[ Đau thắt lưng là dấu hiệu bệnh gì ] : Nguyên nhân , cách chữa

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh xương khớp
September 24, 2020

Phụ nữ , đàn ông bị đau thắt lưng là dấu hiệu của bệnh gì . Dưới đây là danh sách những bệnh có triệu chứng đau thắt lưng . Nguyên nhân , triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này . Cùng 2bacsi tìm hiểu nhé!

Đau thắt lưng là tình trạng rất phổ biến mà hầu như ai cũng gặp một lần trong đời, còn được gọi là đau lưng dưới. Nhiều người bệnh cho rằng đây chỉ là những cơn đau lưng mệt mỏi thông thường và chủ quan không điều trị sớm.

Tình trạng đau thắt lưng có thể là triệu chứng của một sống bệnh lý nguy hiểm như bệnh xương khớp, thận, ruột thừa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tàn phế suốt đời.

Đau thắt lưng là bệnh gì?

Tình trạng đau mỏi phần thắt lưng là bị bệnh gì

Đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh lớn trong hệ thống dây thần kinh của con người nằm ở vị trí lưng dưới. Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc tổn thương sẽ gây ra những cơn đau mỏi lưng dưới gần mông.

Đau dây thần kinh liên sườn

Dây thần kinh liên sườn có chiều dài và vị trí khác với dây thần kinh tọa, khi bị đau dây thần kinh liên sườn thường kéo theo những cơn đau mỏi phần lưng dưới, ê buốt gần 2 mông. Đặc biệt, người bệnh có thể kèm theo mệt mỏi, sút cân, sốt về đêm.

Bệnh thận

Đau mỏi lưng dưới gần mông, dưới xương sườn, xung quanh thân trên là triệu chứng phổ biến của bệnh thận như sỏi thận, sỏi niệu quản, thận hư, thận yếu,…

Những cơn đau thường kéo dài và đau âm ỉ trong nhiều giờ đồng hồ. Đau có thể lan sang các bộ phận khác và kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra máu, ớn lạnh, chóng mặt.

Hội chứng ruột kích thích

Đây là một hội chứng rối loạn xảy ra ở ống tiêu hóa. Bệnh thường có những triệu chứng phổ biến như đau mỏi phần lưng dưới bên trái, đại tràng bị kích thích tăng khả năng co bóp dẫn đến đau bụng, tiêu chảy.

Bệnh phụ khoa ở nữ giới

Đau mỏi lưng dưới âm ỉ đến dữ dội ở phụ nữ có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung,…

Ngoài ra, chị em có có một số triệu chứng khác kèm theo như: đau tức bụng, kinh nguyệt không đều, ra dịch âm đạo bất thường,…

Xem thêm : [ Bệnh đau lưng ] : Nguyên nhân , triệu chứng và cách chữa !

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh phụ khoa xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Bệnh này thường gây ra những cơn đau vùng bụng dưới, xương chậu, có thể gây đau mỏi ở lưng dưới phía bên trái.

Viêm tụy

Tuyến tụy nằm ở phía bên trái cơ thể con người, ngay sát với dạ dày. Khi xảy ra tình trạng viêm, người bệnh sẽ cảm thấy đau mỏi lưng dưới bên trái lan sang đau bụng.

Nhiễm trùng tiết niệu (UTI)

Đau mỏi lưng dưới phía bên phải kèm theo tiểu tiện ra máu, nóng ran khi tiểu tiện, nước tiểu có mùi hôi và màu vàng là triệu chứng cảnh báo của bệnh nhiễm trùng tiết niệu.

Bệnh lý xương khớp

Những tổn thương vùng cột sống hoặc đĩa đệm ở lưng dưới sẽ gây ra những cơn đau mỏi phần lưng dưới, đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc đau dữ dội xuất hiện đột ngột. Tổn thương vùng cột sống hoặc đĩa đệm là biểu hiện của các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm xương khớp,…

Đau thắt lưng bên trái là bệnh gì?

Đau thắt lưng bên trái là một triệu chứng đau lưng rất phổ biến hiện nay. Đau có thể do nguyên nhân cơ hoặc cũng có thể là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm.

Đau thắt lưng bên trái là dấu hiệu bệnh gì

Những cơn đau thắt lưng phía bên trái lan dần xuống mông có thể là dấu hiệu cho thấy có thể bạn bị mắc một số bệnh lý dưới đây:

  • Đau dây thần kinh tọa: Những cơn đau thắt lưng lan xuống mông và chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. Những cơn đau có thể xuất hiện đột ngột khi bạn gắng sức hoặc vùng lưng bị tác động. Những cơn đau do đau dây thần kinh tọa còn có thể kèm theo cảm giác tê nóng như bị kiến bò, kim chích, đau rát.
  • Viêm đại tràng: Bệnh viêm đại tràng thường gây ra những triệu chứng đau thắt lưng bên trái, đau trực tràng, đau bụng, sút cân và tiêu chảy.

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng diễn ra càng mạnh khi tuổi càng cao. Cột sống thắt lưng bị thoái hóa dẫn đến bào mòn và cọ xát với rễ dây thần kinh gây đau thắt lưng bên trái âm ỉ.

Dấu hiệu cột sống thắt lưng thoái hóa rõ rệt nhất là khi hình thành các gai xương trên đốt sống chèn ép vào lỗ liên hợp. Tình trạng này khiến người bệnh bị đau thắt lưng âm ỉ liên tục, thỉnh thoảng có những cơn đau lưng cấp tính dữ dội.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đau thắt lưng bên trái âm ỉ là một triệu chứng phổ biến của tình trạng nhân nhầy đĩa đệm tràn ra ngoài, chèn ép rễ thần kinh và ống sống.

Ngoài triệu chứng đau nhức vùng thắt lưng phía bên trái, người bệnh còn bị tê bì vùng lưng, lan xuống vùng mông, đùi và 2 chân dẫn đến vận động khó khăn.

Loãng xương

Tình trạng loãng xương xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt canxi và các chất dinh dưỡng. Lúc này, xương bị loãng sẽ rất dễ bị tổn thương do những tác động từ các yếu tố bên ngoài dẫn đến gây những cơn đau thắt lưng âm ỉ.

Hẹp ống sống thắt lưng

Tình trạng hẹp ống sống thắt lưng thường phát triển rất chậm trong nhiều năm hay nhiều thập kỷ. Nguyên nhân khiến ống sống thắt lưng bị hẹp thường là do nhân ngày đĩa đệm thoát vị, có thể có gai xương và dày dây chằng. Tình trạng này thường gây ra những triệu chứng đau thắt lưng bên trái hoặc bên phải, viêm, chèn ép dây thần kinh.

Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là một tình trạng viêm nhiễm đặc trưng của cột sống, khớp cùng chậu, khớp ở các chi dưới. Nguyên nhân gây viêm cột sống dính khớp vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên vẫn được cho là có sự kết hợp giữa môi trường và yếu tố di truyền. Những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm cột sống dính khớp là đau thắt lưng bên trái lan ra xung quanh.

Xem thêm : Đau lưng bên phải phía trên , gần eo , mông là bệnh gì ?

Đau thắt lưng thận

Đau thắt lưng bên trái là triệu chứng phổ biến của những bệnh lý về thận như nhiễm trùng thận, sỏi thận, thận hư thận yếu … Ngoài ra, người bệnh còn có thể kèm theo một số triệu chứng khác như kèm theo nhức mỏi cơ thể, nhạt miệng, mỏi gối, bị tê chân, mất cảm giác, cử động lưng khó khăn.

Đau thắt lưng ở phụ nữ do bệnh phụ khoa

Những bệnh lý phụ khoa ở phụ nữ xảy ra khi nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, ở trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Những tình trạng bệnh lý này có thể gây ra những triệu chứng đau thắt lưng bên trái không thường xuyên nhưng đau dữ dội và vật vã.

Đau thắt lưng bên phải là bệnh gì?

Đau thắt lưng bên phải là bệnh gì

Đau ruột thừa

Ruột thừa là phần ruột nhỏ gắn vào ruột già và nằm phía dưới bên phải cơ thể. Khi ruột thừa bị viêm dẫn đến gây những cơn đau và đầy bụng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây đau kéo dài và lan sang xung quanh vị trí thắt lưng bên phải hoặc háng.

Khi có triệu chứng đau thắt lưng bên phải do viêm ruột thừa thì bạn cần đi bệnh viện ngay lập tức. Nếu chậm trễ, bệnh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Sỏi thận

Thận nằm ở 2 bên cột sống và dưới lồng ngực. Khi thận bị nhiễm trùng hoặc xuất hiện sỏi thận có thể gây đau thắt lưng bên phải.

Để điều trị triệu chứng đau do sỏi thận thì người bệnh cần áp dụng những biện pháp dưới đây:

  • Thuốc giúp làm thư giãn các cơ trơn niệu quản để sỏi có thể đào thải viên sỏi dễ dàng hơn
  • Lithotripsy sóng xung kích (SWL), sử dụng sóng xung kích siêu âm hoặc tia X để phá vỡ sỏi thận
  • Phẫu thuật để loại bỏ hoặc nghiền thành đá viên sỏi thận

Nguyên nhân khác gây đau mỏi thắt lưng

Ngoài những bệnh lý nguy hiểm ở trên, đau mỏi lưng dưới cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân phổ biến khác sau đây:

Đau mỏi thắt lưng khi mang thai

Đau lưng mệt mỏi khi mang thai từ lâu đã được xem là một phần của thai kỳ. Trong thực tế, có khoảng hơn 50% thai phụ báo cáo có bị đau lưng mỏi người trong suốt quá trình mang thai.

Những cơn đau thường xuất hiện phổ biến nhất vào thời kỳ sau tam cá nguyệt thứ hai và kéo dài đến tháng thứ 6 sau sinh. Đau thường xuất hiện vùng ngang lưng, đau nhiều về đêm, đau khớp nối giữa xương chậu và xương cùng.

Thai phụ thường bị đau thắt lưng do bụng bầu gây áp lực lớn lên vùng xương chậu

Những nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ bị đau mỏi lưng dưới khi mang thai gồm: Cơ lưng căng ra, cơ bụng yếu đi và sự xuất hiện hormone thai kỳ.

Đau mỏi lưng dưới khi ngủ dậy

Tư thế ngủ sai hoặc giữ nguyên 1 tư thế ngủ trong thời gian dài là những nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng mệt mỏi khi ngủ dậy. Ngoài ra, người bệnh có thể bị mỏi cổ, cứng cổ, vai gáy, sườn,…

Chấn thương cột sống thắt lưng

Những chấn thương vùng cột sống thắt lưng có thể khiến người bệnh bị đau mỏi lưng dưới gần xương cụt nối với xương hông. Đau thường có xu hướng tăng lên và lan xuống phía dưới hai chân và háng. Đau khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là những người đi lại làm việc thường xuyên.

Thừa cân, béo phì gây đau thắt lưng

Thừa cân là một nguyên nhân phổ biến gây chứng đau mỏi lưng dưới. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ khiến xương khớp phải chịu sức ép lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra sớm và nhanh hơn.

Để hạn chế và giảm đau lưng mệt mỏi, người bệnh nên tập luyện thể dục hằng ngày và có chế độ ăn khoa học.

Ăn uống thiếu chất khiến đau vùng thắt lưng

Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng đến sức khỏe, xương khớp của con người. Nếu bạn có chế độ ăn thiếu dưỡng chất, lâu ngày sẽ khiến cơ thể bị thiếu canxi, xương khớp bị yếu dần gây đau mỏi lưng dưới.

Do đó, để phòng ngừa và hạn chế đau lưng mệt mỏi. Bạn cần có một chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm như: tôm, cá biển, nước hầm xương…

Các cách chữa đau thắt lưng phổ biến

Theo nghiên cứu của các chuyên gia xương khớp, mỗi phương pháp điều trị đau thắt lưng đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà nên lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Thuốc Tây

Tây y chữa đau thắt lưng chủ yếu đi vào điều trị các triệu chứng giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Cụ thể, bệnh nhân cần sử dụng một số loại thuốc:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol (Acetaminophen)...
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm...
  • Thuốc chống viêm không steroid: Felden, Brexin, diclofenac...

Chữa đau thắt lưng bằng thuốc nam

Ngoài thuốc Tây, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số bài thuốc nam từ cây nhà lá vườn để giảm đau, kháng viêm cũng rất hiệu quả.

  • Thuốc đắp từ cây chìa vôi: Chìa vôi tươi làm sạch, dầm nát và trộn với muối, đắp lên lưng giúp giảm đau thắt lưng cực tốt.
  • Cây xấu hổ sắc thuốc: Lấy vị thuốc xấu hổ làm chủ đạo kết hợp cùng 5 loại thảo dược khác là trinh nữ, tầm gửi, dền gai, lá lốt, cỏ xước. Đem nguyên liệu rửa sạch, sắc lấy nước uống ngày 3 lần để giảm đau thắt lưng.
  • Ngải cứu ngâm rượu: Đem ngải cứu và vỏ chanh bưởi sơ chế sạch, phơi khô. Sau đó ngâm với rượu nguyên chất trong 1 tháng, ngày uống 1 ly để hỗ trợ chữa bệnh.
Cây chìa vôi dùng trị đau nhức xương khớp hiệu quả

Điều trị tận gốc đau lưng bằng bài thuốc Nam bí truyền 150 tuổi của nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Việc sử dụng mẹo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể loại bỏ tận gốc bệnh.  Nếu bạn muốn trị dứt điểm đau thắt lưng bằng thảo dược thiên nhiên, đừng bỏ qua bài thuốc Nam gia truyền của dòng họ Đỗ Minh.

Đỗ Minh Đường - Dòng họ 150 năm hành y cứu người

Từ hơn 150 năm về trước, tại Hà Nam, lương y Đỗ Minh Tư đã nổi tiếng gần xa, là người thầy thuốc “mát tay” được người bệnh yêu mến, kính trọng. Đến nay, truyền thống hành y bốc thuốc chữa bệnh của gia tộc đã lưu truyền tới đời thứ 5, do lương y Đỗ Minh Tuấn kế nghiệp.

Danh tiếng của nhà thuốc cũng dần được khẳng định, người bệnh khắp cả nước theo đó tìm đến. Lương y Tuấn đã cho dời nhà thuốc từ Hà Nam xuống Hà Nội, mở thêm cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh giúp thuận tiện hơn cho người bệnh khi tới thăm khám, điều trị.

Địa chỉ và thông tin liên lạc của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Bài thuốc bí truyền 100% thảo dược tự nhiên

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thắt lưng là do các vấn đề liên quan đến cột sống như thoái hóa đốt sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.

Trong Đông y, các vấn đề về xương khớp được phân vào chứng Tý, bệnh hình thành do các yếu tố có hại xâm nhập, gây bí tắc kinh lạc, khiến khí huyết không lưu thông tốt, dần hình thành thoái hóa, viêm, sưng, đau…

Nắm rõ căn nguyên bệnh, các lương y của dòng họ đã xây dựng phương thuốc điều trị bệnh đau thắt lưng toàn diện. Phương thuốc là sự kết hợp từ 100% các loại thảo dược thiên nhiên quen thuộc trong điều trị xương khớp như: dây đau xương, phòng phong, gối hạc, xuyên quy, xích đồng, tơ hồng xanh…

Thành phần bài thuốc 100% thảo dược tự nhiên

Khác với các bài thuốc Đông y khác, phương thuốc của Đỗ Minh Đường được tạo thành từ 4 chế phẩm: Thuốc đặc trị, Thuốc hoạt huyết bổ thận, Thuốc bổ gan giải độcThuốc kiện tỳ ích tràng. Tùy theo cơ địa, tình trạng bệnh, các lương y có thể thay đổi phối phương gồm 2-4 chế phẩm.

Bào chế dạng cao đặc tiện dụng

Đặc biệt, Đỗ Minh Đường hỗ trợ người dùng bào chế thuốc ở dạng cao đặc, tiện dụng. Người bệnh không còn phải lo lắng quy trình đun sắc phức tạp, khó khăn khi dùng thuốc từ thảo dược như trước đây nữa.

Cách dùng: Lấy 1 thìa cà phê cao thuốc, pha với 150-200ml nước ấm, uống sau bữa ăn 30 phút.

Liệu trình toàn diện, kết hợp dùng thuốc, châm cứu - bấm huyệt và tập luyện

Lương y Tuấn cho biết: “Ngoài dùng thuốc, liệu trình điều trị sẽ kết hợp thêm xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt và bài tập trị liệu theo hướng dẫn của các chuyên gia, từ đó đem lại hiệu quả toàn diện: Kiểm soát triệu chứng bệnh nhanh chóng, phục hồi cơ, xương, khớp, nâng cao sức khỏe, ngăn bệnh tái phát.

Thống kê cho thấy, có hơn 95% bệnh nhân đạt được hiệu quả điều trị đau nhức thắt lưng như mong muốn sau 3-6 tháng sử dụng thuốc. Trong đó, có nhiều bệnh nhân đã điều trị nhiều nơi không khỏi, thậm chí, có những người đã đứng trước nguy cơ bại liệt vĩnh viễn.

Chú Phạm Văn Đăng (59 tuổi, Lâm Thao, Phú Thọ) bị thoát vị đĩa đệm nặng, gây đau thắt lưng, đau lan xuống mông, đùi, gây tê bì vùng dưới. Thời gian trước khi tìm đến điều trị tại Đỗ Minh Đường, chú đi không được, đau đớn gây mất ngủ, chán ăn, hầu hết sinh hoạt đều cần vợ chăm sóc.

“Tôi thực sự rất biết ơn lương y Tuấn và nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Chỉ sau 10 ngày điều trị, từ chỗ phải có người xách nách mới đứng lên được, nay tôi đã có thể tự dùng nạng đi lại mà không cần người dìu, ăn ngon, ngủ ngon, không còn bị những cơn đau hành hạ nữa rồi”.

[Xem ngay: Hành trình chú đăng thoát cảnh bại liệt, chiến thắng đau nhức thắt lưng, tê bì hai chân nhờ Đỗ Minh Đường]

Các bài tập hỗ trợ chữa đau thắt lưng

Không chỉ dùng thuốc mới có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, tập luyện đúng cách cũng giúp cải thiện bệnh đau thắt lưng đáng kể.

  • Bài tập đảo máu: 

Nằm thẳng trên mặt sàn sạch, hai tay duỗi thẳng ép 2 bên sườn. Bắt đầu lăn người từ trái sang phải tay vẫn giữ thẳng. Lăn liên tục 3 vòng tròn để máu trong người đảo đều giúp cho khí huyết lưu thông.

  • Bài tập hít thở: 

Người bệnh đau thắt lưng ngồi thẳng, khoanh chân chữ ngũ để hai tay lên đầu gối. Từ từ hít vào đưa ngực ra phía trước, võng lưng để thắt lưng thật căng. Tiếp tục thu vai về, thả lỏng phần lưng cong lại đồng thời thở ra. Vừa tập vừa siết chặt phần cơ bụng và cơ lưng theo hơi thở, rất tốt để giảm đau thắt lưng và cải thiện cột sống.

Cách phòng ngừa đau thắt lưng do sai tư thế

1.Tư thế đứng

Khi đứng cần đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Không ưỡn bụng và thắt lưng, cần giữ độ cong bình thường của cột sống đặc biệt là đoạn thắt lưng. Không nên đứng ở những tư thế cố làm cho thân mình cao lên đặc biệt là thói quen thường xuyên dùng giày hoặc guốc cao gót. Đối với những người bị thoát vị đĩa đệm cần hạn chế các động tác cúi làm gấp cột sống.

2. Tư thế ngồi

Khi ngồi nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp với cơ thể mình để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng hai bên vuông góc, lưng thẳng, tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Nếu cần có thể dùng một gối mỏng kê đỡ vùng thắt lưng để duy trì đường cong bình thường của đoạn cột sống này. Những người đã bị đau lưng đặc biệt là thoát vị đĩa đệm không được ngồi xổm, hạn chế các tư thế làm gấp cột sống.

3. Khi bê hoặc nâng đồ vật lên

Khi muốn bê hoặc nâng một vật từ dưới đất lên: cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình, khoảng cách giữa đồ vật đó với cơ thể và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác, cụ thể như sau:

  • Hai bàn chân đứng cách nhau một khoảng rộng phù hợp để tạo chân đế vững chắc.
  • Ngồi xổm xuống (bằng cách gập khớp gối và khớp háng) không cúi gập cột sống.
  • Đưa đồ vật cần bê vào sát bụng, căng cơ bụng ra.
  • Nâng đồ vật đó lên bằng cách đứng dậy. Không dùng cơ thắt lưng để nâng vật đó lên.
  • Giữ cho cột sống thẳng, không xoắn vặn trong khi thực hiện động tác.
  • Giữ cho độ ưỡn của đoạn thắt lưng vẫn được duy trì ở mức bình thường.

Khi bê và mang đồ vật đi: Khi muốn bê và mang một vật nào đó đi chỗ khác, chúng ta cũng cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình cũng như vị trí và khoảng cách của vật đó đối với cơ thể. Một số vấn đề cần chú ý như sau:

  • Bê đồ vật cần mang đi như đã hướng dẫn ở trên.
  • Ôm chắc đồ vật đó bằng hai tay.
  • Giữ đồ vật đó sát vào bụng, ở mức ngang ngực - thắt lưng.
  • Giữ cột sống thẳng, giữ đoạn thắt lưng ở độ ưỡn bình thường.
  • Bước đi bình thường, thoải mái, không bước xiêu vẹo, xoắn vặn.

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây triệu chứng đau mỏi lưng dưới ở phụ nữ và mọi người. Đây có thể là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm, vì vậy người bệnh nếu gặp phải tình trạng trên, đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay để được tư vấn, khám MIỄN PHÍ và điều trị kịp thời.

Xem thêm:


Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap