8+những vấn đề xoay quanh bệnh lí bị viêm phụ khoa khi mang thai
Mang thai là niềm hạnh phúc và khát khao của bao người phụ nữ. Cho nên chỉ cần những thay đổi nhỏ trong cơ thể cũng sẽ khiến thai phụ cảm thấy lo lắng bất an. Để giúp các bạn có thêm kiến thức trong việc bảo vệ mình và thai nhi. Nội dung tiếp theo đây chúng tôi xin đề cập đến các vấn đề liên quan đến bị viêm phụ khoa khi mang thai như: Bị viêm phụ khoa 3 tháng đầu, bà bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao. Bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc. Chữa viêm âm đạo khi mang thai.....Hãy cùng theo dõi và tìm hiểu nhé các bạn.
Tại sao lại bị viêm phụ khoa khi mang thai?
Trong môi trường âm đạo của nữ giới vốn tồn tại hai loại sinh vật có hại và có lợi. Khi mang thai sự tăng tiết hợp chất glycogen trong âm đạo sẽ có sự thay đổi. Khiến cho các tác nhân có hại có điều kiện sinh sôi và phát triển. Vì thế, khi mang thai, thai phụ rất dễ bị viêm phụ khoa. Trong đó nổi bật nhất chính là nấm âm đạo.
Khi mang thai, độ pH trong môi trường âm đạo bị phá vỡ, thêm vào đó là kích thước thai nhi ngày càng lớn chèn ép vùng chậu khiến khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường. Nếu thai phụ không vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thường xuyên sẽ dễ bị bệnh viêm phụ khoa “tấn công”.
Bên cạnh đó, khi mang thai sức đề kháng của thai phụ cũng bị suy giảm, cấu trúc cổ tử cung mở rộng trong thời gian mang thai làm vi khuẩn và mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào bên trong cơ quan sinh sản gây bệnh viêm phụ khoa.
Các bệnh phụ khoa thai phụ dễ gặp khi mang thai
So với phụ nữ bình thường, thì 3 bệnh lí về viêm nhiễm phụ khoa sau đây là thai phụ rất dễ mắc phải:
- Nhiễm khuẩn âm đạo
Nhiễm khuẩn âm đạo (BV) là nhiễm trùng gây ra khi quá nhiều vi khuẩn nào đó làm cho thay đổi cân bằng vi khuẩn trong âm đạo
Một số triệu chứng, biểu hiện để nhận biết viêm phụ khoa khi mang thai. Có khoảng 20% mẹ bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ của mình.
Xem thêm: [Cảnh báo]8 biểu hiện của viêm phụ khoa chị em phải ghi nhớ
- Nhiễm nấm âm đạo
“Thủ phạm” gây nên nhiễm nấm âm đạo là nấm Candida Albicans. Chúng ký sinh ở một số nơi trên da hay bên trong âm đạo, là một phần hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột và âm đạo.
Bình thường, môi trường acid trong âm đạo giữ cho nấm không bùng phát. Nhưng do một số lý do nào đó mà môi trường âm đạo trở nên kiềm hóa, nấm Candida Albicans phát triển mạnh sẽ gây ra chứng nhiễm nấm âm đạo. Nguyên nhân được các bác sĩ phụ khoa chia sẻ trong thời gian có kinh nguyệt; khi mang thai; dùng kháng sinh, thuốc ngừa thai qua đường uống và các thuốc chứa steroid; mắc bệnh tiểu đường; rửa âm đạo thường xuyên bằng xà phòng; ứ dịch âm đạo... sẽ làm môi trường acid âm đạo thay đổi dẫn đến việc nhiễm nấm âm đạo phát triển ở phụ nữ
- Bệnh u xơ tử cung
U xơ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa nguy hiểm hay gặp ở phụ nữ mang thai.
Những mẹ bầu có thể thoát khỏi u xơ tử cung do sự cân bằng hooc môn trong suốt quá trình mang thai đã có thể ngăn chặn những tác động kích thích của estrogen. Thêm vào đó, tất cả các khối u xơ hình thành trong quá trình mang thai cũng sẽ giảm dần và biến mất khi thai nhi phát triển. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị u xơ tử cung, đều sẽ quay lại sau khi mẹ bầu đã sinh con.
Xem thêm : Giải đáp thắc mắc bệnh viêm phụ khoa ở phụ nữ
Những khối u lành tính do u xơ tử cung gây ra có thể “ngự trị” ở thành trong hay thành ngoài tử cung của thai phụ. Hầu hết chúng đều vô hại và ít gây đau đớn nhưng mẹ bầu vẫn có thể gặp các vấn dề nghiêm trọng nếu các u xơ phát triển nhiều lên, thêm vào đó là vị trí các khối u này mọc ngày một lan rộng.
Ít ai biết được nguyên nhân chính xác gây ra u xơ tử cung, ngoại trừ một điều là căn bệnh này có tính di truyền theo thế hệ. Nguy cơ u xơ tử cung sẽ tăng lên khoảng 40% - 50% nếu thai phụ có người họ hàng đời thứ nhất cũng mắc căn bệnh này.
- Bệnh lạc nội mạc tử cung
Căn bệnh phụ khoa thứ hai mà các mẹ bầu có thể gặp khi mang thai chính là lạc nội mạc tử cung.
Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh chỉ xuất hiện khi kinh nguyệt của phụ nữ tìm đường ra khỏi tử cung, như thông qua ống dẫn trứng, thông qua buồng trứng hay qua lớp màng mô ở khung xương chậu.
Bình thường, kinh nguyệt sẽ ra khỏi cơ thể thông qua con đường quen thuộc là âm đạo. Nhưng khi ở một chỗ khác, kinh nguyệt gần như bị ứ lại và chả thể đi đâu cả. Điều này sẽ bắt đầu một tiến trình sai lệch khi mỗi tháng, những tế bào ở sai chỗ vẫn cứ tồn tại, rồi vỡ ra tạo thành sẹo cũng như những vết viêm tấy.
Theo các chuyên gia, viêm lạc nội mạc tử cung là một căn bệnh phụ khoa có thể dẫn đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ.
- Hội chứng viêm nhiễm vùng chậu (PID)
Khu vực xương chậu là nơi tồn tại chung của buồng trứng, cả tử cung, ống dẫn trứng và cổ tử cung. Khi có một dạng giữa vi khuẩn với virut như chlamydia, hay lậu đột nhập thì 70% - 80% nó sẽ gây ra hội chứng viêm vùng chậu PID.
Các chuyên gia cho rằng căn bệnh phụ khoa PID gia tăng là do quan hệ tình dục bừa bãi gây ra. Cứ mỗi lần bạn tiến hành giao hợp không an toàn với một bạn tình mới, bạn sẽ dễ bị lây bệnh lậu từ bạn tình hoặc chlamydia. Một khi đã vào được tử cung của bạn, mầm bệnh này sẽ lan rộng ra khắp buồng trứng và cả ống dẫn trứng chỉ trong thời gian ngắn, chưa đến một tuần.
Ban đầu bạn có thể sẽ bị sốt, đau vùng bụng dưới và đi ngoài ra một chất dịch xanh vàng có mùi rất khó chịu. Nếu bạn có thai, khả năng thai ngoài tử cung sẽ tăng thêm 40% khi bạn nhiễm hội chứng viêm nhiễm vùng chậu PID.
Việc thay đổi lối sống gần như là cách duy nhất để phòng bệnh. Bạn nên dừng việc quan hệ tình dục bừa bãi hoặc nên sử dụng bao cao su trong hầu hết các lần quan hệ tình dục để tránh được bệnh lậu, giang mai và đặc biệt cả HIV/AIDS.
Dấu hiệu nhận biết viêm phụ khoa khi mang thai
Cũng giống với nữ giới bình thường bị viêm nhiễm phụ khoa. Khi cơ quan sinh sản của thai phụ bị viêm nhiễm, chị em có thể nhận biết qua các dấu hiệu:
- Khí hư ra nhiều bất thường, có thể sủi bọt hoặc sền sệt như bã đậu, và có sự thay đổi về màu sắc (có thể là màu trắng đục, màu vàng hoặc màu xanh) kèm theo là mùi hôi tanh khó chịu.
- Vùng âm đạo sưng bị tấy đỏ, môi lớn có nhiều lớp cặn bám xung quanh, vùng kín ngứa ngáy khó chịu.
- Thai phụ thường xuyên đi tiểu với tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt.
- Khi giao hợp với bạn tình, thai phụ cũng bị đau rát khó chịu. Thậm chí có thể là bị xuất huyết âm đạo sau khi quan hệ.
Vì sao thai phụ dễ bị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu?
Viêm âm đạo 3 tháng đầu khi mang thai là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải. Bệnh lí này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thai phụ và sự chuyển biến toàn diện của thai nhi.
3 tháng đầu trong thai kỳ, cơ thể thai phụ có những thay đổi lớn nên thường gặp rắc rối về các vấn đề sức khỏe trong đó có viêm âm đạo 3 tháng đầu khi mang thai. Nguyên nhân khiến thai phụ dễ bị viêm âm đạo là do:
- 3 tháng đầu của thai kỳ là thời điểm cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi về nội tiết để phù hợp với sự làm tổ và phát triển của thai nhi trong tử cung. Những thai đổi này làm rối loạn nội tiết dẫn đến mất cân bằng môi trường âm đạo khiến tác nhân bệnh có cơ hội xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Viêm âm đạo 3 tháng đầu khi mang thai do ở thời điểm này dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường, nếu không chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ là nguyên do gây viêm ngứa âm đạo.
- Sức đề kháng của thai phụ trong những tháng đầu mang thai sẽ suy yếu hơn nên cá thể người không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến dễ bị viêm nhiễm âm đạo.
- Mang thai 3 tháng đầu, chị em phải trải qua trạng thái tâm lý căng thẳng, lo ngại cũng là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng viêm âm đạo khi mang thai.
Viêm âm đạo 3 tháng đầu khi mang thai có nguy hiểm không?
Nhiều chị em chủ quan với các biểu hiện bất thường tại sinh dục mà không biết rằng, viêm âm đạo 3 tháng đầu khi mang thai tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường ảnh hưởng đến sự chuyển biến và an nguy của thai nhi. Những mối nguy hiểm mà viêm âm đạo trong mốc thai kỳ quan trọng này có thể gây nên là:
- Viêm âm đạo gây ra các triệu chứng khó chịu và bất tiện khiến các mẹ bầu luôn ở trong hiện tượng lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiến triển của thai nhi.
- Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây nên các biến chứng thai nhi nguy hiểm nhất là sảy thai do mầm bệnh gây nhiễm trùng màng ối, ảnh hưởng đến quá trình làm tổ, bám dính vào thành tử cung của thai nhi.
- Tình trạng viêm nhiễm tại âm đạo cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển, còi xương ngay từ trong bụng mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
- Ngoài ra, viêm âm đạo 3 tháng đầu khi mang thai nếu không được chữa trị sớm, bệnh sẽ dai dẳng kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ, vỡ ối non, sinh non, lây lam mầm bệnh sang thai nhi.
Vì vậy, khi nhận thấy các biểu hiện ngứa âm đạo, xuất hiện khí hư có màu sắc và mùi hôi bất thường, âm đạo tấy đỏ, chị em nên thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín.
Chữa bệnh viêm âm đạo 3 tháng đầu khi mang thai như thế nào?
Để chữa bệnh hiệu quả và an toàn với thai nhi, chị em nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín như để được bác sĩ xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, trường hợp bệnh. Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc chữa bệnh phù hợp dựa trên sự cân nhắc kỹ lưỡng những ảnh hưởng đến thai nhi.
Bên cạnh đó để trị bệnh viêm âm đạo 3 tháng đầu khi mang thai hiệu quả, chị em nên vệ sinh vùng kín nữ sạch sẽ, thực hiện các tư vấn điều trị và hướng dẫn xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ của bác sĩ.
Viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Các mẹ bầu cần biết rằng việc bị viêm phụ khoa trong thời gian mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với thai nhi. Theo các bác sĩ chuyên khoa, dù bệnh phụ khoa không thể lây cho em bé trong suốt thai kỳ, nhưng khi mẹ trở dạ sinh con, bé sẽ đi qua cổ tử cung và âm đạo thì rất dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm từ mẹ. Chính vì thế các bé sinh ra với phương pháp đẻ thường sẽ dễ bị lây nhiễm bệnh phụ khoa từ mẹ hơn so với bé sinh mổ.
Người mẹ bị nấm âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, gây dị tật thai, sức đề kháng của thai yếu, dễ sinh non... Bé sinh ra bị viêm nhiễm phụ khoa có dấu hiệu điển hình là tưa miệng, suy dinh dưỡng. Các mẹ thường cho rằng con bị tưa miệng là do bú sữa mẹ nhưng trên thực tế thì trẻ bị nhiễm nấm trong quá trình sinh.
Chữa viêm phụ khoa cho phụ nữ mang thai như thế nào?
Để chữa bệnh viêm phụ khoa, từ xưa đến nay, dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc hay, điển hình như cách dùng lá trầu không, lá ổi, trà xanh... Tuy nhiên, với bà bầu, mọi người không nên tự ý áp dụng những cách thức đó vì nếu không cẩn thận sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm thêm nặng hơn.
Đối với phụ nữ có thai, việc chữa bất kỳ bệnh gì đều cần phải đặc biệt chú ý hơn bởi không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn của thai nhi. Chính vì thế bà bầu cũng không nên tự sử dụng thuốc kháng nấm khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì các triệu chứng đó có thể giống với một căn bệnh khác cũng lây lan qua đường tình dục.
Tốt nhất, để đảm bảo sức khỏe, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường về vùng kín, mẹ bầu nên đến ngay các phòng khám phụ khoa. Hãy mô tả thật chính xác tình trạng của mình để bác sĩ tư vấn và có cách chữa trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, chị em nên vệ sinh vùng kín đúng cách, tránh dùng các dung dịch vệ sinh nặng mùi và có chất tẩy rửa mạnh, mặc quần thông thoáng, tránh chất liệu nilon... Thai phụ có thể ăn thêm sữa chua không đường mỗi ngày để cân bằng độ pH âm đạo và hỗ trợ trị bệnh hiệu quả hơn.
Với những bà bầu bị nhiễm nấm âm đạo nên giữ cho vùng kín sạch sẽ, khô và tốt nhất không nên mặc quần lót khi đi ngủ để tăng cường lưu thông không khí giúp vùng nhiễm nấm khô, thoáng.
Bài viết vừa rồi là sự tổng hợp tất cả các vấn đề liên quan đến Bị viêm phụ khoa khi mang thai. Hy vọng, với những thông tin mà bài viết vừa cung cấp, các bạn đã có những thông tin cần thiết trong việc bảo vệ mình. Nếu còn băn khoăn hay thắc mắc nào các bạn hãy chủ động gọi điện đến số 028 39 257 111- 016 8558 1111. Các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của Đa Khoa Quốc Tế sẽ giải đáp giúp bạn.
Các tìm kiếm liên quan đến các bệnh phụ khoa nữ giới dễ gặp khi mang thai
cách chữa viêm phụ khoa khi mang thai
bầu bị viêm phụ khoa
viem am dao khi mang thai 3 thang giua
bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu
mang thai bị ngứa vùng kín
chua viem am dao khi mang thai
có bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao
bà bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao
Nguồn tham khảo
https://eva.vn/ba-bau/viem-phu-khoa-khi-mang-thai-tat-tat-nhung-dieu-me-bau-can-biet-c85a336698.html
Nguồn : 2bacsi.com