Cấy tóc có phải là phương pháp thần kỳ như nhiều người đồn đại?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Sống khỏe
October 31, 2020

Mong muốn sở hữu 1 mái tóc dày và đều nhiều người lựa chọn phương pháp cấy tóc. Vậy thực tế phương pháp này có đảm bảo an toàn và cấy tóc có vĩnh viễn hay chỉ là phương pháp điều trị tạm thời? .

Nguyên nhân khiến tóc gãy rụng

Rụng tóc là hiện tượng xảy ra thường xuyên ở mọi độ tuổi khác nhau. Nhiều người cho rằng, rụng tóc chỉ xảy ra khi đang ở độ tuổi mãn kinh hay khi phải điều trị ung thư. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp dù tuổi còn rất trẻ nhưng tóc bị rụng rất nhiều, thậm chí rụng trở thành hói đầu.

Như vậy, với rụng tóc thì không chỉ căn cứ vào độ tuổi. Những nguyên nhân gây rụng tóc có thể kể đến như sau:

  • Thay đổi nội tiết tố: Khi cơ thể bước vào thời kỳ lão hoá, các nội tiết tố trong cơ thể sụt giảm gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc, khiến tóc gãy rụng. Trường hợp này thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh và nam giới độ tuổi trung niên.
  • Sử dụng hóa chất làm tóc: Do xu hướng làm đẹp thay đổi nhanh đến mức chóng mặt nên để bắt kịp xu thế nhiều người lựa chọn các phương pháp can thiệp vào tóc như uốn, nhuộm, ép… phá hỏng nang tóc, khiến tóc rụng thành từng mảng.
  • Căng thẳng kéo dài: Với tình trạng stress kéo dài, áp lực thường xuyên kích thước cơ thể tiết ra các chất Telogen Effluvium khiến cho hệ miễn dịch của tóc mất kiểm soát, bạch cầu tấn công các nang tóc từ đó gây nên tình trạng rụng tóc.

Mặc dù đã xác định được nguyên nhân khiến tóc mình gãy rụng nhưng nhiều người vẫn trong ‘mê cung’ tìm lối thoát, giải cứu mái tóc của mình. Thời gian gần đây, nhiều người đồn đại rằng phương pháp cấy tóc được cho là cứu tinh của mái tóc gãy rụng, khiến tóc dày lên trông thấy. Vậy thực tế, phương pháp này có những ưu điểm gì và nhược điểm ra sao?

Phương pháp cấy tóc được nhiều người tin dùng

Tại sao nhiều người lựa chọn phương pháp cấy tóc?

Trên thực tế, rụng tóc hay hói đầu là 1 bệnh lý gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt, giảm sự tự tin cho chúng ta. Khi đó, nhiều người đã tìm đến các biện pháp làm giảm rụng tóc hay hói đầu như xăm chân tóc, cấy tóc, dùng thuốc mọc tóc, bôi serum mọc tóc hay dùng hóa chất can thiệp sâu vào nang tóc…

Mỗi 1 phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với 1 nhóm đối tượng riêng biệt. Với phương pháp cấy tóc cũng vậy. Cấy tóc là gì? Cấy tóc cơ chế hoạt động ra sao? Cấy tóc có vĩnh viễn hay không? ...

Cấy tóc là gì?

Cấy tóc được biết đến là một thủ thuật y khoa khiến tóc mọc lên tại vùng da mà trước đó tóc rụng hoặc bị hói đầu. Hiểu 1 cách đơn giản thì cấy tóc là phương pháp bác sỹ xếp lại tóc hiện có trên da dầu của bạn. Có thể dùng tóc chỗ nhiều cấy sang phần tóc ít. Cấy tóc nhiều người vẫn thường nói theo dân gian là trồng cỏ, tức là nhỏ cỏ bên này trồng sang bên kia.

Cấy tóc dành cho nhóm đối tượng nào?

Với mỗi 1 phương án cải thiện tình trạng gãy rụng tóc, điều trị hói đầu thì đều phù hợp với 1 nhóm đối tượng khác nhau. Với cấy tóc cũng vậy, cấy tóc sẽ phù hợp với nhóm đối tượng như sau:

  • Tuổi từ 23 trở lên
  • Có sức khỏe tốt
  • Trường hợp trên 45 tuổi thì phải tiến hành qua 1 vài xét nghiệm
  • Không có dấu hiệu gặp biến chứng sau khi cấy tóc
  • Tóc rụng vô cùng nhiều, nhìn thấy da đầu
  • Người bị hói ở 2 bên trán
  • Người có đường chân tóc lùi về sau
  • Người muốn tạo tóc mái

Cấy tóc sẽ không phù hợp với nhóm đối tượng sau đây:

  • Những người bị rụng tóc khắp da đầu
  • Người không đủ tóc ở vùng hiến tóc
  • Người có sẹo do phẫu thuật hoặc chấn thương
  • Người bị rụng hết tóc do điều trị xạ trị

Một vài lưu ý khi cấy tóc

Cấy tóc như đã nói ở trên thì đây không phải là phương pháp ngăn rụng tóc do đó khi thực hiện cấy tóc, bác sỹ sẽ xét nghiệm và thăm khám nguyên nhân rụng tóc của bệnh nhân và kiểm soát nguyên nhân đó càng sơm càng tốt.

Trong cấy tóc thì tuyệt đối không được dùng tóc của người này để cấy sang cho người khác. Bởi khi đưa mảnh ghép sinh học vào cơ thể khác sẽ xảy ra hiện tượng dị ghép hay còn gọi là đào thải.

Lưu ý khi cấy tóc.

Các hình thức cấy tóc

Cấy tóc bao gồm cấy tóc tự thân và cấy tóc sinh học. Với mỗi 1 hình thức cấy khác nhau sẽ có cách thức và quy trình khác nhau. Cấy tóc tự thân sử dụng chính những nang tóc còn sống cấy vào vùng hói. Cấy tóc sinh học sử dụng tóc nhân tạo để cấy vào vùng hói.

Cấy tóc tự thân

Cho tới thời điểm hiện tại thì phương pháp cấy tóc tự thân đã và đang đem lại kết quả tốt nhất. Vùng tóc được cấy sẽ mọc sau 1 tháng. Mặc dù phương pháp cấy tóc tự thân này thời gian phục hồi nhanh nhưng do phải can thiệp dao kéo, nên gây đau đớn, mất nhiều thời gian nghỉ ngơi và chi phí cao.

Thực tế, cấy ghép tự thân bao gồm 2 kỹ thuật:

  • Cắt ghép nang chân lông theo mảng: Khi phẫu thuật, bác sỹ sẽ tiến hành cắt dải da vùng không bị hói và chia thành các miếng, cấy vào khu vực bị hói.
  • Cắt ghép nang chân lông đơn lẻ: Khi phẫu thuật, bác sỹ sẽ lấy phần da với từng nang tóc và cấy vào khu vực tóc thưa hoặc hói đầu.

Cấy tóc sinh học

Cấy tóc sinh học ngược với cấy tóc tự thân. Cấy tóc sinh học là biện pháp không cần phẫu thuật bởi bác sỹ sẽ dùng các sợi tóc nhân tạo để cấy vào vùng da tóc bị rụng hoặc hói… Tuy nhiên, tóc sinh học không thể mọc dài như tóc tự thân do đó độ dài của mái tóc sẽ không theo như ý của bệnh nhân.

Thêm 1 yếu tố nữa, do là tóc nhân tạo nên khi cấy vào da đầu sẽ gây ra phản ứng miễn dịch của cơ thể, 1 số phản ứng có thể kể đến như viêm, tăng sừng chân tóc…

Khi này, chỗ tóc nhân tạo vừa cấy có thể bị nhiễm trùng hoặc thậm chí rụng tóc phần nang tóc hiện tại. Do vậy, khi áp dụng cấy tóc nhân tạo cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc tóc nhân tạo.

Như vậy, so sánh về tính năng và hiệu quả của 2 hình thức cấy tóc thì cấy tóc tự thân mang lại nhiều ưu điểm hơn. Mặc dù trải qua tiểu phẫu nhưng về lâu dài thì hình thức này sẽ an toàn và hiệu quả cao hơn.

Click vào ảnh để xem “những người đã từng cấy tóc”

Cấy tóc có vĩnh viễn không? Có bị rụng lại không?

Cấy tóc tự thân có vĩnh viễn không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về hình thức cấy tóc này. Trên thực tế, dù là phương pháp nào thì khẳng định vĩnh viễn 100% sẽ không xảy ra bởi tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, quá trình chăm sóc tóc sau cấy…

Với cấy tóc thì đây là phương pháp ứng dụng nang tóc khỏe nhất trên da đầu để cấy vào vùng tóc bị rụng, bị hói nên có độ tương thích vô cùng cao. Do đó, phần da đầu sau khi được cấy tóc thì tóc sẽ phát triển khỏe mạnh và giữ được vĩnh viễn.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên thì do cơ địa mỗi người hay do quá trình chăm sóc, cơ sở thực hiện hay tay nghề bác sỹ...mà không thể khẳng định chắc chắn tóc của 100% bệnh nhân cấy đều không bị rụng lại. Do vậy, để đảm bảo an toàn và tránh ‘tiền mất tật mang’ bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ càng về cơ sở cấy tóc và lựa chọn 1 đơn vị chuyên nghiệp và uy tín.

Quy trình cấy tóc như nào?

Với hình thức cấy tóc sinh học hoặc cấy tóc tự thân thì quy trình thực hiện sẽ khác nhau. Với hình thức cấy tóc sinh học thực hiện sẽ dễ dàng và đơn giản hơn so với cấy tóc tự thân. Do vậy, người có nhu cầu tìm hiểu phương pháp cấy tóc thì nên tham khảo quy trình cấy tóc tự thân như sau nhé.

Quy trình các bước cấy tóc

Cấy tóc tự thân sẽ thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Thiết kế kiểu tóc

Đầu tiên, bác sỹ cần xác định nguyên nhân tóc rụng, hói đầu, xác định tổng thể đường chân tóc tại các vùng lấy tóc và vùng cấy tóc. Sau đó, bác sỹ sẽ tính toán mật độ tóc và số nang tóc cần lấy để cấy sang vùng tóc bị rụng và hói.

  • Bước 2: Lấy nang tóc

Làm sạch da đầu là thủ thuật đầu tiên trong cấy tóc tự thân, sau đó tiến hành gây tê phía sau đầu và đặt nang tóc đã lấy vào dụng cụ chứa đã qua sát trùng để bảo quản nang tóc cẩn thận.

  • Bước 3: Phân tách tóc

Sau khi đã có nang tóc thì bác sỹ sẽ tiến hành phân tách tóc thành các đơn vị tóc nhỏ lẻ để thực hiện cấy vào vùng tóc. Tại bước này, các bác sỹ sẽ phải thực hiện thủ công.

  • Bước 4: Cấy ghép nang tóc

Bác sỹ sẽ tiến hành cấy tóc vào khu vực xác định cấy tóc. Quá trình cấy tóc sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Đây là bước quan trọng nhất khi cấy tóc, những nang tóc đã được cấy sẽ không thay đổi vị trí.

  • Bước 5: Chăm sóc sau điều trị

Sau khi cấy xong, bệnh nhân sẽ được băng bó phần vừa cấy để đảm bảo sạch sẽ và 3 ngày sau đến cơ sở cấy tóc để kiểm tra và tiến hành gội đầu. Trải qua 3 tháng, tóc sẽ sinh trưởng bình thường.

Quy trình cấy tóc tự thân

Quy trình cấy tóc sinh học sẽ tương tự như cấy tóc tự thân nhưng do là cấy tóc sinh học nhân tạo nên không cần phải bóc tách nang tóc. Bác sỹ sẽ trực tiếp dùng tóc nhân tạo cấy vào vùng tóc bị hói hoặc rụng.

Cách chăm sóc sau khi cấy tóc

Sau khi tiến hành cấy tóc thì da đầu của bạn sẽ vô cùng nhạy cảm, tại khu vực cấy tóc và lấy nang tóc bác sỹ sẽ băng lại trong vài ngày để chống viêm, nhiễm hay sưng tấy.

Thời gian phục hồi sau khi cấy tóc sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, trong khoảng 1 tuần mọi người sẽ có thể làm việc bình thường. Tóc sẽ mọc lại tại khu vực cấy ghép trong vài tháng với độ dài 1,2 cm trên 1 tháng.

Sau quá trình cấy tóc, bệnh nhân cần chăm sóc tóc như sau:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực phẫu thuật
  • Gội đầu sau 5 -7 ngày phẫu thuật
  • Kiêng ăn đồ cay nóng, chất kích thích như rượu, bia, cafe
  • Nên gội các dòng dầu gội thảo dược
  • Tạm dừng hoạt động thể chất sau khi cấy tóc

Kết luận

Như vậy có thể thấy rằng cấy tóc là 1 phương pháp hữu hiệu mọi người nên tham khảo. Cấy tóc có mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố đặc biệt là bệnh viện thẩm mỹ thực hiện.

Do vậy, nếu bạn cần thực hiện phương pháp cấy tóc hãy tìm đến các cơ sở cấy tóc uy tín và lâu đời, có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa để hạn chế các biến chứng không đáng có. Một trong những cơ sở cấy tóc uy tín để các bạn tham khảo là:

Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế

  • Tư vấn: 024 3219 1111
  • CS1: 38 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Cs2: 260 Nguyễn Đình Chiểu P6, Q3, TP Hồ Chí Minh
Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap