Mề đay cholinergic là gì? Có nguy hiểm không? Giải pháp điều trị hiệu quả tận gốc

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh da liễu
October 14, 2020

Bệnh mề đay cholinergic (mề đay do cholin) là bệnh da liễu dễ gặp khi thân nhiệt nóng, cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Biểu hiện dễ nhận biết của bệnh là các nốt đỏ ở giữa và viền sáng bên ngoài gây ngứa. Việc sớm phát hiện nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp việc điều trị nhanh chóng, giảm thiểu nguy cơ bị biến chứng.

Mề đay cholinergic là gì? Các thể thường gặp

Nổi mề đay mẩn ngứa do cholinergic là bệnh mề đay vật lý tác nhân gây bệnh được xác định do nhiệt độ cơ thể tăng cao, hoạt động thể chất ra nhiều mồ hôi. Đây là căn bệnh không quá phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 5% trong tổng các trường hợp bị mề đay mãn tính.

Hình ảnh mề đay cholinergic

Bệnh xảy ra khi cơ thể phản ứng với chất trung gian dẫn truyền thần kinh là acetylcholine kích thích tế bào mast, tăng histamin dẫn đến nổi mẩn mề đay. Vị trí nổi mẩn có thể ở một vài vị trí nhất định (nơi đổ nhiều mồ hôi, có nhiệt độ cao) hoặc nổi mẩn khắp cơ thể.

Mề đay cấp tiết cholinergic có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng cũng có thể kéo dài trở thành bệnh mãn tính.

Theo phân loại từ các chuyên gia da liễu bệnh được chia làm 4 dạng gồm:

  • Mề đay Cholinergic tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Thể rối loạn điều tiết mồ hôi.
  • Thể dị ứng với chính mồ hôi của bản thân.
  • Mề đay Cholin tự phát.

Triệu chứng nổi mề đay cholinergic

Các nốt mẩn do mề đay cholinergic thường chỉ diễn ra trong vài giờ, có người thấy xuất hiện vài ngày và dễ nhầm lẫn sang các bệnh ngoài da khác. Do đó mọi người cần nhận biết các dấu hiệu bệnh để có hướng điều trị đúng, kịp thời. Một số biểu hiện bạn có thể quan sát, cảm nhận được khi bị mề đay cholin gồm:

  • Có cảm giác như bị muỗi đốt khi bệnh mới xuất hiện, sau đó có các nốt đỏ với kích thước lớn nhỏ không giống nhau.
  • Cảm giác ngứa, bứt rứt buộc người bệnh phải gãi, khi càng gãi càng thấy ngứa, các nốt ban đỏ lan rộng sang các vùng xung quanh.
  • Đặc trưng của các nốt mẩn cholinergic là vết ban đỏ bên ngoài là các quầng sáng.
  • Các dấu hiệu khác như toát mồ hôi lạnh, đau quặn bụng, co thắt dạ dày, sốt kéo dài…
Những biểu hiện thường gặp khi bị mề đay do cholinergic

Xem thêm : Mề đay da vẽ nổi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị triệt để, ngừa tái phát

Những đối tượng dễ mắc bệnh mề đay cholinergic

Mề đay cấp tiết cholinergic được xác định xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ. Trong đó những người dễ bị bệnh gồm:

  • Bệnh nhân có tiền sử bị mề đay, dị ứng.
  • Người có sức đề kháng kém.
  • Đối tượng có người thân là bố mẹ, anh chị em bị mề đay cholin
  • Những người có tiền sử bị viêm da cơ địa, hen suyễn....
  • Bệnh nhân bị suy giảm chức năng hệ thần kinh tuyến mồ hôi
  • Người thường xuyên dùng thuốc giảm đau như Aspirin
  • Những người sinh sống ở khu vực có nhiệt độ cao, làm việc hoặc các hoạt động dễ đổ mồ hôi.

Nguyên nhân gây mề đay cholinergic

Mề đay do cholinergic được xác định do các yếu tố vật lý gây ra. Bên cạnh đó còn các các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao: Cơ thể con người có 2 hình thức thoát nhiệt là truyền trực tiếp ra ngoài hoặc điều tiết mồ hôi để giảm nhiệt. Khi cơ thể gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến việc thoát nhiệt, nhiệt độ cơ thể tăng cao dễ dẫn đến nổi mẩn mề đay.
  • Rối loạn tuyến mồ hôi: Việc tăng tiết mồ hôi hay chức giảm tiết mồ hôi lan tỏa tự phát đều làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay cholinergic.
  • Di truyền: Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu mề đay cholin cũng có mối liên hệ với di truyền. Bởi những người có bố mẹ, anh chị, người cận huyết bị mề đay cholinergic sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Nhiều ký sinh trùng sinh sống trong cơ thể thường di chuyển theo đường máu ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Chúng có thể là nguyên nhân gây rối loạn, ảnh hưởng đến quá trình tiết mồ hôi cũng như tăng histamin gây mề đay, dị ứng.
  • Do tính chất công việc: Những người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, dễ đổ mồ hôi như khuân vác, khai thác, vận động viên...
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nhiều loại thuốc kháng viêm, giảm đau, kháng sinh đều gây ra những vấn đề cho biểu bì da nếu dùng quá nhiều, từ đó làm tăng nguy cơ kích ứng, hình thành mề đay cholinergic.
  • Các yếu tố khác: Môi trường sống, trạng thái tâm lý thường xuyên căng thẳng, rối loạn cảm xúc, ăn đồ cay nóng thường xuyên... 
Đổ nhiều mồ hôi làm tăng nguy cơ bị mề đay cholin

Mề đay cholinergic có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Do tính chất của bệnh mề đay cholin thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi tự lặn hết. Nhưng cũng có những người bệnh kéo dài, tái phát thường xuyên, nếu không có hướng thăm khám, điều trị bệnh nhân dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như:

  • Ảnh hưởng đến tâm lý, mất thẩm mỹ, tự ti nhất là những người thường xuyên phải giao tiếp, gặp mặt khách hàng.
  • Ngứa khó chịu toàn thân, tăng nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng khi vi khuẩn xâm nhập.
  • Sưng phù, làm nghẹt đường thở, suy hô hấp.
  • Sốc phản vệ thậm chí đột quỵ.

Vậy mề đay cholinergic có chữa được không? Theo lương y Đỗ Minh Tuấn - GĐ chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường, với những người bị mề đay cấp tiết cholinergic nhẹ thường sẽ tự khỏi nếu như thay đổi thói quen sinh hoạt, tránh tác nhân gây bệnh. Còn trường hợp bị mề đay cholinergic mãn tính sẽ cần tìm đến cơ sở chuyên khoa để điều trị. Tuy nhiên bệnh có khỏi không còn tùy vào phương pháp trị mề đay mà người bệnh lựa chọn cùng các yếu tố như: quá trình điều trị, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng.

Do đó, người bệnh khi thấy có dấu hiệu nổi mẩn mề đay cholin nên sớm đi khám để được chuyên gia tư vấn hướng xử lý.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Ngoài việc đặt các câu hỏi liên quan về bệnh, các biểu hiện mà bệnh nhân mô tả, bác sĩ còn tiến hành một số kiểm tra, xét nghiệm khác. Cụ thể là:

  • Làm ấm thụ động: Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân vào phòng ấm, dùng nước ấm để xem phản ứng của cơ thể khi nhiệt độ tăng cao.
  • Yêu cầu bệnh nhân tập thể dục: Mục đích để cơ thể tăng tiết mồ hôi cũng như theo dõi được các dấu hiệu trên da ở cơ thể bệnh nhân.
  • Thử nghiệm với thuốc methacholine: Bác sĩ sẽ tiêm dung dịch methacholine lên da và quan sát trong trường hợp da bị nổi mề đay.

Xem thêm : Bệnh phong ngứa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Cách chữa mề đay cholinergic hiệu quả

Điều trị mề đay cholinergic là cách để người bệnh sớm thoát khỏi các triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy trên da cũng như ngăn ngừa các biến chứng. Dưới đây là 3 phương pháp được nhiều người áp dụng nhất.

Chữa mề đay cholinergic tại nhà

Đây là cách áp dụng cho những người bị mề đay cấp tiết cholinergic nhẹ, mới khởi phát. Làm mát, sạch khu vực nổi mẩn: Tiến hành chườm lạnh, làm mát vùng da bị nổi mề đay cholinergic. Hoặc tắm, dùng khăn sạch lau mồ hôi.

  • Dùng lá hẹ: Chuẩn bị khoảng 100gr lá hẹ tươi, rửa sạch từ lá. Sau đó vớt ra để ráo cắt khúc. Cho vào nồi thêm 1,5 lít nước đun 20 phút để tinh chất tiết ra.Lấy nước uống trong ngày còn phần bã tận dụng chà xát nhẹ lên vùng da nổi mề đay cholinergic.
  • Lá trà xanh: Dùng khoảng 20gr lá trà tươi, rửa sạch vò sơ cho vào nồi, thêm 2 lít nước đun sôi, thêm vài hạt muối. Đợi nguội bớt dùng nước để tắm.
  • Dùng lá tía tô: Lấy 1 nắm lá tía tô rửa, ngâm với nước muối loãng. Tiếp đến mang đi giã nát, cho vào miếng vải xô lọc lấy nước cốt. Pha thêm nước ấm vào nước cốt tía tô uống, phần bã dùng để đắp, chà xát nhẹ lên da giảm nổi mẩn.
Áp dụng các mẹo dân gian lành tính nhưng khó dứt điểm

Điều trị mề đay cholinergic bằng thuốc tây

Tiến hành điều trị bệnh mề đay bằng thuốc tân dược sẽ giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh. Hiện có vô số loại thuốc được sản xuất, nhưng được dùng phổ biến là các loại sau:

  • Thuốc kháng histamin: Tác dụng ngăn chặn sự tiết histamin của cơ thể, kiểm soát nổi mẩn, gồm các loại Cetirizin, Loratadin, hydroxyzin...
  • Carbamyl Cholin 0,002% hoặc methacholine 0,02%: Đây là thuốc tiêm có tác dụng kích thích hệ thần kinh giao cảm, kiểm soát ngứa, nổi mẩn mề đay cholinergic. Liều dùng phổ biến là 0,05ml tiêm trong da.
  • Danazol: Thuộc nhóm androgen, tác dụng tăng nồng độ antichymotrypsin. Thuốc có công dụng giảm triệu chứng mề đay cholin và chứng phù mạch.
  • Acid nicotinic: Dung dịch pha loãng theo tỉ lệ 1:10.000 hoặc 1:500.000 dùng để bôi ngoài da giúp giảm ngứa, giảm mẩn đỏ.
  • Các loại thuốc khác: Thuốc kháng IgE, thuốc chẹn beta (Propranolol), thuốc ức chế leukotriene... cũng được chỉ định tùy từng trường hợp.

Dùng thuốc tây y cần phải thận trọng đặc biệt là các đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai, sau sinh bởi tác dụng phụ có thể xảy ra.

Chữa dứt điểm bệnh mề đay cholinergic bằng đông y

Nguyên tắc điều trị của đông y khác với tây y, sẽ tác động sâu vào căn nguyên gây nổi mẩn từ bên trong, giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc, chống mẩn ngứa. Ngoài ra phương pháp này còn bồi bổ, tăng cường chức năng tạng phủ, hệ miễn dịch để ngừa tái phát. Nhưng để đạt được hiệu quả, người bệnh cần kiên trì sử dụng, tuân thủ đúng phác đồ mà lương y, bác sĩ đông y chỉ định.

Hiện nay, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh được rất nhiều chuyên gia, bệnh nhân đánh giá cao nhờ hiệu quả, tính ưu Việt mà phương thuốc mang lại. Bài thuốc được kết tinh từ giá trị tinh hoa y học cổ truyền với cơ chế trị bệnh từ gốc đến ngọn và 100% nam dược trong nước.

Điều trị mề đay cholinergic hiệu quả bằng bài thuốc Đỗ Minh Đường

Bài thuốc được chiết xuất từ 40 - 50 dược liệu từ quen thuộc đến quý hiếm như sài đất, diệp hạ châu, kim ngân cành, hạ khô thảo, sài hồ nam... Tổng hòa trong 3 chế phẩm nhỏ gồm:

  • Thuốc đặc trị mề đay
  • Thuốc bổ thận giải độc
  • Thuốc bổ gan dưỡng huyết

Chính sự kết hợp khéo léo đã giúp bài thuốc mang lại công dụng trị bệnh toàn diện từ trong ra ngoài như:

  • Tác động vào sâu bên trong loại bỏ tận gốc căn nguyên
  • Thanh nhiệt, giải độc, đào thải độc tố ra ngoài, giảm viêm sưng, điều hòa cơ thể.
  • Tăng cường chức năng của các cơ quan như gan, thận, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Giúp phục hồi da bị tổn thương do nổi mề đay, dự phòng tái phát.

Nguồn dược liệu được sử dụng trong bài thuốc Mề đay Đỗ Minh được lấy vườn trồng biệt dược, mô hình hữu cơ do chính các lương y, bác sĩ nhà thuốc khảo sát, lựa chọn vùng thổ nhưỡng để phát triển. Các thảo dược được tưới tiêu, chăm sóc, dùng phân bón hữu cơ, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng… Các vườn trồng thuốc của Đỗ Minh Đường đều đạt tiêu chuẩn GACP-WHO từ Bộ Y tế.

Do đó người bệnh từ trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, đang cho con nhỏ bú đều có thể an tâm sử dụng, không gây tác dụng, không hại dạ dày.

An tâm dùng thuốc Đỗ Minh Đường nhờ dược liệu cam kết an toàn

Ngoài ưu điểm về nguồn dược liệu, công dụng trị bệnh bài thuốc chữa bệnh mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn nhận được lời nhận xét “có cánh” nhờ cải tiến thêm thuốc thành cao đặc. 

Với phương châm “Vì bệnh nhân tận tâm phục vụ” các lương y luôn lắng nghe phản hồi, góp ý từ bệnh nhân để hoàn thiện, phát triển hơn. Vì vậy ngoài thang thuốc sắc, người bệnh nếu có yêu cầu sẽ được hỗ trợ sắc sẵn thành cao đặc đựng trong lọ thủy tinh nhỏ gọn, dễ mang theo. Thuốc cũng đảm bảo dược tính từ các vị thuốc nam, thẩm thấu nhanh, cho hiệu quả tốt.

Mề đay Đỗ Minh cũng đã góp phần giúp thương hiệu nhà thuốc Đỗ Minh Đường được biết đến rộng rãi hơn khi hàng ngàn bệnh nhân từ thể mề đay mẩn ngứa thông thường, dị ứng, mề đay cholinergic… điều trị dứt điểm.

Lưu ý: Thể bệnh, mức độ nổi mề đay ở mỗi người là khác nhau. Vì vậy người bệnh cần thăm khám trực tiếp để bác sĩ, lương y nhà thuốc nắm rõ tình trạng từ đó đưa ra phác đồ điều trị mề đay cholinergic hiệu quả nhất.

Mọi thắc mắc về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh hay cần tư vấn thêm, mọi người hãy liên hệ đến nhà thuốc để được tư vấn MIỄN PHÍ.

NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN ĐỖ MINH ĐƯỜNG

Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình

Hotline/zalo: 024 6253 6649 – 0963 302 349

Hồ Chí Minh: Địa chỉ: Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh

Hotline/zalo: 028 3899 1677 - 0938 449 768

Website: https://dominhduong.com

Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong/

Mề đay cholinergic nên ăn gì, kiêng gì?

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, để quá trình điều trị mề đay cholinergic đạt hiệu quả tốt nhất ngoài thuốc, người bệnh cần thay đổi thói quen vận động, sinh hoạt hàng ngày đặc biệt xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy khi bị mề đay cholin nên ăn gì, kiêng gì?

  • Người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau củ có lợi cho sức đề kháng như: cam, bưởi, táo, bông cải xanh, bí đỏ...
  • Thực phẩm có tính mát như bí xanh, bầu, rau diếp cá, lê, trà xanh, dâu tây...
  • Thực phẩm có tính kháng viêm tốt như rau cải, cà chua, gừng, tỏi, nghệ, cá hồi...
  • Tránh ăn thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, nhộng tằm, hạnh nhân, đồ ăn lạ...
  • Đồ ăn cay nóng, dễ tiết mồ hôi như các món tẩm ướp, ớt, sa tế, wasabi...
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp…
Tránh xa đồ cay nóng nếu không muốn mề đay cholinergic bùng phát

Biện pháp phòng tránh nổi mề đay cholinergic

Bởi mề đay cholinergic dễ tái phát và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thẩm mỹ. Do đó bạn cần tìm hiểu thông tin và thực hiện các bước phòng tránh để không mắc phải căn bệnh da liễu phiền phức này.

  • Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, sau khi tắm nên thấm khô người, thoa dưỡng ẩm để chăm sóc da khỏe mạnh, tránh tác nhân có hại xâm nhập.
  • Khi tắm không dùng nước quá nóng hay quá lạnh, hạn chế các loại xà bông, sữa tắm có tính tẩy rửa mạnh.
  • Tránh các tác nhân gây bệnh, hạn chế để cơ thể đổ mồ hôi trong thời gian dài.
  • Quản lý tốt bản thân, sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, luôn suy nghĩ tích cực và biết cách tạo niềm vui cho mình. Tránh căng thẳng, lo âu...
  • Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết đặc biệt là mùa hè nên mặc quần áo rộng, thấm hút mồ hôi tốt, không mặc đồ bó sát.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, đa dạng thực phẩm đặc biệt là rau củ quả giàu vitamin, chất lành mạnh với cơ thể. Hạn chế đồ cay nóng, nước ngọt, rượu bia...
  • Thăm khám sức khỏe tổng quát nửa năm một lần. khi có dấu hiệu nổi mẩn trên da không rõ nguyên nhân cần thăm khám để sớm loại bỏ mầm mống bệnh.

Nổi mề đay cholinergic tuy ít gặp nhưng diễn biến phức tạp, dễ tái phát. Chính vì vậy mọi người cần chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh để có hướng xử lý kịp thời, đúng đắn, loại bỏ tác nhân gây nổi mẩn tận gốc.

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap