[10+]Chảy máu hậu môn là bệnh gì? & Cách điều trị
Chảy máu hậu môn có thể xuất phát từ chảy máu trực tràng, đại tràng. Ngoài ra , máu chảy ở hậu môn khi đi đại tiện, máu trong phân cũng có thể do nứt kẽ hậu môn, trĩ hay táo bón gây ra.
Hậu môn bị chảy máu đề cập tới việc một lượng máu đỏ tươi, đổ sẫm hoặc thâm đen xuất ra từ hậu môn. Thường máu sẽ được trộn lẫn với phân hoặc rỉ ra từng cục máu đông cực kỳ nguy hiểm.
Màu của máu chảy ra từ hậu môn sẽ giúp bác sĩ tiên đoán được vị trí hay cơ quan nào trong đường tiêu hóa nào đang gặp vấn đề.
Thông thường, nếu vị trí máu chảy ra ở ngay hậu môn sẽ có màu đỏ tươi. Trong khi, máu tiết ra từ hậu môn do chảy từ trực tràng, đại tràng sẽ có màu đỏ sẫm hoặc màu đen.
Cùng bài viết này của chúng tôi tìm hiêu, 11 nguyên nhân chảy máu ở hậu môn. Cùng xem chảy máu hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện là bệnh gì? Và cách xử lý trong từng trường hợp.
Bài viết khá dài, nếu ngại đọc bạn có thể mô tả triệu chứng, màu máu, các vấn đề triệu chứng ở hậu môn của mình TẠI ĐÂY để chuyên gia của chúng tôi phân tích giúp bạn.
Dấu hiệu chảy máu hậu môn thường gặp
Dấu hiệu rõ ràng nhất của chảy máu ở hậu môn đó là máu đỏ tươi trên mô vệ sinh hoặc máu có thể nhìn thấy được trong phân hoặc trong bồn cầu.
Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn chú ý đến màu của máu và màu của phân, vì đó có thể là chìa khóa cho những vấn đề khác nhau:
- Hậu môn bị chảy máu đỏ tươi do đường tiêu hóa dưới, đại tràng, trực tràng gặp vấn đề.
- Hậu môn ra máu đỏ sẫm (giống rượu vang) có thể do ruột non hoặc phần đầu đại tràng.
- Phân đen, mầu thẫm có thể do máu chảy ra từ dạ dầy hoặc phần trên ruột non.
Các triệu chứng khác kèm theo xuất tiết ở hậu môn bao gồm:
- Ngất xỉu;
- Cảm thấy chóng mặt;
- Đau trực tràng;
- Đau bụng hoặc chuột rút.
Chảy máu hậu môn là bệnh gì?
Một loạt các tình trạng sức khỏe xấu, bệnh lý có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu ở hậu môn.
Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Hậu môn chảy máu do bệnh trĩ
Trĩ là bệnh khi các mạch máu ở hậu môn bị viêm gây ra, đây cũng là bệnh cực kỳ phổ biến. Đặc biệt với đối tượng là dân văn phòng, lái xe…..Bệnh có thể phát triển ở bên ngoài howjc bên trong hậu môn. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các vết sưng nhỏ, thi thoảng chảy máu khi đại tiện hoặc khi lau.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do;
- Mang thai
- Táo bón mãn tính hoặc căng thẳng
- Tiêu chảy mãn tính;
- Béo phì;
- Ngồi quá lâu;
- Chế độ ăn ít chất xơ;
- Lão hóa.
Nếu cảm thấy tình trạng chảy máu ở hậu môn của bạn là do trĩ, bạn nên đi khám sớm. Việc điều trị trĩ thời gian đầu rất đơn giản, nhưng nếu bệnh chuyển biến nặng, bác sĩ có thể thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ trĩ.
Chảy máu hậu môn do lỗ rò
Một lỗ rò xuất hiện giữa hậu môn và trực tràng, hoặc hậu môn và da có thể gây ra tình trạng chảy máu, máu hậu môn kèm theo dịch trắng.
Bệnh có thể được điều trị bằng kháng sinh, tình trạng tiến triển nặng bạn có thể phải nhờ đến phẫu thuật để loại bỏ.
Hậu môn bj chảy máu do vết nứt
Vết nứt hay nứt kẽ hậu môn xảy ra khi các mô lót giữa hậu môn, trực tràng, đại tràng bị rách dẫn đến chảy máu.
Tình trạng nứt kẽ khá nguy hiểm, điều trị các vết nứt nghiêm trọng có thể phải nhờ đến thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật.
Chảy máu hậu môn khi đi ngoài ra viêm túi thừa
Chảy máu ở hậu môn khi đi ngoài có thể do viêm túi thừa gây ra. Khi túi thừa phát triển quá mức có thể bị rách ra và bắt đầu chảy máu.
Thông thường, các túi thừa không gây ra triệu trứng hay không cần điều trị trừ khi chúng bị nhiễm trùng.
Nhiễm trùng và viêm túi thừa thường gây đau, hoặc chảy máu trực tràng. Máu chảy ra thường là một dòng máu chảy vừa phải trong vài giây.
Hậu môn chảy máu do viêm ruột hoặc viêm loét đại tràng
Nếu thấy hậu môn hoặc phân có máu thì đó có thể do viêm ruột hoặc viêm đại tràng gây ra.
Khi các lớp mô đại tràng bị nhiễm khuẩn có thể bị loét ra. Các vết loét có thể bị vỡ ra tạo thành các vết thương hở dẫn tới chảy máu.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:
- Nhiễm trùng;
- IBS;
- Tác dụng phụ của thuốc như thuốc loãng máu;
- Xạ trị hoặc hóa trị;
- Giao hợp hậu môn;
- Tắc đại tràng hoặc trực tràng.
Hậu môn bị chảy máu do viêm dạ dày ruột
Bệnh lý khiến hậu môn chảy máu tiếp theo đó là viêm dạ dày ruột. Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây viêm dạ dày hoặc ruột. Khi 2 cơ quan này bị viêm, sẽ sinh ra một lượng lớn chất nhầy và đốm máu thoát ra ngoài theo phân.
Chảy máu hậu môn do mắc Polyp
Polyp không phải ung thư, nhưng khí Polyp phát triển trên niêm mạc trực tràng hoặc đại tràng chúng có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu nhỏ.
Bệnh lý gây chảy máu hậu môn khác
Ngoài những bệnh lý phổ biến kể trên thì chảy máu hậu môn cũng có thể do các bệnh lý khác như:
- Ung thư hậu môn;
- Ung thư ruột kết;
- Ung thư đại tràng, trực tràng;
- Nhiễm khuẩn đường tuột;
- Chảy máu trong;
- Táo bón.
Chảy máu hậu môn nên làm gì
Khi nào cần đi khám
Xuất tiết nhẹ ở hậu môn với tần suất thưa thớt là cực kỳ phổ biến nên bạn cũng không cần quá lo ngại.
Tuy nhiên, những trường hợp xuất tiết nặng, chảy máu trực tràng, hậu môn mãn tĩnh có thể là dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn và cần sự đánh giá của bác sĩ.
Một số trường hợp chảy máu, máu chảy kèm mùi hôi, phân sẫm mầu, đại tiện ra máu, máu đỏ sẫm đến đen cần đặc biệt cẩn thận.
Hãy đi gặp bác sĩ nếu tình trạng chảy máu ở hậu môn của bạn xuất hiện những biểu hiện sau:
- Chảy máu kéo dài 2 - 3 tuần;
- Ra máu hậu môn ở trẻ;
- Giảm cân, mệt mỏi;
- Đau bụng hoặc sưng bụng;
- Sốt đi kèm;
- Xuất hiện cục cứng trong bụng;
- Phân lỏng hoặc mềm hơn bình thường kéo dài từ 3 tuần trở lên;
- Buồn nôn hoặc nôn;
- Ra máu kèm theo táo bón kéo dài;
- Rò rỉ không kiểm soát được từ hậu môn.
Ngoài ra, cần đi khám khẩn cấp trong những trường hợp sau:
- Nôn hoặc ho ra máu;
- Máu chảy hậu môn kèm theo mắt hoặc tai;
- Chảy máu rất đỏ hoặc đen;
- Mất ý thức hoặc nhầm lẫn;
- Đau bụng hoặc đau lưng dưới dữ dội.
Điều trị chảy máu ở hậu môn như thế nào
Việc điều trị chảy máu hậu môn cần phải phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bạn có thể làm giảm các cơn đau và sự khó chịu của bệnh trĩ bằng cách tắm nước ấm. Áp dụng các loại kem không kê đơn hoặc theo toa cũng có thể làm giảm kích ứng. Hoặc liên hệ để cắt trĩ tại đây.
Bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp điều trị xâm lấn hơn nếu cơn đau trĩ của bạn nghiêm trọng hoặc bệnh trĩ rất lớn. Chúng bao gồm thắt dây cao su , điều trị bằng laser và phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Giống như bệnh trĩ, các vết nứt hậu môn gây chảy máu có thể tự khỏi. Sử dụng chất làm mềm phân có thể giải quyết các vấn đề với táo bón và giúp vết nứt hậu môn được chữa lành. Nhiễm trùng có thể cần điều trị bằng kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn.
Ung thư ruột kết có thể yêu cầu điều trị xâm lấn và lâu dài hơn, chẳng hạn như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, để loại bỏ ung thư và giảm nguy cơ tái phát.
Điều trị tại nhà để ngăn ngừa táo bón có thể làm giảm nguy cơ hậu môn bị chảy máu. Bao gồm các:
- ăn thực phẩm giàu chất xơ (trừ khi có chỉ định của bác sĩ);
- Tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa táo bón;
- giữ cho khu vực trực tràng sạch sẽ;
- giữ nước tốt.
Bài viết về hiện tượng chảy máu hậu môn do 2Bacsi tổng hợp và chia sẻ !
Tham khảo từ nhiều nguồn.
Theo 2Bacsi.webflow.io.