Mới có thai có ra khí hư không – Lời khuyên hữu ích từ bác sỹ
Mang thai là thời điểm cơ thể nữ giới có nhiều thay đổi về nội tiết trong cơ thể. Do đó, không ít chị em mang thai thắc mắc mới có thai có ra khí hư không? Vậy thực hư vấn đề như thế nào? Cùng 2bacsi tìm hiểu trong bài viết sau.
Khí hư là gì?
Khí hư là chất nhầy màu trắng trong hoặc trắng sữa được sản sinh ra bởi buồng trứng. Có tác dụng kích thích cơ quan sinh sản người phụ nữ trưởng thành, tiết ra các chất nội tiết tố quan trọng. Khí hư được phân biệt thành 2 dạng là khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý (khí hư).
Cụ thể hơn, chị em có thể hiểu khí hư là dịch tiết ra từ “cô bé”. Nhiều hay ít thay đổi theo chu kỳ kinh gần ngày rụng trứng hoặc mỗi khi có ham muốn làm “chuyện ấy”.
Khí hư hoàn toàn không dư thừa, trái lại rất cần thiết trong việc giữ độ ẩm nhất định cho môi trường âm đạo. Ngăn ngừa tác nhân gây bệnh và tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển đến tử cung.
Mới mang thai có ra khí hư không?
Trong mọi thời điểm, phụ nữ đều có thể tiết ra khí hư. Trong quá trình mang thai, lượng khí hư còn tiết ra nhiều hơn so với mức bình thường. Nguyên nhân là do:
- Sự thay đổi hooc-môn trong cơ thể người phụ nữ là nguyên nhân đầu tiên khiến khí hư ra nhiều.
- Chị em trong thời gian bầu bí thường có khung xương chậu và thành tử cung mềm hơn lúc bình thường. Chính vì thế khí hư tiết ra nhiều hơn để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài âm đạo vào bên trong tử cung.
- Gần cuối thai kỳ, phần đầu của bé chèn vào khung xương chậu nhiều hơn khiến làm tăng dịch tiết âm đạo ở vùng kín của các chị em. Có đôi khi bạn còn thấy khí hư ra đột ngột như những cơn tiểu rắt. Những tuần cuối cùng của thai kỳ, khí hư còn kèm theo những vệt máu nhầy màu hồng, đây là dấu hiệu cảnh báo sắp chuyển dạ nên các mẹ cần hết sức chú ý.
Phân biệt khí hư bệnh lý và khí hư sinh lý khi mang thai
- Khí hư sinh lý: Là hiện tượng bình thường, có màu trắng trong, có độ kết dính và mùi khá giống lòng trắng trứng. Được tiết ra sau quá trình rụng trứng và lượng nội tiết tố Progesteron tăng cao. Khí hư sinh lý sẽ xuất hiện nhiều nếu có hoạt động tình dục, lao động nặng hoặc khi người phụ nữ mang thai.
- Khí hư bệnh lý: Là khí hư, có màu trắng đục, vàng xanh đôi khi lại có màu vàng xám tùy thuộc vào các loại nấm khác nhau như là trùng roi (Trichomonas), vi nấm hạt men (Candida albicans) hoặc tạp trùng...
Trong những tháng đầu và giữa của thai kỳ, do sự gia tăng của hormone estrogen và lưu lượng máu, khí hư có xu hướng xuất hiện nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, khí hư ra nhiều hơn , màu sắc và mùi cũng thay đổi bất thường, có thể là do bệnh lý mà ra.
Do có sự khác biệt về màu sắc do từng loại vi nấm, người phụ nữ có thể phân biệt bằng cách nhìn màu khí hư đoán bệnh của mình như sau:
- Khí hư có màu trắng đục: Người phụ nữ có các triệu chứng ngứa âm hộ. Khí hư dính từng mảng và mùi hôi khó chịu là do nhiễm vi nấm hạt men - Candida albicans.
- Khí hư có màu xanh vàng: Triệu chứng ngứa rát vùng âm hộ, khí trắng có hiện tượng nổi bọt khí, loãng hơn bình thường là do nhiễm Trichomonas Vaginalis.
- Khí hư màu vàng hoặc xám: Kèm theo mùi hôi và được tráng một lớp đều khắp thành âm đạo. Đây là hiện tượng khí hư bị nhiễm tạp trùng như là Mycoplasma, vi khuẩn yếm khí hoặc Gardnerella vaginalis.
Xem thêm : [Nguyên nhân - cách điều trị] Khí hư vón cục hiệu quả!
Khí hư báo hiệu có thai như thế nào?
Khi trứng và tinh trùng gặp nhau, quá trình thụ tinh diễn ra thành công. Vùng kín của nữ giới sẽ xuất hiện một lượng nhỏ dịch âm đạo màu hồng nhạt hoặc nâu đậm để báo hiệu việc trứng đã làm tổ trong tử cung.
Nhiều chị em khi gặp hiện tượng này có thể nghĩ rằng là dấu hiệu sắp đến ngày “đèn đỏ” nhưng thực chất đây là máu báo thai.
Ngoài hiện tượng máu báo này, vùng kín của chị em sẽ xuất hiện khí hư báo hiệu có thai với các đặc điểm thường gặp sau:
- Khí hư tiết ra với số lượng nhiều hơn bình thường làm vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Nguyên nhân do thay đổi nội tiết cơ thể và để bảo vệ cơ quan sinh sản khi vùng chậu, buồng tử cung, cổ tử cung giãn nở, mềm, dễ tổn thương khi mang thai.
- Khí hư khi mới mang thai có màu trắng trong hoặc hơi ngả vàng. Sự thay đổi màu sắc này có liên quan đến những thay đổi về nội tiết trong cơ thể để thích hợp với việc làm tổ của thai nhi.
- Khí hư có dạng loãng và nhầy dính hơn bình thường khiến các chị em cảm nhận thấy vùng kín ẩm ướt.
- Khí hư khi mới mang thai không có mùi lạ hoặc chỉ có mùi hăng nhẹ đặc trưng, không gây ngứa ngáy tại vùng kín.
Chất nhầy báo hiệu có thai là hiện tượng sinh lý hoàn toàn vô hại, không gây ngứa vùng kín hay bất cứ ảnh hưởng nào đến thai nhi cũng như sức khỏe thai phụ. Ngược lại, dịch tiết âm đạo giúp bảo vệ cơ quan sinh sản trước sự xâm nhập của vi khuẩn và mầm bệnh gây viêm nhiễm.
Xem thêm : [Nhận biết + điều trị ] Khí hư làm khô cứng quần lót dứt điểm
Ra khí hư khi mang thai là dấu hiệu của bệnh gì?
Như đã đề cập cụ thể ở trên, việc chị em ra nhiều khí hư hay khí hư có phải dấu hiệu mang thai hay không, hay là dấu hiệu bệnh lý nào đó, còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài những thay đổi của cơ thể, thì môi trường xung quanh “cô bé” thường xuyên có nhiều vi khuẩn trú ngụ.
Thông thường, chúng vô hại và khá có lợi cho môi trường ống sinh dục. Nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn này nhanh chóng trở thành tác nhân gây bệnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khí hư bệnh lý, trong đó chủ yếu là do:
- Do nấm candida albicans: Khí hư có màu đục, dính từng mảnh, có lúc có mùi hôi, kèm theo tình trạng ngứa âm đạo.
- Do nhiễm trichomonas vaginalis: Khí hư có màu vàng xanh, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi.
- Do tạp trùng: Khí hư có màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi.
- Viêm lộ tuyết cổ tử cung: Khí hư ra nhiều, khí hư mà sữa đục, dính bệt từng mảng, có thể có mùi hôi, xuất huyết nhẹ sau quan hệ tình dục.
- U xơ tử cung: Rối loạn kinh nguyệt, ra máu bất thường, khí hư ra nhiều hoặc có lẫn máu hoặc mủ. U xơ tử cung đa số lành tính và thường tự khỏi khi phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh. Tuy nhiên đây lại là một trong những nguyên nhân gây vô sinh cho phụ nữ trong tuổi sinh đẻ.
- Rối loạn tâm lý: Khí hư có màu hơi vàng, dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa.
- Ung thư tử cung: Khí hư có máu, thường xuyên ra máu bất thường.
Phần lớn bệnh lý liên quan đến khí hư không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không điều trị dứt điểm rất dễ dẫn đến viêm phụ khoa mãn tính. Bệnh trầm trọng hơn có thể gây hệ lụy viêm tắc vòi trứng, khó thụ thai, vô sinh.
Nhất là khi bị viêm lộ tuyến tử cung, bệnh có thể tiến triển thành viêm cổ tử cung. Liên quan đến viêm nhiễm âm đạo thông thường, lại có nguy cơ trở thành các sang thương tiền xâm lấn và ung thư cổ tử cung.
Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu khí hư ra nhiều bất thường, chị em nên đi thăm khám phụ khoa để phát hiện bệnh kịp thời.
Vệ sinh vùng kín khi mang thai
Vệ sinh vùng kín đúng cách luôn là việc làm cần thiết cả khi mang thai hay không mang thai. Luôn giữ cơ thể sạch sẽ là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh phụ khoa xuất hiện khi mang thai, bảo đảm sự an toàn của thai nhi trong bụng mẹ.
- Chọn dung dịch vệ sinh có độ pH thấp, chuyên dụng và không gây kích ứng da. Tuy nhiên không nên lạm dụng chúng mà chỉ nên sử dụng 1-2 lần/ngày.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ 2 lần/ngày.
- Hạn chế mặc các loại quần lót chật, nhỏ, chất liệu vải không thấm hút mà thay vào đó là các loại quần có chất lượng tốt, thoải mái.
- Hạn chế quan hệ tình dục khi mang thai.
- Không tụt rửa âm đạo tùy tiện nếu chưa có sự hướng dẫn đúng cách của bác sĩ. Thụt rửa nhiều có thể gây mất cân bằng pH, nguy cơ gây viêm nhiễm cao.
- Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều đó, hạn chế mang vác nặng, làm việc quá sức là cách tốt nhất để sức khỏe cơ thể ổn định.
Khí hư báo hiệu có thai nhưng cũng cần lưu ý đến các dấu hiệu khác cũng như áp dụng phương pháp thử thai như là siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để đảm bảo kết quả mang thai là chính xác.
Nguồn: 2bacsi.com, được kiểm duyệt bởi hi health group.