[Tổ đỉa là gì?] Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa tận gốc

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh da liễu
October 15, 2020

Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa) thuộc nhóm bệnh chàm – Eczema, là tình trạng xuất hiện các nốt mụn nước sâu rải rác ở các vị trí thường gặp như: ngón tay, bàn chân, bàn tay. Tình trạng này thường sẽ kéo dài từ 3 – 4 tuần, sau đó có thể thuyên giảm dần nhưng có xu hướng tái phát nhiều lần. Tìm hiểu bài viết để cập nhật thông tin về bệnh tổ đỉa và cách chữa bệnh tận gốc, hạn chế tái phát.

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa là một trong những dạng viêm da mãn tính, mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng có xu hướng tiến triển dai dẳng gây ngứa ngáy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tinh thần và giảm chất lượng cuộc sống. 

Bệnh tổ đỉa gây ngứa ngáy, khó chịu và bứt rứt

Cụ thể hơn, bệnh gây nên các nốt mụn nước dày cứng dưới da, li ti và thường khư trú ở bàn tay và bàn chân. Cụ thể hơn:

  • Tổ đỉa ở tay: Bệnh nhân có thể nhận biết từ sớm vì các triệu chứng xuất hiện rõ ràng từ đầu: đau rát, ngứa ngáy ở bàn tay, mụn nước có xu hướng khô, ít khi tự vỡ và thường xẹp dần.
  • Tổ đỉa ở chân: Xuất hiện thường xuyên ở lòng bàn chân, mặt trên, mặt dưới và mặt bên ngón chân với triệu chứng giống với ở tay.

Thời gian kéo dài tình trạng bệnh trong mỗi lần sẽ khoảng 1 tháng, sau đó rất dễ tái phát nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời.

Phân loại bệnh theo nhóm đối tượng:

  • Bệnh  tổ đỉa ở trẻ em: Bệnh tổ đỉa thường chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay - chân, ngón và kẽ ngón tay - chân và một số trường hợp cơ thể ở mu bàn tay, chân.,... Ngoài ra, vị trí nổi mụn của một số trẻ có thể ửng đỏ trên bề mặt và có trẻ quấy khóc, ngứa ngáy khó chịu. 
  • Bệnh tổ đỉa tại người lớn: Chủ yếu xuất hiện ở các ngón tay, bàn chân, bàn tay rất ngứa ngáy. Do đặc thù người lớn thường xuyên phải vận động tay chân nên rất dễ bị nhiễm trùng và bội nhiễm.
Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở tay, chân người lớn

Do vậy, để đảm bảo chất lượng cuộc sống, bất cứ ai cũng nên có kiến thức đầy đủ về bệnh để kịp thời có hướng xử lý, điều trị.

Xem thêm : [Á sừng là bệnh gì?] Triệu chứng, nguyên nhân và thuốc chữa hiệu quả

Các thể bệnh tổ đỉa bạn nên biết

Hiện nay, chàm tổ đỉa được chia thành 4 thể, đó là:

  • Thể giản đơn: Là thể phổ biến và đặc trưng nhất của bệnh.
  • Thể nhiễm khuẩn: Về cơ bản giống nhất với thể đơn giản, tuy nhiên tình trạng tổn thương có kèm theo mụn mủ do nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Thể bọng nước: Ở thể này, nơi khu trú của nốt mụn có thể xuất hiện thêm những bọng nước to (bằng hạt ngô) do dị ứng với hóa chất.
  • Thể khô: Là thể đặc biệt, thường bị vào mùa xuân và người mắc bệnh không bị biểu hiện rõ như các thể khác mà thay vào đó là làn da tróc vảy (mẩn đỏ, khô, rát). 

Nguyên nhân bị tổ đỉa phổ biến nhất

Dựa vào kết quả của một số nghiên cứu cho thấy bệnh lý này có liên quan mật thiết đến rối loạn chức năng nội tạng, thần kinh và yếu tố di truyền. Cụ thể một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh, đó là:

Bị tổ đỉa ở chân, tay có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau
  • Vi khuẩn đường ruột (Proteus) và liên cầu: Khi cơ thể nhiễm phải liên cầu và Proteus sẽ kích thích triệu chứng của một số bệnh lý về da liễu bùng phát, trong đó bao gồm cả chàm tổ đỉa.
  • Dị ứng hóa chất và thuốc: Đây là một trong những lý do phổ biến, có rủi ro bị khởi phát bệnh khá cao. Bởi, khi bị dị ứng, phản ứng hệ miễn dịch sẽ có xu hướng phóng thích histamine và IgE vào da. Đồng thời, triệu chứng dị ứng sẽ bùng phát, phát sinh triệu chứng của chàm tổ đỉa. Ngoài ra, với nguyên nhân này người bệnh có thể xuất hiện thêm những mụn bọc nước to.
  • Căng thẳng tinh thần và suy giảm thể chất: Khi tinh thần và thể chất suy yếu, sức đề kháng sẽ từ đó mà suy giảm. Đó chính là thời điểm thích hợp để các tác nhân gây bệnh tấn công, khiến bệnh dễ bùng phát.
  • Yếu tố di truyền: Một số ít trường hợp bệnh nhân bị bệnh tổ đỉa liên quan đến gia đình có tiền sử mắc bệnh này.
  • Do một số bệnh lý: Tăng tiết mồ hôi (lòng bàn tay, bàn chân), người bị nấm kẽ chân… làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bệnh nhân cao hơn so với người bình thường.

Triệu chứng bệnh chàm tổ đỉa dễ nhận biết

Theo BS Lệ Quyên - Trưởng khoa Da liễu tại Thuốc dân tộc cho biết, có rất nhiều bệnh nhân không xác định đúng bệnh của mình, dẫn đến việc tìm sai phương pháp điều trị. Từ đó, tình trạng tổn thương thứ phát như: ngứa ngáy, gãi nhiều dẫn tới nhiễm trùng hoặc mụn mủ; sưng tấy, hạch sưng, sốt (do viêm, nhiễm trùng nặng),... xảy ra Trong khi đó, dấu hiệu của bệnh khá rõ ràng và cụ thể:

Ngoài mụn nước, chàm tổ đỉa còn có triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát...
  • Thông thường, bệnh tổ đỉa thường khởi phát nghiêm trọng vào mùa xuân và mùa hè, đến mùa đông thì thuyên giảm dần. 
  • Mụn nước có đường kính từ 1 – 2mm, mọc rải rác hoặc tập trung thành từng cụm ở lòng bàn chân, bàn tay hoặc ngón tay. Trong trường hợp ít gặp, bệnh tổ đỉa có thể xuất hiện ở mặt đầu ngón tay, dưới ngón tay, mặt mu bàn chân, ngón chân… 
  • Đặc tính của mụn nước là nằm sâu trong cấu trúc da, dưới lớp da dày cứng, rất khó vỡ và có xu hướng tự tiêu sau khoảng vài tuần.
  • Sau lúc tự tiêu, da sẽ xuất hiện lớp dày sừng vảy màu vàng nhạt. Đến khi lớp vảy này bong tróc thì nền da sẽ chuyển sang màu hồng có viền vằn vèo, bóng nhẵn giống như mọc da non.

Trong trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm (nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm) nên tránh tiếp xúc (gián tiếp, trực tiếp) với vùng da khác.

Xem thêm : Viêm da dầu cánh mũi: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Bệnh tổ đỉa có lây không? Có nguy hiểm không?

Theo kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, chàm tổ đỉa khởi phát do các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Cụ thể hơn là do hoạt động rối loạn của hệ miễn dịch, cơ quan nội tạng hoặc hệ thần kinh. Vậy nên, bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Ngoại trừ trường hợp tổ đỉa nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng, lúc này sẽ có khả năng lây truyền bệnh thông qua tiếp xúc vật lý.

Một số biến chứng của bệnh tổ đỉa

Bác sĩ Lệ Quyên thường lưu ý với bệnh nhân là bệnh chàm tổ đỉa thường tái phát nhiều lần, gây ngứa ngáy khó chịu, bứt rứt, bất tiện trong sinh hoạt, công việc và cuộc sống thường ngày. Nếu bệnh nhân thường xuyên cào, gãi lên vùng nhiễm bệnh và chưa có cách chăm sóc đúng cách, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như: 

  • Nhiễm trùng: Dù mụn nước do bệnh tổ đỉa gây ra khó bị vỡ, nhưng khi có tác động mạnh từ bên ngoài như cào, gãi, chà xát mụn nước sẽ vỡ và chảy dịch. Điều này sẽ khiến vết thương tổn của da có nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Cụ thể hơn, các vết mụn mủ sưng đau có màu đỏ, nóng rát, nặng hơn có thể gây sốt. Nếu không kiểm soát kịp thời, triệu chứng sẽ nặng hơn và lan sang khu vực xung quanh.
  • Biến dạng móng: Có một số trường hợp bệnh nhân bị tổ đỉa xảy ra ở ngón tay hoặc ngón chân khiến cho móng bị khô, biến dạng hoặc nứt nẻ (ít gặp).
  • Gây ảnh hưởng tâm lý: Triệu chứng của bệnh khiến cho người bệnh thiếu thoải mái, tay chân luôn ngứa ngáy và bứt rứt. Từ đó dẫn đến tình trạng lo âu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến tâm lý.

Chẩn đoán - phân biệt bệnh tổ đỉa với nấm da, chàm da

Bệnh chàm tổ đỉa được chẩn đoán chủ yếu dựa trên những dấu hiệu, biểu hiện bên ngoài (hình thái tổn thương, cảm giác và vị trí). So với các thể bệnh chàm khác, tổ đỉa được xem là thể bệnh điển hình nhất..

Vậy nên, bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán và phân biệt với một số bệnh da liễu khác, cụ thể là:

  • Chàm thông thường: Vị trí xuất hiện bất kỳ, không chủ yếu tập trung ở tay hoặc chân như tổ đỉa. Các vết mụn nước nông, mỏng, tự vỡ và dễ gây nhiễm cộm, liken hóa.
  • Nấm da do Trychophyton rubrum: Do tình trạng tổn thương của thể bệnh này khá giống so với tổ đỉa, nên để phân biệt được bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân xét nghiệm nấm (+) để chẩn đoán được chính xác nhất.

Cách chữa bệnh tổ đỉa dễ áp dụng, hiệu quả

Để tránh gặp phải nguy cơ bị bội nhiễm, triệu chứng bệnh nặng hơn bệnh nhân nên tiến hành xử lý và tìm ra phương pháp điều trị kịp thời, sớm nhất có thể. Một số cách chữa tổ đỉa được áp dụng hiện nay gồm:

Chữa bệnh tổ đỉa bằng dân gian

Dưới đây là 3 mẹo chữa tổ đỉa điển hình có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Dùng lá trầu không chữa tổ đỉa:

Trong lá trầu không chứa hoạt chất có tác dụng ức chế nấm, vi khuẩn và sát khuẩn khá tốt. Bên cạnh đó, tinh chất trong lá trầu không sẽ làm giảm ngứa, chống viêm và kiểm soát các hoạt động liên quan đến tuyến bã nhờn tốt hơn. Do vậy khi sử dụng lá trầu không bệnh nhân sẽ giảm nguy cơ bị bội nhiễm và đẩy nhanh quá trình phục hồi các vết thương tổn ở da.

Lá trầu không được dùng trong bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa

Công thức của bài thuốc chữa tổ đỉa khá đơn giản, cụ thể:

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không đã được rửa sạch.

Cách làm: 

  • Đun sôi 1,5 lít nước.
  • Vò nhẹ lá trầu không, thả vào nước đang sôi như vậy nước sẽ chứa nhiều tinh chất của lá hơn.
  • Sau đó 5 phút thì tắt bếp.

Cách dùng: Pha thêm một lượng nước lã sạch vừa đủ và ngâm chân hoặc tay (vị trí bị tổ đỉa) trong khoảng 15 phút.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt:

Trong lá lốt chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn và có khả năng làm lành các vết thương tổn, nên chúng được sử dụng khá nhiều trong các bài chữa.

Chuẩn bị: 50g lá lốt tươi, 200ml nước sạch.

Cách làm: 

  • Ngâm lá lốt với muối loãng khoảng 10 - 15 phút
  • Sau đó rửa lại với nước sạch, rồi thái nhỏ và đun sôi với 200ml nước (sau khi sôi nên đun thêm 2 phút, để hoạt chất được hòa tan ra nước).

Cách dùng: Để nguội cho đến khi còn ấm thì uống, nên uống hết trong ngày. Lưu ý bệnh nhân không đun lại hoặc hâm nóng vì có thể làm mất chất hoặc biến chất.

Chữa tổ đỉa bằng muối biển:

Từ xưa, muối vẫn được sử dụng để sát trùng, rửa vết thương vì tính kháng viêm tốt. Vậy nên, bệnh nhân có thể sử dụng muối để ngâm và rửa tay chân để cải thiện triệu chứng đồng thời giảm viêm nhiễm cho da.

Chuẩn bị: 2 thìa muối biển.

Cách làm: 

  • Đun sôi khoảng 1,5 lít nước
  • Đổ nước ra chậu và pha với muối, thêm một lượng nước lã vừa đủ.

Cách dùng: Ngâm tay, chân trong khoảng 10 - 15 phút. Có thể làm ngày 2 lần để đạt hiệu quả cao hơn.

LƯU Ý: Các cách chữa bằng mẹo dân gian không phải thuốc đặc trị và chỉ mang tính chất cải thiện tình trạng bệnh, phù hợp với người có triệu chứng nhẹ. Đối với bệnh nhân có triệu chứng nặng thì cần phải tìm đến phương pháp chữa bệnh đặc hiệu hơn, nếu không tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Thuốc Tây y chữa bệnh tổ đỉa

Bị tổ đỉa bôi thuốc gì là thắc mắc của không ít bệnh nhân, dưới đây sẽ là một số loại thuốc thường được các bác sĩ da liễu chỉ định bệnh nhân tổ đỉa sử dụng:

Thuốc bôi điều trị tại chỗ mang lại hiệu quả nhanh nhưng không trị bệnh tận gốc

Điều trị tại chỗ:

  • Dung dịch bạc nitrat 0.5%: Dùng trong trường hợp bệnh nhẹ, chỉ xuất hiện mụn nước đơn thuần. 
  • Dung dịch tím methyl 1%, Milian: Dùng cho bệnh nhân bị xuất hiện mụn mủ, để ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng.
  • Thuốc mỡ corticoid: Dùng khi mụn nước tiêu giảm, để giảm viêm và ngứa. Tuy nhiên, người bệnh không lạm dụng thuốc bôi này, vì nhóm thuốc này gây mỏng da, và suy giảm hệ miễn dịch... Nếu bệnh nhân dị ứng với thuốc bôi này có thể bác sĩ sẽ chỉ định sang loại thuốc bôi ức chế miễn dịch Tacrolimus.
  • Thuốc corticoid + kháng sinh: Dùng trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nặng như nhiễm trùng, viêm.
  • Thuốc bôi chống nấm: Dùng cho bệnh nhân bị tổ đỉa do nấm gây ra.

Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân có thể điều trị bệnh bằng liệu pháp ánh sáng, sử dụng tia cực tím A (UVA) chiếu trực tiếp lên nơi khu trú của các vết mụn nước hoặc vùng da tổn thương để cải thiện tình trạng da. Tuy nhiên, cách trị bệnh tổ đỉa này chỉ dành người bị bệnh một thời gian dài, triệu chứng nặng. Vì tia cực tím có thể gây nguy hại đến sức khỏe của bạn nếu không áp dụng đúng cách.

Điều trị toàn thân:

  • Thuốc kháng histamine: Thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát,…
  • Kháng sinh: Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân bị bội nhiễm sử dụng kháng sinh với liều lượng tùy vào tình trạng của mỗi người.
  • Thuốc uống chứa corticoid: Bác sĩ thường chỉ định thuốc corticoid cho bệnh nhân bị viêm nặng nề, thời gian uống trong khoảng từ 5 – 10 ngày. Tuy nhiên loại thuốc này có tác dụng phụ khá cao, nên hạn chế sử dụng.
  • Thuốc chống nấm – Griseofulvin thuộc nhóm thuốc kháng sinh chống nấm, dành cho bệnh nhân bị bệnh tổ đỉa do nấm da và nấm kẽ. Thời gian uống có thể kéo dài đến 30 ngày (4 lần/ ngày) tùy mỗi bệnh nhân.

LƯU Ý: Hiện nay Tây y chưa có thuốc trị tổ đỉa dứt điểm hoàn toàn, các loại thuốc ở trên chỉ mang đến hiệu quả tạm thời không chữa tận gốc nên sau khi ngừng thuốc triệu chứng bệnh vẫn có thể tái phát. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc Tây không đúng cách (thiếu liều, quá liều, sai chỉ định bác sĩ…) người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm. Vậy nên trước khi sử dụng bệnh nhân cần cân nhắc, không tự ý sử dụng và nên tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Đặc trị tổ đỉa tận gốc bằng Đông y

Ngược lại với Tây y, nguyên lý điều trị của Đông y chú trọng nhiều hơn vào việc điều trị cả trong lẫn ngoài, giải quyết bệnh lý tận gốc và căn nguyên gây bệnh. Đồng thời loại bỏ triệu chứng, dần dần cải thiện tình trạng da và bảo vệ da trước mọi tác nhân gây bệnh. 

Ưu điểm khi điều trị bệnh bằng Đông y

Bên cạnh đó, nguyên liệu sử dụng để bào chế thuốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, không chứa thành phần hóa chất nên đảm bảo được sự an toàn, lành tính cho người sử dụng. Chính vì thế, các bài thuốc Đông y luôn nhận được sự quan tâm và tin tưởng từ bệnh nhân trong hàng ngàn năm nay.

Bài thuốc thảo dược Thanh bì Dưỡng can thang điều trị tổ đỉa “một đi không trở lại”

Trong nhiều năm nay, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được biết đến với khả năng điều trị tổ đỉa tận gốc và ngăn chặn tái phát trong thời gian dài. Bài thuốc luôn được hàng ngàn bệnh nhân tin dùng và các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. Gần đây, chương trình Sống khỏe mỗi ngày của VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam đã giới thiệu Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp hoàn chỉnh cho các bệnh viêm da.

Xem chi tiết bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được VTV2 giới thiệu:

Bài thuốc là thành quả của đội ngũ y bác sĩ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã dày công tìm tòi, sưu tầm và nghiên cứu khoa học từ hơn 100 bài thuốc cổ phương chữa bệnh ngoài da nổi tiếng. Bao gồm cả bài thuốc Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông.

Nguồn dược liệu Trung tâm sử dụng trong bài thuốc luôn đạt chuẩn GACP-WHO, được lấy từ Trung tâm Nghiên cứu & Nuôi trồng Dược liệu Quốc gia Vietfarm và hệ thống vườn thuốc Nam do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển. Vậy nên bài thuốc vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả vượt trội.

Tính đến nay, Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc duy nhất kết hợp thành công 3 dạng bào chế (uống, ngâm, bôi) và mang đến tác động kép mạnh mẽ, trị bệnh hiệu quả vượt trội. Đồng thời tạo nên phác đồ điều trị bệnh tổ đỉa toàn diện và phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân kể cả trẻ em và phụ nữ sau sinh.

Thanh bì Dưỡng can thang - Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa an toàn, hiệu quả

Một lợi thế khác nữa, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trị tổ đỉa của Trung tâm Thuốc dân tộc được bào chế dưới dạng nhiều dạng như: dạng cao viên hoàn hoặc thuốc sắc sẵn không cần đun sắc rất thuận tiện cho bệnh nhân khi sử dụng. Ngoài ra, các vị thuốc trong bài thuốc được gia giảm linh hoạt, nên có thể sử dụng điều trị nhiều bệnh lý viêm da như: Viêm da dầu, vảy nến, viêm da cơ địa...

Với những lợi thế ưu việt đó, bài thuốc đã trở thành liệu pháp không thể thiếu với người bệnh viêm da. Từ khi được ứng dụng trong các phác đồ điều trị bệnh đến nay, Thanh bì Dưỡng can thang luôn nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia đầu ngành.

Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam cho biết: “Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là một trong số liệu pháp bảo vệ, chăm sóc da bằng thảo dược an toàn, lành tính! và đã được đội ngũ hàng đầu YHCT nghiên cứu, thử nghiệm, chứng minh kỹ lưỡng trước khi ứng dụng. Bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng, tuy nhiên cần phải kiên trì và tuân thủ đúng với chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.”

Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần nhận xét bài thuốc chữa tổ đỉa

Bên cạnh đó, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Thuốc dân tộc còn nhận được rất nhiều lời phản hồi, đánh giá tích cực từ bệnh nhân.

Hình ảnh trước và sau khi chữa khỏi tổ đỉa của anh Nguyễn Duy Linh 

[Xem chi tiết hành trình của bệnh nhân TẠI ĐÂY]

Bệnh nhân phản hồi về bài thuốc chữa tổ đỉa trên webtretho
Bệnh nhân phản hồi qua tin nhắn trên facebook

Bệnh tổ đỉa nên kiêng gì? ăn gì? [Lời khuyên từ chuyên gia]

Theo nghiên cứu, phần lớn bệnh tổ đỉa phát triển nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào việc ăn uống của người bệnh. Để giảm triệu chứng bệnh, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả ở mức tối đa thì bệnh nhân nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống như sau:

Người bị bệnh tổ đỉa nên kiêng:

  • Thực phẩm mùi tanh: Tôm, cá, cua, trứng… Trong các thực phẩm này chứa lượng lớn đạm và Trimelylamin NH(CH3), khi ăn có thể gây dị ứng, ngứa ngáy bứt rứt và càng gãi càng làm mụn nổi.
  • Con nhộng tằm: chứa lượng lớn khoáng chất, vitamin, protid và Lipid… tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với người có bệnh lý về da, khi ăn có thể gây kích ứng da và nên thận trọng trước khi ăn.
  • Da gà, da vịt, da ngan... chứa chất béo và một số hoạt chất có tác dụng làm tăng nguy cơ dị ứng, mẩn ngứa, thậm chí là phát ban ở người bệnh.
  • Thịt chó có tính nóng, hàm lượng đạm cao... có thể khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên  nghiêm trọng hơn.
  • Gia vị cay nóng: ớt, gừng, tiêu… có tính nóng nếu ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong và gây nổi mụn ngứa.
  • Một số thực phẩm khác: sô cô la, trái cây đóng hộp, kẹo bánh, đồ uống chứa chất kích thích (rượu, bia, cà phê…), thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất bảo quản (xúc xích, thịt hộp, khoai tây chiên…)...

Bệnh tổ đỉa ngoài kiêng các thực phẩm thì thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng rất quan trọng. Bệnh nhân nên tránh tiếp xúc hóa chất, nước tẩy rửa, lạm dụng thuốc bôi không rõ nguồn gốc… tại vị trí khởi phát của tổ đỉa.

Người bị bệnh tổ đỉa nên ăn:

Bệnh nhân bị tổ đỉa nên ăn nhiều rau xanh
  • Bổ sung đầy đủ Vitamin từ hoa quả tươi mát (lựu, ổi, bưởi, táo, lê, cam, quýt,...) và chất xơ từ rau xanh (cải đắng, cải ngọt, cải chân vịt, súp lơ, bí xanh…).
  • Thực phẩm chứa nhiều kẽm giúp trị bệnh tổ đỉa: Ngũ cốc,các loại đậu, yến mạch… Kẽm có khả năng tăng hệ miễn dịch, giúp làn da khỏe mạnh, thuyên giảm sưng viêm, làm lành tổn thương ngoài da… 
  • Uống Vitamin E giúp khử các gốc tự do gây hại, giúp làn da khỏe mạnh và nhanh chóng hồi phục.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày từ 2 – 3 lít, tùy mỗi người. Như vậy sẽ giúp giữ ẩm cho da, tăng cường miễn dịch và làm tăng khả năng thải độc tố của cơ thể.

Để có một cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tổ đỉa bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lựa chọn cho mình liệu pháp chữa bệnh hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin cung cấp ở trên đã mang hữu ích đến bạn!

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap