[ Đau vai gáy ] : Nguyên nhân , dấu hiệu , mẹo chữa tại nhà !

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh xương khớp
October 23, 2020

Đau vai gáy là bệnh gì , có nguy hiểm không . Dưới đây là nguyên nhân , triệu chứng , cách chữa đau vai gáy của người Nhật . Bên cạnh đó là 1 số mẹo chữa , bài tập chữa đau vai gáy tại nhà . Cùng tìm hiểu nhé !

Bệnh đau vai gáy là gì, có nguy hiểm không?

Đau vai gáy là một bệnh lý cơ xương khớp có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau chứ không riêng người cao tuổi. Cũng giống như tên gọi của bệnh, đặc trưng của bệnh là những cơn đau ở vùng vai gáy bên trái hoặc bên phải, thậm chí là cả hai bên.

Những cơn đau mỏi vai gáy thường xảy ra khi bạn có tư thế ngồi không đúng khiến cột sống cổ bị cong vẹo. Tình trạng này có thể chèn ép dây thần kinh và các phần mềm xung quanh gây ra những cơn đau.

Theo thống kê cho thấy, 85% người bị đau vai gáy là lái xe, công nhân may, nhân viên văn phòng,… Đặc biệt, cơn đau mỏi vai gáy sẽ tăng lên và nghiêm trọng hơn khi người bệnh ngồi lâu và lại ít vận động. Những người có thói quen xấu ngủ nghiêng người quá lâu hoặc gối cao đầu, gục đầu xuống bàn ngủ cũng có nguy cơ mắc đau vai gáy.

Đau vai gáy là một bệnh lý nguy hiểm, khi cơn đau xảy ra thường xuyên và lặp đi lặp lại với tần suất lớn thì người bệnh không được chủ quan. Đây là một dấu hiệu nguy hiểm của bệnh, nếu không điều trị sớm người bệnh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây bại liệt suốt đời.

Đau vai gáy bên phải

Hiện tượng đau vai gáy bên phải thường xảy ra ở những người bê vác vật nặng và ngồi nhiều. Những cơn đau khiến người bệnh cảm thấy phiền phức và khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống.

Đặc biệt, những cơn đau mỏi vai gáy phía bên phải xảy ra khi ngồi làm việc ở một tư thế hoặc sau khi ngủ dậy. Bên cạnh đó, đau có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:

  • Thường xuyên ngồi làm việc một chỗ, lười vận động với tư thế chưa đúng
  • Lao động nặng nhọc quá lâu
  • Cơ thể nhiễm lạnh do thời tiết thay đổi

Đau vai gáy bên trái

Hiện tượng đau vai gáy bên trái có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

  • Ngồi làm việc một tư thế trong thời gian dài: ngồi lâu, ngồi nhiều, nhân viên văn phòng, ngồi vắt chéo chân, tay gõ máy tính, đầu cúi, ngồi trước quạt hoặc điều hòa,…
  • Tư thế ngủ sai: nằm sai tư thế, gối quá cao, nằm ngủ nghiêng sang bên trái,… Sáng dậy người bệnh sẽ có những triệu chứng đau mỏi vai gáy, cứng cổ,…
  • Thời tiết thay đổi, trời lạnh đột ngột.

Đau sẽ giảm dần khi người bệnh điều chỉnh lại tư thế làm việc và thường xuyên vận động sau mỗi giờ làm việc.

Xem thêm : [ Thoái hóa khớp gối là bệnh gì ] : Triệu chứng , cách chữa tận gốc

Đau vai gáy sau khi sinh mổ

Sau khi sinh mổ, phụ nữ thường phải đối mặt với nhiều vấn đề về đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau mỏi vai gáy. Những nguyên nhân khiến phụ nữ sau khi sinh bị đau gồm:

  • Thiếu Vitamin nhóm B khiến dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu
  • Thiếu các khoáng chất cần thiết như canxi
  • Tăng cân gây áp lực lên các cơ và dây thần kinh ở vùng vai gáy
  • Tư thế ngủ và cho con bú không phù hợp
  • Mắc bệnh lý viêm nhiễm ở xương khớp

Hiện tượng đau vai gáy sau khi sinh kéo dài có thể khiến chị em trở nên mệt mỏi, căng thẳng tinh thần, thậm chí mất ngủ.

Nguyên nhân đau vai gáy

Có nhiều nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy, trong đó có một vài nguyên nhân phổ biến dẫn đến 80% người bị đau bao gồm:

  • Rối loạn vận động xương bả vai: Nguyên nhân này xảy ra khi bạn làm việc quá lâu ở một tư thế hoặc vận động tay liên tục.
  • Viêm gân chóp xoay ở khớp vai: Xảy ra khi bạn chơi thể dục thể thao, vung tay quá mạnh dẫn đến gân ở khớp vai bị tổn thương.
  • Lao xương: Những vị khuẩn lao tấn công xương khớp gây viêm nhiễm đốt sống dẫn đến đau vai gáy âm ỉ.
  • Rối loạn dây thần kinh: Những cơn đau mỏi vai gáy mệt mỏi có thể xảy ra do dây thần kinh chạy qua vùng vai bị kéo giãn quá mức hoặc bị tổn thương.
  • Bệnh tim mạch: Cấu trúc xương bả vai và xương lồng ngực có sự liên kết chặt chẽ nên khi mắc bệnh tim mạch đều gây đau vai gáy, đau thắt ngực,…
  • Chấn thương: Những chấn thương vùng vai gáy như va đập mạnh hoặc tập luyện sai cách có thể gây đau mỏi vai gáy âm ỉ.

Ngoài những nguyên nhân chính ở trên, bệnh đau vai gáy còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:

  • Ngồi điều hòa quá lạnh, gió phả vào gáy
  • Ngủ trưa hoặc mệt quá thường ngủ gục xuống bàn làm việc
  • Làm việc nhiều giờ liền với máy tính
  • Lái xe sai tư thế
  • Ngủ gối đầu cao
  • Nằm xem tivi gối đầu cao

Triệu chứng đau vai gáy

Đau vai gáy lan xuống cánh tay

Khi bạn bị nhiễm lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột thường gây ra những triệu chứng đau mỏi vai gáy lan xuống cánh tay. Triệu chứng này xảy ra do nhiễm lạnh máu dẫn đến khó lưu thông máu đến các cơ vùng vai gáy.

Ngoài ra những tổn thương vùng vai gáy như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, trượt đốt sống cổ,… thường gây đau nhức vai gáy lan xuống cánh tay.

Khi nằm ngủ sai tư thế hoặc nghiêng người sang một bên có thể gây đau vai gáy rồi lan xuống cánh tay, đặc biệt người bệnh thường cảm thấy đau vào buổi sáng khi ngủ dậy.

Đau vai gáy khó thở

Triệu chứng đau mỏi vai gáy khó thở thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như chấn thương, hoạt động sai đúng tư thế, bệnh lý cột sống cổ,… Người bệnh thường cảm thấy khó thở, co thắt ngực, thở dốc, đau nhói sau lưng.

Đau vai gáy tê bì chân tay

Triệu chứng đau vai mỏi gáy tê bì chân tay thường xảy ra khi máu lưu thông đến vai gáy bị suy giảm, làm việc quá sức, ngồi sai tư thế. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, gai cột sống,…

Triệu chứng đau vai gáy tê bì chân tay mà kéo dài có thể khiến người bệnh đau đầu, sợ ánh nắng mặt trời hoặc tiếng động, đau vùng sau gáy,… Đau thường biến mất sau một vài giờ, tuy nhiên nó cũng có thể kéo dài một vài ngày đến vài tuần. Đặc biệt đau sẽ tăng mạnh lên khi người bệnh đi lại, hắt hơi hoặc thay đổi thời tiết.

Đau vai gáy nhức đầu

Triệu chứng đau mỏi vai gáy kèm nhức đầu là biểu hiện của những cơn đau phía sau đầu, mặt – hốc mặt, vùng cổ gáy. Người bệnh bị đau nhức vùng cổ gáy lan lên đầu vùng chẩm, thậm chí lan đến vùng thái dương hai bên.

Nếu không được điều trị sớm, đau có thể thành cơn hoặc âm ỉ liên tục, có thể kèm theo rối loạn cảm giác da đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, tính chất như điện giật hoặc cảm giác bó thắt.

Xem thêm : [ Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì ] : Triệu chứng và cách chữa !

Đau vai gáy buồn nôn

Triệu chứng đau mỏi vai gáy buồn nôn là rất phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Người bệnh cần sử dụng thuốc giảm đau phù hợp, đúng người đúng bệnh để ngăn chặn ngay lập tức những cơn đau.

Đau vai gáy chóng mặt

Đau mỏi vai gáy chóng mặt thường xảy ra ở những người người hoạt động trí óc, tiếp xúc nhiều với máy tính, làm việc tại văn phòng, ngồi lâu một tư thế. Đây là một triệu chứng khá phổ biến của bệnh đau vai gáy.

Biến chứng đau vai gáy

Mặc dù không phải là căn bệnh dẫn tới mức tử vong những rõ ràng tác hại và biến chứng đau mỏi cũng vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khá.

Dẫn tới rối loạn tiền đình, thiếu máu nuôi dưỡng não

Đau mỏi vai gáy tác động xấu đến rất nhiều dây thần kinh. Trong đó rễ thần kinh, rối loạn hay chèn ép các dây thần kinh. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiền đình cho người bệnh. Khi đó, người bệnh luôn có cảm giác đau vùng vai gáy lên vùng đầu.

Nguy hiểm hơn, đau mỏi vai gáy còn gây ra thiếu năng tuần hoàn máu não. Theo đó, lượng máu lưu thông lên não khi qua cổ vai gáy bi chèn ép, tắc nghẽn. Từ đó gây ra khí huyết ứ trệ không thông, không cung cấp lượng oxy cần thiết cho não bộ hoạt động. Đấy là lý do người bệnh thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, mất tập trung….

Gây Chèn ép tủy sống vùng cổ

Khi các tổn thương nặng vùng cổ, khí huyết tắc nghẽn gây ra sự chèn ép tủy sống ở vùng cổ. Trường hợp này tương đối hiếm gặp những khi xuất hiện thì nó được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của đau vai gáy.

Bị chèn ép tuy sống, người bệnh thường có biểu hiện rối loạn cảm giác tay chân, rối loạn thần kinh thực vật, liệt nửa người, liệt các chi, đặc biệt là chi trên dễ gặp nhất.

Dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đột sống cổ

Sự bào mòn các đốt sống cổ, chèn ép dây thần kinh vùng cổ mà dẫn tới hiện tượng đau mỏi vai gáy. Trường hợp để lâu không chữa trị sẽ dẫn tới thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoái hóa cột sống đốt sống cổ, thoái hóa khớp vai…

Một khi cơn đau vai gáy chuyển sang những biến chứng này thì khó điều trị lành bệnh. Để chữa lành cần rất tốn kém và mất nhiều thời gian.

Khiến các rễ thần kinh phải chịu tổn thương

Do các rễ thần kinh ở cột sống cổ bị chèn ép nên gây ra những cơn đau dữ đội. Tình trạng này kéo theo tương ứng và chi phối thần kinh của nó.

Nguy hiểm hơn, khi các rễ thần kinh phải chịu tổn thương nhiều còn dẫn tới giảm vận động cánh tay, bả vai, teo cơ và khả năng bị bại liệt cẳng tay, bàn tay.

Những cách chữa đau vai gáy

Đau vai gáy uống thuốc gì?

Người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc Tây để giảm đau ngay tức thì. Tuy nhiên, bạn không được quá lạm dụng thuốc tây y vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những loại thuốc Tây y chữa đau mỏi vai gáy như:

  • Panadol Pack + Neck:Là loại thuốc giảm đau, tăng tuần hoàn não, chống viêm nhiễm rất tốt cho người bệnh. Tuy nhiên, tác dụng giảm đau của thuốc có thời gian ngắn nên cơn đau có thể tái phát lại.
  • Thuốc Alaxan: Đây là loại thuốc thường được sử dụng chữa những cơn đau vai gáy, đau nhức xương khớp và đau toàn thân. Thành phần chính của thuốc là Ibuprofen và Paracetamol nên không được sử dụng trước và sau khi phẫu thuật.
  • Thuốc Acetaminophen:Là loại thuốc giảm đau và hạ sốt có nguồn gốc từ nước ngoài.

Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn

Diện chẩn chữa đau mỏi vai gáy là một phương pháp được kết hợp giữa đông y, tây y và y học cổ truyền. Diện chẩn đặc biệt ở chỗ tại vùng mắt, da và toàn thân dựa trên những động tác để tác động lên những huyệt đạo trên cơ thể để giảm đau.

Cách chữa đau vai gáy bằng diện chẩn được nhiều bệnh nhân áp dụng và đánh giá cao. Vì tác dụng của nó tương tự như châm cứu, massage, vật lý trị liệu. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp giảm triệu chứng đau nhức chứ không thể tác động tới cơ địa ở bên trong cơ thể sâu hơn.

Người bệnh cần kết hợp xen kẽ phương pháp diện chẩn với những loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn khoa học, tập luyện thể dục đều đặn hàng ngày.

Chữa đau vai gáy bằng châm cứu

Châm cứu chữa đau mỏi vai gáy là cách chữa cũng được nhiều người bệnh lựa chọn. Đây là một cách chữa đau vai gáy bằng cách sử dụng kim châm vào các huyệt đạo ở vùng vai gáy để làm giãn cơ và cân bằng năng lượng cơ thể giúp giảm đau.

Các huyệt châm cứu bao gồm:

  • Huyệt phong trì:châm cứu huyệt này có tác dụng trị đau đầu, đau mỏi vai gáy do ngoại tà xâm nhập.
  • Huyệt phong phủ:châm cứu huyệt này có tác dụng trị cứng gáy, cứng cổ.
  • Huyệt đại chùy:châm cứu huyệt này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Xoa bóp chữa đau vai gáy

Chữa đau mỏi vai gáy bằng xoa bóp massage là cách chữa đơn giản, khi cơn đau xuất hiện thì người bệnh hãy dùng tay xoa bóp vùng vai gáy để giảm đau nhanh chóng. Người bệnh có thể sử dụng kèm 1 số loại tinh dầu giúp thư giãn cơ tốt hơn và nên đa dạng các động tác xoa bóp như day, ấn, xoa, miết,…

Đau vai gáy chườm nóng hay lạnh

Chườm nóng và chườm lạnh là 2 phương pháp giảm cơ thắt cơ và giảm đau mỏi vai gáy hiệu quả. Người bệnh có thể chườm nóng bằng ngải cứu hoặc chườm lạnh bằng đá, nên chườm trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng để có hiệu quả tốt nhất.

Vật lý trị liệu

Những phương pháp vật lý trị liệu chữa đau vai gáy như kích thích xung điện, chiếu đèn hồng ngoại, kéo dãn cột sống bằng máy,… Người bệnh có thể thực hiện tại các phòng khám hoặc tự thực hiện ngay tại nhà. Kiên trì thực hiện đúng sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.

Sử dụng cao dán

Hiện nay trên thị trường cũng có bán một số loại cao dán thảo dược giúp giảm đau khá hiệu quả. Người bệnh sẽ dán trực tiếp lên vùng đau, các tinh chất trong cao dán sẽ giúp đẩy lùi cơn đau ngay lập tức.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là cách chữa đau vai gáy cuối cùng mà người bệnh xem xét đến. Phương pháp này thường được chỉ định sử dụng khi những cách chữa trên không có hiệu quả hoặc bệnh đã diễn biến nặng.

Đau vai gáy nên ăn gì?

Thực phẩm giàu chất xơ

Rau xanh là một loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe con người. Nó không chỉ giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn mà còn giúp đào thải cặn bã, độc tố ra ngoài.

Rau xanh không chỉ cung cấp chất xơ mà còn nó còn cung cấp các loại vitamin. Những loại chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch và đóng góp tích cực vào hoạt động trao đổi chất cần thiết của cơ thể.

Thực phẩm chứa nhiều Vitamin

Người bệnh có thể lựa chọn những loại rau củ và trái cây để bổ sung Vitamin mỗi ngày bao gồm:

  • Rau củ: rau dền, rau mồng tơi, cải bẹ xanh, dưa chuột, cà chua, bắp cải, bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ,…
  • Trái cây: cherry, kiwi, cam, bưởi, dâu tây, quả việt quất, đu đủ, quýt,…

Tất cả những thực phẩm này đều có tác dụng cải thiện tình trạng đau vai gáy hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý cách chế biến để cơ thể có thể hấp thụ vitamin tốt mà không gây hại sức khỏe.

Mẹo chữa đau vai gáy

1. Nghỉ ngơi để cơ cổ được thư giãn

  • Cơn đau ngày càng tăng nếu bạn tiếp tục duy trì tư thế không đúng hoặc di chuyển cổ sai cách. Vì vậy, bạn nên để cổ được nghỉ ngơi sau vài giờ làm việc, tránh các hoạt động nặng tác động đến cổ.
  • Bạn cũng nên thực hiện các chuyển động cổ nhẹ nhàng, tránh cố định cổ trong đai quấn vì sẽ khiến cơ cổ bị yếu và kém linh hoạt.

2. Dùng đá lạnh để làm dịu cơn đau

Sử dụng đá là phương pháp hiệu quả để làm dịu các cơn đau cơ xương khớp cấp tính. Bạn có thể sử dụng đá, túi gel lạnh đặt vào khu vực bị đau trong vòng 15 phút mỗi giờ, thực hiện từ 3 – 4 giờ đầu sau chấn thương và từ từ giảm dần tần suất. Khi gặp lạnh, các mạch máu co lại, ngăn ngừa tình trạng sưng, đồng thời làm tê các sợi thần kinh nhỏ, giảm cơn đau rõ rệt.

Túi gel lạnh có thể làm dịu cơn đau nhanh chóng

Lưu ý quan trọng:

  • Nên đặt đá lạnh vào 1 khăn tắm mỏng để ngăn ngừa kích thích da và chứng bỏng lạnh.
  • Phương pháp này không thể áp dụng cho các cơn đau vai gáy mãn tính hoặc có sự xuất hiện dấu hiệu cứng cổ. Người bệnh nên đến khám bác sĩ nếu thấy cơn đau mỏi vai gáy kéo dài nhiều tuần không dứt.

3. Dùng túi chườm thảo dược

Bạn có thể đặt các túi chườm thảo dược (bao gồm các hương liệu như hoa oải hương, cây hương thảo) vào vùng cổ bị đau trong vòng 20 phút. Nhiệt nóng sẽ giúp các cơ cổ được thư giãn, giảm sự căng thẳng.

Ngoài ra, bạn có thể ngâm cổ và vai trong nước nóng có pha muối Epsom (1 loại muối vô cơ có chứa magie, lưu huỳnh và oxi). Dòng nước nóng có tác dụng cải thiện tuần hoàn, giảm triệu chứng đau và cứng cổ.

4.Thực hiện các động tác kéo giãn nhẹ

Khởi động: Cuộn vai và xoay đầu theo chuyển động tròn. Sau đó, tiếp tục thực hiện xoay cổ (từ trái sang phải và ngược lại), uốn cong và kéo giãn cổ (nhìn lên – xuống). Thực hiện vài phút cho mỗi động tác.

Khi cơ cổ đã nóng lên, bắt đầu thực hiện kéo giãn: nghiêng đầu và cổ về phía vai. Thực hiện cho cả 2 bên. Tiếp theo: gập cổ về phía trước (hướng cằm xuống ngực), xoay nhẹ về 1 bên. Thực hiện cho bên còn lại.

Thực hiện các động tác kéo giãn cơ cổ khoảng 30 giây cho mỗi bên, kết hợp thở sâu. Thực hiện 3 -5 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

Bài tập chữa đau vai gáy

Bài tập vặn mình trị đau vai gáy

Bài tập trị đau vai gáy tư thế vặn mình giúp thư giãn những cơ tại vùng cổ, vai, gáy

  • Bước 1: Bạn ngồi trên sàn, 2 chân khoanh lại, 2 tay thả lỏng, mặt hướng về bên nên
  • Bước 2: dẫn chân cần lên, vắt chéo thông qua phía đầu gối bên trái. Tay trái duỗi thẳng, giữ lấy ngón cái của chân trái, tay cần co ra phía sau lưng.
  • Bước 3: Giữ tư thế này trong 10 giây. Sau đấy thả lỏng, nghỉ vài giây rồi thực hiện tương tự cho bên còn lại. Mỗi lần luyện tập khoảng 20 phút sẽ giúp toàn bộ vùng vai gáy được kéo căng cũng như thư giãn tối đa, thông qua đó giảm bớt hiện tượng đau nhức ở khu vực này.

Bài tập tư thế nhân sư

  • Bước 1: Nằm sấp trên tấm thảm tập yoga hay trên sàn nhà, 2 chân duỗi thẳng khép sát vào nhau.
  • Bước 2: Co 2 tay lại, khu vực từ khuỷu tay đến bàn tay chống xuống sàn đỡ toàn bộ phần cơ thể phía trên lên cao.
  • Bước 3: Ưỡn ngực căng hết cỡ, uốn cong lưng mặt hướng về phía trước. Cố gắng giữ cho bụng luôn áp sát với sàn.
  • Bước 4: Giữ nguyên tư thế này trong ít nhất 15 giây kết hợp hít thở sâu, đều đặn
  • Bước 5: Thả lỏng cơ thể, trở về tư thế ban đầu rồi lặp lại động tác na ná như trên thêm 5 lần nữa. Bài tập này giúp giải phóng hiện tượng chèn ép những dây thần kinh ở cột sống cổ, qua đấy cải thiện tình trạng đau mỏi.

*Lưu ý: Chống chỉ định cho người đang mắc chấn thương ở lưng, đau đầu

Bài tập di chuyển cổ trị đau vai gáy

Đây là bài tập nhẹ nhõm nhưng lại có khả năng tác dụng nhiều lực tới vùng cổ vai gáy, nhất là tại vùng cổ. Khi bạn thực hiện bài tập này, hệ thống mạch máu và một số dây thần kinh bị chèn ép sẽ được giải phóng.

Từ đấy máu sẽ được lưu thông thuận lợi hơn. Đồng thời cơ bắp cũng như xương khớp cùng các đốt sống cũng sẽ được kéo giãn ra. Điều này mang tới công dụng giảm đau nhức và thư giãn ở tại vùng cổ vai gáy một cách hiệu quả.

Người mắc đau vai gáy cần tập những bài tập chuyển động cổ

Bài tập này còn giúp tăng cường oxy lên não. Từ đấy cải thiện các dấu hiệu như đau đầu hay chóng mặt do dây thần kinh lên não bị chèn ép.

Cách thực hiện:

  • Ngồi trên sàn tập ở tư thế giữ thẳng lưng, 2 chân bắt chéo nhau
  • Tay buông lỏng dễ chịu và đặt lên trên đùi
  • Hít sâu, song song ngước cổ lên cũng như giữ vài ba giây
  • Sau đấy cúi xuống hết mức có thể và kết hợp thở ra
  • bắt buộc thực hiện khoảng 10 – 15 lần những động tác nêu trên

Biện pháp phòng ngừa đau vai gáy

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa mắc bệnh đau vai gáy và hạn chế những cơn đau tái phát bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày như:

  • Cần kê đầu cao khoảng 8-9 cm khi ngủ, phần trên của vai phải được đặt ở trên gối.
  • Nên thường xuyên nghỉ ngơi, ngả lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế khi xem tivi hoặc làm việc.
  • Tránh những động tác ngửa cổ lên trên hoặc xoay đầu thường xuyên.
  • Bổ sung một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kali, các loại vitamin C, B, E, canxi.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap