệnh kém, mất khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh.

Tổng hợp những nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn

Nguyên nhân thường gặp của bệnh áp xe hậu môn thường do vi khuẩn đi từ ống hậu môn lên đến các khoang xung quanh trực tràng và gây viêm nhiễm. Hầu hết những vi khuẩn này sống trong lòng ruột già hoặc sống ngoài da ở vùng gần hậu môn.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây ra do một vết nứt ở hậu môn bị nhiễm trùng, nhiễm trùng qua đường tình dục hoặc một số bệnh rối loạn đường ruột như bệnh Crohn và viêm túi thừa đại tràng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến áp xe hậu môn:

  • Nhiễm trùng từ vết nứt hậu môn (vết rách nhỏ trên da của ống hậu môn).
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Tuyến hậu môn bị tắc.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh áp xe hậu môn:

  • Viêm đại tràng.
  • Viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.
  • Tiểu đường.
  • Viêm túi thừa.
  • Viêm vùng chậu.
  • Nhiễm qua đường tình dục (quan hệ tình dục qua hậu môn).
  • Sử dụng các thuốc như prednison.

Xem Thêm : Ngứa hậu môn : Tổng hợp 15 nguyên nhân của bệnh và cách chữa hiệu quả

Triệu chứng của bệnh áp xe hậu môn dễ nhận biết nhất

Triệu chứng phổ biến của áp xe hâu môn thường là đau nhức ở phần hậu môn, đặc biệt là khi ngồi xuống (phần hậu môn tiếp xúc với bề mặt khác). Các dấu hiệu khác như kích thích hậu môn, chảy mủ và táo bón. Nếu áp-xe nằm sâu bên trong, có thể gây sốt, ớn lạnh hoặc khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ có biểu hết duy nhất là sốt. Chính vì vậy, rất khó để phát hiện chính xác bệnh qua cách thông thường, nên khi thấy có biểu hiện như trên hay một số triệu chứng khác không được đề cập trên đây, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

Các phương pháp chuẩn đoán bệnh áp xe hậu môn chính xác hiện nay

Để chuẩn đoán bệnh áp xe hậu môn chính xác hiện nay thông thường nhất là kiểm tra trực tràng kỹ thuật số để đánh giá lâm sàng.

Tuy nhiên, vẫn cần chỉ định một số xét nghiệm để sàng lọc, kiểm tra với một số trường hợp bệnh nhân khác:

  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Bệnh viêm ruột
  • Bệnh túi thừa
  • Ung thư trực tràng

Ngoài ra có thể chỉ định người bệnh siêu âm, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ để có thể chẩn đoán chính xác nhất và nhanh nhất.

Xem Thêm : Polyp hậu môn là bệnh gì ? Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết

Những biện pháp điều trị bệnh Áp xe hậu môn hiệu quả

Điều trị áp xe hậu môn có nhiều phương pháp hiệu quả. Khi khối mủ vùng hậu môn vỡ, người bệnh cần được phẫu thuật tháo mủ (có gây tê). Trường hợp nặng, người bệnh có thể phải nhập viện để gây mê phẫu thuật với trường hợp áp xe rộng và sâu. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ dùng thuốc giảm đau và kháng sinh. Kháng sinh không nhất thiết phải dùng, nhất là với những người thể trạng khỏe mạnh và sức đề kháng tốt. Kháng sinh nên dùng với trường hợp người bệnh bị tiểu đường hay suy giảm hệ miễn dịch. Người bệnh cần có thời gian để hồi phục sau phẫu thuật.

Dẫn lưu phẫu thuật là quan trọng, tốt nhất là trước khi áp xe xảy ra. Áp xe bề mặt hậu môn có thể được dẫn lưu sử dụng gây mê tại chỗ.

Đôi khi, phẫu thuật rò hậu môn có thể được thực hiện từ 4 - 6 tuần sau khi áp xe được dẫn lưu. Lỗ rò có thể không xuất hiện nhiều tháng hoặc nhiều năm sau áp xe hậu môn. Vì vậy, phẫu thuật lỗ rò thường là một thủ thuật riêng biệt, có thể được thực hiện ở bệnh nhân ngoại trú hoặc nằm viện ngắn ngày.

Lời khuyên cho người bệnh là ngâm vùng bị bệnh trong bồn tắm nước ấm 3-4 lần/ngày. Làm mềm phân được khuyến nghị để giảm khó chịu của nhu động ruột. Một số người bệnh được khuyên mang gạc hoặc miếng thấm nhỏ để ngăn dịch dẫn lưu làm bẩn quần áo.

Các biến chứng sau phẫu thuật có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng.
  • Nứt hậu môn.
  • Áp xe tái phát.
  • Sẹo.

Sau khi điều trị thành công bệnh áp xe hậu môn, để dự phòng tái phát cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ. Khi phát hiện tình trạng áp xe hậu môn tái phát, bệnh nhân không nên quá lo lắng hoặc sợ hãi, bởi điều đó chỉ khiến bệnh trở nên nặng hơn. Điều đầu tiên bạn cần bình tĩnh và đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Người bệnh có thể đến các cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh. Hiện nay, một số bệnh viện đã áp dụng phương pháp xâm lấn tối thiểu (HCPT) vào trong điều trị bệnh áp xe hậu môn rất hiệu quả. Phương pháp này được ưa chuộng vì có nhiều ưu điểm, cụ thể như việc không gây ảnh hưởng đến các tổ chức thần kinh xung quanh hậu môn, an toàn, không đau, không chảy máu và quan trọng là không tái phát. Kỹ thuật ra đời đã giúp cho người bệnh tránh được những rủi ro và đau đớn do phẫu thuật mang lại.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động hợp lý để tăng cường miễn dịch và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Theo đó, bệnh áp xe hậu môn sẽ được cải thiện một cách hiệu quả nhất.

Trịnh Tùng

Tác giả : Trịnh Tùng

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng tham giam khám, điều trị, phẫu thuật các bệnh lý hậu môn - trực tràng tại một số bệnh viện đa khoa khu vực Hà Nội. Cố vấn chuyên môn (Phẫu thuật) của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Phụ trách khoa ngoại của Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội.

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng là bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm khám, điều trị và phẫu thuật  các bệnh lý hậu môn - trực tràng như: Trĩ, rò hậu môn, polyb hậu môn,... . Với kinh nghiệm,, trình độ chuyên môn, kĩ thuật và phương pháp điều trị tốt, bác sĩ luôn được người bệnh tin tưởng và tín nhiệm.

Đầy đủ thông tin tại : Trịnh Tùng - CEO 2bacsi

Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap