Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì ? Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết bệnh
Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh thường gặp ở người hay bị táo bón. Khi bệnh nhân táo bón, phân tồn đọng lâu ngày trong trực tràng sẽ to ra và cứng do nước bị tái hấp thu.
Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh thường gặp ở người hay bị táo bón. Khi bệnh nhân táo bón, phân tồn đọng lâu ngày trong trực tràng sẽ to ra và cứng do nước bị tái hấp thu. Lúc bệnh nhân đi tiêu, động tác gắng sức rặn sẽ làm rách hoặc nứt kẽ ở hậu môn. Một khi hậu môn bị nứt thì người bệnh sẽ có cảm giác đau rát và khó chịu mỗi lần đi đại tiện. Cùng tìm hiểu rõ về căn bệnh này qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé !
Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì ?
Nhiều người vẫn chưa biết bệnh nứt kẽ hậu môn là gì ? Nứt kẽ hậu môn là những vết rách ở niêm mạc trực tràng thấp (ống hậu môn) gây đau dữ dội và chảy máu trong và sau khi đi tiêu. Nứt hậu môn cấp tính trông giống như vết giấy rách. Nứt hậu môn mạn tính có những vết rách và hai mẩu da thừa, một ở trong và một ở ngoài.
Bệnh thường không gây ra tình trạng nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, các vết nứt cấp tính sẽ tự lành trong vòng 4-6 tuần. Đa số các vết nứt hậu môn sẽ hết khi áp dụng phương pháp điều trị đơn giản, chẳng hạn như tăng lượng chất xơ ăn vào hoặc ngâm hậu môn trong nước. Nếu bệnh không cải thiện với những phương pháp điều trị và tồn tại hơn 8-12 tuần được coi là mạn tính. Nứt hậu môn mạn tính cần dùng thuốc hoặc thậm chí phẫu thuật hạn chế tổn thương cơ hậu môn cũng như ngăn ngừa tái phát.
Tổng hợp những triệu chứng nhận biết của bệnh nứt kẽ hậu môn
Các triệu chứng của nứt kẽ hậu môn thường hay bị nhầm lẫn với bệnh trĩ bởi cả hai bệnh này đều có thể gây chảy máu trực tràng. Nhầm lẫn các triệu chứng có thể gây ra nhầm lẫn trong điều trị. Chính bởi vậy, mọi người cần ghi nhớ những triệu chứng nứt kẽ hậu môn dưới đây để tránh các tai hại có thể xảy ra:
- Đại tiện ra máu: Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh sẽ thấy hậu môn bị chảy máu. Ban đầu, lượng máu chảy rất ít, chỉ là những vệt máu nhỏ ở hậu môn hoặc lẫn trong phân. Dần dần, tình trạng này sẽ trở nặng, máu sẽ chảy nhỏ giọt hoặc thành từng tia.
- Đau rát hậu môn: Đây là một trong những dấu hiệu cơ bản của nứt kẽ hậu môn. Người bị nứt kẽ hậu môn sẽ phải chịu đựng những cơn đau kéo dài liên tục khi đi đại tiện, đặc biệt là khi bị táo bón, đại tiện ra máu, phân cứng, các cơn đau sẽ càng trở nêm dữ dội.
- Ngứa hậu môn: Ở những vị trí bị nứt kẽ hậu môn sẽ xuất hiện những vết loét và thường tiết ra chất dịch nhầy khiến hậu môn ẩm ướt và luôn ngứa ngáy. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Khi cọ sát tại những vị trí bị nứt sẽ rất dễ khiến da bị tổn thương.
Xem Thêm : [ Rò hậu môn ] là bệnh gì ? Những nguyên nhân và cách chữa hiện nay
Nguyên nhân của bệnh nứt kẽ hậu môn là do đâu ?
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: Nứt kẽ hậu môn, dù không phải bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh mệt mỏi, luôn khó chịu với những cơn đau. Do đó rất dễ xảy ra tình trạng sợ đi đại tiện, chán ăn khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, bị suy nhược, mệt mỏi kéo dài. Nếu bệnh trở nặng sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm dẫn tới sốt cao, sưng tấy và chảy máu nhiều ở hậu môn. Tổng hợp những nguyên nhân chủ yếu của bệnh :
Phân lớn hay phân cứng;
- Táo bón;
- Tiêu chảy mạn tính;
- Viêm vùng hậu môn trực tràng;
- Bệnh Crohn hoặc viêm ruột;
- Lưu lượng máu giảm ở vùng hậu môn trực tràng;
- Việc sinh đẻ gây ra chấn thương ống hậu môn.
Trong trường hợp hiếm, bệnh có thể phát triển do:
- Ung thư trực tràng;
- HIV;
- Lao;
- Giang mai;
- Herpes.
-
Xem Thêm : Áp xe hậu môn là gì ? Tổng hợp 5 nguyên nhân của bệnh [ Giải đáp ]
Điều trị nứt kẽ hậu môn như thế nào mới hiệu quả
Đưa ra được phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn sẽ giúp quá trình điều trị trở lên dễ dàng hơn. Phần lớn bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn không cần phải phẫu thuật. Bệnh nhân nứt kẽ hậu môn cấp thường được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn, nhiều chất xơ, uống nhiều nước (2-3 lít/ngày) để phân mềm, khuôn hơn. Sử dụng những thuốc đặt tại chỗ để giảm đau, kháng viêm và ngâm hậu môn vào nước ấm 10-20 phút, nhiều lần trong ngày (đặc biệt sau khi đại tiện) sẽ làm dịu và lỏng cơ thắt hậu môn, do đó giúp quá trình liền vết thương tốt hơn.
Một số thuốc bôi, đặt tại chỗ (nitroglicerin, nifedipine, diltiazem) có thể được sử dụng để làm cho cơ thắt lỏng hơn. Sử dụng thuốc này phải được kê đơn và hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa hậu môn trực tràng.
Những bệnh nhân với vết nứt kẽ mãn tính, thường điều trị nội khoa không hiệu quả, tái phát và phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám hậu môn và quan sát khe nứt. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khám trực tràng bằng cách đưa một ngón tay đeo găng vào ống hậu môn hoặc sử dụng một ống ngắn có đèn soi để kiểm tra ống hậu môn.
Trong khi khám, bác sĩ cũng có thể tìm hiểu xem có bệnh nào khác gây ra nứt hậu môn như bệnh Crohn hoặc viêm ruột cũng như làm các xét nghiệm, bao gồm:
- Soi đại tràng sigma: được thực hiện nếu bạn dưới 50 tuổi và không có yếu tố nguy cơ cho bệnh đường ruột hoặc ung thư đại tràng;
- Nội soi đại tràng: được thực hiện nếu bạn có tuổi lớn hơn 50 tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ ung thư đại tràng, dấu hiệu của bệnh lý khác hoặc các triệu chứng khác như đau bụng hoặc tiêu chảy.
Nứt hậu môn cấp tính thường lành trong vòng một vài tuần khi thay đổi thói quen ăn uống, chẳng hạn như tăng tiêu thụ các chất xơ và uống nhiều nước sẽ giúp làm mềm phân. Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại, bạn có thể sẽ cần phải tiếp tục điều trị bằng những cách sau:
- Bôi nitroglycerin bên ngoài (Rectiv®);
- Bôi kem gây tê như lidocain hydroclorid (Xylocaine®);
- Tiêm botulinum toxin loại A (Botox®);
- Uống thuốc huyết áp như nifedipine (Procardia®) hoặc diltiazem (Cardizem®) làm dãn cơ vòng hậu môn;
- Phẫu thuật nên chỉ được đề nghị trong các trường hợp nứt hậu môn mạn tính.
Nứt kẽ hậu môn có tái phát hay không ?
Những vết nứt kẽ hậu môn thường rất dễ tái phát. Sau khi điều trị khỏi, bệnh thường tái phát sau khi đại tiện phân rắn hoặc do những nguyên nhân chấn thương khác. Khi đã điều trị khỏi, đại tiện hết đau và chảy máu thì việc duy trì chế độ ăn và sinh hoạt để không bị táo bón là rất quan trọng để tránh tái phát. Nếu bệnh tái phát bệnh nhân cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa hậu môn trực tràng để khám và điều trị.