[ Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì ] : Triệu chứng và cách chữa !

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh xương khớp
October 23, 2020

Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì ? . Bài viết giới đây 2bacsi sẽ giới thiệu : bệnh học , nguyên nhân , triệu chứng , phương pháp điều trị , thuốc điều trị , các xét nghiệm và biến chứng viêm khớp dạng thấp . Cuối bài viết sẽ giới thiệu 1 số cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng đông y , thuốc nam . Cùng tìm hiểu nhé !

Viêm khớp dạng thấp là gì, có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp (tên tiếng anh là: rheumatoid arthritis, viết tắt: RA) là một tình trạng rối loạn viêm mãn tính có thể gây nhiều ảnh hưởng đến khớp của bạn. Ở một số người bệnh, tình trạng này có thể phá hủy nhiều hệ thống cơ thể gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu.

Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn tự miễn dịch, nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công nhầm các mô của cơ thể bạn.

Không giống như tổn thương viêm xương khớp thông thường, bệnh viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng đến niêm mạc khớp của bạn dẫn đến sưng đau, hao mòn xương và biến dạng khớp.

Theo thống kê cho thấy, cứ 100 người trưởng thành thì có khoảng 5 người bị viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường xảy ra ở những người ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Phụ nữ có tỉ lệ  mắc bệnh cao gấp 2-3 lần so với nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến bất cứ người nào ở mọi lứa tuổi khác nhau. Nó ảnh hưởng đến khoảng 0,8% dân số trên toàn thế giới, trong đó tại Việt Nam có khoảng 0,28% dân số mắc bệnh. Ở nước Anh, bệnh ảnh hưởng đến khoảng 400.000 người lớn từ 16 tuổi trở lên.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm đa khớp dạng thấp, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm nhẹ thì gây đau nhức dữ dội, hạn chế khả năng vận động. Viêm nặng thì có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thậm chí có thể gây teo cơ hoặc tàn phế vĩnh viễn.

Viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Ở giai đoạn đầu, viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở một khớp nhất định. Nếu tình trạng này kéo dài có thể chuyển sang giai đoạn toàn phát gây viêm ở nhiều vị trí khớp khác nhau. Tình trạng này được gọi là viêm đa khớp dạng thấp.

Tỷ lệ các khớp có thể bị viêm khớp dạng thấp: 90% khớp cổ tay, 70% khớp cổ chân, 60% khớp khuỷu, 80% khớp ngón tay, 70% khớp bàn tay,  90% khớp gối, 60% khớp ngón chân.

Các khớp ít bị viêm: cột sống, khớp háng, khớp vai…

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có xu hướng gây ảnh hưởng đến các khớp nhỏ trên cơ thể của bạn trước, nó thường ảnh hưởng đến khớp nối giữa ngón tay nối với bàn tay và khớp nối ngón chân với bàn chân.

Khi tình trạng viêm phát triển nặng dần sẽ gây ảnh hưởng sang các khớp khác trên cơ thể như khớp đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, mắt cá chân, hông và vai. Vì bệnh có xu hướng phát triển đối xứng nhau nên thường gây ra các triệu chứng đau ở cùng một vị trí và cả 2 bên cơ thể của bạn.

Các dấu hiệu và triệu chứng chính của viêm khớp dạng thấp là:

  • Sưng đau khớp, nóng khớp
  • Cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng và sau khi hoạt động
  • Mệt mỏi, sốt và chán ăn

Một số triệu chứng khác của bệnh có thể xảy ra bao gồm:

  • Giảm cân
  • Nhiệt độ cơ thể cao hoặc sốt
  • Đổ mồ hôi
  • Khô mắt
  • Đau ngực

Có khoảng 40% người bệnh có những dấu hiệu và triệu chứng không liên quan đến khớp. Viêm khớp dạng thấp có thể gây một số triệu chứng ảnh hưởng đến các bộ phận khác như: Mắt, tim, tuyến nước bọt, tủy xương, da, phổi, thận, mô thần kinh, mạch máu,…

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể khác nhau về mức độ nặng nhẹ, thậm chí có thể xuất hiện và tự biến mất. Theo thời gian, nó có thể khiến các khớp bị biến dạng và trượt khỏi vị trí.

Xem thêm : Đau nhức xương khớp toàn thân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa

Cần gặp bác sĩ khi nào?

Người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu thấy đau nhức khó chịu và sưng tấy ở khớp.

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân chính gây viêm khớp dạng thấp chính là sự tấn công của hệ thống miễn dịch lên lớp màng bao quanh khớp của bạn. Nó phá hủy dần sụn và xương trong khớp, dây chằng chằng giữ khớp cũng bị giãn và yếu dần.

Ngoài nguyên nhân chính ở trên, bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra cũng có thể do một số yếu tố khác.

Yếu tố rủi ro tăng nguy cơ

Những yếu tố rủi ro có thể khiến bạn dễ bị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới.
  • Tuổi tác: Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên những người ở độ tuổi trung niên có khả năng cao mắc bệnh.
  • Tiền sử gia đình: Bạn có thể tăng nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp nếu một thành viên trong gia đình bạn đã bị viêm.
  • Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng khả năng phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp và tăng mức độ phát triển của bệnh.
  • Phơi nhiễm môi trường: Mặc dù rất hiếm gặp, tuy nhiên một số loại phơi nhiễm như amiăng hoặc silica có thể tăng nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp.
  • Cân nặng: Những người thừa cân và béo phì sẽ có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn so với người bình thường. Nếu chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) trong khoảng từ 25 đến 29,9 thì bạn bị thừa cân và 30 đến 39,9 thì bạn bị béo phì.

Biến chứng viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh lý như:

  • Loãng xương: Viêm khớp dạng thấp và tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp có thể gây nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương.
  • Thấp khớp: Những vị trí khớp bị viêm có thể hình thành các khối mô cứng, chẳng hạn như khuỷu tay. Những nốt sần này cũng có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả phổi.
  • Khô mắt và miệng: Bệnh viêm khớp dạng thấp khiến bạn rất dễ mắc phải hội chứng Sjogren – một rối loạn khiến mắt và miệng của bạn bị khô.
  • Nhiễm trùng: Những loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp và chính bản thân bệnh có thể gây suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bệnh tim mạch: Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao bị xơ cứng và tắc nghẽn động mạch, viêm túi bao quanh tim.
  • Bệnh phổi: Viêm khớp dạng thấp cũng tăng nguy cơ viêm các mô phổi, gây khó thở.
  • Ung thư hạch: Bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư hạch – một nhóm bệnh ung thư máu trong hệ thống bạch huyết.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu vì những dấu hiệu và triệu chứng chưa rõ ràng, giống với nhiều bệnh khác. Bác sĩ có thể kiểm tra thể chất của bạn bằng cách kiểm tra khớp có bị sưng đỏ không hoặc có thể được kiểm tra phản xạ và sức mạnh cơ bắp của bạn.

Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp

Bạn có thể được kiểm tra xét nghiệm máu vì viêm khớp dạng thấp thường có protein phản ứng C (CRP) hoặc tốc độ lắng hồng cầu tăng cao (ESR, hoặc tốc độ sed). Những xét nghiệm máu thông thường khác có thể phát hiện yếu tố thấp khớp và kháng thể peptide citrullated chống cyclic.

X quang viêm khớp dạng thấp

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm hình ảnh X-quang để kiểm tra sự phát triển của viêm khớp dạng thấp trong khớp theo thời gian.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh khác như Mri và siêu âm để giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Các bước xét nghiệm viêm khớp dạng thấp:

Bước 1: Thăm khám và chuẩn bị

Người nghi ngờ mình bị bệnh viêm khớp dạng thấp nên đến bác sĩ thăm khám. Với các triệu chứng và thông tin cung cấp, bác sĩ sẽ quyết định có hay không có chỉ định xét nghiệm với người này.

Người này được giải thích về xét nghiệm này (về cách thức, thời gian, chi phí,…) trước khi thực hiện xét nghiệm.

Bước 2: Lấy mẫu xét nghiệm

  • Bệnh nhân cung cấp thông tin cá nhân.
  • Lấy khoảng 3ml máu tĩnh mạch ngoại vi và cho vào ống đựng mẫu (có hay không có chất chống đông đều được).
  • Đem ly tâm mẫu xét nghiệm để tách huyết thanh.

Bước 3: Xét nghiệm

  • Cho mẫu xét nghiệm vào máy xét nghiệm đã cài sẵn chế độ xét nghiệm yếu tố dạng thấp - RF.
  • Cho máy chạy, đợi kết quả.

Bước 4: Trả kết quả

Kết quả được hiển thị sau khi máy làm việc xong. Sau khi có kết quả, sẽ có các trường hợp sau:

  • Kết quả RF < 12 U/mL: lượng yêu tố dạng thấp lưu hành trong máu ở giới hạn bình thường.
  • Kết quả RF bằng hoặc cao hơn 14 IU/ml: Lượng yếu tố dạng thấp lưu hành trong máu ở trên ngưỡng giới hạn bình thường. Có thể gặp trong 1 số bệnh: viêm khớp dangjt hấp, hội chứng Sjogren.
  • Một số trường hợp cho kết quả âm tính nhưng dựa vào các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể cho tiến hành các xét nghiệm khác (anti - CCP, tốc độ lắng máu - ESR, X - quang) để đảm bảo cho việc chẩn đoán được chính xác hơn.

Xem thêm : [ Đau vai gáy ] : Nguyên nhân , dấu hiệu , mẹo chữa tại nhà !

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:

  • Tuổi tác: kết quả xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF thường cao ở người già.
  • Thuốc: sử dụng các thuốc chống viêm không steroid, Aspirin có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.
  • Người vừa tiêm phòng vắc xin hoặc truyền máu cũng có kết quả xét nghiệm RF dương tính.
  • Máu nhiễm mỡ, huyết thanh đục cũng gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm RF.

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?

Theo chuyên gia xương khớp cho biết, bệnh viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi dứt điểm 100%. Bạn chỉ có thể chữa trị và khắc phục các triệu chứng của bệnh. Từ đó giảm nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm và giảm sự phát triển của bệnh.

Người bệnh viêm khớp dạng thấp phải chuẩn bị tâm lý và học cách sống chung với bệnh. Việc điều trị sẽ giúp ngăn ngừa những tổn thương thêm xảy ra ở các khớp khác. Mặt khác cũng giúp giảm nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, nhất là bại liệt.

Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị viêm khớp dạng thấp thấy thuyên giảm rất nhiều và không thấy tái phát trở lại. Vì vậy, bạn cần chẩn đoán sớm bệnh và áp dụng những cách điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Có 3 cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm: sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật.

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Những loại thuốc được bác sĩ chỉ định sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng và thời gian bị viêm khớp dạng thấp của bạn:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Những loại thuốc NSAID không kê đơn gồm ibuprofen (Advil, Motrin IB) và naproxen natri (Aleve) có thể giúp bạn giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Nhưng những loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, các vấn đề về tim và tổn thương thận.
  • Steroid: Những loại thuốc Corticosteroid như prednison có thể giúp giảm đau và giảm viêm, làm chậm quá trình tổn thương khớp. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như loãng xương, tăng cân và tiểu đường.
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Những loại thuốc DMARD bao gồm leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil), methotrexate (Trexall, Otrexup, những loại khác), sulfasalazine (Azulfidine) có thể làm chậm sự phát triển của viêm khớp dạng thấp và giúp các khớp khỏi tổn thương vĩnh viễn. Nhóm thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi nghiêm trọng.

Vật lý trị liệu

Bạn có thể tìm đến phòng khám hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để tham khảo những bài tập giúp giữ cho khớp của bạn linh hoạt. Các chuyên gia vật lý trị liệu cũng có thể hướng dẫn bạn những tư thế sinh hoạt hàng ngày.

Phẫu thuật

Nếu thuốc và vật lý trị liệu không thể giảm đau và làm chậm quá trình tổn thương khớp thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật có thể giúp khôi phục lại chức năng của sụn khớp và làm giảm đau hiệu quả.

Những phương pháp phẫu thuật viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này giúp loại bỏ phần lớp lót bị viêm của khớp (synovium). Phẫu thuật nội soi thường được áp dụng cho những trường hợp viêm ở đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.
  • Sửa chữa gân: Viêm khớp dạng thấp có thể khiến cho gân xung quanh khớp của bạn bị lỏng và vỡ. Bác sĩ có thể phẫu thuật sửa chữa đường gân xung quanh khớp của bạn.
  • Phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp: Bác sĩ sẽ loại bỏ hết các phần bị tổn thương và thay thế vào đó một bộ phận giả làm bằng kim loại hoặc nhựa.

Lưu ý: Phẫu thuật sẽ có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và đau nên bạn cần tham khảo kỹ về lợi ích và yếu tố rủi ro trước khi phẫu thuật.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y

Bên cạnh việc trị bằng thuốc tân dược, rất nhiều quý ông cũng lựa chọn riêng cho mình kỹ thuật chữa khác đấy là dùng các bài thuốc nam để chữa trị viêm khớp dạ dày. So với một số loại thuốc bớt đau thì kỹ thuật này ít gây ra các biến chứng cũng như thường mang tới các tốt nhất định.

Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp từ lá ngải cứu

Ngải cứu có mùi hăng, tính ấm, vị đắng, có tác dụng cầm máu, điều hoà khí huyết, giảm đau giảm viêm, thường được sử dụng để trị đau bụng và dùng làm cho thuốc để điều trị đau nhức xương khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, tinh chất của ngải cứu chứa nhiều acid amin và flavoniod có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cũng như giảm đau hữu hiệu.

Cách 1: Uống nước lá ngải cứu

  • Chuẩn bị sẵn 1 nắm lá ngải cứu, mẫu bỏ một số lá héo, đem rửa sạch và để cho ráo nước.
  • Sau đó cho vào nồi bắt lên bếp và đun để sắc thành thuốc. Chờ cho nước ấm dần thì sử dụng để uống mỗi ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối.
  • sử dụng liên tục khoảng 2 tuần thì các triệu chứng của bệnh sẽ dần được cải thiện.

Cách 2: Ngải cứu kết hợp với mật ong

  • Chuẩn bị sẵn 1 nắm lá ngải cứu và 2 muỗng mật ong nguyên chất.
  • Rửa sạch lá ngải cứu rồi đem xay nhuyễn cũng như chắt lấy nước cốt. Sau đó cho thêm 2 muỗng mật ong vào cũng như khuấy đều.
  • Chia nước hỗn hợp này khiến cho thành 2 phần cũng như dùng vào mỗi buổi sáng và chiều.

Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp từ cây chìa vôi

Cây chìa vôi là mẫu cây có vị đắng, tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, thông kinh, tiêu thũng và kháng khuẩn khá tốt. Không các vậy, tất cả một số cơ quan của cây đều được dùng để chữa những bệnh về xương khớp.

Theo nghiên cứu, thân của cây chìa vôi có chứa hợp chất như acid hữu cơ, phenolic, acid amin, saponin. Ngọn cũng như lá non có chứa 91.3% nước, 1.1% chất xơ, 0.8% tro, 5.4% glucid,… Đều là các hoạt chất giúp đỡ điều trị những bệnh về xương khớp, kể cả xương khớp dạng thấp vô cùng tốt.

Cách 1: Đắp lá chìa vôi

  • Chuẩn mắc nguyên liệu gồm có 1 nắm lá chìa vôi, 1 nắm muối hột. Đem lá chìa vôi rửa sạch cũng như để cho ráo nước hẳn.
  • sử dụng tay vò hơi nát lá chìa vôi rồi bắt lên chảo sao đều cùng với muối hột, buộc phải để lửa ở nhiệt độ vừa buộc phải rồi đem đi đắp. Buộc phải đắp lúc còn nóng mới mang lại hiệu quả.

Hầu hết một số bộ phận của cây chìa vôi đều được dùng chữa trị các bệnh về xương khớp

Cách 2: Uống nước chìa vôi

  • Chuẩn bị từ 10 – 20g chìa vôi, lá lốt, tầm gửi, dền gai, cỏ xước và cỏ ngươi.
  • Đem tất cả các vị thuốc này ra phơi khô rồi sau đấy sắc lấy nước uống. Mỗi ngày sắc thành 1 than cũng như chia làm 3 – 4 bát để uống.

Hai bài thuốc này không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp mà còn giúp làm cho mạnh gân cốt, điều trị một số biểu hiện đau nhức mỏi lưng, khớp và bớt đau hiệu quả.

Bài thuốc chữa trị viêm khớp dạng thấp từ lá lốt

Theo Đông y, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm có mùi thơm với tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống nên thường được dùng trong một số bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp. Đồng thời, theo những b.sĩ cho thấy lá lốt còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm cũng như giảm đau khá tốt.

Cách 1: Lá lốt phơi khô

  • Phơi khô khoảng 15 – 20g lá lốt rồi rửa sạch để dòng bỏ hết bụi bẩn và để cho ráo nước.
  • Sau khi ráo nước thì cho vào nồi nước đun cũng như sắc lấy nước uống trong ngày.
  • tốt nhất là phải uống nước lá lốt sau khi ăn cũng như để nước lúc còn nóng. Áp dụng bài thuốc này trong vòng 10 ngày thì bạn sẽ thấy được tác dụng của lá lốt mang lại.

Bài thuốc từ lá lốt, giúp chữa trị viêm khớp dạng thấp hữu hiệu

Cách 2: Lá lốt tươi

  • Rửa sạch khoảng 10 – 20g lá lốt tươi cũng như để cho ráo nước hẳn.
  • Sau đấy cho hết phần lá lốt tươi vào nồi cũng như đun để sắc lấy nước uống.
  • Kiên trì dùng nước lá lốt liên tục từ 7 – 10 ngày sẽ thấy được hiệu quả.

Phòng và khắc phục bệnh viêm khớp dạng thấp tại nhà

Bạn có thể sử dụng thuốc kết hợp với những biện pháp tự chăm sóc và khắc phục tại nhà để kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Những biện pháp khắc phục và phòng ngừa bao gồm:

  • Tập luyện thể dục đều đặn: Bạn thường xuyên luyện tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp. Bạn nên bắt đầu bằng việc đi bộ hàng ngày, tránh những môn thể thao vận động mạnh.
  • Chườm nóng: Biện pháp này giúp bạn có thể giảm đau do viêm khớp dạng thấp rất tốt. Bạn sử dụng miếng giữ nhiệt hoặc chai nước nóng, bọc lại bằng một chiếc khăn mỏng sau đó chườm lên vùng bị sưng đau. Ngoài ra, bạn cũng có thẻ sử dụng miếng dán nhiệt, tắm nước ấm, đèn sưởi nhiệt để giảm đau.
  • Chườm lạnh: Bạn cũng có thể sử dụng túi chườm lạnh để giảm đau và chống viêm khớp hiệu quả. Sử dụng một chiếc khăn mỏng gói những viên đá lại và chườm lên da.
  • Nghỉ ngơi: Cách đối phó với những cơn đau do viêm khớp dạng thấp là nghỉ ngơi thư giãn, tránh những căng thẳng trong cuộc sống.
Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap