[ Lịch khám thai định kỳ đầy đủ nhất cho mẹ bầu ] Cập nhật mới 2019

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Giao Thị Kim Vân
Chuyên mục
Sức khỏe sinh sản
July 22, 2019

Khám thai định kỳ là việc làm cần thiết cho chị em khi mang thai. Bởi như vậy chị em sẽ biết được tình trạng sức khỏe củ bản thân. Cũng như theo dõi được sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vậy lịch khám thai định kỳ như thế nào? Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!

LỊCH KHÁM THAI ĐỊNH KỲ

Khi mang bầu chắc chắn người mẹ nào cũng mong muốn đứa con của mình sinh ra sẽ luôn khỏe mạnh. Cũng như trong suốt thời gian thai nghén sẽ diễn ra suôn sẻ. Để theo dõi hành trình phát triển của bé trong suốt thời gian mang thai. Mẹ nào cũng phải nhớ khám thai và siêu âm thai đúng theo lịch khám thai định kỳ mà bác sĩ đã chỉ định.

Khám thai định kỳ là gì ?

Khám thai đinh kỳ là cách tốt nhất để theo dõi sự phát triển của thai nhi, sức khỏe của thai phụ. Đồng thời, khám thai giúp phát hiện những bất thường của thai nhi. Để có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế các biến chứng thai nhi và tránh để lại di chứng cho thai phụ.

lịch khám thai định kỳ

Dưới đây là lịch khám thai định kỳ chuẩn nhất cho mẹ bầu

Trong suốt thai kỳ sẽ có những cột mốc khám thai quan trọng. Thời điểm đó các kết quả khám thai đảm bảo tính chính xác và an toàn cho thai nhi. Theo các bác sĩ sản phụ khoa, thai phụ sẽ có lịch khám thai định kỳ vào các giai đoạn quan trọng như sau:

Lịch khám thai lần 1 (6- 8 tuần tuổi)- Nhận diện sự hình thành của thai

Lịch khám thai lần đầu của chị em thường sau khi mất kinh từ 2-4 tuần. Khi đó thai kỳ đã được khoảng 6- 8 tuần. Lần khám thai này để kiểm tra xem thai phải có thực sự mang thai hay không? Thai nhi đã vào tử cung của người mẹ chưa? Đãã có tim thai chưa.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tìm hiểu chi tiết về tình trạng sức khỏe chung của mẹ. Vì các thói quen có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Cũng như chi tiết về những lần sinh và thụ thai trước đó, các vấn đề về sinh sản mà thai phụ từng gặp phải.

Người mẹ cũng sẽ được đo tử cung để làm cơ sở theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi. Đây cũng là thời điểm bác sĩ đưa ra dự báo về ngày sinh cho thai phụ. Bên cạnh đó, thai phụ cũng sẽ phải làm các xét nghiệm để xác định nhóm máu. Đếm hồng bạch cầu để xem thai phụ có bị thiếu máu hay có bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục hay không.

Làm thêm các xét nghiệm như Rubella, viêm gan, tiểu đường, xét nghiệm Pap để tìm ung thư cổ tử cung cho mẹ. Và tùy theo tiền sử bệnh cá nhân, gia đình, người mẹ có thể sẽ phải làm thêm các xét nghiệm khác. Như để tầm soát bệnh tiểu đường hay những bệnh về di truyền.

Xem thêm : [ Khám thai lần đầu khi nào ? ] 5+ Kinh nghiệm khi khám thai lần đầu !

Lịch khám thai quan trọng (11- 14 tuần tuổi)- Đo độ mờ da gáy

Lịch khám thai quan trọng chính là khi thai nhi được 11- 14 tuần tuổi. Bởi đây là khoảng thời gian bác sĩ có thể tiến hành đo độ mờ da gáy tốt nhất. Nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm. Gây nên các căn bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành cho trẻ.

Siêu âm trong giai đoạn này thường được chỉ định siêu âm 3D- 4D. Để phát hiện một số dị tật như thai vô sọ, khe hở thành bụng, không xương mũi… Ngoài ra, người mẹ cũng có thể làm xét nghiệm Doule Test để tầm soát thêm các bất thường bẩm sinh khác của thai nhi. Đây là một mốc rất quan trọng của lịch khám thai định kỳ.

Lịch khám thai định kỳ lần 3 (16 tuần)- Để phát hiện thai suy dinh dưỡng

Lần tiếp theo của lịch khám thai định kỳ của chị em thường là khi thai nhi được 16 tuần tuổi. Ở lần khám này thai phụ sẽ được thăm khám như bình thường. Dựa vào tình trạng sức khỏe của thai phụ mà bác sĩ yêu cầu phải làm thêm một số xét nghiệm nếu cần.

Qua theo dõi sự phát triển của thai nhi, sự tăng cân của mẹ. Bác sĩ có thể phát hiện thai suy dinh dưỡng trong tử cung. Từ đó có thể tư vấn chế độ dinh dưỡng hoặc những chăm sóc đặc biệt cho các thai phụ.

Xem thêm : [ Khám thai ở đâu tốt nhất ? ] Top 16 phòng khám thai uy tín ở Hà Nội

Lịch khám thai chuẩn (22- 23 tuần)- Tầm soát dị tật bất thường ở thai nhi

Lịch khám thai chẩn ở mốc 22- 23 tuần là rất quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Đây là thời điểm mà các bất thường về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch. Cũng như dị dạng ở các cơ quan, nội tạng v.v… Đều có thể phát hiện qua siêu âm và bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp thích hợp nhất cho thai phụ.

Đây cũng là thời điểm lý tưởng để thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản phụ khoa thích hợp. Không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và không dẫn đến sinh non. Như khâu vòng cổ tử cung ở những bà mẹ bị hở eo tử cung, phẫu thuật bóc. Hoặc cắt khối u buồng trứng ở những bà mẹ có khối u buồng trứng.

Kiểm tra thai định kỳ khi thai 26 tuần

Kiểm tra định kỳ thai tuần thứ 26 siêu âm thai sẽ phát hiện ra bất thường của cả thai phụ và thai nhi. Thời điểm này, người mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 1. Đây là một mục không thể thiếu tronh lịch khám thai định kỳ cho chị em.

Tuần thứ 31- 32: Kiểm tra chuẩn đoán ngôi thai

Kiểm tra chuẩn đoán ngôi thai cho thai phụ sẽ được thực hiện vào tuần thứ 31- 32 của thai kỳ. Thai phụ được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn ở thai nhi. Như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất.

Nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung. Cũng trong lần khám này, người mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ,…

Từ đó có thể dự đoán được kỳ sinh sắp tới dễ hay khó, có nguy cơ gì. Ngoài ra những thai kỳ nguy cơ cao đã có thể phát hiện được. Và từ đó cho nhập viện sớm trước ngày dự sanh.

Lịch khám thai cho bà bầu ( 36 tuần) – Dự đoán thời gian sinh nở

Lịch khám thai cho bà bầu ở tuần thứ 36 để được đón thời gian sinh nở. Cũng như theo dõi sự phát triển vào những tuần cuối cùng của thai nhi.

Bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm màu nhằm theo dõi Doppler động mạch rốn. Và động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn. Thai nhi được đo tim thai và chuyển động thai.

Và bác sĩ sẽ dự báo cân nặng của bé lúc sinh, cũng như sẽ có các tư vấn về dinh dưỡng. Nếu trọng lượng thai nhi không đáp ứng đủ cân nặng chuẩn tại thời điểm tương ứng.

Sau lịch khám thai định kỳ thứ 7 này, thai phụ sẽ khám tiếp tùy theo chỉ định của bác sĩ. Và tình hình thai kỳ (2 tuần/lần hoặc 1 lần/tuần cho tới lúc sinh). Những lần khám thai cuối, bác sĩ thường chỉ khám thông thường, thử nước tiểu và siêu âm.

Trên đây là những chia sẻ về lịch khám thai định kỳ mà tất cả các chị em đang chuẩn bị làm mẹ lên biết. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên. Hãy để lại số điện thoại, câu hỏi Tại đây. Để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và giải đáp miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến Lịch khám thai định kỳ

  • lịch khám thai 3 tháng cuối
  • lịch khám thai xét nghiệm cần thiết
  • khám thai định kỳ ở đâu tốt
  • kinh nghiệm đi khám thai định kỳ
  • quy trinh kham thai
  • lịch khám thai 3 tháng đầu
  • các mốc siêu âm thai nhi quan trọng
  • lịch khám thai tháng cuối
Giao Thị Kim Vân

Tác giả : Giao Thị Kim Vân

Bác sĩ CKI sản phụ khoa . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm phụ khoa . Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của phụ nữ . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !

Chuyên khoa I Sản Phụ Khoa

Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội

Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa

Sở Trường chuyên môn

-        Thực hiện khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý phụ khoa

-        Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt

-        Thực hiện thủ thuật về kế hoạch hóa gia đình

-        Tư vấn và điều trị các bệnh xã hội ở nữ giới

-        Tư vấn điều trị vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.

Đầy đủ thông tin tại : Giao Thị Kim Vân - Bác sĩ tư vấn tại 2bacsi

Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap