Bệnh trĩ ngoại độ 2 là gì ? Có nguy hiểm không ? [ Chia sẻ ]
Bệnh trĩ ngoại độ 2 là một trong những giai đoạn phát triển của trĩ ngoại. Mặc dù đây không phải là cấp độ nặng nhất nhưng đây cũng không phải là giai đoạn nhẹ mà bạn có thẻ chủ quan được. Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm trong giai đoạn này, bệnh sẽ phát triển và trở thành trĩ ngoại độ 3, độ 4. Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh trĩ ngoại độ 2 qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé!
Bệnh trĩ ngoại độ 2 là gì ?
Trĩ ngoại độ 2 là bệnh gì ? Bệnh trĩ ngoại là một trong những dạng của bệnh trĩ. Tại rìa hậu môn khi các tĩnh mạch có sự căng giãn quá mức hoặc có dấu hiệu phình to, búi trĩ cũng như bệnh trĩ ngoại sẽ được hình thành.
Tương tự như bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại cũng được phân chia thành 4 cấp độ ứng với từng mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Trong đó bệnh trĩ ngoại độ 2 không thuộc cấp độ nặng nhất nhưng cũng không phải là cấp độ nhẹ nhất của bệnh trĩ. Giai đoạn 2 là giai đoạn phát triển và cũng là giai đoạn kế tiếp sau khi giai đoạn 1 hình thành trong một thời gian.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ ngoại độ 2
Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại độ 2 thường dễ nhận biết, dựa vào đây người bệnh có thể phát hiện ra mình đang mắc trĩ ngoại ở độ mấy :
- Cảm giác đau rát, ngứa ngáy hậu môn xuất hiện dai dẳng và thường xuyên tái phát.
- Viền hậu môn có dấu hiệu sưng to, phù nề tạo nên cảm giác vướng víu cho người bệnh. Đặc biệt là khi ngồi.
- Xung quanh vùng hậu môn hoặc trước, sau hậu môn hình thành đám rối tĩnh mạch lòi ra ngoài.
- Tiết dịch hậu môn khiến người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt vô cùng khó chịu.
- Mỗi lần đi đại tiện, búi trĩ có dấu hiệu sa xuống. Tuy nhiên chúng có thể tự thu vào được khi việc đi đại tiện đã xong.
- Búi trĩ phát triển to hơn so với giai đoạn 1. Điều này luôn khiến người bệnh khó chịu và không thể tập trung vào các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Bệnh trĩ ngoại độ 2 có nguy hiểm hay không ?
Trĩ ngoại độ 2 có gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh hay không ? Trên thực tế, bệnh trĩ ngoại độ 2 được xem là mức độ trung bình của bệnh trĩ. Người bệnh có thể khắc phục tốt bệnh lý bằng một số phương pháp y khoa theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu việc điều trị chậm trễ hoặc điều trị không đúng cách, bệnh sẽ phát triển một cách mạnh mẽ và chuyển sang những giai đoạn nguy hiểm hơn. Đó là trĩ ngoại độ 3 và trĩ ngoại độ 4.
Hơn thế, việc không sớm khắc phục bệnh trĩ ngoại độ 2 còn khiến bệnh nhân mắc phải một trong những biến chứng nguy hiểm sau:
- Viêm nhiễm hậu môn: Khi búi trĩ sa ra ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn hình thành và phát triển. Lâu ngày vùng hậu môn của bạn sẽ bị viêm nhiễm. Đối với một số trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng hoại tử.
- Thiếu máu: Tình trạng chảy máu khi đi vệ sinh nếu không được khắc phục, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu. Khi biến chứng thiếu máu xuất hiện, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số bệnh lý, vấn đề khác. Cụ thể thư cơ thể mệt mỏi, xanh xao, căng thẳng, ngất xỉu.
- Nhiễm trùng máu: Việc hậu môn bị viêm nhiễm và chảy máu lâu ngày sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng máu ở bệnh nhân bị trĩ. Đây là một biến chứng không chỉ có khả năng làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Bệnh nhân bị trĩ không thể hoạt động tình dục một cách tự nhiên. Việc thường xuyên có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, chảy máu và xuất hiện một vài vấn đề khác sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tình dục. Lâu ngày chức năng sinh lý và khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng.
Tổng hợp 3 cách điều trị bệnh trĩ ngoại độ 2 tốt nhất hiện nay
Chữa bệnh trĩ ngoại độ 2 thường có 3 cách cho người bệnh lựa chọn, tuy nhiên để xác định chính xác phương pháp cũng như phác đồ điều trị bệnh trĩ ngoại độ 2, người bệnh cần sớm đến viện. Sau đó tiến hành kiểm tra bệnh lý bằng một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả chẩn đoán bệnh lý của bạn để lựa chọn một phương pháp chữa bệnh thích hợp nhất.
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn áp dụng một trong hai phương pháp điều trị trĩ ngoại độ 2 dưới đây:
Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại độ 2 sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa – điều trị bằng thuốc.
1. Thuốc Tây chữa bệnh trĩ
Tại các bệnh viện điều trị bằng Tây y, khi áp dụng phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa thuốc bôi, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn. Đây đều là những loại thuốc có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau, cầm máu, làm co búi trĩ, giảm tiết dịch và ức chế một số triệu chứng khó chịu khác của bệnh.
Tuy nhiên, thuốc Tây thường gây ra nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, vậy nên việc điều trị trĩ ngoại độ 2 bằng những loại thuốc cần có sự hướng dẫn và chỉ định liều dùng của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc, tự ý sử dụng thuốc, tự ý thay đổi liều dùng thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc.
2. Thuốc Đông y chữa bệnh trĩ
Bên cạnh các loại thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể lựa chọn điều trị bệnh trĩ bằng Đông y. Thuốc Đông y sẽ an toàn và lành tính hơn thuốc Tây, không gây ra tác dụng phụ cho người bệnh. Nguyên lý điều trị của thuốc Đông y cũng không giống thuốc Tây y. Cụ thể:
Thuốc Tây y: Tập chung điều trị triệu chứng, giúp làm giảm dấu hiệu nhanh chóng. Tuy nhiên vì không giải quyết được gốc rễ nên sau khi ngừng dùng thuốc một thời gian bệnh sẽ quay trở lại.
Thuốc Đông y: Chú trọng giải quyết căn nguyên của bệnh ở bên trong cơ thể (tình trạng khí huyết ứ trệ gây sưng phồng tĩnh mạch), từ đó kéo theo việc các triệu chứng cũng sẽ giảm dần. Điều này khiến thời gian điều trị bằng Đông y sẽ lâu hơn Tây y những hiệu quả bền vững hơn và có thể ngăn bệnh tái phát.
3. Điều trị ngoại khoa
Khi phương pháp điều trị nội khoa không thể khiến bệnh trĩ ngoại độ 2 và những triệu chứng khó chịu đi kèm thuyên giảm, người bệnh có thể sẽ phải tiến hành điều trị bằng phương pháp ngoại khoa theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một số phương pháp điều trị bệnh mà bạn có thể sử dụng gồm: Chích búi trĩ, tiêm xơ… Đây đều là những phương pháp điều trị truyền thống. Chính vì thế khi thực hiện, người bệnh thường có cảm giác đau đớn, bệnh dễ tái phát. Ngoài ra nếu không cẩn thận, người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng.