6+ [Điều bạn cần biết] về tiêu xương hàm, xương ổ răng
Tiêu xương hàm là một bệnh lý xảy ra với người những bị mất răng. Vậy tiêu xương hàm có nguy hiểm không. làm thế nào để ngăn ngừa, phòng chống tiêu xương hàm. Ghép, điều trị tiêu xương hàm ở đâu thì tốt. Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu ở bài viết này nhé
6+ Điều bạn cần phải biết nếu bạn đang bị Tiêu Xương Hàm
Tiêu xương răng là một trong những hậu quả nghiêm trọng sau khi mất răng, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và cản trở việc trồng răng giả sau này. Cấy ghép răng Implant là phương pháp trồng răng hiện đại, hạn chế đến mức tối đa hiện tượng tiêu xương hàm.
Tiêu xương hàm là gì
Bệnh tiêu xương hàm hay còn gọi là bệnh tiêu xương ổ răng là tình trạng này xảy ra khi mật độ xương, chất lượng xương hàm bị suy giảm làm hàm bị xô lệch, méo. Các dạng tiêu xương hàm gồm:
- Tiêu xương hàm theo chiều dọc: phần xương hàm dưới nướu bị tiêu hõm xuống, trũng sâu hơn so với xương hàm kế cận. Theo thời gian, vùng nướu ở vị trí tiêu xương cũng bị teo nhỏ lại
- Tiêu xương hàm theo chiều ngang: độ rộng của xương hàm ở vị trí mất chân răng sẽ thu hẹp lại, vùng xương kế cận giãn ra và xâm lấn sang khoảng trống xương vừa bị tiêu, khiến các răng kế cận bị đổ nghiêng và xô lệch gây mất thẩm mỹ, mất tự tin khi giao tiếp
- Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt: xảy ra trong các trường hợp mất nhiều răng ở cả hàm trên và hàm dưới. Các biểu hiện tiêu xương khi mất nhiều răng dễ phát hiện vì khuôn mặt người bệnh có thay đổi rõ rệt: khuôn miệng hõm vào, có nhiều nếp nhăn
- Tiêu xương khu vực xoang: khi bị mất răng ở hàm trên, các đỉnh xoang sẽ tràn xuống, độ rộng của xoang tăng dần theo thời gian nếu không thực hiện lắp răng giả thay thế chân răng thật;
- Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng: nếu tình trạng tiêu xương hàm không được khắc phục kịp thời thì theo thời gian xương hàm sẽ bị tiêu biến dần dần đến các ống thần kinh nằm sâu bên dưới, gây khó khăn trong phục hồi xương hàm khi phục hình răng giả bằng phương pháp cấy ghép răng Implant.
Có thể bạn muốn xem thêm: 15+ [Kinh nghiệm] trồng răng Implant, bảng giá cấy ghép Implant
Vì sao bị tiêu xương hàm
Có 2 nguyên nhân chính gây tiêu xương hàm đến từ hiện tượng mất răng và viêm nha chu.
· Viêm nha chu: nướu bị viêm gây tụt nướu, hở chân răng; dẫn tới tình trạng xương và dây chằng bao bọc quanh răng bị tiêu hủy dần, khiến răng không còn chỗ dự
· Hiện tượng mất răng: khi bị mất răng, xương hàm sẽ có một khoảng trống ở vị trí chân răng, không còn lực nhai tác động của răng lên xương hàm, dẫn tới quá trình tiêu xương.
Xem thêm: Cảm nhận của các cụ U80 sau khi trồng răng Implant
Tác hại nguy hiểm của tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm: hệ quả tất yếu của tiêu xương răng là tiêu xương hàm, bao gồm cả tiêu xương hàm trên và tiêu xương hàm dưới, làm thay đổi kích thước của hàm. Hiện tượng này thể hiện rõ nhất ở những người bị mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm, người mang răng giả toàn hàm hoặc mang cầu răng;
· Di răng: tình trạng di răng có biểu hiện là các răng trên và kề cận vùng tiêu xương bị di lệch sang vị trí kế cận, làm răng xô lệch, nghiêng vẹo mất thẩm mỹ và yếu hơn bình thường, gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai;
· Tụt nướu: xương ổ răng bị tiêu khiến chiều cao và độ rộng thành xương giảm, không còn nâng đỡ được nướu nên nướu bị tụt thấp, bờ nướu mỏng dần, lộ ra phần chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào phần bên trong chân răng và nướu. Điều này khiến khoảng nướu bị tiêu xương trũng xuống, gây mất thẩm mỹ cho vị trí bị tiêu xương chân răng;
· Răng dễ bị lung lay: răng đứng thẳng và chắc chắn nhờ được xương hàm nâng đỡ. Khi xương bị tiêu và sụp xuống, chân răng sẽ bị lệch sang phần trống của xương bị mất, khiến răng bị xô lệch, dễ bị lung lay;
· Suy giảm chức năng ăn nhai: tiêu xương ổ răng làm các răng xô lệch, yếu đi, quai hàm trũng gây nên lệch khớp cắn giữa hai hàm, lực cắn không đủ để nhai nghiền thức ăn. Điều này khiến bệnh nhân ăn nhai khó khăn và không được ngon miệng;
· Móm và già nua sớm: khi xương hàm bị tiêu biến, nướu răng bị thu nhỏ lại làm má bị hóp vào trong, ảnh hưởng tới sự hài hòa về các bộ má, mũi, cằm trên cơ thể, khiến khuôn mặt trở nên già nua. Hệ quả này thể hiện rõ ở những bệnh nhân bị tiêu xương toàn hàm;
· Cản trở cho việc phục hình răng: do răng di lệch, xương hàm ở khoảng lợi bị tiêu xương trũng xuống nên rất khó trồng lại răng
Mất Răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm
Thông thường, sau khi bị mất răng khoảng 3 tháng, mật độ xương hàm sẽ suy giảm từ từ. Trong khoảng 12 tháng đầu tiên, 25% xương hàm ở vị trí răng mất sẽ tiêu biến. Sau khoảng 3 năm, xương hàm sẽ bị tiêu biến tới 45 – 60%;
Xương hàm có cấu tạo bám chắc vào chân răng, có chức năng nâng đỡ và tăng cường khả năng ăn nhai. Đồng thời, lực nhai của răng tạo sự kích thích lên xương, giúp duy trì các tế bào xương luôn ổn định. Vì vậy, khi nhổ bỏ răng, xương hàm sẽ có một khoảng trống tại vị trí chân răng bị mất và không còn được tác động cơ học (lực nhai của răng) nên dần bị tiêu.
Quá trình tiêu xương nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người. Tuy nhiên, thông thường sau khi mất răng khoảng 3 tháng, mật độ xương sẽ suy giảm từ từ. Các biểu hiện tiêu xương ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết bằng mắt thường. Tiêu xương chỉ biểu hiện rõ rệt khi nướu bị teo, gương mặt mất cân đối và già hơn so với tuổi.
Ghép xương hàm – Phương pháp điều trị tiêu xương hàm
Xương hàm không thể tự khôi phục khi bị phá hủy, đòi hỏi phải có sự can thiệp từ bên ngoài. Trong Nha khoa hiện có 2 cách chữa tiêu xương chân răng hiệu quả nhất, không chỉ giúp phục hình thẩm mỹ cho khuôn hàm, cải thiện chức năng ăn nhai mà còn tạo điều kiện để cấy ghép Implant (tạo “nền móng” vững chắc để nâng đỡ trụ Implant).
Tùy thuộc vào tình trạng tiêu xương chân răng mà Bác sĩ có thể thực hiện độc lập hoặc kết hợp 2 cách sau:
Ghép xương: Xương tự thân hoặc xương nhân tạo sẽ được cấy ghép vào vị trí xương hàm bị tiêu biến nhằm tái tạo lại cấu trúc xương hàm, bảo tồn xương hàm và các răng thật.
Các hình thức ghép xương phổ biến:
§ Ghép xương tự thân: Lấy xương từ một phần khác của cơ thể (ví dụ như xương cằm, xương sọ, xương hông) để ghép vào phần xương bị tiêu trong ổ răng với mức độ an toàn cao, hạn chế nguy cơ bị thải trừ vật liệu ghép.
§ Ghép xương đồng chủng: Lấy xương từ cá thể khác cùng loài, lưu trữ ở ngân hàng như: mô sụn, mô xương, cơ quan nội tạng.
§ Ghép xương dị chủng: Lấy xương từ các cá thể khác loài, qua quá trình xử lý và tùy mục đích ghép, người ta cải thiện thêm các đặc tính sinh học cho phù hợp như: khử hữu cơ, đông khô, đông khô khử khoáng...
§ Ghép xương nhân tạo: Sử dụng xương sinh học (thành phần chính là Beta-tricalcium photphate hoặc Hydroxy apatite) gần giống với xương tự nhiên, mức độ an toàn cao, dễ cấy ghép, không cần phẫu thuật ở 2 vị trí khác nhau.
Nâng xoang hàm: Khi xương hàm bị tiêu và hạ thấp dần, đồng nghĩa với việc mở rộng xoang hàm. Như vậy việc thực hiện ghép xương hay nâng xoang là cần thiết nhằm tăng thể tích xương hàm, phục vụ cho việc trồng răng Implant. Các hình thức nâng xoang phổ biến: nâng xoang hở và nâng xoang kín. Thông thường nâng xoang thường kết hợp với ghép xương
Trồng răng Implant – Ngăn ngừa tiêu xương hàm
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng mất vừa có thể thực hiện cho những ca mới mất răng vừa được áp dụng cho những trường hợp mất răng lâu năm.
Đây là kỹ thuật phục hình răng hiện đại và duy nhất hiện nay có thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương sau khi mất răng.
Với những trường hợp mà bệnh nhân không đủ mật độ xương để cấy ghép trụ Implant thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện ghép xương. Hiện nay, Implant là phương pháp duy nhất được áp dụng để phục hình lại cả chân và thân răng đã mất.
Thông thường, sau khi cấy ghép xương, vết thương thường sẽ được lành trong vòng 14 ngày.
Những lưu ý khi điều trị tiêu xương răng
- Nếu có những dấu hiệu cho thấy rằng bạn đang bị tiêu xương răng thì hãy nhanh chóng đến nha khoa uy tín, các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra hướng điều trị kịp thời.
- Lựa chọn nha khoa uy tín để thăm khám. Nha khoa phải có máy chụp CT 3D để xác định tình trạng xương hàm một cách chính xác nhất.
- Bác sĩ thực hiện ghép xương phải là người có tay nghề cao, với nhiều năm kinh nghiệm để ca ghép xương đạt hiệu quả cao nhất.
- Tìm hiểu kỹ về vật liệu ghép xương được sử dụng, có đảm bảo chất lượng hay không.
- Lựa chọn loại trụ Implant phù hợp với nhu cầu và tình trạng xương hàm của mình.
- Chuẩn bị tâm lý thoải mái khi thực hiện ca phẫu thuật ghép xương.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách, để không ảnh hưởng đến kết quả ghép xương.
Chỉ cần nắm rõ những lưu ý ở trên, các bạn sẽ có được kết quả điều trị tốt nhất. Đồng thời, quá trình cấy ghép Implant sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Rất mong qua bài viết này 2bacsi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu xương. Nếu bạn đang bị tiêu xương hàm, hãy tới các nha khoa uy tín để khám chữa và điều trị để có một cuộc sống mạnh khỏe hơn bạn nhé